Vợ ơi là vợ !

                    Chuyện vui viết về gia đ́nh, vợ   con

                                              Tác giả : Vô danh

                      

Ông Kiệt bực ḿnh gắt vợ:

- Đổ xăng từng lít thế nầy làm sao mà đi xa được. Bà đưa thêm tôi năm đồng nữa, chứ đổ xăng chạy từng đoạn một, ai mà chịu nổi .

 

Bà Kiệt ngồi nh́n ra phía trước, mặt lạnh lùng bảo :

- Chạy hết th́ đổ thêm, đổ làm chi cho nhiều, không chừng nó bay hơi đi, phí phạm .

Ông Kiệt bực lắm, nhưng không lẽ gây gổ làm cho ngày mất vui. Mới đổ xăng xong, mà cái kim chỉ mức xăng xuội lơ chỉ xuống hướng tám giờ (E), gần vết đỏ báo động.

Bị hai chiếc xe ém hai đầu, ông chưa tiện ra, th́ bà vợ đă nói:

- Anh chờ chi nữa mà chưa cho xe ra ? Khoảng cách rộng thế mà không ra xe được sao ? Tôi thấy mấy người khác làm cái vèo là xong. Anh lái xe dở như hạch .

 

Ông Kiệt thôi bực ḿnh v́ những lời chê bai của vợ, v́ nghe quá thường. Ông chậm răi giải thích :

- Lái xe cần nhất là cẩn thận để tránh tai nạn, nóng nảy gây tai nạn phiền phức và tốn kém lắm .

 

Bà vợ chêm vào:

- Có ǵ th́ bảo hiểm nó đền, việc ǵ phải lo .

 

Khi ông đang lái xe trên đường, bà la lối:

- Tôi bảo chạy xe trên lằn bên phải, sao anh ra lằn ngoài hoài vậy ? .

 

Ông Kiệt ậm ừ:

- Tôi lái xe hay bà lái đây ? Xe bên trong nó đậu chật như vậy, làm sao đủ chỗ mà không lái ra ngoài. Nầy, bà để tôi lái, làm rộn, phân tâm dễ sinh ra tai nạn .

 

Im lặng được vài phút, bà Kiệt quay qua chồng hỏi:

- Sao cái quạt gió trong xe hồi nầy nó yếu, hơi mát không ra nhiều. Chắc anh để ông thợ sửa xe kỳ trước làm hư mà không bắt đền. Chỉ có một chiếc xe thôi mà không biết giữ ǵn cho tốt. Rồi phải tốn thêm tiền nữa đây.

 

Ông Kiệt không thèm trả lời câu hạch hỏi của vợ, đưa tay kéo cần điều chỉnh hơi quạt từ vị trí phá mù qua vị trí hơi gió thổi vào ḷng xe.

 

 Hơi gió mát thổi vù vù, bà cười bảo:

- Ừ, có thế chứ, tưởng đâu anh không lo giữ ǵn, để chúng làm hư mà không biết.

 

Xe đang chạy ngon trớn, bà Kiệt la lên:

- Quẹo trái, quẹo trái vào ngơ trước mặt.

 

Ông Kiệt không kịp đổi lằn, không kịp nh́n xe bên hông để xem có an toàn hay không, cho nên chạy thẳng và t́m cách quay lui.

 

Bà vợ nói:

- Chưa thấy ai lái xe dở như anh . Phản ứng chậm chạp như ông cụ già. Thế mà khi nào cũng khoe là lái giỏi, chưa bao giờ bị tai nạn.

 
   

Bị chê nữa, ông gằn giọng:

- Có giỏi th́ lái đi. Lái cho chết sớm, cho què cụt, đi xe lăn sớm.

 

Khi đèn xanh vừa bật, ông chờ các xe hướng khác dừng hẳn, cho an toàn, mới quay đầu ngược lại, th́ bà tru tréo lên:

- Đèn xanh rồi mà không đi. Anh chờ ai ? À th́ ra thấy con nhỏ lái xe bên kia trẻ đẹp th́ anh nịnh đầm, nhường đường cho nó chứ ǵ ? Tôi biết mà, anh thấy đàn bà th́ tối mắt.

Ông Kiệt bực trong ḷng, ông đâu có biết người lái xe bên kia là đàn ông hay đàn bà, chứ đừng nói thấy được đẹp xấu. Bởi thường bị vợ gây gổ trong lúc lái xe, ông Kiệt đă tập cho bà biết lái, để bà hiểu thêm về luật lệ, và khi cần, bà có thể đi một ḿnh, không cần nhờ vả ai.

Nhưng bà lái xe quá chậm, như chạy chiếc xe hư. Mỗi lần ông nhắc bà chạy nhanh hơn, th́ bà cáu bẳn, la lối rằng bà thấy không cần chạy mau. Bà chạy trong lằn xe của bà, ai muốn mau th́ qua lằn xe khác mà chạy. Không việc ǵ mà than phiền, không việc ǵ mà bực bội vô lư. Cho đến khi bà bị cảnh sát phạt v́ tội lái xe chậm, cản trở lưu thông. Bà căi nhau với ông cảnh sát:

- Lái xe chưa quen th́ phải chạy chậm chớ. Ngày trước khi mới tập lái xe, ông cũng phải chạy chậm như tôi, tại sao lại phạt tôi?.

 

Ông cảnh sát lịch sự nói:

- Nếu chưa lái xe quen, th́ tập cho quen, rồi hăy ra đường. Làm cản trở lưu thông th́ phải bị phạt.

 

Bà không bằng ḷng, và nhất định không chịu nộp phạt, v́ bị xử ép. Mấy lần ông Kiệt định viết ngân phiếu trả tiền phạt, nhưng bà cản lại và làm ồn ào. Bà nói:

- Tôi không nộp phạt, xem chúng nó làm ǵ tôi. Ức hiếp người ta vừa thôi chứ !.

 

Ông Kiệt giải thích:

- Không nộp tiền phạt th́ ṭa án ra trát truy tầm, và khi t́m gặp, th́ có thể bị c̣ng tay, ở tù.

 

Bà sừng sộ:

- Làm ǵ mà c̣ng tay, đây là xứ tự do, đâu phải là xứ cộng sản, mà muốn bắt tù ai cũng được sao?

 

Biết không giải thích cho vợ được, ông Kiệt nhờ bạn bè giải thích, nhưng bà Kiệt cũng không nghe, cười chứ không tin. Ông Kiệt phải dấu bà, mà kư ngân phiếu trả tiền phạt. Sau nầy, bà biết được, bà khóc lóc và nhiếc mắng ông:

- Thứ chết nhát, thế mà cũng từng nói bay chiến đấu, từng đổ toán biệt kích. Chắc ngày xưa ra trận nghe súng nổ là chạy dài, bỏ cả quân sĩ.

 

Nghe vậy, ông Kiệt nóng mặt, chỉ thẳng vào bà mà nói:

- Bà im đi, vừa phải thôi. Hết chịu nổi rồi, tôi cho mấy đấm rồi ra sao th́ ra.

 

Bà Kiệt sợ, bỏ đi và lầm bầm:

- Đừng dở thói vũ phu, không được đâu. Kêu cảnh sát c̣ng tay cho mới tởn.

 

Ông Kiệt nóng giận mà nói, nhưng nói xong th́ ông thấy ḿnh lỡ lời, và biết có  nói dịu dàng th́ bà cũng chẳng nghe. Ông chỉ thở dài.

Suốt thời trai trẻ, ông Kiệt mải lo việc chinh chiến, vào sinh ra tử, không có th́ giờ nghĩ đến việc lập gia đ́nh. Tốt nghiệp trường đào tạo phi công  Hoa kỳ , gia nhập binh chủng Không Quân, bay trực thăng chiến đấu cho Phi Đoàn  thiện chiến. Nơi đâu chiến sự nóng bỏng, chết chóc, nguy hiểm, khó khăn, th́ nơi đó phi đoàn của ông được  chuyển đến tham chiến. Kỷ luật là sức mạnh quân đội, ông tin thế, và thi hành kỷ luật như một tín điều sùng bái. Nhờ đó mà quân sĩ bạn dưới đất bớt hao hụt, bớt chết chóc v́ sơ sót, chểnh mảng. Ông Kiệt vui vẻ, nhưng khó tính, và khi nói chuyện th́ như gầm gừ, như ra lệnh cho thuộc cấp thi hành chỉ thị.

Khi miền Nam thua trận , cũng nhủ các bạn bè trong quân ngũ, ông Kiệt đi tù.  Rồi may mắn, ông chạy thoát được ra biển .Ông đến Mỹ, ngoài nỗi buồn tha hương, ông c̣n ấm ức v́ cuộc chiến thất bại như một tṛ chơi ngu xuẩn lạ lùng. Không đánh mà bỏ chạy tán loạn rồi tan hàng, thua trận. Nhiều đêm, ông không ngủ được, ngồi bên thềm hút thuốc lá trong sương lạnh cho đến khi trời sáng, thay áo quần đi làm luôn. Ở sở, ông làm việc chăm chỉ, giỏi, năng suất cao, và sản phẩm có chất lượng. Những ông chủ th́ thích ông lắm, v́ làm ra tiền cho họ, nhưng những người chỉ huy trực tiếp th́ ghét ông cay đắng, v́ ông sẵn sàng gây gổ nếu thấy bị ép, sẵn sàng thôi việc nếu không bằng ḷng cách đối xử. Nhiều người bà con, bạn bè khuyên ông nên lập gia đ́nh, cho đời sống tha hương bớt cô đơn buồn tẻ, và có niềm an ủi trong cuộc đời.

Người anh rể nói đùa:

- Có gia đ́nh, th́ không c̣n th́ giờ nghĩ đến chuyện đại sự, chỉ lo đối phó với bà vợ thôi cũng đă hết th́ giờ, hết tâm trí, th́ giờ đâu mà nghĩ đến nỗi đau thất trận chạy dài. Có gia đ́nh là yên ổn hết. Chuyện đă qua rồi, không lật trở lại được, th́ quên đi mà sống.

Nhiều người giới thiệu các cô gái của bà con, bạn bè cho ông . Ông không chọn nhan sắc, ông không chọn giỏi giang, cũng không chọn người ăn nói khôn ngoan khéo léo. Ông chọn một cô hiền lành, vui vẻ. Cô nầy khi nào cũng nhắm mắt cười và tin cả những điều ngây ngô.  Ông Kiệt lư luận rằng, người ngu một chút th́ dễ dàng có hạnh phúc, dễ ḥa thuận và ít lư sự. Vợ khôn quá, th́ chỉ tổ cho vợ chồng tranh đua, căi nhau suốt ngày, khẩu chiến dằng dai, chẳng được ǵ.Theo kinh nghiệm ông biết qua gia đ́nh bạn bè, th́ có rất nhiều bà t́m cách lấn lướt chồng, nay lấn một chút, mai lấn thêm chút nữa, và lấn măi, lấn măi cho đến khi ông chồng mềm như con bún thiu, như tấm mền rách, không c̣n sức đối kháng. Bà vợ cứ thế mà chỉ huy, mà gay gắt sai bảo, mà quyết định nhiều điều phi lư, không cần ư kiến ai.   Khi đó, chồng không c̣n chút quyền hành nhỏ nhoi nào trong cái gia đ́nh "chuyên chính" ấy cả. Những người chồng yếu đuối ở thế hạ phong nầy, thường được bên nhà vợ khen là hiền lành, dễ thương, và con gái họ tốt phước, lấy được chồng hiền khô.

Nhưng bên gia đ́nh của chính các ông, th́ ông bị chê bai là sợ vợ, bạc nhược, hèn nhát, đội vợ lên đầu, không đáng làm đàn ông. Cùng một người, mà mỗi bên đánh giá mỗi cách, hoàn toàn khác biệt. Với suy tư và kinh nghiệm trong cuộc sống, ông Kiệt chọn cho ông một người bạn đường "hơi quê một chút, hiền lành và hơi dại một chút", th́ sẽ hợp với cái tính hào hoa bay bổng của ông. Nhưng ông lầm.

 

Mỗi năm sau khi làm tờ khai thuế xong, là ông Kiệt phải năn nỉ, thuyết phục ráo riết để bà kư vào mà gởi đi . Có lần bà không chịu kư, ông phải làm đơn xin gia hạn. Bà thường lên giọng hạch hỏi:

- Mục nầy là mục ǵ? Ở đâu ra? Có giấy tờ ǵ chứng minh không?.

 

Ông phải dở bản hướng dẫn khai thuế, t́m, và chỉ cho bà cái con số bà muốn biết ở đâu ra. Thế nhưng có khi bà cũng cho rằng, ông không hiểu hết ư nghĩa của đoạn hướng dẫn nầy. Ông chịu thua. Bà thường đưa lư do:

- Mọi người đều lấy lại tiền thuế rất nhiều, mà tại sao ḿnh không lấy về được. Anh không biết khai thuế. Khai thuế dở . Anh khai làm sao lấy được nhiều tiền thuế về, th́ tôi mới kư.

 

Bà xem chuyện kư vào tờ khai thuế là một ân huệ dành cho ông. Ông  Kiệt cố gắng giải thích, nhưng bà không chịu hiểu, và cố t́nh không hiểu. Ông chỉ ôm đầu mà than:

- Ngu quá trời ơi. Sao mà ngu đến thế được?.

Nghe thế, bà Kiệt chồm lên gây gổ ồn ào như vợ chồng sắp đến hồi li dị, xa nhau. Một lần, bà nghe theo lời bạn, bảo ông chở qua thành phố lân cận nhờ khai thuế, trong buổi chiều ngày cuối cùng của hạn nộp thuế, ông chở bà đến cơ sở khai thuế, ngồi xếp hàng chờ, có cả chục người, chờ cho đến khuya. Ông khai thuế đọc sơ tờ nháp của ông An rồi nói:

- Khai được như thế nầy th́ cần chi phải nhờ đến tôi ? Tôi đâu có làm chi hơn được cho ông đâu.

 

Ông Kiệt nói:

- Nhờ ông nói cho bà xă tôi rơ.

 

Bà Kiệt nói lớn:

- Ông nhà tôi không biết khai thuế, người ta ai cũng lấy thuế về nhiều, c̣n chúng tôi có năm phải đóng thêm, thế th́ không tức sao được.

 

Từ đó, ông Kiệt t́m ra phương sách tránh rắc rối, là không tự khai thuế nữa, dẫn vợ đến các nơi dịch vụ khai thuế, tốn mấy chục đồng, mà được yên ổn. Thế mà cũng có khi bà Hoa không chịu, bà t́m đến nơi khác nữa, nhờ khai lại, xem có lợi thêm được chút nào không, khi tốn thêm tiền, bà lại cáu bẳn và gắt gỏng ông:

- Chỉ tại anh dở, không biết khai thuế đúng cách nên phải tốn tiền. Người ta ai cũng lấy về khối tiền thuế, trong lúc ḿnh lại phải trả thêm.

Mỗi khi xe hư hay trong nhà điện nước có vấn đề, là ông Kiệt khổ tâm lắm. Dụng cụ như búa, kềm, khóa mở đinh ốc không có. Bà không chịu để cho ông mua. Những lúc nầy, ông phải dùng dao, dùng kéo để cạy, để vặn mà sửa chữa, vừa khó khăn vừa không làm được. Ông chỉ giận và than một ḿnh:

- Ngu quá, ngu quá.

Bà lấy lư do là điện nước và xe không phải hư hỏng thường xuyên, và những thứ dụng cụ đó không cần thiết để phí tiền mua. Một lần ông lén mua một hộp dụng cụ, gồm một ít đồ tối thiểu, bà biết được, bèn khóc lóc, gây gổ, nhịn ăn, và buộc ông phải đem trả lại.Thái độ bà khăng khăng làm ông phải nhượng bộ cho yên nhà yên cửa. Ông cũng buồn, v́ không có dụng cụ, không tự sửa chữa được những hư hỏng lặt vặt trong nhà. Và dù thuở nhỏ học trung học kỹ thuật, ông cũng dần dà trở nên kém cỏi, vụng về, ít hiểu biết về bệnh xe, sửa chữa điện nước thông thường.

Ông anh vợ biết em gái ḿnh dại mà không khuyên bảo được, mua tặng cho ông Kiệt một hộp đồ nghề trong mùa giáng sinh, gồm các loại khóa mở đinh ốc, kềm, búa. Ông Kiệt mừng như bắt được thùng vàng. Những khi ông Kiệt sửa chữa hư hỏng lặt vặt trong nhà, th́ bà đứng bên cạnh xem, và bảo ông phải làm thế nầy, phải làm thế kia. Vặn ốc chiều nầy, dùng cây kềm kia. Dù bà không biết, không hiểu, nhưng cũng chỉ chỏ hướng dẫn và ra lệnh. Khi ông không làm theo lời bà ,

th́ bà bảo rằng:

- Anh hay chống đối, hay làm ngược lại những ư kiến của tôi.

 

Đôi khi bực quá ông gắt:

- Không biết th́ để tôi làm. Không biết mà cứ ưa làm thầy người khác, ưa dạy điều tào lao. Mười chuyện không làm theo lời bà một chuyện là chống lại bà. Chống bà th́ tôi được cái khỉ ǵ ? Bà biết làm th́ xắn tay vào làm đi.

 

Ngay cả rửa chén bát, bà cũng đứng bên cạnh để chỉ huy, phải rửa cái nầy trước cái kia sau, phải vặn nước nóng, nước lạnh . Ông bực lắm, hai môi bặm lại, mặt cứ gầm gầm như sắp đánh đấm với ai.Những khi vợ chồng vui vẻ, ông kể chuyện vui cho bà nghe, có khi bà hiểu lầm ông ám chỉ bà. Thế là khóc lóc, căi vả, và phun ra nhiều câu hỗn láo khó nghe. Những khi gặp khó khăn phiền toái của ông ở sở, ông cũng không hề dám kể lể, tâm sự cùng bà để chia sớt, để bàn căi. Nói cho bà biết, th́ chỉ có bị sỉ vả nặng lời, bị cho là dại, kém, ngu.

Nhiều lúc ông giận cành hông, đập tay vào tường rầm rầm. Ông có khẩu súng mua từ khi chưa lập gia đ́nh, ông tháo ra, và đem quăng xuống hồ sâu. Ông sợ có ngày không kềm được cơn giận mà bắn ẩu.

Mỗi lần bà xem được quảng cáo trên truyền h́nh hoặc trên báo, thấy hàng bán rẻ là bà yêu cầu ông chở đi mua. Chỉ v́ lợi được một đồng bạc cho mấy cuộn giấy đi cầu, mà phải lái xe xa cả tiếng đồng hồ, tốn hết cả chục bạc tiền xăng, chưa kể hao ṃn xe, chưa kể mất luôn cả nửa ngày công, nhưng bà cũng quyết đi cho được, và hớn hở v́ tiết kiệm được một vài đồng. Ông cố gắng giải thích cho bà nghe, mà bà không chịu hiểu, và không muốn hiểu. Riết rồi ông không cần giải thích nữa, cứ phí thời gian, phí tiền bạc, nhưng khỏi phải lư giải, tŕnh bày khó khăn.

Từ ngày lấy vợ, ông mất dần gần hết bạn bè. Bà cho rằng đàn ông gặp nhau nói toàn chuyện trên trời, dưới đất, không bổ ích ǵ, không lợi lộc ǵ. Bà ngăn cản ông gặp bạn bè, và bạn bè đến nhà ông, th́ chỉ vài lần thôi, thấy thái độ của bà, họ không đến nữa.

Ông Kiệt cũng tự an ủi ḿnh, hạnh phúc gia đ́nh là ưu tiên chính yếu, làm sao giữ cho êm ấm, phẳng lặng. Bà hạn chế tối đa việc đi ăn đám cưới. Bà thường nói:- Tại sao phải đi đám cưới con bạn bè ? Chúng nó có biết ḿnh là ai đâu mà có biết đi nữa, th́ việc ǵ mà phải tốn tiền cho chúng. Chúng nó lấy chồng lấy vợ cho chúng nó, ḿnh mắc mớ ǵ mà phải đi và cho tiền mừng-

Ông nói với bà:

- Mai đây, con ḿnh nó lấy vợ lấy chồng, th́ ai mà đi đám cưới đây?

 

Bà bảo:

- Tôi không cần ai cả. Con ḿnh c̣n nhỏ, chuyện ấy c̣n xa vời.

 

Ông mượn cho bà một số sách dạy về xă giao, cách sống ở đời, bà không đọc mà nói:

- Những thứ nầy, ai không biết, mà phải viết sách cho tốn kém, mất th́ giờ.

 

Những khi đi ăn tiệm, bà tiếc tiền không ăn, và chỉ ăn một phần do ông sớt cho. Thường ông kêu món ǵ, bà cũng bảo là đừng ăn món đó, v́ dở, và bà ép ông phải ăn theo món bà đề nghị. Ông bực ḿnh hỏi:

- Thứ nhất, anh ăn món nầy hay em ăn, thứ hai là em đă ăn món nầy tại đây chưa mà cho là dở ? Thứ ba tại sao em bắt anh phải ăn món mà anh không ưa thích?.

 

Bà giận nói:

- Anh chỉ thích kêu món đắt tiền mà chưa biết là ngon hay dở. Anh thường ưa phung phí tiền bạc.

Khi mua bảo hiểm xe, th́ bà nhất định chọn loại bồi thường thấp nhất, và khi xe có một vết trầy trụa nhỏ, th́ bà dục ông kêu bảo hiểm yêu cầu bồi thường. Ông giải thích là hư hỏng dưới mức chi phí ḿnh phải chi ra. Bà giận dỗi nói:

- Thế th́ mua bảo hiểm làm chi. Tôi sẽ kêu bảo hiểm, và anh sẽ thấy họ bồi thường cho anh xem.

 

Bà kêu điện thoại báo cho công ty bảo hiểm, họ giải thích, và bà nhất định không chịu hiểu, cho rằng hăng bảo hiểm lừa gạt . Bà dọa sẽ kiện ra ṭa, và buộc ông phải đi t́m hăng bảo hiểm khác, thật thà hơn.

 

Một lần ông Kiệt đọc báo, viết về nhưng người trúng số độc đắc, kể cho bà nghe làm vui. Có câu chuyện một ông làm ở Đại học Berkeley, trúng năm triệu đồng, ông cho nhà trường một triệu, mua cho bà vợ một món nữ trang 50 ngàn đồng. Năm năm sau, hai vợ chồng ly dị. Bà Kiệt chồm lên mà xỉa xói:

- Trúng 5 triệu lại cho trường đại học hết một triệu, mà chỉ cho vợ món nữ trang 50 ngàn thôi. Trúng là phải chia đôi chứ. Con người bần tiện như thế, th́ bỏ đi là phải.

 

Rồi bà đi theo ông mà mắng mỏ, cằn nhằn măi. Ông bỏ ra vườn xới mấy gốc cây cho khỏi bực cái con ráy. Bà chạy theo ra, và tiếp tục than thở. Ông nh́n bà mà nói:

- Có phải anh trúng năm triệu đâu mà em cứ hành hạ anh măi thế. Anh mà trúng năm triệu th́ e em giữ hết, không biết anh có giữ lại được năm trăm để thù tiếp bạn bè không. Em có muốn than văn, cằn nhằn, th́ nhờ người đưa lên Berkeley mà cằn nhằn ông kia. Rồi ông ta kêu cảnh sát c̣ng tay cho v́ tội mạ lỵ vô cớ.

 

Bà Kiệt bỗng quay lại hỏi:

- Kỳ nầy anh có mua một vé số phải không ? Đâu rồi ? Đưa cho tôi xem.

 

Ông Kiệt bảo là để trong ví, bà muốn xem th́ vào lục quần ông mà xem. Bà nằng nặc đ̣i ông phải đi lấy tấm giấy số cho bà xem. Ông Kiệt nói là đang lở tay làm đất, nó c̣n đó, không mất đâu mà sợ. Bà cứ nằng nặc quấy rối, ông phải rửa tay, đi lấy tấm giấy số giao cho bà. Xem tờ vé số, bà khóc gào lên:

 

- Anh định nếu trúng th́ lănh lấy một ḿnh, hay bỏ trốn mẹ con tôi phải không? Tại sao mặt sau tấm vé số không ghi tên anh và tên tôi. Tôi biết mà, đàn ông bội bạc lắm. Giàu đổi vợ sang đổi bạn. Âm mưu của anh không dấu được tôi đâu

 

Rồi bà khóc lóc, kể lể, gán cho ông những lời khó nghe. Ông đến gần bà bảo:

- Đâu, em đưa tấm vé số đây, anh ghi tên vào.

 

Ông lấy tấm giấy số trên tay bà, xé vụn, ném vào gốc cây. Bà thét lên:

- Anh không có quyền xé đi. Tiền nầy là tiền chung, anh không có quyền ǵ cả.

 
 

 

   Bây giờ th́ đă muộn, ông Kiệt mới hiểu rằng, vợ hiền và vợ dại hoàn toàn khác nhau. Người hiền không chắc đă dại, người ta có thể vô cùng khôn ngoan hiểu biết, nhưng hiền lành. C̣n người dại thường bị xét đoán lầm là người hiền. Dại, và thiếu hiểu biết, cộng lại thành một loại người khó thông cảm, khó ḥa đồng cùng nhân quần xă hội.          

Quá trễ rồi, ông Kiệt đành chịu thua tất cả, để giữ cho cái hạnh phúc gia đ́nh mong manh nầy. Để cho các con khỏi phải khổ. Mặc gia đ́nh, bà con bạn bè chê trách ông không biết cách cư xử với vợ. Họ không dám dùng chữ "dạy vợ", sợ các bà nghe được, nổi máu tam bành lên th́ lôi thôi lớn. Một người bạn trêu ông Kiệt sửa câu nói "Dạy con từ thuở c̣n thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về"  thành câu "Dạy con từ  thuở c̣n thơ, LẠY vợ từ thuở bơ vơ mới về".

Ông Kiệt ráng giữ sao cho gia đ́nh càng ít sóng gió càng tốt. Ông không có hy vọng chuyển hóa được bà, chịu thua, và tự quy lỗi cho ḿnh, đă xét đoán sai. Bây giờ th́ chỉ cố gắng làm sao cho gia đ́nh yên ổn, cho con cái yên tâm sống trong hạnh phúc ít oi đó. Ông thường nói với những đứa cháu nhỏ sắp lập gia đ́nh:

"Đừng v́ một khuôn mặt đẹp mà lấy nhầm bà vợ dại. Khốn đốn và bất hạnh như xuống thấu địa ngục vậy".Ô thôi .. lạy Chúa .. lỗi tại con .. lỗi tại con ..

TÁC GIẢ ???