Trang Chủ:
Chính sách chính quyền từ thời Chúa Nguyễn, qua Triều Nguyễn tới thời Pháp thuộc đối với đất Nam Bộ
I- Chính sách các Chúa Nguyễn 1/ - Rất thoán và cởi mở. - cư dân muốn khai thác đất đai, ruộng gò bao nhiêu tùy ý; khi cư dân khai phá xong thì phải báo cáo với chính quyền. - lập thuế "biệt nạp" kêu gọi cư dân tùy số tài sản ít hay nhiều mà tự nguyện nộp thuế; thóc thì dùng hộc và giạ đong cũng đủ. “Từ các cửa biển như Cần Giờ, Xoài Rạp . . . rừng hoang vu đầy cỏ rậm,. . Nhà Nguyễn cho dân được tự nhiên chiếm đất, cho họ thâu nhận những người Mọi làm đầy tớ, đứa ở, sai khiến, hầu hạ.
2/- Đúng đắn, hợp quy luật tạo điều kiện cho cư dân, quan binh, người ô hợp về khai khẩn, |
||
3/- Xác lập "chủ thể" người Việt rồi tiến tới xác lập chủ quyền
![]() Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp Chey Chetta II ở Oudong. Từ đó, chúa Nguyễn sẵn sàng giúp đỡ/viện trợ, hoặc can thiệp vào nội tình Chân Lạp. Cứ mỗi lần chúa Nguyễn làm một công ơn gì đó đối với Chân Lạp là mỗi lần được đền đáp bằng một số đất đai để hợp thức hóa những nơi lưu dân người Việt đã từng vào khai phá. Năm 1623, Chúa Nguyễn xin Chân Lạp (thông qua Ngọc Vạn) cho lập hai đồn thu thuế ở Prei Nokor (Gia Định) và Kas Krobey (Bến Nghé). Đây là vùng qua lại và nghỉ ngơi của cư dân Việt . Từ khi có các đồn thu thuế của chúa Nguyễn, vùng này đã trở nên vùng thị tứ trên bến dưới thuyền rất là sầm uất. Từ chính sách này của chúa Nguyễn, lưu dân Việt di cư vào ngày càng nhiều và họ dần trở thành chủ thể của vùng phương Nam rộng lớn này. Chúa Nguyễn chiếm được vùng Mô Xoài ( năm 1658) lấy đất để dân Việt khai khẩn và mở rộng đất đai,
Xác lập "chủ thể" người Việt
![]() Năm 1623, cư dân Việt có mặt khá đông (5 - 6 vạn người ) Đến năm1679 cư dân Việt đã hơn 10 vạn người, trong khi người Hoa chỉ có 3.000 người mà thôi. Như vậy, đa số lấn át thiểu số => đa số là chủ thể. Người Việt sống thành những cộng đồng đông và lớn, có tổ chức và luật tục chặt chẽ, nên khó cho người Hoa xâm nhập vào. Ai đến trước thì hiển nhiên là "chủ thể", ai đến sau thì bị gọi là "Khách" và chịu những điều kiện rất khắc nghiệt.
Xác lập "chủ quyền " Năm 1708, Chúa Nguyễn Phúc Chu được Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên Năm 1731-1732, chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh đem quân đánh bại Sá Tốt, đưa vua Chân Lạp trở lại ngôi. Vua Chân Lạp dâng Méso (Mỹ Tho) và Longhor (Long Hồ) Năm 1755 - 1757 chúa Nguyễn cử binh dẹp loạn, đưa vua Chân lạp trở lại ngôi. Để đền ơn, vua Chân lạp dâng đất Tầm Bồn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) Năm 1756, vua Chân lạp dâng đất Ba Thắc , Trà Vinh , Tầm Phong Long (vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, nay là Sa Đéc và Châu Đốc) và 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh cho Chúa Nguyễn.
Đến lúc này, công cuộc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ hoàn tất về căn bản. Chủ quyền Mô Xoài (Mỗi Xuy) gồm Năm 1658, Long điền , Đất đỏ…Bàrịa Hà Tiên Năm 1708, Méso (Mỹ Tho) & Longhor (Long Hồ) Năm 1731 Tầm Bồn & Lôi Lạp Tân An và Gò Công) Năm 1755 Ba Thắc và Trà Vinh Năm 1756, Tầm Phong Long (Đéc và Châu Đốc) 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh
Cuối thế kỷ XVIII , Chúa Nguyễn Ánh tăng cường củng cố chủ quyền người Việt, và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chúa cho phép người “có vật lực” được huy động tội phạm, binh lính lập các đồn điền. -Mục đích lâp đồn điền là khai hoang, đồng thời bảo vệ an ninh,. |
||
4/- đối với cư dân Hoa
Năm 1679 nhóm người Hoa 3.000 người gốc ở Quảng Tây – Quảng Đông vì phong trào "phản Thanh phục Minh được Chúa Nguyễn Phúc Tần phân phối
-nhóm Dương Ngạn Địch : xuống vùng Mỹ Tho
-nhóm Trần Thượng Xuyên: định cư vùng Lộc Dã (Đồng Nai) ở Bàn Lân. Họ xây dựng thương cảng Cù Lao phố sầm uất một thời Chúa Nguyễn quản lý nhóm người Hoa này, không cho họ hùng cứ, nổi loạn. Quản lý thì nhẹ nhàng nhưng cũng rất kiên quyết. Để ngăn chặn người Hoa có thể nổi loạn chống lại chính quyền (người Hoa có bang hội mạnh), chúa Nguyễn lập hai làng là Thanh Hà và Minh Hương; chặn đứng cuộc nổi loạn của Hoàng Tiến (1680).... Tuy nhiên vào năm 1772 - 1778, Cù Lao phố bị Nguyễn Nhạc phá trụi , nên nhóm nhỏ Minh Hương rút về Chợ Lớn lập làng và dần dần sống hòa nhập với người Việt.
- nhóm Mạc Cửu người Quảng Đông "phản Thanh phục Minh chạy vào Chân Lạp, vùng đất Mang Khảm gồm 7 phủ lớn (1680 - 1690), mở sòng bạc và đánh thuế, Về sau, ông rút về Hà Tiên |
II- Chính sách các Vua Nguyễn Tiếp tục khai phá Nam Bộ trên cơ sở các Chúa Nguyễn : - Cho dân tự do khai phá và trợ cấp cho họ khai phá (25 sắc lệnh tạo điều kiện cho dân mở đất). -Củng cố quân điền Năm 1804, Gia Long ra lệnh chỉ tịch thu những ruộng đất của quan lại triều Tây Sơn và ruộng trang trại riêng của Tây Sơn làm quan điền
-Lập "doanh điền ( Minh Mạng năm 1831 - 1832) mục đích : - khai hoang mở đất. - sở hữu về ruộng đất, - phát triển về sản xuất lương thực và thu tô thuế.- - an ninh quốc phòng; nhất là biên giới phía Tây.
-Quan mộ dân khai phá thì được thưởng, quan hối lộ thì bị phạt nặng |
||
Chính sách di dân để lập ấp mới, thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng. Cách thức được quy định cụ thể như sau: triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu và cử ra một quan chức sẽ dứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đưa đi khai hoang theo hai trường hợp 1. Số dân mộ được là 50 người đủ một lý, người đứng ra mộ sẽ được ban chức lý trưởng. 2. Số dân mộ được là 30 người đủ một ấp, người đứng ra tuyển một sẽ được ban chức ấp trưởng. Thời gian sáu tháng ban đầu, triều đình sẽ cấp cho dân chúng đi khai hoang đầy đủ lương thực và phương tiện sản xuất. Từ tháng thứ bảy thì phải tự lo. Triều đình sẽ miễn thuế cho các ấp và lý mới này 3 năm. · Lập Đồn điền Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo (cả người Việt và người Hoa), đi cùng với tội phạm và các binh sĩ để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền không giống như thôn ấp bình thường; sau một khoảng thời gian từ sáu đến mười năm để cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức làng xã, ruộng đất do xã quản lý và nộp thuế. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam Kì là Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp phân phối ở cả sáu tỉnh. Triều đình nhà Nguyễn rất nỗ lực tổ chức khai hoang, lập đồn điền để phát triển nghề nông. Ở Nam Bộ, kế tiếp phong trào khẩn hoang thời nội chiến, người dân đã tự do đến khẩn hoang với tư cách cá nhân hoặc tập thể dưới sự giúp đỡ của triều đình. Sử sách ghi lại tên tuổi người đã có công trong việc đào kênh, vỡ đất trong thời kỳ đầu là Thoại Ngọc Hầu. .- Phát triển địa chủ tạo chỗ dựa cho vua - Quản lý hành chính: theo mô hình Thuận Hóa. - Lập các đạo (tương đương cấp quận ) Các đạo lớn lúc đó là Châu Đốc, Tân Châu, Trường Đồn.
- Đào kênh
![]() Để khai hoang, vua Gia Long cho đào kênh . Theo lệnh vua Gia Long, ông Thoại ngọc Hầu đào kinh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên thông ra vịnh Thái Lan. Kênh dài hơn 87 km, từ năm 1819-1824 . Kế tiếp ông đào kênhThoại Hà nối Long Xuyên với Rạch Giá chạy ngang qua núi Sập dài 40km. Kênh khởi công vào đầu năm 1818 nối rạch Long Xuyên ở Tam Khê với hệ thống thủy đạo ở Rạch Giá .. Nhờ đào theo lạch nước cũ nên công việc khá thuận lợi, một tháng đã hoàn thành kênhThoại Hà với bề rộng 51,2 m, chiều dài 31, 744 km.
- Ưu ái người vùng Nam Bộ hơn người vùng Bắc và Trung
Vùng đất Nam Bộ là đất dấy nghiệp của triều Nguyễn, nên các vua triều Nguyễn đối xử với người dân ở nơi đây (trong đó có dân tộc Khmer) có phần ưu ái hơn các vùng đất khác trên lãnh thổ Việt Nam.
- Quan tâm đến người Khmer
Tháng 10 năm 1805, vua Gia Long ra lệnh cấm người Kinh không được xâm chiếm địa giới của người Khmer (Nguyên văn chép là “người Chân Lạp”), để chấm dứt mối tranh chấp, Ảnh Khăn Rằn, một biệt sắc Khmer ở Nam Bộ kiện tụng với nhau |
||
III- Chính sách Thuộc Địa Pháp
Nam Bộ trở thành thuộc địa Pháp từ năm 1867 theo lời tuyên bố của ông De Lagrandière, đại diện chính phủ Pháp. Hiệp ước Sài Gòn năm 1874 khẳng định lại tuyên bố năm 1867. Chính sách thuộc địa Pháp nhằm mục đích khai thác tối đa kinh tế để xuất khẩu lúa gạo. và nông sản
1- Về đất ruộng
a/ đợt đầu (1897 - 1914): - bán đấu giá đất không giới hạn cho người khai phá (nhằm người Pháp) với điều kiện phải khai khẩn, nộp thuế. - giao đất cho dân Việt khai thác nhằm tạo năng suất để xuất khẩu lúa gạo.
b/ đợt nhì ( sau thế chiến thứ nhất ): hình thành chế độ chủ điền Chính phủ thuộc địa ra luật lệ: người nào xin phép chính quyền khai khẩn thì mới được làm chủ đất. Dưa vào luật lệ này, một số người tham lam cắm những khoảng đất ngàn công hay lớn hơn nữa. Từ đóChế độ đại tư bản bắt đầu. |
Chủ điền lớn làm chủ hàng ngàn mẫu trở thành vị chúa trong vùng. Trong Đồng tháp Mười có vài chủ điền chiếm từ 1 tới 2 000 mẫu tây ( tức 3000-6000 mẫu ở Bắc Việt). Mỗi năm họ thu hàng vạn giạ lúa. Lúa cất cao như núi, tiền nhiều như ốc, giấy $100 quấn hút thuốc. Chánh tham biện thèm rượu chủ điền, Chủ điền có cả một ấp riêng, chợ riêng, hàng chục ngôi nhà nền đúc, hàng chục lẫm lúa, hàng chục dẫy phố cho mướn, có máy điện, máy lạnh, xe hơi tàu thuỷ. Nói về giaicấp Chủ điền (Địa chủ) thì có: 63.000 địa chủ lớn sở hữu trên 10 ha, địa chủ vừa và nhỏ sở hữu 5 ha 183.000 tiểu chủ, Chính sách chế độ chủ điền là một thất bại cho chính phủ thuộc điạ vì lẽ : - Các địa chủ bản thân có sở hữu lớn về ruộng đất thì lại không biết khai hoang, không biết gì về nghề nông. Họ không trực tiếp canh tác ruộng đất mà giao cho nông dân canh tác. Quảng canh là phương thức canh tác chính chủ điền dùng tá điền, (không kỹ thuật, phân bón) mà thực lực đầu tư của tá điền thỉ không có, kỹ thuật canh tác . Địa chủ giao ruộng đất cho tá điền, cho vay cắt cổ , cho tá điền vay một giạ thì phải giả thêm 1 giạ nữa sau mùa gặt . c đợt sau cùng - đầu tư kỹ thuật : như đầu tư phân bón, cây trồng, cho kỹ sư giới thiệu giống mới, chọn giống, vật nuôi, cơ khí. |
||
2- Về đồn điền cao su
Vào năm 1897 người Pháp hình thành hệ thống đồn điền với 37 đồn điền ở miền Đông (lớn nhất là 1.000 ha. Miền Đông là nơi có đất bazan, đất xám là đất cao và không màu mỡ, mà trong bazan co acid sắt - đá ong hóa (laterit) hợp với cây cao su. Loại cây cao su (gốc từ Brazil) được nhập khẩu vào Nam Bô.
3- Về chiêu mộ :
Chính phủ thuộc địa chỉ chiêu mộ người Việt chứ không chiêu mộ người Hoa vì sợ khi dùng họ, họ sẽ lấn quyền, lấn át quyền lợi của người Pháp, vì sợ họ lập bang hội, có võ nghệ và hay dính dáng đến chính trị. Hơn nữa người Hoa thường trốn thuế, bán hàng giả và ăn ở mất vệ sinh, giấu nghề. Họ cũng không thích nông nghiệp, chỉ chú trọng đến buôn bán, lừa đảo. Chính phủ thuộc địa đặc biệt muốn chiệu mộ người Việt từ Bắc Kỳ vào khai khẩn đất hoang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhưng rất tiếc, họ không đạt được ý muốn. Một phần người Bắc không muốn xa dòng tộc của mình, đàng khác họ không có phương tiện di chuyển.
4- Về giao thông thủy bộ :
Chính phủ thuộc địa tiến hành cơ khí xây đựng đường sắt, đường bộ, đào kênh
- đường bộ.: Mở 3.000 km đường bộ trên các tuyến đường quan trọng từ Sàgon xuống miền đồng bằng sông Cữu Long và từ Sài gòn đi các tỉnh miền Đồng Nai để vận chuyển hàng hóa, và cho sự đi lại của dân chúng. Đường bộ thuận lợi cho các loại xe xuất hiện mau chóng. Xe hơi nhập cảng, xe thổ mộ, xe đạp, xe kéo đi lại tấp nập.
- đường sắt:
– Sài Gòn– Mỹ Tho đầu tiên vào năm 1881 dài 71 km. từ đường Hàm Nghi qua công trường Quách Thị Trang vòng qua đường Cống Quỳnh, đi xuống gặp đường Hùng Vương, đường Hồng Bàng qua khu Thuận Kiều Plaza xuống Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền, Bình Chánh, qua Gò Đen, Bến Lức, Tân An đến Tân Hương, Tân Hiệp, Lương Phú, Trung Lương và Mỹ Tho
- -Sài Gòn – Hớn Quản – Lộc Ninh dài hơn 100km được xây dựng để phục vụ cho đồn điền cao su ở miền Đông.
- Sài Gòn – Khánh Hòa dài 408 km, khởi công từ năm 1900 , hoàn thành từng chặng: Sài Gòn – Xuân Lộc ; Xuân Lộc – Gia Rai; Gia Rai – Mương Mán và Mương Mán – Nha Trang được đưa vào khai thác từ 16/7/1913. Sài Gòn – Biên Hòa -Đường sắt nội ô Sài Gòn, nối cảng Khánh Hội, Nhà Rồng,Ga Sài Gòn và ga Hòa Hưng. |
||
-đường thuỷ : đào kênh Mục đích thứ nhất của đào kênh để điều tiết, thau chua rửa mặn để thoát phèn trồng lúa. Chính phủ Pháp sử dụng phương tiện đào kênh hiện đại (xáng múc, tàu cuốc), sử dụng dân phu người Việt (rẻ hơn) khá nhiều cho việc đào kênh. Nhờ có các kênh được đào, các chất phèn và độc tố được tống ra biển, ruộng đồng thích hợp cho sự trồng lúa. Nhờ vậy, lúa gạo dư thừa, không những người nguời ấm no, mà còn đem xuất khẩu đi những nơi đói kém cứu sống biết bao người. Cho đến năm 1936, Pháp đã cho đào 1.360 km kênh chính, 2.500 kênh phụ và hàng ngàn km kênh nhỏ với kinh phí lên đến 58 triệu đồng
Mục đích thứ hai của đào kênh để liên hợp các lọai sông đào, sông thiên nhiên, và các rạch thành một hệ thống giao thông thủy bộ nhằm phát triển công việc chuyển vận hàng hóa phục vụ dân chúng một cách mau chóng và hữu hiệu.. Trên bến dưới thuyền, các tàu lớn tầu nhỏ, các thuyền đủ loại chuyển vận trên khắp các con sông chở người, chở hàng khiến cho cảnh sinh hoạt sống động linh hoạt |
Xin liệt kê một loạt các loại Sông, Kênh Nam Bộ
• Sông Đồng Nai• Sông La Ngà• Sông Bé• Sông Sài Gòn • Sông Lòng Tàu• Sông Ngã Bảy• Sông Đồng Tranh 1 • Sông Vàm Sát• Sông Thị Vải-Cái Mép• Sông Thị Tính • Sông Tiền Giang• Sông Cửa Tiểu• Sông Cửa Đại • Sông Ba Lai• Sông Hàm Luông• Sông Cổ Chiên • Sông Bến Tre• Sông Hậu Giang• Sông Châu Đốc • Sông Giang Thành• Sông Ô Môn• Sông Cần Thơ • Sông Cổ Cò (Sóc Trăng) • Sông Mỹ Thanh• Sông Cái Bé • Sông Cái Lớn• Sông Trẹm• Sông Cái Tà• Sông Ông Đốc • Sông Tắc Thủ• Sông Bạch Ngưu• Sông Gành Hào • Sông Đồng Cùng ( MỸ BÌNH) • Sông Bảy Háp• Sông Cửa Lớn • Sông Bồ Đề• Sông Và Kênh Mang Thít Sông Bến Lức-Kênh Đôi-Kênh Tẻ• Sông Cần Giuộc• Sông Vàm Cỏ• Sông Gò Công• Sông Vàm Cỏ Đông• Sông Vàm Cỏ Tây• • Sông Vàm Nao• Sông Ông Chưởng |
||
• Kênh Cầu An Hạ• Kênh Chợ Gạo• Kênh Trà Cú• Kênh Bo Bo • Kênh Thủ Thừa• Kênh Hồng Ngự• Kênh Tràm Chim-Gò Đa• Kênh Phước Xuyên • Kênh Mười Hai • Kênh Tháp Mười Số 1 • Kênh 4Bis • Kênh Tháp Mười số 2 • Kênh Nhị Bình• Kênh Cái Bèo • Kênh Tổng Đốc Lộc-Cái Bèo• Kênh Cổ Cò • Kênh Tư Mới • Kênh 28• Sông Bảo Định • Kênh Chợ Lách• Kênh Chẹt Sậy-An Hóa • Rạch và Kênh Mỏ Cày• Rạch Băng Cung-Eo Lói • Kênh Tân Châu• Kênh Vĩnh An • Kênh Thần Nông • Kênh Chà Và • Kênh Lấp Vò-Sa Đéc• Kênh Đốc Phủ Hiền
• Kênh Ba Càng• Kênh Trà Vinh-Cổ Chiên• Kênh Láng Sắc • Kênh Vĩnh Tế• Kênh Đầm Hà Tiên• Kênh Rạch giá - Hà tiên • Kênh Ba Hòn• Kênh Võ Văn Kiệt• Kênh Tám ngàn • Kênh Mạc Cần Dưng• Kênh Tri Tôn• Kênh Ba Thê • Kênh Ba Thê Mới• Kênh Rạch Giá-Long Xuyên• Kênh Bốn Tổng • Kênh Đòn Giông• Kênh Rạch Sỏi-Hậu Giang • Kênh Ông Hiển Tà Niên• Kênh Chưn Bầu• Kênh Thốt Nốt • Kênh Thị Đội• Kênh Giồng Riềng-Bến Nhứt • Kênh Xà No• Kênh Quản Lộ Phụng Hiệp• Kênh Long Phú • Kênh Nàng Mau• Kênh Long Phú-Hậu Giang• Kênh Trà Bang • Kênh Lái Hiếu• Kênh Xẻo Vông• Kênh Xẻo Môn. • Kênh Kế Sách• Kênh Phụng Hiệp-Sóc Trăng• Kênh Tam Sóc-Bố Thảo • Kênh Quản Lộ Như Gia• Kênh Cái Trầu chàng Ré• Kênh Cà Mau-Bạc Liêu • Kênh Bạc Liêu Vàm Lẻo• Rạch Ba Xuyên Dừa Tho• Kênh Phú Hữu Bãi Xàu • Kênh Thiệp Nhứt• Kênh Vĩnh Châu Cổ Cò• Kênh Ba Rinh • Kênh Trà Bang• Kênh Tắt Cây Trâm• Kênh Xẻo Rô • Kênh Rạch Hạt và Kênh Cái Bát• Kênh Chắc Băng• Kênh Quản Lộ Ngan Dừa • Kênh Quản Lộ Cạnh Đền và Quản Lộ Giá Rai• Kênh Chợ Hội • Kênh Cái Cùng• Kênh Gành Hào Đi Hộ Phòng• Kênh Tắc Vân • Kênh Lương Thế Trân• Kênh Sông Ông Đốc-Sông Đồng Cùng • Kênh Sông Đồng Cùng-Rạch Đồng Cùng• Kênh Gành Hào-Bảy Háp • Kênh Tắt Năm Căn• Kênh Cái Nháp • Rạch Đường Keo
Hệ thống sông ngòi, kênh Nam Bộ đều có thuỷ triều lên xuống 2 lần mỗi ngày, cứ cách nhau 6 giờ mỗi ngày ( 24 tiếng) lên xuống mùa nắng tới Nam Vang, cách biển 2,300 cây số , và tháng 9,10 lên tới Cần Thơ. Mùa nắng kinh rạch mỗi ngày 2 con nước….> sự chuyên chở dễ dàng. Thuyền bè mỗi ngày đi được 12 giờ, 12 giờ nghỉ ; dân quê miền sông ngòi hoạt động cả ban đêm, những chiếc tàu giòng ( tức kéo) 30 chiếc ghe lớn, nhò thành 1 dẫy dài mấy trăm thước Gia đình nào sống bên cạnh sông, kênh rạch đều cũng có ghe, xuồng, hay thuyền tam bản. |
||
Trái lại Bắc chỉ thuỷ triều lên xuống mỗi ngày 1 lần . Chẵng hạn ở vùng Đồ Sơn Hải Phòng nước biển lên xuống 1 lần (24 giờ). Thuỷ triều chỉ lên tới Hải Dương cách bờ biển vài chục cây số, nên Hà nội không bao giờ có thuỷ triều, nước sông Hồng luôn luôn chảy xuôi, thuyền đi từ miền dưới lên miền trên quanh năm ngược nước
Trong lãnh vực giao thông thuỷ bộ Nam Bộ: Từ 1919 - 1929, toàn bộ vùng Gia Định, Gò Công, Cần Thơ, Mỹ Tho, Tân An, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá đã khai phá xong. Chính phủ Pháp khai thác 80 năm bằng triều đình triều Nguyễn 200 năm mới khai phá xong Nam Bộ,
Về thương mại : Ở Sài Gòn, Chính phủ thuộc địa Pháp cho xây nhà máy xay gạo đầu tiên và biến cảng Sài Gòn trở thành thương cảng vì đường vào cảng thuận lợi, Sài Gòn là cảng tốt vì đường vào cảng sâu gần 15 m. Tàu bè từ các sông lớn nhỏ ra vào được. Cảng Sài Gòn là nơi tập trung lúa gạo để xuất đi, tạo mối liên kết và giao lưu sông rạch , ưu thế gắn với hệ thống các chợ, có kho cất giữ và thu gom lúa gạo đi khắp Nam Bộ. Đồng thời Chính phủ thuộc địa Pháp cũng dùng cảng Ba son vào việc chế tạo các loại thuyền cơ khí vào việc chuyên chở các loại hàng hóa vượt qua đại dương sang các nước và đem hàng hóa từ các nước về Nam Bộ .
Bài Sưu tầm của PXK |