Vẽ trên Đồ Gốm

Vẽ trên đồ gốm thì người Việt vẽ nhiều chứ. Chẳng những nhiều, tranh trên gốm của ta từng biểu hiện một thẩm mỹ quan rất riêng biệt. Hãy ngắm đồ gốm sứ Lý-Trần: hoa văn trang trí điển hình có đường nét mềm dẻo, bố cục thưa thoáng, màu sắc đạm nhã, lắm khi chỉ vài nét đơn sơ, một màu men nâu bình dị, mà thật ưa nhìn. Cái lối đẹp mộc mạc tinh tế ấy khác hẳn lối đẹp cầu kỳ hay thấy ở sản phẩm gốm sứ Trung Quốc. Tiếc từ đời Lê trở đi, do xu hướng tự Hoa hóa của triều đình, gốm Việt cao cấp bắt đầu mang dấu ấn Tàu. Trên một số hiện vật thuộc dòng gốm Chu Ðậu cổ (khoảng thế kỷ 14, 15) được trục vớt từ con tàu đắm ngoài khơi Hội An, ta còn thấy khá rõ mỹ thuật Việt,

 

 
   

         Gốm Bát Tràng

 

                                 tác giả Nguyễn Hưng

                                                         Trích trong đặc San Xuân  Dân Quyền

 

        Nét đặc sắc  của gốm Bát Tràng là hoa tiết, hoa văn được vẽ thủ công, nét vẽ mềm mại, mỏng mảnh, trọng lượng nhẹ, tiếng kêu thanh, với các chất men độc đáo. Men rạn, men ngọc có từ cuối đời Trần,men gio, men lam đầu Lê đã tạo được sức sống  xuyên thời gian và không gì thay thế được  của thương hiệu Bát Tràng.. Gần đây  các nghệ nhân  Bát Tràng đã chế được men huyết dụ và men kết tinh là các loại men đã phá vỡ thế độc quyền xưa nay của gốm sứ Cảnh Đức Trấn, Giang Tây, Trung Quốc về loại men này. Men kết tinh sau khi nung trên bề mặt xuất hiện nhiều tràn g hoa với cánh hoa  long lánh, tự nhiên rất đẹp mắt. Men càng nổ nhiều hoa, càng đều nhau thì càng giá trị

Đồ gốm men kết tinh

 Ngày xưa, từ các bậc vương gỉa quyền quý ở kinh thành cho đến nông phu chân lấm tay bùn ở thôn quê đều ưa chuộng  sản phẩm của làng gốm Bát Tràng. Không những thế, nhiều đồ gia dụng thường ngày ở Bát Tràng còn vượt ra  khỏi biên giới đất Việt. Từ thế kỷ 15, đồ gốm Bát Tràng có mặt trong lễ vật triều cống cho các hoàng đế Trung Hoa, nơi có truyền thống làm gốm sứ từ hàng ngàn năm trước và nổi tiếng khắp thế giới. Từ đó về sau, thời đại nào, dù suy hay thịnh, nhưng làng gốm Bát Tràng vẫn khẳng định giá trị hàng hóa của mình, nghề gốm vẫn trụ vững và vượt qua mọi thử thách.

Ở các thế kỷ trước, gốm Bát Tràng  chủ bình lớn to bằng cái cột nhà, rồi bát chén đĩa mầu sắc xanh  ngọc, đen, đặc biệtbiệt là những món quà lưu niệm như vòng đeo dây, hình con vật dược  đều được bày bán. Chợ gốm không nặng về buôn  bán, có thể tha hồ nhìn ngắm và tìm hiểu các sản phẩm ưa thích.. Du khách có thể  đến các showroom của các gia đình làm đồ gốm được bày biện ấn tượng, được nhìn tận mắt các công đoạn làm gốm.  ( trích một đoạn trong bài viết của tác giả  trong đặc san Xuân  Dân Quyền năm 2010