Những từ ngữ hàm súc  ư nghĩa Văn Hóa

                             trong Văn Chương Truyền Khẩu

 

 

Trước khi tiến tới giai đoạn có chữ viết với những sáng tác được ghi chép thành văn,.người  dân Việt  đă có những câu nói ngắn, gọn có ư nghĩa  và những câu hát theo giọng điệu tự nhiên để biểu lộ và  gửi gấm t́nh cảm.  Họ đă sáng tác những câu nói đó và những câu  hát đó rồi lưu giữ chúng dưới dạng truyền khẩu. Đấy chính là  Văn-chương truyền khẩu

Văn-chương truyền khẩu không hoàn toàn là sáng tác của người b́nh dân ít học...mà sau này  nó được phong phú hóa nhờ vào nhiều câu nói, câu hát của các vị nho sĩ, ẩn sĩ, hàn nho, vào dịp hội hè, hát xướng  ở thôn quê,  được giới b́nh dân ít học ghi nhớ.  Chính v́ thế, Văn-chương truyền khẩu rất phong phú và quan trọng trong kho tàng văn học Việt.

   Khi nói tới  Văn chương truyền khẩu  người ta  thường nhắc tới  hai thứ loại từ ngữ: văn học dân gian và dân ca.   Xin mời độc giả  khảo sát  hai thứ loại tử ngữ này

 
   

A-    Văn học dân gian 

  Thuộc nhóm  Văn học dân gian , chúng ta thường  nghe  nói tới những từ ngữ sau đây: Truyện Cổ Tích (folk tales), Tục ngữ, Ngạn ngữ, Thành ngữ, Phương ngôn, Cách ngôn, Châm ngôn


1-Phân tích

 

 Cổ Tích

 

Truyện Cổ Tích gồm những chuyện ngụ ngôn để răn đời  và những chuyện dựng lên trên truyền thuyết hay huyền thoại  về thần linh, về vũ trụ, về biến cố lịch sử .

Những chuyện Lạc Long quân trừ Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh; Thánh Tản viên (Sơn tinh) ngăn nước lụt...  có thể xếp vào loại thần thoại về sự chinh phục thiên nhiên và kỳ tích của anh hùng.

Những truyện "Cóc kiện trời", "Tại sao hổ có vằn", "Sự tích loài khỉ", "Sự tích con tu hú", "Sự tích con dă tràng"...  có thể xếp vào loại cổ tích về loài vật.

Những truyện về Thánh Gióng, Chử Đồng tử, Bánh dầy bánh chưng, Quả dưa đỏ, Sơn tinh Thủy tinh, Thần Kim quy và nỏ thần, Tô thị vọng phu, Thiếu phụ Nam xương... có thể xếp vào loại cổ tích lịch sử.

Những truyện Trầu cau, Tấm Cám, Ba vị đầu rau, Túi ba gang (hai anh em và cây khế), Cây tre trăm đốt, Lưu B́nh Dương Lễ, Cái cân thủy ngân, Giết chó dạy chồng... có thể xếp vào loại truyện luân lư.

Những chuyện về sự dối trá của thằng Cuội, Trạng Quỳnh lỡm chúa Trịnh, Trạng Lợn gặp may, cũng như những giai thoại về Ba Giai, Tú Xuất... có thể xếp vào loại truyện hài hước.

Thêm vào đó, dân Việt c̣n có những truyện thần kỳ, thoát tục như Tú Uyên gặp tiên, Từ Thức lên tiên,   và  một số truyện ái t́nh thuần túy như Trưong Chi - Mỵ nương.
Một số truyện cổ tích của dân tộc Việt (như các truyện Trăm trứng trăm trai, Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa...) cũng là truyện cổ tích của nhiều sắc dân thiểu số  Việt .

Một đặc điểm đáng lưu ư của các truyện cổ tích là không có văn bản nhất định. Mỗi người kể lại đều có thể thêm bớt, thay đổi đôi chút cho hợp với khung cảnh và tŕnh độ, thành phần thính giả.

Tục ngữ

Tục ngữ (tục: thói quen có đă lâu đời; ngữ: lời nói) là những câu nói ngắn, gọn, giàu ư nghĩa, được dùng trong lời nói hàng ngày và lưu truyền từ đời nọ qua đời kia.

  • Học thầy không tày học bạn.
  • Lửa thử vàng, gian nan thử sức

 

Ngạn ngữ

 

Tục ngữ c̣n được gọi là ngạn ngữ nếu lời trong câu tục ngữ được coi là lời người xưa truyền lại . Ngạn ngữ  thường  là những câu không dài lắm nhưng ư nghĩa thật hàm súc,  tất nhiên phải là "lời hay ư đẹp".

Những câu sau đây th́ được coi là ngạn ngữ:

 

                - Điểu tận cung tàng, thố tử cẩu phanh

(Hết chim th́ cung bị đem cất, thỏ chết th́ chó săn bị làm thịt; ư nói thói đời bội bạc)

                - Phú nhuận ốc, đức nhuận thân

(Của cải làm cho nhà cửa thành đẹp đẽ; đức độ khiến con người trở nên tươi tắn).

Thành ngữ  

Thành ngữ  là một loại tục ngữ đặc biệt, tự nó chưa có ư nghĩa đầy đủ. Thành ngữ chỉ là những cách nói đă định sẵn (set expressions) để mô tả sự vật chứ không biểu thị một ư phán đoán hay khuyên răn nào, chẳng hạn

Đàn gảy tai trâu
Đáy bể ṃ kim
Nói hươu nói vượn
Gần đất xa trời
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Ngậm bồ ḥn làm ngọt
Cảnh trứng chọi với đá
Chốn miệng hùm nọc rắn
Xứ tiền rừng bạc biển..
.

 
 

 

Xin lưu ư về Thành ngữ

a/-   Trong các thành ngữ, có những câu diễn ư so sánh hai sự vật để làm nổi bật việc mô tả, được gọi là những Câu ví. Chẳng hạn:


Lạnh như tiền
Thẳng như ruột ngựa
Chắc như đinh đóng cột
Dốt đặc cán mai
Lúng túng như thợ vụng mất kim.

b/-   "Từ láy” có thể lẫn với thành ngữ,

"Từ láy”=nhóm từ được h́nh thành theo phép tiệp âm.   Nếu chỉ gồm hai chữ, như "lem nhem", "bập bơm", "khật khù", th́ không ai gọi là thành ngữ. Nhưng một khi chúng tự nhân đôi thành nhóm bốn chữ, như "lem nhem luốc nhuốc", "bập bà bập bơm", "khật khù khật khưỡng", th́ cũng có người gọi là thành ngữ.

 

c/-Đồng dao= nhóm từ trong những bài hát trẻ con lâu ngày có vẻ như thành ngữ. Chẳng hạn bốn chữ "dung giăng dung giẻ". Mấy chữ này nguyên là của bài đồng dao: Giung giăng giung giẻ, dắt trẻ đi chơi... Về sau, người ta dùng rộng, theo ư vui đùa: Sáng hôm qua, tôi gặp cô cậu ấy giung giăng giung giẻ ngoài phố. "Giung giăng giung giẻ" ở đây có nghĩa là vui vẻ nắm tay nhau đi chơi.

Dù được dùng nhiều đến đâu, nhóm chữ này cũng không pải là thành ngữ

                                             

 
 

 

               
Phương ngôn
Phương ngôn là những câu nói có ư nghĩa hẹp hơn tục ngữ được dùng trong một vùng, một địa phương chứ không phổ biến khắp nước

Cách ngôn, Châm ngôn

"CÁCH " là phương thức, "CHÂM" là lời răn bảo.  Cách ngôn, Châm ngôn là những câu tục ngữ có ư khuyên dạy luân lư.Chúng những lời nói mẫu mực, đáng noi theo. Đây là những câu Cách ngôn, Châm ngôn

 

- Tiên học lễ, hậu học văn;

- Đói cho sạch, rách cho thơm...

 

Nên chú ư Cách ngôn, Châm ngôn  khác hẳn với Danh ngôn .

Danh ngôn: Là những lời nói hay và đúng đến mức sâu sắc, được truyền tụng, được người đương thời và hậu thế nhắc lại..  Một lời nói tuy hay, nhưng của một người không nổi tiếng, khó trở thành danh ngôn. Cũng vậy, một người nổi tiếng, nhưng lúc ngẫu hứng nói một câu ǵ đó, xảo diệu về mặt trí thuật th́ có, nhưng mẫu mực về đạo hạnh th́ không, th́ lời ấy cũng không được coi là danh ngôn. Người ta có trích dẫn th́ cũng là để cười chơi mà thôi.

Danh ngôn là của danh nhân. Một đặc điểm của danh ngôn, có thể dùng để phân biệt với cách ngôn, ngạn ngữ, là biết người phát biểu.    Trích dẫn danh ngôn, luôn luôn phải ghi tên người nói, có khi c̣n phải ghi hoàn cảnh nói nữa.

 

Tóm lại, tục ngữ, cách ngôn, ngạn ngữ là khuyết danh, nhưng danh ngôn là của riêng một người.

 

2- Nguồn gốc của tục ngữ:

a/-Phần lớn các tục ngữ nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Ban đầu, có khi chỉ là một câu nói thường nhưng nhờ có ư nghĩa xác đáng, lời lẽ cô đọng, dễ nhớ, được người khác thích thú, nhắc đi nhắc lại. Dần dần, câu nói được trau chuốt và phổ biến rộng hơn.

b/-Có những câu vốn là thơ ca có tác giả nhưng nhờ ư đúng, lời hay, được nhiều người lưu tâm một cách đặc biệt rồi tách riêng để truyền tụng. Những câu như:

 

Thương người như thể thương thân  (trong Gia huấn ca )

Chữ "tài" liền với chữ "tai" một vần   (trong Truyện Kiều )

 

c/-Có những câu tục ngữ được dịch từ ngạn ngữ nước ngoài như:

 

Ở hiền gặp lành                                                 (Tích thiện phùng thiện - Trung hoa
Có công mài sắt, có ngày nên kim             (Ma chử thành châm - Trung hoa)
Lửa cháy đổ dầu thêm                                    (Hỏa thượng thiêm du - Trung hoa)
Thời giờ là tiền bạc                                           (Time is money - Anh)
Muốn là được                                                     (Vouloir, c'est pouvoir - Pháp)

 
   

 

3-H́nh thức của tục ngữ


a/ Không vần, chỉ có ư đối

Trong tục ngữ có những câu:
Giơ cao, đánh sẽ
Ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài
No nên bụt, đói ra ma


b/-Không vần, không đối, chỉ
cốt ư đúng, lời gọn

Trong tục ngữ có những câu:  
Mật ngọt chết ruồi
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

c/- Có vần, thường là vần lưng (yêu vận) phần lớn tục ngữ

Trong tục ngữ có những câu


Ăn cây nào rào cây ấy
Phép vua thua lệ làng
Con có cha như nhà có nóc
Một giọt máu đào hơn ao nước lă
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy


d/-
Đôi khi có những câu thêm cả vần chân (cước vận)

Trong tục ngữ có những câu:
Khôn cho người rái,
Dại cho người thương,
Dở dở ương ương,
Tổ cho người ghét.

 

B-    Dân Ca 

 

Thuộc nhóm Dân Ca, chúng ta thường  nghe  nói tới những từ ngữ sau đây:

Ca dao, Đồng dao,  Hát ru, Hát Ví, Hát Quan Họ, Hát Trống Quân, Hát Đ̣ Đưa, Hát Ví phường vải. Hát Dặm,  Ḥ mái nh́, Ḥ mái đẩy, Ḥ khoan, Ḥ hụi, ḥ giă gạo, ḥ huê t́nh,.. phường nón, ḥ mái nh́,phần lớn là hát huê t́nh  .,

1- Cơ bản của Dân Ca

 Cơ bản của dân ca  là  Ca Dao

Ca: là  bài hát thành chương khúc; Dao:   bài hát ngắn, không thành chương khúc

Ca dao là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ư nghĩ, t́nh cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng b́nh dân. Ca dao c̣n được gọi là phong dao ("phong" là phong tục). Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.

Ca dao được dùng để ca hát trong nhân dân cho nên cũng gọi là dân ca..

Sau này tân nhạc nổi lên, áp dụng nhạc Tây phương vào trong ca dao cho nên loại tân nhạc này cũng được gọi là dân ca.

 

Đại để ca dao thường làm theo các thể sau đây:


1
*- Nói lối (mỗi câu 4 chữ):
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp


2*-
Lục bát chính thức:
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh
Trúc xinh trúc mọc đầu đ́nh
Em xinh em đứng một ḿnh cũng xinh
.

 
3*-
Lục bát biến thể:
Công anh đắp nấm trồng chanh
Chẳng được ăn quả, vin cành cho cam
Xin đừng ra dạ bắc nam
"Nhất nhật bất kiến như tam thu hề"

Huống "tam thu nhi bất kiến hề"
Đường kia nỗi nọ như chia mối sầu
Chắc về đâu đă hẳn hơn đâu
Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia

(Các câu 5 và 7 có 7 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 6)


4
*- Song thất lục bát chính thức:
Bác mẹ già phơ phơ đầu bạc
Con chàng c̣n trứng nước thơ ngây
Có hay chàng ở đâu đây
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.


5
*- Song thất lục bát biến thể:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đă có chồng, anh tiếc lắm thay!

(Câu 4 có 8 chữ trong khi đáng lẽ chỉ có 7)
 

 

6*-Ngũ ngôn hay ngũ ngôn biến thức

( chen những câu bốn hay 6, 7 chữ)

7*-
Phối hợp nhiều thể khác nhau:
Từ khi gặp mặt giữa đàng
Thiếp quyết thương chàng cha mẹ nào hay
Có hay th́ nhất đánh nh́ đày
Hai lẽ mà thôi
Thủy chung em giữ trọn mấy lời
Chết em chịu chết, ĺa đôi em không ĺa.

 

2-   Biệt loại dân Ca từ  Ca Dao

a/-     ĐỒNG  DAO
B
iệt loại thứ nhất  của ca dao là đồng dao ("đồng": trẻ con). Đồng dao là những bài hát dành cho trẻ con, toàn bài nhiều khi chỉ là một số câu có vần ghép lại với nhau, không có ư nghĩa rơ rệt. Tuy nhiên, đồng dao có thể giúp trẻ học một số danh từ về các vật thường gặp. Chẳng hạn::

Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp...

hay:
Cái bống đi chợ cầu Canh
Cái tôm đi trước, củ hành đi sau
Con cua lật đật theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua.

 
 


b/-  
HÁT RU ( ru em, ru con)
Hát ru biệt loại thứ  hai của ca dao

Hát ru là hát ru con, chỉ có mẹ và con, bà và cháu hay chi và em. Hát ru không cần âm nhạc ḥa hợp.Ở đâu cũng có hát ru. Các nước phần lớn có hát ru. Hát ru có thể dùng mọi lối. Khắp nước ta hát ru thường dùng thể thơ lục bát, và các thể thơ khác, Người ta cũng ru con bằng Kiều, Phan Trần, Lục Vân Tiên.

c/-   HÁT VÍ

Hát ví   biệt loại thứ  ba của ca dao.

Nghệ thuật của ca dao là dùng thể ví. lấy truyện này để ví hay khêu gợi truyện khác ví người nọ với người kia.   Theo Tự Điển Khai Trí Tiến Đức, ví    so sánh,.,.
Trong câu ca dao, người ta đưa ra hai vật để so sánh với nhau, đôi khi rơ ràng, đôi khi so sánh kín đáo,  
Chẳng hạn


'Rượu lạt uống lắm cũng say

 Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

 Xấu người đẹp nết c̣n hơn đẹp người.'

 

Tuy nhiên, nhiều bài ca dao không có sự so sánh mà cũng gọi là , là v́ họ quan niệm ví là ḥ hát , đối đáp giữa nam và nữ, là lối hát huê t́nh cho nên có người mỉa mai hát ví:


Ví ví von von

 Anh cho một cái

 cơng con về nhà.

 
 


3-  Phân loại Dân Ca
Trong dân ca của dân Việt, có nhiều thể loại  được gọi tên tùy theo:.

      -  lời ca của bài ca

      - động tác sinh hoạt

-     - nghệ thuật kết cấu câu ca

 

a/-Về lời ca th́ có ḥ mái nh́, ḥ mái đẩy, ḥ khoan, ḥ hụi v́ trong bài, khởi đầu hay sau một đoạn th́ cả nhóm cùng hát lên ḥ khoan, ḥ hụi, là hố...Các loại ḥ này dù tên khác nhau nhưng đều là ca hát trên sông nước.

Người ta gọi hát c̣ lả v́ khởi đầu có câu Con c̣ bay lả bay la..


b/- Về động tác sinh hoạt th́ có những loại như hát đ̣ đưa, ḥ giă gạo, ḥ huê t́nh, hát ví phường vải... phường nón,. hát quan họ, hát  trống quân.

Hát quan họ là sinh hoạt đối đáp giữa nam và nữ có các quan viên các nơi tới tham dự. Quan là những người có chức quyền,làm việc trong triều đ́nh hoặc các bộ viện hay xă thôn. Nhưng quan viên cũng là nói chung một cách tôn trọng những quư khách.
Họ là họ hàng.Trong đám cưới, có hai họ nam nữ cho nên người ta gọi là quan viên hai họ. Trong cuộc ca hát ở Bắc Ninh có nhiều khách các nơi đến cho nên người ta gọi khách là quan họ ( quan viên các họ).


Họ cũng có nghĩa là một nhóm đông, một tập thể như họ đạo. Họ có thể do chữ Hội mà ra là hội họp, tụ hội, một nhóm người họp lại , Hội thành ra hụi, hụi thành ra họ như ngồi hụi, ngồi họ. Như vậy có thể hiểu họ là hội, là đám đông và quan họ , hát quan họ là các quan viên, các quư khách hội họp để ca hát.


C̣n trống quân là nam nữ ca hát có cái trống ở giữa, vừa hát vừa đánh trống th́ thùng, đệm cho câu hát.


c/-Về nghệ thuật kết cấu câu ca th́ như người ta gọi là hát dặm hay dậm là bài hát dài, thường theo lối thơ ngũ ngôn, theo cước vận, nhưng đôi khi cũng có câu 4 chữ hay 6, 7 chữ.

 

Mở đầu thường có cặp lục bát

sau mới đến bài ngũ ngôn, nhưng phần nhiều vào ngay ngũ ngôn.

 Có những câu lập lại cho nên lối hát này là lối hát dặm hay dậm.(Dặm hay Dậm là thêm vào, lập lại, đan vào, chêm vào). Cũng như điệp khúc của âm nhạc, là sự lập lại, nhưng hát dặm thỉnh thoảng trong bài, khoảng năm hay mười câu mới có một câu lập lại:

         Lo tư gia nội trợ/Lo cửa nhà nội trợ…
        Thầy tơ tưởng đêm ngày /Mẹ tơ tưởng đêm ngày
.. .

 
 


4- Các phần  (bước) của bài Dân Ca

 Các loại dân ca thường có ba bước.

 

1/- Bước thứ nhất là chào hỏi

2/- bước thứ hai là tỏ t́nh       

3/ -bước thứ ba là kết thúc để ra về

 

Ở   bước  thứ hai là tỏ t́nh,  th́  nam nữ  thường  hát đối đáp, mà phần lớn là đối đáp. Đây là tṛ chơi trí tuệ, cũng nằm trong loại câu đố của văn chương truyền khẩu nước ta. Loại đối đáp này đều phổ thông trong các dân ca ba miền.Các loại hát đối đáp  có thể chia làm hai loại: đơn ca hay hợp ca. Có thể vừa đơn ca vừa hợp ca. Ngày nay, trong nhiều clip là hợp ca nhưng thực tế e không phải thế. V́ khi đối đáp, có những cá nhân đặt ra câu mới th́ bên phe khác cũng phải t́m câu mới mà trả lời, cho nên không có hợp ca trong trường hợp này.

Thường th́ hợp ca  lúc mới vào và lúc ra về

 

5-Thể thơ trong  Dân Ca

Nói chung các loại dân ca dùng các thể lục bát và các thể khác  Ca Dao xử dụng . Các loại này là ca hát, là văn nghệ trong quần chúng hay trong các lễ hội cho nên đôi khi có nhạc, và có nam nữ hai phe đối đáp.

6-Xử dụng  một bài Dân Ca

Cùng một bài ca dao, người ta có thể dùng để hát ru, hát dặm, hát trống quân, hát quan họ, hát xẫm thiên hóa vạn biến . Các bài hát ví dặm ở Nghệ Tĩnh B́nh cũng có thể thấy ở những bài ḥ khoan, ḥ hụi, ḥ giă gạo ở Huế (như bài hát ví phường vải Nghệ An giống ḥ giă gạo ở Huế).

Hát ru có thể là hát dặm .Nói hát ru là nói về mục đích, c̣n nói về hát dặm là nói về kết cấu bài thơ, có những câu lập lại.

Hát ru th́ cá thể và im lặng. Mẹ ru con, chị ru em. Hát dặm dùng cho mục đich ru con mà cũng dùng trong trai gái đối đáp trao t́nh. Hát ru là cá thể và im lặng.C̣n hát dặm có thể hợp ca, th́ có nhạc, trống, phách .

Xin liệt kê vài bài  hát

HÁT RU

PHỤ TỬ T̀NH THÂM   <-----------

 ( xin click nghe coi video)

Công thầy ngăi mẹ.
Đừng tiếng tăm nặng lời,
Đừng cả tiếng rộng hơi,
Mắng trả người sao nên,
Căi mẹ thầy sao phải.
Nằm đêm nghĩ lại,
Nhớ hai cội thung huyên,
Trả công ơn mới nên,
Trả lượng vàng mới đáng.
Mười ngày chin tháng
Thầy dưỡng dục hoa thai,
Mẹ dưỡng dục hoa thai.
Con lên một lên hai,
Lo ấp yêu bồng ẵm.
Đứa lên ba, lên bốn,
Bú mớm mẹ chưa rời.
Đứa năm bảy nhởi chơi.
Đứa chin, muời khôn nậy.(lớn)
Đứa muời lăm, muời bảy,
Lo trang điểm dồi mài,
Sang hăm mốt, hăm hai,
Lo gia tư nội trợ,
Lo cửa nhà nội trợ.
Hoa tươi ngọc nở,
Ước sum họp vui vầy,
Thầy tơ tưởng đêm ngày,
Mẹ tư tưởng đêm ngày,
u không sai.Ước dâu hiền rể thảo.
Sách thánh hiền là đạoNgười hỉ, xă, từ, bi,
Con lỗi lầm điều chi,



Xin mẹ thầy xá quá.
Đừng coi thượng bằng hạ,
Mà ra đạo phi thường
Con đứa ghét đứa thương,
Tội tam ṭng phụ tử.
Trong sách có chữ,
Xin ai nấy xem vào,
Thầy một tuổi một cao,
Mẹ một tuổi một cao,
Đừng bât kỳ nặng nhẹ.
Con ở gần thầy mẹ,
Năng xây đáp vun trồng.
Vợ dại đă có chồng,
Để vào ra thăm viếng.
Khi đồng hàng, miếng bánh,
Khi bún sốt, ḷng tươi,
Ta nương dắt lấy người,
Kẽo mai già bách tuế.
Cây vàng, lá úa,
Lá úa, lá vàng.
Lá rụng cội đại ngàn.
Con t́m đâu được nữa,
Cháu đâu t́m được nữa.
Mai ra hương lửa,
Tay vái lạy, chân quỳ,
Thầy chẳng thấy ăn chi,
Mẹ chẳng thấy ăn chi,
Chỉ thấy ruồi với muỗi.
Đêm chiêm bao mộng muội,
Thầy chẳng thấy đoái hoài,
Mẹ chẳng thấy đoái hoài.
. Ai ở được như lời,
Đươc phụ từ, tử hiế
 
   

 

H̉ GIĂ GẠO (Huế)  <-----------    

 

Xin click để nghe và coi video)

 

Nữ ḥ:

Khoan ơi khoan mời bạn khoan là ḥ lơ ơ ơ ......

hờ hờ ơ ơ... hết Hạ, Thu sang mùa màng rộn ră, chừ ở đây tui mở lời chào tất cả con lại bà con ḥ ơ .......

Muốn thân nhau mượn câu ḥ tiếng hát, tâm sự đổi trao

Chừ xin mời thanh niên nữ với nam, ḥ ơ ơ ơ ....

Thanh niên nam nữ ta mạnh dạn bước vào chơi là ḥ chơi ḥ ơ ơ ơ.....

 

Này hỡi anh ơi, chừ em hỏi anh ń

Trong trăm loại dầu có dầu chi là dầu không thắp

Trong trăm thứ bắp có bắp chi là bắp không rang

Trong ngàn thứ than có than chi là than không quạt

Trong hàng thứ bạc có bạc chi là loại bạc không đổi tiêu mà không tiêu ?

 

Trai nam nhi bên chàng đối đặng

Dải lụa điều (đào) trao là em trao.

ḥ ơ ....

 

Nam ḥ:

 

Trong trăm loại dầu có nắng dăi mưa dầu là loại dầu không thắp

Trong trăm thứ bắp có lắp bắp mồm lắp bắp miệng là bắp không rang

Trong ngàn thứ than có than thở thở than là than không quạt

Trong hàng loại bạc có bạc t́nh bạc nghĩa là bạc không đổi tiêu mà không tiêu

 

Trai nam nhi anh đă đối đặng

th́ dải lụa điều đâu có đâu lại có đâu

ḥ ơ.....

 

Nữ ḥ:

 

Chứ em hỏi anh ń

Chữ chi là chữ chôn xuống đất

Chữ chi là chữ cất lên cao

Chữ chi nặng mà không ai mang nỗi

Chữ chi mà gió thổi bay là không bay?

 

Trai nam nhi bên chàng đối đặng

Miếng trầu cay ḥ ơ ơ ơ..... là cho chàng

 

Nam ḥ:

Hai chữ tiền tài anh bỏ xuống đất

Hai chữ nhân nghĩa anh cất trên cao

Hai chữ nhớ thương muốn tha không nỗi

Chữ t́nh chữ nghĩa gió thổi bay cũng không bay

 

Trai nam nhi anh đà đối đặng

Gái xuân thời em tính răng?

ḥ lờ ơ ơ... là ḥ là khoan ....

Nữ:
Em đố anh , ở trên trần một trăm cái hố, cái hố chi là hố không nước
Một trăm cái thước, cái thước chi là thước không cây
Một trăm cái cây, có cây chi là cây mà không trái
Một trăm con gái, có gái chi là gái không chồng
Trai nam nhi anh mà giải đặng, gái má hồng em xin dâng.
Nam : - Em hởi em ơi, một trăm cái hố, cái hố khoan là hố không nước
Một trăm cái thước, cái thước thợ mă là thước không cây
Một trăm cái cây, có cây đờn là cây không trái
Một trăm con gái, gái tố nữ là gái không chồng
Trai nam nhi anh đây giải được,hỏi má hồng em ở đâu?

Nữ ḥ:

 

Đi mô cho thiếp theo cùng

đói no thiếp chịu lạnh lùng mà thiếp cũng cam

ḥ ơ ơ......

 

Nam ḥ:

 

Yêu nhau tam tứ núi anh cũng trèo

ngũ lục sông anh cũng lội

thập bát đèo anh cũng qua.

ḥ lơ ớ ơ là ḥ là khoan ..... là ḥ là khoan!