Bản sắc về Cơ Thể và Tinh Thần của người Việt Bài của Phạm Xuân Từ câu nói Địa linh nhân kiệt, cha ông chúng ta muốn nói rằng mỗi vùng có một bản sắc riêng. Vậy th́ bắt chước cha ông, chúng ta thử t́m hiểu dân tộc Việt sống trong bán đảo Đông Dương ( Indochina) miền Đông Nam Châu Á có những bản sắc ǵ về Cơ Thể và tính chất Tinh Thần. |
||
I--Về Cơ Thể a/ Có nhiều thuyết bàn về nguồn gốc người Việt : Thuyết 1 : Người Việt phát tích từ xứ Tây Tạng, rồi theo chiều sông Nhị Hà (sông Hồng) mà tràn xuống miền trung châu xứ Bắc Kỳ và phía Bắc Trung Kỳ. Sau đó họ tiến dần măi xuống mỏm cực nam bán đảo. Thuyết 2 : Người Việt vốn là thổ dân thuộc nhóm Bách Việt ngụ cư miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị người nước Sở đời Xuân Thu đến đánh phá họ . Họ bị xua đuổi xuống miền Nam Quảng Tây và Quảng Đông. Rồi từ hai nơi đó, họ tràn xuống xứ Bắc Kỳ và phía Bắc Trung Kỳ Thuyết 3: Người Việt Nam thuộc giống Indonésiens. Giống này bị giống Aryens đánh đuổi khỏi xứ Ấn Độ mà lan tràn bán đảo Indochina (Đông Dương). Trong cuộc di cư ấy, một ngành thẳng xuống Nam dương quần đảo, một ngành ở lại bán đảo. Ngành này tiêu diệt đám thổ dân đầu tiên Melanésiens. Nhóm Indonesiens ở phía nam bán đảo hợp với dân địa phương thành dân tộc Cao Miên và dân tộc Chàm chịu văn hóa Ấn Độ. C̣n nhóm Indonesiens ở phía Bắc bán đảo hợp với giống Mông Cổ làm thành dân tộc Việt theo văn minh Trung Quốc.. Dân tộc Việt này ngay từ buổi đầu v́ hoàn cảnh sinh hoạt và v́ địa thế tách ra làm 2: ngành ở trung châu sông Nhị Hà ( sông Hồng), ngành kia ở miền đồi núi. Ngành ở sông Nhị Hà: đất đai ph́ nhiêu, sống về nông nghiệp, hấp thụ văn minh Trung Quốc nên tiến bộ. Ngành đồi núi theo chế độ phong kiến, chịu ảnh hưởng người Thái ( Đó là dân Mường ở Ḥa B́nh, Thanh Hóa, Nghệ An.)
b/ Bản sắc cơ thể của người Việt Những thuyết trên đây không thuyết phục được chúng ta một cách chính xác về cội gốc người Việt, nhưng chúng giúp chúng ta đi đến kết luận rằng người Việt là một kết hợp tất nhiên của bao cuộc pha máu liên tiếp của nhiều giống người. Khi khảo cứu lănh vực sinh lư của người Việt, th́ các nhà nhân chủng học nhận thấy hai sự kiện: Sự kiện 1: cái tầm vóc người Việt thấp nhỏ dưới 1 m58, chân tay khẳng khiu, cái sọ tṛn chỉ xuất 82,8 cặp môi hơi dày và cái miệng hơi vẩu. Sự kiện 2: cái khổ mặt người Việt dẹt và hơi tṛn, cặp mắt chấp và hơi xếch, lưỡng quyền gồ cao, với cái sống mũi đỡ gẫy, bộ râu thưa và to cứng, nước da ngăm ngăm đen chớm vàng, Sự kiện 1 chứng tỏ cái đặc tính sinh lư người Việt sánh khít với đặc tính sinh lư của giống người Indonesiens Sự kiện 2 chứng tỏ cái đặc tính sinh lư người Việt sánh khít với đặc tính sinh lư của giống người Mông Cổ Sự ḥa hợp 2 ḍng máu chính này trong mỗi người Việt là một thực tế. Sống lẻ loi trong biên giới quốc gia đầy núi non ngăn cách, thời tiết nóng ẩm nhất định, trải qua nhiều thế kỷ, người Việt với hai ḍng máu nêu trên đă h́nh thành được một tính chất đơn thuần về chủng tộc. Mặc dầu đơn thuần về chủng tộc, nhưng Tầm vóc người Việt phía Bắc cao hơn Tầm vóc người Việt phía Nam v́ sai biệt địa thế và khí hậu địa phương,
II--Về Tinh Thần
Xă hội là hoàn cảnh của con người, mà thiên nhiên lại là hoàn cảnh của Xă hội, nên con người bị 2 yếu tố Xă hội và thiên nhiên chi phối. Yếu tố Xă hội Việt được hiểu là cuộc sinh hoạt của dân tộc Việt. C̣n Yếu tố Thiên Nhiên được hiểu là Địa thế và Khí hậu nướcViệt .Những yếu tố này tác động đến con người và nhào nặn Tinh Thần người Việt Địa thế Từ Bắc vô Nam, những rặng núi chạy ngang phân cách. Từ khu này sang khu khác, nhiều đèo chắn ngang : Đèo Hoành Sơn, Đèo Hải Vân, Đèo Cả làm gián đoạn sự liên lạc và làm trở ngại sinh hoạt của người trong nước. Những đèo, và những núi này làm nẩy nở óc địa phương . Núi th́ dầy đặc nhưng không cao, duy chỉ dẫy núi Fansipan cao tới 3141 thước mà thôi , c̣n những sông bắt nguồn từ dẫy núi Trường Sơn chảy xuống cũng không rộng . Núi sông vừa tầm đo lường vào năo tưởng tương khiến người Việt không ưa ǵ vĩ đại và thái quá |
||
Khí hậu Nước Việt ở vào khu vực có gió mùa nên có một mùa mưa và một mùa nắng rơ rệt. Khí hậu này ảnh hưởng tới nông nghiệp và các loài thảo mộc. V́ vậy, rừng nhiệt đới phồn thịnh, ngũ cốc cần nhiều nước và nắng. Mùa nắng sông ngồi & ruộng khô cạn. Mùa mưa th́ lụt. Sông Cửu long nhờ lụt đất thêm màu mỡ,. Trái lại ở Bắc Việt lụt là một họa lớn. Nên từ đời Lư, dân Việt đă đắp đê khỏi hại mùa màng và thôn xóm. Chiến đấu với lụt lội vào mùa mưa và chống với nạn đại hạn hán vào mùa khô khiến cho người Việt ma luyện được chí bền vững, ḷng nhẫn nại , sức chịu đựng đau khổ
Yếu tố Xă Hội Chẳng những yếu tố thiên nhiên (địa thế và khí hậu) ảnh hưởng đến Tinh Thần người Việt mà yếu tố Xă Hội rất có ảnh hưởng tạo nên Tinh Thần người Việt nữa. Nói đến yếu tố Xă hội tức là nói đến cuộc sinh hoạt của dân tộc Việt về phương diện chính trị, kinh tế và Xă hội. Ba yếu tố căn bản này, ba động cơ lịch sử này họp lại thành một kết lực nhào nặn Tinh Thần (t ư tưởng và tính t́nh) người Việt theo một khuôn mẫu nhất định |
Về tính chất tinh thần, người Việt phần nhiều là thông minh. Trí thông minh này đôi khi biến ra năo tinh vặt nếu nó không có chỗ đứng thuận tiện để hoạt động. Hiện tượng này thường có ở Xă hội Việt v́ những người cầm quyền cai trị thường thiên vị, dành những chức vụ cao cho con ông cháu cha, lại có óc địa phương, chứ không trọng dụng nhân tài.
Trí nhớ của người Việt rất nảy nở nhờ ở phương pháp giáo dục và nhờ ở di truyền. Lối học từ chương từ thời xa xưa của chế độ thi cử, và cách dạy của các thầy cô ngày nay ở xă hội Việt thúc đẩy các trẻ em thuộc ḷng bài vở. Phương pháp học và dạy này đă tru luyện trí nhớ của giới trẻ qua các thế hệ. |
||
Đến năo tưởng tượng của người Việt th́ hoàn toàn bị năo thực tiễn làm tê liệt . Sống giữa xă hội đông người mà đất hiếm, lụt lội hạn hán, mất mùa, lại luôn luôn bị áp bức về chính trị, người Việt phải nghĩ đến cách sống c̣n, làm sao cho ḿnh được sống. Chính v́ vậy óc thực tiễn nảy nở trong mỗi người Việt. Từ năo thực tiễn, người Việt hiếu học không phải v́ khát khao hiểu biết mà chỉ v́ mong đạt một địa vị ưu thắng trong xă hội.. Đối với người Việt, học là để làm kế mưu sinh . Từ năo thực tiễn, người Việt theo đạo, để rút phần lợi ích thiển cận của tôn giáo, tại ngay kiếp này nhiều hơn là mong linh hồn được giải thoát măi tận kiếp sau. Từ năo thực tiễn, người Việt thường nông nổi chỉ nghĩ đến những ǵ thiết thực nhất thời mà không đủ bền chí để theo đuổi những công cuộc có kết quả xa xôi. Từ năo thực tiễn, người Việt không quan niệm cái ǵ thái quá. Từ cung điện, lăng tâm của vua chúa đến đền đài, nhà cửa của dân gian, mọi thứ đều khuôn theo sở năng kinh tế và xă hội của dân tộc. Cũng v́ vậy mà về học thuật cùng tư tưởng người Việt không có chủ nghĩa siêu h́nh nào . Vật lộn với cuộc sống quá eo hẹp hàng ngày nơi đồng ruộng, hoặc miệt mài vào sách thánh hiền, người Việt ít rảnh th́ giờ theo cuộc suy tưởng triền miên. Lại suốt qua lịch sử, dân tộc Việt phải bảo vệ biên cương chống đế quốc xâm lược Trung Quốc, chiếm thêm đất để giải quyết vấn đề nhân măn Cho nên người Việt ít năo sáng tác. Từ năo thực tiễn, v́ phải nhẫn nại sống, hợp với hoàn cảnh, phải khuôn thể xác và tinh thần theo điều kiện sinh hoạt, nên ngườii Việt tự tạo ra tài mô phỏng, không thua kém một dân tộc nào Về mặt chính trị, v́ sống một ngàn năm dưới chế độ đế quốc xâm lược Trung Quốc, sống một trăm năm dưới chế độ thực dân Pháp rồi sống bảy mươi năm dưới chế độ Cộng Sản bạo tàn, người dân Việt bị dồn vào thế yếu, nên ma luyện được tính chỉ trích châm biếm và chửi thề để quật lại những kẻ cậy thế mạnh đè nén người thấp cổ bé họng. Các đức tính và tật xấu nêu trên đây của mỗi người Việt đều dồn tụ lại thành một cái kết lực mạnh mẽ để gây thành một tâm lư xă hội chung. Cái tâm lư xă hội chung này phản ứng lại ḥan cảnh mà gây ra một áp lực xă hội mạnh mẽ. Cho nên từ học thuật đến tư tưởng, từ pháp luật đến nghệ thuật, từ phong tục đến tín ngưỡng mỗi thứ đều nhuốm một mầu vị Việt Nam, cho dù Việt Nam có chung phần căn bản phỏng theo Pháp Quốc hay Trung Quốc Chẳng hạn cùng theo Đạo Khổng , đạo Lăo, đạo Phật, nhưng dân trong Xă hội Việt c ó quan niệm khác với dân trong Xă hội Trung Quốc về Đạo Khổng , đạo Lăo, đạo Phật. Cùng theo một phương pháp chính trị, chẳng hạn chế độ quân chủ hay dân chủ nhưng chính trị của Việt Nam hơi khác chính trị của Pháp Quốc, hay củaTrung Quốc. |
||
III Nhận định về Bản sắc của Cơ Thể và Tinh Thần người Việt .Cơ Thể và Tinh Thần (Tính t́nh & tư tưởng) c ủa người Việt có cảm tưởng bất biến chỉ là phản ảnh của nền kinh tế nông nghiệp chưa biến chuyển sang h́nh thức kinh tế mới Chúng xem ra cố hữu chỉ là phản ảnh của điều kiện lịch sử cùng luật di truyền về sinh lư và tâm lư chưa biến đổi Thật sự Chúng không vĩnh cửu, nếu điều kiện sinh hoạt Xă hội thay đổi Mong rằng với thời gian, điều kiện sinh hoạt Xă hội thay đổi khi nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế kỹ nghệ và cơ khí, th́ cơ thể và tinh thần người Việt sẽ thay đổi. Ban biên tập soạn (theo tài liệu trrong cuốn Xă Hội Việt Nam của tác giả Lương Đức Thiệp) |