Đồng Bóng

Đồng Bóng  còn được gọi là lên đồng, hầu đồng, hầu bóng  là một nghi thức tín ngưỡng của  đạo giáo dân gian. Về bản chất  đồng bóng là một nghi thức  giao tiếp với thần linh thông qua các ông đồng bà đồng. Phủ Giầy là một địa điểm miền Bắc Việt nam  nổi tiếng  về  đồng bóng, vì hay tổ chức các  nghi thức   đồng bóng.

Dân gian  tin rằng các thần linh và những  linh hồn người quá cố  có thể nhập vào thân xác các ông đồng bà đồng nhằm phán truyền điều gì, hoặc trừ tà ma  hoặc chữa bệnh hoặc ban phúc lộc  cho các đệ tử . Khi các vị thần linh hoặc những linh hồn của những  người quá cố  nhập vào các ông đồng, bà đồng, thì lúc đó các ông đồng bà đồng không còn là mình nữa mà là  hiện thân của  vị thần linh nhập vào. Khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.

Ở  quê hương Việt ,   nghi thức lên đồng  không thể nào thiếu được  trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ, Đức Thánh Trần.  Về hình thức , nghi thức lên đồng có những hành động  trực tiếp lên thân xác  như dùng thanh sắt bén nhọn xuyên qua quả cau trong miệng ông đồng bà đồng hoặc đâm qua  hai má của ông đồng bà đồng, hoặc ông đồng bà đồng ăn lửa  và lên đai ( hình thức thắt c ổ).

Trong buổi lên đồng, có rất nhiều giá.

 "Giá" quan thì thường múa cờ, múa kiếm, long đao, kích;

Giá các chầu bà thì thường múa quạt, múa mồi, múa tay không;

Giá ông hoàng thì thường có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ ;

Giá các cô thì thường múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không;

Giá các cậu thì thường múa hèo, múa lân

Nghi lễ  phải theo thứ tự cao thấp từ Thánh Mẫu đến hàng  ông hoàng, hàng quan,, hàng cô hàng cậu.  Vì thế mà  số lượng giá  trong buổi lên đồng có thể lên tới  36 giá. Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên ông đồng  ( cậu)  bà đồng ( ) một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này ông đồng bà đồng  ( cũng gọi là Thanh đ ồng) đang ở một "giá" mới. Khi ở giá này, thì ông đồng bà đồng phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này.  Khi hóa thân thành một vị tướng, một vị quan lớn uy nghiêm bệ vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái tung tăng, thì điệu múa  của ông đồng  bà đồng cũng phải thay đổi theo giá

Các ông đồng bà đồng là những người đứng giá nghi thức lên đồng  ( hầu đồng). Ông đồng  cũng được gọi là cậu đồng, bà đồng cũng được gọi là cô đồng. "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc  bốn phụ đồng đi theo  ông đồng bà đồng  để phụ giúp chuẩn bị trang phục và lễ  nghi

Trong lúc ông đồng bà đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ ở dưới cũng nghiêng ngả và múa m áy hưởng ứng ông đồng bà đồng theo nhịp câu hát

Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống

V ị thần linh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho  nhóm  đàn hát chầu văn và dùng những  người phụ đồng dâng: rượu, thuốc lá, trầu nước... Tới giai đoạn cao trào thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền.

Ngày nay, mặc dầu  là nhu cầu tâm linh, lên đồng (đồng bóng) của đạo giáo dân  gian  bị  liệt vào loại mê tín dị đoan. Chống  tình trạng mê tín của đồng bóng,  thi sĩ Tú Xương  có   làm một bài thơ "Lên đồng" :

Khen ai khéo vẽ sự lên đồng

Một lúc lên ngay sáu bảy ông

Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm ...gỗ,

Ra oai, bà giắt cái ...khăn hồng.

Cô giương tay ấn, tan tành núi,

Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.

Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?

Hay là đồng sợ sung thần công

 
   

   

      Một quan sát viên ( ngoại đạo) của buổi  Lên Đồng  tại đền B  Gia Lâm tại Hà Nội miêu tả  buổi Lên đồng

 

   A-  Chuẩn bị :

 

 1-Đàn đại mã

Để chuẩn bị được một buổi hầu đồng thì trước đó 1 tuần, các thợ mã chuyên nghiệp của Hà Tây đã phải đến đây tập kết nguyên vật liệu để làm một đàn đại mã, có tên Long Tu Phượng Mã. Long Tu Phượng Mã bao gồm 3 ngựa: đỏ, vàng, và trắng. Mỗi con đều to hơn những chú ngựa vẫn chạy trong rạp xiếc, voi xám với tỷ lệ 1/1 như voi thật, ngoài ra còn có một thuyền rồng dài 3,5m rộng 0,8m trang trí cầu kỳ. Tất cả những thứ trên được đặt ở sân đền vì chúng quá to để có thể đưa được vào bên trong hậu điện, nơi gần với các Thánh, các Ngài, ông Ba, ông Bẩy. Đền là nơi ngự trị của 4 toà sơn trang với khoảng 60 hình nhân cao từ 1,2 đến 1,6 m có bốn màu: đỏ, xanh vàng, trắng, tượng trưng cho bốn hướng.

  2-Giá

Đi cùng với đàn mã có giá chính xác là 7 triệu đồng  này là 13 xuất lộc tố hảo thuộc loại lộc ngon, đắt tiền để trong khi nhảy, đồng cô sẽ phát lộc, 13 bộ quần áo của các ông Hoàng, bà Chúa, cô Ba, ông Bốn. Sau mỗi một giá đồng, đồng cô lại thay 1 lần quần áo.

  3-Đoàn hát chầu văn với đầy đủ đàn, sáo, trống nhị.

Nhưng, những thứ trên cũng chỉ là điều kiện cần. Để làm nên một buổi nhảy đồng, một thành phần không thể thiếu được là đoàn hát chầu văn với đầy đủ đàn, sáo, trống nhị. Tham gia hầu đồng, toàn là những nghệ sỹ chơi nhạc cụ dân tộc xuất sắc của các đoàn nghệ thuật truyền thống có tiếng, và người chỉ huy hát văn cũng là một nghệ nhân mà cách đây mấy năm đã đoạt giải cao trong cuộc thi hát chầu văn toàn quốc.

   4- Pháp sư tuyên sớ:

Sớ có nội dung bao gồm ngày, tháng, kêu cầu cho ai, địa chỉ ở đâu, cầu về việc gì

B-Buổi Lên Đồng cử hành

Dưới tiếng nhạc hối hả và giọng hát kể lể sâu lắng, cô đồng là một thanh niên da trắng, môi đỏ, mi dài xuất hiện trong trang phục trắng toát từ chân tới đầu. Hai người hầu nhanh chóng dâng lên cô một bên tay hương, một bên tay áo, khoác lên người cô bộ quần áo đàn bà màu đỏ may khá cầu kỳ, ấn vào tay cô bó hương, trùm tấm khăn lên đầu cô. Cô bắt đầu khấn vái. Thủ nhang, đồng đèn, thủ anh, lính chị xin phép được hầu. Ngài pháp sư cũng khẩn trương tuyên sớ.. Sau đó là một quá trình hầu với những màn khua hương, múa lửa, nhảy nhót rất điệu nghệ của cô đồng. Cô đồng dâng tiền, vỗ gối, và cứ mỗi lần nghe hát văn hay, cô lại vỗ vào chiếc gối có năm lớp thêu hình rồng, từ tay cô bay ra những tờ tiền có mệnh giá lớn.

Trong suốt khoảng 3 tiếng đồng hồ lên đồng, cô đồng đã thay 13 bộ quần áo, phát 13 mâm lễ và cũng từng ấy lần nhảy múa quay cuồng, châm đến 4 bao thuốc để hút và phát lộc. Có một điều rất lạ là toàn bộ con nhang, cô đồng ai ai cũng hút được thuốc lá bất kể là đàn ông hay đàn bà.

Buổi lên  đồng kết thúc khi toàn bộ 13 mâm lễ với hoa quả, bia, các đồ ăn khác được phát cho khách. 7 triệu tiền mã đã được hoá vàng hết, trả lại vẻ rộng rãi vốn có của nhà đền.

 
 

Ngườ quan sát viên "ngoại đạo" nhận định:

Theo nhận xét của bà đồng thầy đi cùng chúng tôi thì cô đồng này hầu khá nhanh, không bị hỗn đồng và làm một cách tuần tự, đúng sách. Đoàn hát văn ngoài số tiền công đã trả trước 1,5 triệu ra còn được thưởng gấp đôi vì hơn 30 lần vỗ gối khoái chí của cô đồng. Ước tính người hầu đồng lần này đã phải chi ra một khoản tiền không dưới 20 triệu đồng. Không biết là đắt hay rẻ nhưng sau buổi hầu đồng này, ai cũng thấy hơn hở.

Nhiều người cho rằng chi phí cho một buổi lên đồng là tốn kém nên chỉ những người làm ăn buôn bán, kinh doanh mới là con nhang, đệ tử của những cô đồng, bà bóng. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm bởi lên đồng còn thu hút nhiều người giàu có, hay những người cảm thấy ăn năn về quá khứ của mình. Người ta đua nhau đi tán lộc khiến cho bản danh sách của các đồng thầy ngày một dài hơn.

Xem danh sách các thày đồng, thấy có cả tên của một ông tiến sĩ là vụ phó Bộ Giáo dục và một quan chức của ngành hàng không tên Đ.

 Ông tiến sĩ vụ phó Bộ Giáo dục này lập phủ linh đình. Mỗi lần mở phủ, ông bỏ ra ít nhất là 30 triệu đồng. Ông sùng đạo đến mức xây nguyên một ngôi điện tại tầng thượng nhà mình để tiện cúng bái. Ngôi điện của ông được đánh giá là bề thế và đẹp nhất trong số điện của giới đồng tại Hà Nội hiện nay. Cứ mỗi Rằm hay mồng Một, anh chị em cán bộ trong Bộ lại tới nhà ông để khấn bái và công đức.

Ông quan chức của ngành hàng không tên Đ là người đứng đầu trong danh sách những người hầu đồng hiện nay. Mỗi lần mở phủ chỉ tính khách thôi thì mỗi người cũng đã được chiếu lộc không dưới bạc triệu/người. Sở thích hầu đồng không chỉ ông có, mà cả đại gia đình nhà ông gồm anh, em, con, cháu đều tham gia một cách tích cực.

Khi xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì hiện tượng đồng cậu, đồng cô và đồng  bóng  có chiều hướng gia tăng. Số người tin và theo hiện tượng này phát triển theo tỷ lệ thuận. Không biết bao nhiêu người đã hao tiền, tốn của, khánh kiệt tài sản vì những đàn đại mã, những mâm lộc tố hảo, những lần vỗ gối vì thấy hay, thấy thánh giáng.

Xin coi video Đồng bóng tại Việt  Nam bây giờ.

 Xin click ĐồngBóng