Về Nguồn

                                      Tác giả :  Nguyễn văn Tường

                                      và  Giáo sư Hồ Đắc  A Trang

 

 

             

Cây có cội, nước có nguồn.  T́m về dân tộc là cái thiết tha nhất của hầu hết chúng ta trong việc dạy dỗ con em.  Con cái chúng ta trước hết phải là người Việt Nam.  Điều đó có khả thi hay không? Hay là chúng ta phải nh́n vào những mục tiêu sâu rộng hơn?  Chúng tôi xin mượn bài  Về Nguồn của   Giáo Sư Nguyễn văn Tường và  Giáo sư Hồ Đắc   A Trang     để thay cho lời kết luận.

  Tôi sinh ra và trưởng thành tại Pháp. Bên ngoài của tôi là da  vàng, mũi tẹt, rặt người Châu Á,  trong huyết quản tôi là gịng máu Việt nam.  Tuy nhiên, từ cách ăn mặc, cho đến những suy nghĩ hay xúc cảm sâu xa nhất của tôi, tôi là Pháp. Một ông bạn tôi bảo tôi đó là hiện tượng trái chuối: ngoài vàng, trong trắng. Có lần, tôi phải ghi tên vào học  một Đại Học  Hoa Kỳ, đến lượt tôi, người ta bảo tôi sang bên quầy ghi danh người thiểu số.  Tôi ngẩn ngơ v́ cứ nghĩ ḿnh là Pháp, nên đă  sắp hàng cùng với  người da trắng. Vậy tôi là ai?   Việt nam  hay  Pháp? Thoạt tiên, tôi nghĩ phải trở về cái gốc của ḿnh, cái nôi của cha ông. Nhưng Thầy Mạnh Tử lại dạy : Hăy trở về với chính ḿnh. Vậy phải làm sao đây?

 
   

       I-   Trái Chuối :

Image result for trĂ¡i chuá»?i

  Để mở đầu, tôi xin mượn câu chuyện sau   đây:

Một cháu gái  người Mỹ gốc Hoa, học sinh lớp 10 có tâm sự như sau: Thật tôi không biết tôi là ai.  Là con gái ngoan của một gia đ́nh Trung Quốc ?  Hay là một người Mỹ trong lứa tuổi đôi tám ? Tôi có cảm giác như bỏ rơi cha mẹ tôi, khi tôi vui cùng  bạn bè, v́ những lúc ấy, tôi hành động  rất Mỹ.   Tuy nhiên, tôi cũng có cảm giác rằng tôi chẳng bao giờ là người Mỹ cả.  Tôi chẳng c̣n thấy thật sự dễ chịu với chính tôi.

     Cách đây hơn 10 năm, tôi có dịp dự một buổi nói chuyện ở Sàig̣n, của một  sinh viên Việt nam về Luận Án Tiến Sĩ  của anh tại Đại  Học Nice  (Pháp), trên một đề tài về thanh thiếu niên người Pháp gốc Việt, những con em người Việt Nam đa số sinh trưởng  ở Pháp. Các em này nói tiếng Pháp như người Pháp, nhưng với tiếng Việt th́  ôi thôi, chẵng biết ǵ hoặc chỉ bặp bẹ được năm ba tiếng, dùng trong chào hỏi. Những em giỏi tiếng Việt có thể nói và hiểu con ngựa đen, con chó đen, con chó trắng, nhưng lần đầu mà nghe con ngựa  ô, con chó mực, chó c̣  th́   sẽ chẳng hiểu ǵ.

     Một trong những  công tŕnh của luận án là những câu hỏi thăm ḍ ư kiến và những cảm xúc của các em. Tôi c̣n nhớ một trong những câu hỏi là : Tôi là ǵ ? Và một trong những kết luận của thuyết tŕnh viên hôm đó là một số đông các em thấy có những cảm giác như cháu gái người Trung Hoa nêu trên, không rơ ḿnh là  người Việt Nam hay người Pháp.

    Tôi nói tiếng Pháp như người Pháp, xă hội Pháp với tôi gần như chẳng có một cái ǵ ngăn cách, tôi đă mang trong người tôi cả  những phong tục tập quán của người Pháp. Tôi làu thông lịch sử, địa lư, tác phẩm của các văn hào Pháp…, và nhờ thế mà một số đông chúng tôi chiếm những học vị cao, và có những vị thế rất dễ chịu trong xă hội Pháp.  Thế mà, vẫn có khi tôi có cảm giác có một ǵ đó nói rằng tôi không phải là người Pháp.   Phải chăng v́ mầu da của tôi, phải chăng v́ tôi c̣n biết ăn nước mắm, biết ăn phở, canh chua… Không, chắc chắn là không chỉ như vậy.  Nó không phải là cái bên ngoài đơn giản. Nó ở tận trong cái  sâu  sa nhất của tôi, trong nội tâm của tôi với tất cả cái vô cùng phức tạp của nó.   Cha mẹ, ông bà tôi là người Việt nam, và không phải chỉ Việt Nam trong những nét đặc thù chủng tộc.   Cuộc sống nhiều năm ở Pháp, có làm thay đổi cách sống, cách suy nghĩ của cha mẹ tôi theo những qui định của xă hội Pháp.  Nhưng trong câu chuyện, trong cử chỉ, trong thái độ, trong cách xử thế, nhất là khi ông bà tiếp những  bạn cũ, tôi nhận thấy có những nét, rất không Tây Phương tí nào, mà tôi nghĩ là rất Việt nam.

Vậy, cái gốc của tôi, từ cha ông tôi, chỉ có thể là Việt nam. Tôi là người Việt Nam tận trong huyết quản, và từ lúc chào đời, được dưỡng nuôi trong một gia đ́nh Việt nam.  Nhưng tôi đă sớm đi vào các trường học Pháp, thụ lănh  nền văn hóa Pháp.   Tôi biết tiếng Pháp rành hơn tiếng Việt.   Khi hầu chuyện với cha mẹ tôi, tôi cũng có xử dụng tiếng Việt, nhưng nếu có ǵ không hiểu, tôi thường nói ông bà chuyển ra tiếng Pháp, hoặc giảng  cho  bằng tiếng Pháp.

  Như vậy, từ  ngôn ngữ, t́nh cảm, cách suy nghĩ, đến những tập quán, tôi rất Pháp, mà cái gốc thực sự của tôi   lại là Việt nam.    

      Trái chuối là như thế đấy, là cái vỏ vàng óng, nhưng bên trong th́ trắng bạch.   Bên ngoài là rặt giống Việt nam da vàng mũi tẹt.  Bên trong, ruột trắng một trăm phần trăm, cho nên không biết ḿnh thuộc về đâu.

     Tôi là ai?   là Việt Nam?   hay Pháp ? hay là một ǵ khác  nữa ?

     2-  Ước mong

Khủng hoảng này có thể xẩy ra cho con em chúng ta, bất cứ ở đâu, ở Hoa Kỳ, Gia  nă Đại, Đức, v.v. hay ngay cả trong ḷng đất nước.   Sau chính biến tháng 4 năm1975, đông đảo người Miền nam đă mang tâm thức của một kẻ lưu đầy, hoặc thấy ḿnh là một người khách ngoại quốc giữa ḷng dân tộc.   Đó là cái tâm trạng hoang mang, bất ổn ; đó là nhu cầu  t́m lại cái gốc nguồn của chính ḿnh, mà gần như ai ai cũng đều gặp phải, ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống .

 
 

   Là một ngựi Việt nam,sống ở nước  ngoài, là một nhà giáo, tôi thiết tha muốn nói với đồng bào tôi những điều sau đây.  Đó là :

 1/-Văn hóa là một nguồn phong phú vô tận, nhất là để hiểu biết cái tôi trong những bước tiến không ngừng của nó.

 2/-   Nói riêng, văn hóa Việt nam, hơn bất cứ một nền văn hóa nào, là một nguồn  nhu phẩm trọng yếu cho sự lớn mạnh của con em  của chúng ta, giúp chúng khẳng định chính ḿnh trong cộng đồng, giúp chúng tránh được những ngẩn ngơ, những cảm giác lạc loài của cô bé Trung Hoa nêu trên đây.

 3/-    Con em chúng ta trước hết phải là người Việt nam.  Thế nên, phải lưu loát tiếng Việt.  Nói, đọc, viết. Nếu các em chưa nói được,, đọc được, viết được tiếng Việt, th́ ngay bây giờ, hăy chuẩn bị hành trang đi vào nền văn hóa Việt Nam.

 4/-  Thế hệ chúng ta c̣n  mang  tận bên trong sâu xa nền văn hóa Việt, chúng ta muốn mất gốc rễ cũng chẳng được, giá trị Việt nam đă nằm sẵn trong huyết quản. 

 
 

image

 Nhưng với con em chúng ta, mà đông đảo sinh trưởng  ở ngoại quốc, chúng ta có trách nhiệm hướng dẫn tốt các em  trong việc trở về nguồn.  Chúng ta là những người Việt nam, duy nhất và sau cùng gần gũi  con em ḿnh, và là nơi mà văn hóa Việt Nam giao lưu với nhiều nền văn hóa khác.  Trách nhiệm truyền lại cái di sản ngàn đời của tiền nhân trong bối cảnh lịch sử này, nặng hơn bất cứ lúc nào từ trước tới nay.

 
   

 5/-    Văn hóa nước nhà, qua các sách báo, nghiên cứu ở các thư viện Hoa Kỳ là một điều tốt.   Nhưng đó vẫn là cái hiểu biết trừu tượng , qua kinh nghiệm, hay sự học hỏi của các tác giả. Hơn nữa cái ghi lại trong sách vở đă thuộc về dĩ văng. Bản chất của văn hóa lại là sống, là cái bước tiến đương thời của một dân tộc, một cộng đồng. Cho nên, dưỡng nuôi con em ḿnh với văn hóa Việt nam, không phải đưa chúng vào cái nhăn quang của ông Mỹ này hay ông Tây nọ, mà phải có dịp cho chúng thở cái văn hóa Việt Nam, sống thật với nó. Phải sống thật th́ mới có đâm chồi nảy lộc., chồi lộc  mới lớn mạnh.   Có như thế mới thấu hiểu được những mạnh yếu thăng trầm của dân tộc ở mỗi thời lúc..

Ở Houston, có một cộng đồng ttên 70 ngàn người Việt nam, trong  ấy có mọi giai tầng, giầu nghèo, sang hèn, từ mù chữ đến đỗ đạt cao, từ lao động chân tay đến chủ hăng xưởng.   

 

Mong sao cho con em chúng ta trong giới hạn khả năng của chúng, ít nhất phải dấn thân và trọn vẹn với cộng đồng người Việt của ḿnh.  Có như thế, các cháu mới nghe thấy được hết những âm vang, thổn thức, những vui buồn của những con người Việt Nam cụ thể.  Có như thế, các cháu mới sống thật với ḿnh, với môi trường văn hóa Việt Nam, khẳng  định chính ḿnh trong cộng đồng ḿnh..   Và từ đó, không c̣n cái tôi mờ mịt, ngẩn ngơ, không biết ḿnh là ai.  Về nguồn, con người có cơ sở để đối thoại, để đón gió bốn phương, thấu hiểu cái hay, cái đẹp của người, và mạnh chân dấn bước.  Đó là mở rộng mà không mất gốc.   Đó là thọ lănh và phát huy cái di sản ngàn đời của cha ông Lạc việt.

   3- Thân phận.  

      Nhưng đó chỉ là mong ước của một người Việt Nam buộc phải nương thân nơi đất khách,   của một phụ huynh và của một ông giáo già c̣n vọng nhớ  cố hương.

        Vấn đề thật sự không đơn giản

 Một số đông phụ huynh sẽ phản đối.  Cộng đ̣ng Việt nam phức tạp, có người tốt kẻ xấu. Trọn vẹn  với họ thế nào được.  Trong mọi cái tốt đă sẵn một cái xấu, huống chi là những con người đă xấu. Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng.   Đừng xúi dại.  Chắc chắn chúng tôi không nhẹ dạ để con em chúng tôi đi bất cứ nơi đâu.

Tuổi trẻ cũng  dẫy nẩy. Chúng tôi sanh trưởng ở đây, hoặc đến đây vào lúc c̣n thơ.  Thức ăn Việt Nam, ngon thật, và chúng tôi cũng quen lắm.   Nhưng hamburger, fast food, rất tiện và chúng tôi cũng rất quen với chúng.  Mọi việc, từ những thói quen, đến cách suy nghĩ, chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi khác người Mỹ.  Vả lại, chúng tôi dùng Anh ngữ đă quá quen  rồi, nó là quốc ngữ của chúng tôi rồi, và nó cũng sẽ là ngôn ngữ thế giới ngay vào những thập niên  đầu của thế kỷ 21.  Tại sao chúng tôi phải lăng mạn đi vào một ngôn ngữ mà chỉ có khoảng 70 triệu người xử dụng, mà gặp nhau, thường có một thái độ  e ngại, pḥng vệ thật khó chịu.

Tôi cũng nghĩ rằng không thể gói bất cứ một con người nào chỉ trong một nền văn hóa, và càng không thể gói con em Việt nam sinh trưởng và lớn lên ở đây, trong nền văn hóa cố hữu của mẹ cha.

  Tôi không nghĩ là phải tranh luận.   Một sự tranh luận trong bối cảnh này chỉ có thể là một cái ǵ khô khan, vô bổ..   Mỗi người sẽ biện minh lập trường của ḿnh bằng mọi cách, mọi lư..   Theo đó, mỗi bên mỗi lúc càng thêm pḥng vệ.   Rồi chúng ta chẳng ai nghe ai, đă xa nhau lại càng xa nhau hơn.

 
 

 

   Thiết nghĩ, mỗi chúng ta, nên từ bỏ thành kiến, những nghi thức, đạo lư, giá trị, để thử lắng nghe lẫn nhau. Hăy thật ḷng  cùng nghe nhau và nói chuyện với nhau về những khủng hoảng mà không biết xẩy ra lúc nào cho mỗi con em chúng ta., hoặc cho ngay chúng ta về câu hỏi : Tôi là ai ? Nói về nguồn th́ cái nguồn  ấy là ǵ ?

     H́nh như mỗi người chúng ta đều có gặp câu hỏi đó hơn một lần, và không phải lúc nào chúng ta cũng có một lời giải đáp đúng. Nó buộc  ḿnh t́m lại chính ḿnh : ḿnh là ai, nguồn gốc của ḿnh là đâu, bản chất của ḿnh là ǵ ?  Và từ đó bao nhiêu vấn đề lớn nhỏ, đa dạng và muôn đời của loài người sẽ lần lượt hiện ra.

Tôi là một người chồng, người vợ, một bác sỹ, y tá, kỹ sư, thơ kư, thợ.   Những câu trả lời như vậy nói lên những nhiệm vụ, quyền hạn, suy tư vui buồn khác biệt. Chúng cũng nói lên rằng mỗi con người chúng ta đều có giữ nhiều vai tṛ khác nhau trong xă hội cùng một lúc.  Theo đó, cùng một lúc, chúng ta thuộc  nhiều cộng đồng khác nhau, cộng đồng bác sỹ, kỹ sư, công nhân…, cộng đồng các láng diềng, các nhóm thân hữu không tên.   Và mỗi cộng đồng đều có những nghi cách của nó. Những nghi cách đó là cái cái ăn, cái mặc, ngôn từ, thái độ xử thế, hệ thống giá trị, phong tục tập quán, luân lư, tư tưởng, đạo giáo, kỹ thuật.   Tất cả những cái ấy được gọi là văn hóa. Cho nên, nếu có văn hóa Việt nam, có văn hóa Mỹ, có văn hóa Đông Phương,  Tây Phương, th́ cũng có những văn hóa đặc thù không tên của những nhóm nhỏ biểu hiện qua những sinh hoạt của chúng, thí dụ văn hóa  Cố Đô Huế, văn hoá  Petrus Kư, văn hoá Vĩnh Long, Vĩnh B́nh, Sa Đ éc  vân vân.

 
 

 

Và từ những nhận thức  giản đơn và cụ thể ấy, ta có đi đến những vấn đề trừu tượng, khái quát hơn: Tổ quốc, dân tộc, quê hương, t́nh quê, t́nh thôn xóm, t́nh người, hoặc những khái niệm về nhân bản, nhân tính… Có chăng những cái tính chung cho cả loài người, có cái con người nói chung của muôn nơi muôn thủa, hay chỉ có con người cụ thể của một bối  cảnh lịch sử cụ thể.

 Nói con người cụ thể trong một bối cảnh lịch sử cụ thể là nghĩ rằng con người chẳng bao giờ thoát khỏi cái môi trường sống của  ḿnh.  Thân phận làm người là bị qui định ngay từ trong bụng mẹ.   Ḿnh chỉ sinh ra, lớn lên và tồn tại được trong một môi trường mà lúc nào ḿnh cũng phải thích nghi và như thế măi. Ḿnh như bị cột, gắn vào những nền vănhóa khác nhau.

  Thế rồi, một   lần nữa,  câu hỏi được trở lại: Tôi là ai ? Phải chăng tôi chỉ là  một chế phẩm của những cộng đồng dị biệt. Và tôi hoàn toàn lệ thuộc vào những cái khuôn đức ra tôi, tánh t́nh, những suy nghĩ, những t́nh cảm, nói là của tôi, thật ra phải chăng  đều do xă hội ?   Không hẳn là thế, v́ thật sự, lúc nào tôi cũng  có khả năng tác động lại trên môi trường, và làm cho nó chuyển biến. và do đó, có một cái tôi đặc thù, khác biệt, chẳng giống ai, mà mọi người phải tôn trọng trong cái qui ước làm người ?

       Hay là đă có một cái nghiệp ngàn đời trước, do ông tổ của loài người truyền lại, hay chính tôi tự tạo.   Tôi có thoát nghiệp được chăng ?, tôi có thoát khỏi cái tội tổ tông   được chăng ? và bao nhiêu vấn đề khác.

 
   

      Câu hỏi đơn giản, ngắn gọn rơ ràng : Tôi là ai ?       đă bao lần trở đi trở lại với mỗi chúng ta, và mỗi lần, những  nghĩ suy, những t́nh cảm, những giá trị của mỗi chúng ta mỗi khác.  Có khi chúng ta vui vẻ an lành v́ t́m được  một giải đáp hoàn hảo, nhưng bỗng chốc, cái hoàn hảo ấy trở thành một biện pháp tối ưu, đáp ứng cho một thời điểm nào đó của cuộc sống; rồi có thêm những dữ kiện mới. cái tối ưu thủa nào không c̣n hợp thời nữa.   Chúng ta như trở lại lúc đầu.  Tuy nhiên mỗi khi câu hỏi trở lại là một thử thách  mới, và theo đó đ̣i hỏi một bước đi tới của ta.  Ta không theo một ṿng tṛn lẩn quẩn, mà đi trên  một đường xuẩn  ốc mỗi lúc mỗi cao.   Tóm lại :

        Cái tôi là một yếu tố chủng tộc, yếu tố di truyền.

    - Không có cái tôi cô lập.   Tôi thuộc nhiều cộng đồng khác  biệt.   Mỗi cộng đồng có một nền văn hóa đặc thù của nó. Tôi là nơi giao lưu của các nền văn hóa đó.  Thế nên, tôi thọ lănh nhiều hệ thống giá trị và văn hóa khác nhau : Việt nam, Pháp, Mỹ, Phật Giáo, Lăo Giáo, Công Giáo…. Tôi lớn mạnh và sinh tồn cũng nhờ đó, bị trói buộc, che mờ cũng do đó.   Chúng ảnh hưởng trên tôi và tôi cũng có khả năng tác động trên chúng.

    -Tự thân, Tôi đă mang một nền văn hóa gốc,.  Thí dụ, nền văn hóa Việt Nam  đă dưỡng nuôi tôi từ thủa chào đời. Nó là  một nguồn tài nguyên vô tận.   Chẳng bao giờ tôi biết hết được nó một cách trọn vẹn, cũng như chẳng bao giờ tôi biết hết cái tôi.  Thế nên, có cái vui mỗi ngày thêm khám phá, thêm cái mới, về tôi, cũng như về nền văn hóa gốc của tôi, hoặc những nền văn  hóa khác.

     -Tôi cũng  giữ nhiều vai tṛ trong x ă hội, và lắm khi những vai tṛ này mâu thuẫn nhau, và đặt tôi vào những bối cảnh có thể làm tôi  phấn khởi, nhưng cũng có thể làm tôi đau đầu, mang nặng  những lo âu hay ray rứt.

    -Cái tôi là một quá tŕnh diễn biến, không ngừng đổi thay.  Cuộc sống vốn  là phát triển, tôi là một  quá tŕnh  phát triển.   Cái tôi hôm  nay khác với cái tôi hôm qua, ở thời điểm này, có khác với một  giây trước đây.   

     Tôi thấy tôi trong những nhu cầu : nhu cầu sinh tồn, từ cái ăn mặc, an ninh, sự cần thiết thuộc về một gia đ́nh, một cộng đồng, được công nhận và có một t́nh người trong đó tôi học cái hay cái đẹp, trong đó tôi thể hiện được cái tôi một cách trọn vẹn.  Và c̣n có nhiều tham  số nữa, mà tôi chưa thấy được.

 -Về nguồn tức là trở về cái tôi đa dạng  ấy, mà sự qui định của  xă hội đă làm cho tôi quên mất.  Về nguồn là từ bỏ sự hôn mê trong vong thân, để trở về với cái tôi chân thật. Về nguồn cũng là  sự tỉnh thức về những tham số mà đă qui định mọi hành vi, tư tưởng của tôi.   Tôi là ai ?   Tôi vẫn là tôi, nhưng không là một cái tôi mê muội trong tài sắc danh lợi, mà là cái tôi tỉnh giác trong cái thân phận làm người.  Bản lai diện mục là thế đấy, là trực diện với cái bản chất ngàn đời của con người, từ những tham số di truyền đến ngôn ngữ, tập tục, cách sinh sống, từ cái phân biệt phải trái đến cái không chấp của nhà Phật, từ cái tôi vị kỷ đến cái hạnh nhẫn nhục của người công giáo.

   -Về nguồn, tức là trở về với ch́nh ḿnh, một cách tuyệt đối trung thực,. Theo đó, ḿnh mỗi ngày sẽ khám phá một nét mới về chính ḿnh. Và v́ không có con người cô lập, khám phá ḿnh, tức là cũng khám phá cuộc đời, không trong những công thức, những qui ước, giáo điều, mà trong cái thật nhất của nó.

 
 

 

4-   Tôi vẫn là tôi

Chúng tôi mở đầu  bài viết bằng một trích dẫn lời Thầy Mạnh:  vạn vật trong trời đất vốn đầy đủ nơi ta .   Trở lại chính ḿnh mà thấy đúng như vậy, th́ chẳng có cái vui nào bằng.    Rồi từ thân phận trái chuối, chúng tôi nêu lên những ước mong : mong sao con em ḿnh  quay về cái gốc Việt nam, mà thể thường ai cũng nghĩ rằng như vậy là về nguồn.   Thế vẫn không ổn, có một cái nguồn khác rộng hơn, sâu hơn  cho mọi người của muôn nơi, muôn thủa. Thức ngộ được  sự qui định của môi trường trong tất cả các tham số của nó, là một cơ may  «  hé mở cửa giải thoát », giải thoát khỏi mọi qui định, giải thoát mà không giải thoát,   trở về với cái tôi chân thật, cái nguồn thật của chính ḿnh. Và như thế, nếu lời của Thày mạnh có đúng, th́ thật sự vạn vật đồng nhất thể.

 Vậy có lẽ nên kết luận bằng bài thơ sau đây :

 

 Lô Sơn yên tỏa Triết giang triều

Vị đáo sinh b́nh hận bất tiêu

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự

Lô Sơn yên tỏa Triết Giang Triều

      Khói từ Lô Sơn tỏa trên nước sông  Triết giang có tiếng là đẹp. Khi chưa đến được  th́ ḷng ấm ức, hận rằng chưa biết.  Khi đến rồi trở về chẳng thấy chi đặc biệt. Khói  Lô sơn vẫn tỏa trên gịng nước  Triết Giang như lúc nào

 
 

 

Khởi đầu bơ  vơ chẵng biết ḿnh là ai. Chưa trở về được với chính ḿnh th́ ḷng  vẫn c̣n ân hận. Về được với chính ḿnh rồi th́  ḿnh  vẫn là ḿnh, tuy nhiên giờ đây là cái tôi trung thực, vẫn trong gịng đời mà không bị bụi đời che lấp

 Chúng tôi mong được quí độc giả bạn hữu chỉ giáo

Hồ Đắc A trang  &   Nguyễn văn Trường  ( Houston, Texa

Phụ chú

 a/    Xin coi h́nh ảnh chiếc nón quai thao và  bản hát chèo

Nón quai thao (nón ba tầm) là một loại nón đắt tiền, đẹp và sang trọng (chủ yếu phổ biến ở các vùng Bắc bộ - Trung bộ), thường các bà, các cô chỉ đội hoặc mang theo trong những dịp lễ, tết, hội hè, đ́nh đám, hoặc trong những lúc nhàn nhă, vui vẻ nhưng cần phải nghiêm chỉnh, lịch sự. Nón thúng quai thao từ lâu đă đi vào ca dao, dân ca, đi vào tiềm thức của người dân Việt với những câu ca đằm thắm, trữ t́nh:

 "Ai làm chiếc nón quai thao

Để anh thương nhớ ra vào khôn nguôi"

 
 

Hay:

"Ai làm chiếc nón quai thao

 Để cho anh thấy cô nào cũng xinh

 

Chiếc nón quai thao đi kèm với bộ áo mớ ba, mớ bảy, mà màu hoa đào, màu hoa hiên, màu xanh thiên lư hay màu vàng chanh của những lớp áo trong được phủ ra ngoài bằng chiếc áo the đen mỏng dính, cài bên cạnh sườn bằng chiếc cúc đồng nhỏ xíu từ nách lên cổ th́ lật chéo sang bên, hở he hé những màu sắc bên trong. Cái lối ăn mặc nửa kín nửa hở này khiến cho các “tao nhân, mặc khách” (người giỏi sáng tác hoặc thưởng thức văn chương) nam nhi thật sự xao xuyến bồi hồi, nhưng trang phục độc đáo ấy vẫn đượm vẻ nền nă, kín đáo, mang đậm sắc thái của người phụ nữ Việt Nam

Xin click  vào  ---> : chiếc nón quai thao  rồi   thưởng thức bài hát chèo

 
 

b/  Xin coi  mọt h́nh ảnh đồng quê ở   Tổ  quốc Việt