|
Tết Tây - Tết Ta

2014 vừa đến th́ Giáp Ngọ cũng phi nước đại vào. Mỗi năm, người Á
Đông chúng ta được ăn Tết hai lần. Trong dịp này, tôi bỗng cần "ôn"
lại phong tục tập quán ngày Tết ta và nhân thể nhắc qua ngày Tết "Tây"
ở những quê-hương thứ hai của ḿnh, nhân thể khai bút luôn.
Ngày đầu năm là một ngày lễ đă được ăn mừng từ lâu năm, lần đầu tiên
h́nh như đă hơn bốn ngàn năm tại Babylone (hiện thuộc nước Iraq).
Thuở nguyên thuỷ, lúc kinh-tế dựa trên canh nông, người ta thường
đánh dấu năm mới vào đầu mùa xuân,
lúc vạn-vật bắt đầu sống lại và người nông dân bắt đầu gieo hạt đầu
mùa. Dần dần, năm mới được "đồng hoá" vào ngày 1 tháng 1 đầu năm
trong tất cả các loại lịch (âm-lịch hay dương-lịch). |
|
|
1. Âm lịch - Dương lịch
Ngày Tết của người Tây phương được tính theo dương
lịch (do Giáo-Hoàng
Gregorio XIII lập nên). Ngày, tháng, năm được tính theo vị tri của
quả đất chuyển động chung quanh mặt trời (do đó gọi là dương lịch):
365,5 ngày một năm (365 ngày hoặc 366 ngày những năm nhuận, mỗi 4
năm).
Ngày Tết ta th́ được tính theo âm
lịch, nghĩa là tháng được tính theo chu kỳ vận-hành của mặt
trăng chung quanh quả đất: ngày đầu tháng là tháng mới (new moon /
nouvelle lune) và ngày thứ 15 là trăng tṛn (full moon / pleine lune)
và 1 năm chỉ có 354 (29,5 x 12) ngày.
Trên thực tế, các loại lịch này phải được gọi là âm-dương
lịch v́ tháng được
tính theo mặt trăng nhưng năm th́ lại tính theo mặt trời để trùng
khớp với mùa màng, cho nên cứ 2 (hoặc 3) năm phải thêm vào 1 tháng
để 1 năm có đủ 365,5 ngày..
Ngày nay, dương lịch đă trở thành lịch quốc-tế, âm-dương lịch chỉ
c̣n dùng cho những ngày lễ cổ-truyền hay tôn giáo (ngày Tết, Trung
Thu, lễ Vu Lan...) hay trong thiên văn, tử vi.
2. Tết Tây
Hết năm cũ, sang năm mới là một cơ-hội để ăn mừng trên toàn thế-giới
và ngày mồng 1 tháng giêng dương-lịch đă trở thành ngày lễ mừng năm
mới trên (gần như) toàn cầu.
Nếu Giáng Sinh được xem như một ngày lễ trong gia-đ́nh và ở nhà th́
người ta thường ăn mừng năm mới với bạn bè ở ngoài (tiệm ăn, vũ
trường, ...).
Và đă gọi là sang năm mới th́ năm cũ phải kết-thúc, cho nên
thời-điểm quan-trọng phải là lúc chuyển-tiếp, nghĩa là ngày 31 tháng
12 (dương-lịch), và đặc biệt là lúc 12 giờ khuya, trước khi bước qua
năm sau.
Giao thừa bên Pháp gọi là "Réveillon de la Saint Sylvestre".
Người Pháp thường đón giao-thừa bằng một bữa ăn thịnh soạn với gan
ngỗng (foie gras) và champagne, rồi nhảy đầm; đến 12 giờ đêm th́ hôn
má và chúc mừng năm mới nhau dưới một cành tầm gửi (gui). Ở Paris,
th́ mọi người hay tụ tập nơi tháp Eiffel hay trên đại-lộ Champs
Elysées.
Mừng năm mới thường chấm dứt vào ngày lễ Hiển Linh (Épiphanie)
ngày 6 tháng 1 và hôm đó mọi người chia nhau ăn "bánh vua" (galette
des rois).

Bên Mỹ, đặc biệt là ngày New
Year's Eve (giao thừa),
ở Nữu Ước (New York City), mọi người tụ tập ở 1, Time Square để xem
quả cầu pha-lê (to 2 thước đường kính, nặng 500 kư) được từ từ hạ
xuống, một phút trước 12 giờ đêm.
Một tục-lệ khác là gửi nhau thiệp
chúc mừng năm mới,
nhưng thời buổi Internet, thiệp giấy dần dần bị thay thế bằng thiệp
điện-tử (email, text messages, ...).
Đầu năm, người Tây-phương c̣n có một tục-lệ có ư nghĩa là "ư định
cương quyết" (tôi thật không biết phải dịch chữ "resolutions / résolutions"
như thế nào?) : "Năm nay, tôi cương quyết sẽ... bỏ hút thuốc, xuống
10 kư-lô, đi học đàn/nhảy/nấu bếp..., bớt làm việc và dành nhiều giờ với
gia-đ́nh hơn, ...''
Tinh thần của những "nghị quyết" này là mượn dịp năm mới để sống lại
(rebirth / renaissance), để làm lại từ đầu (starting fresh /
repartir du bon pied), là không phó mặc cho số phận mà nhất quyết
làm chủ đời ḿnh. Làm được hay không lại là chuyện khác...
3. Tết Ta (Nguyên Đán)
(phỏng theo Wikipedia)
Tết Nguyên Đán (hay c̣n gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ
truyền hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của
Việt-Nam.
Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節)
mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦)
có gốc chữ Hán: "nguyên"
có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng
sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán".
Phong-tục, tập quán của người Á-Đông chung quanh ngày Tết th́ thật
phức-tạp, có thể nói là "rườm rà" nên, nhất là thời buổi này, ít có
gia-đ́nh nào, trong hay ngoài nước, áp dụng hoàn toàn được. Chúng ta
cũng nên duyệt sơ qua, gọi là ôn lại chút ít truyền-thống văn-hoá
của dân-tộc ḿnh |
|
|

Sự khác biệt giữa âm lịch và âm-dương lịch
Tết ta
muộn hơn Tết tây và thường rơi vào giữa ngày 21 tháng 1 (dương lịch)
và ngày 19 tháng 2 (dương lịch).
"Tháng giêng là tháng ăn chơi,
tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà..."
Bài ca dao này muốn nói người ta ăn Tết không phải chỉ một ngày mồng
một.
Nói đúng hơn nữa, không khí Tết đă bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp là
ngày mà người Việt cúng
ông Táo (Táo Quân).
Ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những
việc làm tốt xấu mà gia chủ đă làm trong năm cũ và báo cáo về Ngọc
Hoàng.
Ngày Tất niên (trước Tết) có thể là ngày 30 tháng chạp (nếu là
năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu).
Buổi tối ngày này, gia đ́nh sum họp lại với nhau để ăn cỗ cúng Giao
thừa, là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua
để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Giữa ngày 30 (hoặc
29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng giêng (từ 23 giờ hôm trước đến 1
giờ hôm sau), giờ Tư là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó
đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và được gọi là Giao
thừa.
Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đ́nh thường dành cho
nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Qua ngày mồng 1, chúng ta bước vào Tân
niên (năm mới, sau
Tết) và ăn Tết 7 ngày.
Đốt pháo thường
hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ
truyền để xua ma, trừ quỷ. |
|