ĐầmThị Nại trong ḍng lịch sử từ thời Chiêm Thành cho tới ngày nay
I- Quân cảng & Hải cảng Thị Nại (tài liệu của tác giả Đào Đức Chương) Gần cuối thế kỷ thứ 10, người Chiêm Thành dời đô vào thành Đồ Bàn (Vijaya) nay là thôn Bắc Thuận và Nam Tân ( tức thôn Nam An cũ thuộc phạm vi thành, hợp nhất với Tân Ninh) thuộc xă Nhơn Hậu huyện An Nhơn. Kinh đô mới có địa thế pḥng thủ tốt. Ba mặt Tây Nam Bắc đểu có núi non che chở, phía đông là đồng bằng có núi Long Cốt (cao 43 mét) làm tiền án ngó ra Đầm Thị Nại. V́ vậy muốn chiếm Đồ Bàn phải tiến quân vào Thị nại, yết hầu của kinh đô. Nơi đây kín đáo, chứa cả ngàn chiến thuyền, thuận tiện cho việc đổ bộ cùng lúc hàng vạn quân. Bởi ưu thế đó, Thị Nại đă gắn liền với lịch sử qua những trận đánh lớn, một mất một c̣n.Theo Việt Sử tân Biên và các tài liệu sử khác, ngót 10 thế kỷ qua, đầm Thị Nại ít nhất cũng đă 12 lần có mặt trong quân sử. |
||
1- Tháng 2 năm Kỷ Dậu (1069) Lư Thánh Tông (1054-1072) thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Từ Thăng Long đại quân ta đi ngót 26 ngày đường biển mới đến Đầm Thị Nại. Viên Tổng Tư Lệnh Chiêm Thành là Bố-b́- đà-la dàn trận trên bờ sông Tu Mao ( một nhánh của sông Côn). Lư Thường Kiệt đánh tan lực lượng tiền phương và giết được Bố- b́ -đà - la , rồi vượt thêm 2 sông nữa ( cũng thuộc sông Côn) th́ tới Đồ Bàn Vua Chiêm là Chế Củ ( Rudravarman IV) bỏ kinh đô chạy về miền nam. Lư Thường Kiệt đem quân đuổi theo suốt một tháng trời, đến tận biên giới Chân lạp. Kết quả vua Chiêm và 5 vạn quân dân bị bắt.. Tháng 7 năm ấy, Lư Thánh Tông về đến Thăng Long với ca khúc khải hoàn, giải theo vua Chiêm và quyến thuộc. Sau Chế Củ dâng ba châu: Bố Chánh, Địa Lư và Ma Linh mới được tha cho về nước. Đây là lần đầu tiên Đầm Thị Nại có tên trong quân sử Đại Việt. 2- Đời Trần Nhân Tông ( 1279-1293) ngày 21 tháng chạp năm Giáp Thân (1284) 50 vạn quân Nguyên dưới quyền tổng chỉ huy của Thái tử Mông Cổ là Thoát Hoan, chia quân làm hai đạo: bộ binh do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy, tiến vào Lạng sơn, giả tiếng mượn đường Đại Việt đi đánh Chiêm Thành.Thuỷ quân do Toa Đô dẫn đầu, gồm 1000 chiến thuyền và 10 vạn quân, từ Quảng Châu tiến thẳng vào Đầm Thị Nại của Chiêm Quốc. Vị trí tiền tiêu bảo vệ kinh đô Đồ Bàn là thành Thị Nại nằm bên bờ sông G̣ Tháp ( nam phái sông Côn) thuộc Xă Phước Ḥa, túc trực 1 vạn quân, có trang bị voi chiến, chặn các đường hiểm yếu không cho quân Nguyên tiến vào kinh đô.Toa Đô đánh măi không được đành bỏ Thị Nại, theo đường bộ ra Nghệ An, rồi rút quân ra Bắc, lại bị bao vây ở Tây Kết ( một làng nhỏ ở bờ sông Hồng) trúng tên bỏ thây ở chiến trường. 3- Năm Đinh Tỵ (1377) vua Trần Duệ Tông ( 1373-1377) đem 12 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Ngày 23 tháng Giêng, đại quân tiến vào cửa Thị nại., lấy đồn Thạch Kiều, chiếm động Kỳ Man (động cát ở chân núi Xuân Quang, gần Gành Ráng và Quy Ḥa). Quân ta đang đắc thắng th́ vua Chiêm là Chế Bồng Nga giả kế trá hàng. Đại tướng Đỗ Lễ biết mưu gian của địch, can vua Duệ Tông, nhưng vua không nghe, bảo rằng :” Dùng binh quư như thần tốc. Nay nếu dừng lại không tiến, th́ thực là trời cho mà không lấy, để nó lại cơ mưu khác th́ hối sao kịp, ngươi chính là hạng đàn bà.” Rồi nhà vua cho tiến quân ào ạt đến đến Đồ Bàn. Quân Chiêm phục kích sẵn ở chỗ hiểm yếu, bất thần bốn mặt giáp công, khép chặt ṿng vây. Quân ta tuy đông nhưng không pḥng bị nên thua to. Vua Trần Duệ Tông tử trận, quân sĩ chết hai phần c̣n một, phải mở đường máu mới thoát được. 4-Năm Canh Dần (1470) Hồng Đức nguyên niên, vua Chiêm là Trà Toàn sai sứ sang cầu viện nhà Minh, rồi cho quân ra cướp phá đất Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông xuống chiếu huy động 26 vạn tinh binh và tự cầm quân chinh phạt Chiêm Thành. Sau trận đại thắng ở Sa kỳ ( huyện B́nh Sơn Quảng Ngăi) hạ tuần tháng 2 năm Tân măo (1471) thuỷ quân ta tiến vào Đầm Thị Nại. Ngày 27 tháng 2, vua Lê Thánh Tông chỉ huy đánh chiếm thành Thị Nại. Ngày 28, kinh đô Đồ Bàn bị vây hăm, đến mùng 1 tháng 3 th́ hạ thành, bắt sống Trà Toàn và hoàng gia. Từ đấy Đầm Thị Nại và cả miền đất Vijaya đến đèo Cù Mông, vĩnh viễn thuộc về Đại Việt |
||
5- Đầm Thị Nại được yên ổn suốt 3 thế kỷ, đến năm Nhâm Tư (1792) xẩy ra trận thuỷ chiến đầu tiên tại quân cảng này giữa quân Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Nhân lúc gió mùa, Nguyễn Ánh cùng các tướng Nguyễn văn Thành , Nguyễn văn Trương và các tướng người Pháp là Dayot ( tên Việt là Nguyễn văn Phấn), Vannier ( tức Nguyễn văn Chấn), De Redon, D’Auray, Olivier de Capentras ( tức ông Tín) đem cả binh thuyền bất thần tấn công vào Thị Nại, căn cứ hải quân quan trọng nhất của vua Thái Đức. Lợi dụng gió nam thổi mạnh, quân Nguyễn Ánh tiến vào cửa Thị Nại tức là ở vị trí đầu ngọn gió, nên đă dùng hỏa công thiêu rụi toàn bộ binh thuyền của Tây Sơn. Tướng Tây Sơn là đô đốc Nguyễn Thành chống cự không nổi phải chạy lên thành Hoàng Đế tức là thành Qui Nhơn (Đồ Bàn Cũ) 6- Năm Quí Sửu (1793) cũng đợi lúc gió mùa tây nam thổi mạnh, thuỷ quân của Nguyễn Ánh ra đánh Thị Nại lần thứ hai. Thái tử Nguyễn Bảo chống cự không nổi, rút quân vào thành. Kinh đô lâm nguy, Nguyễn Nhạc phải cầu cứu Phú Xuân, vua Quang Toản sai Phạm Công Hưng, Nguyễn văn Huấn, Lê Trung, Ngô văn Sở đem 17 ngàn quân và 80 thớt voi đi đường bộ. Ngoài ra c̣n sai Đặng văn Chân thống lĩnh thuỷ quân, với 30 chiến thuyền, vào cấp cứu Qui Nhơn. Nguyễn Vương thấy viện binh quá mạnh, phải rút lui. Từ ấy quân cảng Thị Nại và toàn bộ đất Qui Nhơn thuộc về triều đ́nh Phú Xuân. Quang Toản giao cho Lê Trung và Nguyễn văn Huấn ở lại giữ thành. |
7- Năm Ất Măo ( 1795) Nguyễn Ánh đem thuỷ quân ra tới Thị Nại; trong lúc Đông Cung Cảnh có Olivier chỉ huy pháo binh, từ Diên Khánh tiến quân ra Phú Yên. Quân Phú Xuân tuy bị uy hiếp cả hai mặt, nhưng vẫn c̣n mạnh, lại gặp lúc thời tiết bất lợi nên Nguyễn Vương rút quân về. 8- Tháng 3 năm Kỷ Mùi (1799) Nguyễn Vương đem đại binh ra đánh lấy Qui Nhơn, tiến quân nhiều mặt: Hậu quân Vơ Tánh và Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức đem quân lên bộ đóng chốt ở Trúc Khê. Tiền quân Nguyễn văn Thành có tượng binh và pháo binh tăng cường ra đánh lấy Phú Yên rồi tiến quân tiếp ứng cho Vơ Tánh. C̣n Nguyễn Vương mang thuỷ quân đánh thốc vào Thị Nại, có Đông cung Cảnh mang tả quân hỗ trợ. Phú Xuân sai Trần Quang Diệu và Vũ văn Dũng vào cứu, nhưng viện bịnh bị quân của Nguyễn văn Thành chặn lại ở Quảng ngăi. Quân cảng Thị Nại và thành Qui nhơn về tay Nguyễn Ánh. Chúa cho đổi thành Qui Nhơn là thành B́nh Định để mừng ngày lấy lại đất cũ. |
||
9-Tháng Giêng năm Canh Thân (1800) Tây Sơn mở chiến dịch phản công tại B́nh Định. Hai danh tướng Phú Xuân là Trần Quang Diệu chỉ huy bộ binh vây chặt thành B́nh Định. Vũ văn Dũng mang thuỷ quân chiếm lại Thị Nại. Tướng nhà Nguyễn là Vơ Tánh chỉ c̣n cách cố thủ trong thành để chờ viện binh. Chúa Nguyễn cho đại binh ra cứu, bộ binh từ Phú Yên tiến ra nhưng không thể tiến gần, c̣n thuỷ quân tấn công mấy lần vẫn không vào được Thị Nại. 10-Tháng Giêng năm Tân Dậu (1801) Chúa Nguyễn đem cả dại binh do các tướng Vơ Duy Nguy, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương và nhiều tướng người Pháp chỉ huy đánh vào Thị Nại. Biết không thắng nổi được bằng vơ lực, Nguyễn Ánh dùng mưu, kết hợp với hỏa công, Chúa cho gián điệp trà trộn vào thuỷ quân của Tây Sơn lấy mật hiệu. Rồi nhân lúc gió thổi mạnh, Vơ Duy Nguy dùng thuyền có tay chèo phóng lửa đốt thuỷ đồn của Tây Sơn pḥng thũ ngoài cửa biển. Lê Van Duyệt dùng thuyền lửa và thuyền có đại bác tấn công ba chiến hạm đang án ngữ hải khẩu. Lê văn Trương, nhờ biết mật hiệu dùng thuyền nhỏ lẻn vào Gành Hổ ( Phương Mai) đốt thuỷ trại. Tướng Tây Sơn là Vơ Văn Dũng đương chỉ huy trận tiền, thấy lửa cháy ở hậu cứ tưởng là có nội ứng, bèn chia binh vào cứu. Nhân lúa ấy, Vơ Duy Nguy cho thuyền xông vào đầm Thị Nại, bị trúng đạn chết. Lê văn Duyệt đốc binh tiếp theo, vừa vượt khỏi tầm súng trên các đồn luỹ bắn xuống th́ lại gặp thuyền của Tây Sơn xông tới đánh xáp lá cà. Lợi dụng đứng trước đầu ngọn gió , Lê văn Duyệt dùng hỏa công. Lửa cháy rợp trời, thuyền Tây Sơn bị đốt gần hết. Vơ văn Dũng bỏ Thị Nại lên bờ, hợp với Trần Quang Diệu giữ những nơi hiễm yếu. Đó là trận thuỷ chiến lớn nhất, đẫm máu nhất và là trạn cuối cùng tại quân cảng Thị Nại trong thời nội chiến. 11- Tháng 5 năm Ất Dậu (1885) Pháp chiếm xong Kinh Đô Huế, thấy phong trào Cần Vương ở B́nh Định lên mạnh, liền đem binh thuyền vào cảng Thị Nại bắn phá các đồn luỹ hải quân của triều đ́nh ta. Chúng cho quân vào cửa Ḷng Sông, theo nhánh sông Tọc (bắc phái sông Hà Thanh) tiến chiếm căn cứ của nghĩa quân Cần Vương trên núi Hàm Long ( tục goị là núi Trường Úc) cách Đầm Thị Nại chừng 3 km. Nghĩa quân tuy thiệt hại nhiều nhưng cương quyết tử thủ để chống trả anh dũng. 12- Tướng Navarre lập kế hoạch b́nh định miền duyên hải nam Trung Việt. Ngày 12 tháng 3 năm 1954 ( Giáp Ngọ) ông cho mở cuộc hành quân Atlante đợt hai vào cửa biển qui Nhơn, với lực lượng 18 tàu thủy, 2 tàu đổ bộ, 4 trung đoàn thuỷ quân lục chiến và 1 tiểu đoàn công binh, có phi cơ, xe tăng và trọng pháo yểm trợ. Pháp thiết lập căn cứ quan trọng tại Qui Nhơn và bán đảo Phương Mai. Tàu chiến vào Đầm Thị Nại, đổ quân đóng chốt ở Hội Lộc, Huỳnh Giản ( phía bờ đông), Vân Hà, Quảng Vân, B́nh Thái, Trường Úc ( phía bờ Tây) lập vành đai hỏa lực quanh Qui Nhơn, nhằm tiến chiếm tỉnh B́nh Dịnh bằng ba mặt: Thị Nại đánh lên để gặp cánh quân từ đèo An Khê đánh xuống và từ Sông Cầu ( Phú Yên ) đánh ra. Nhưng thất bại, cánh quân Thị Nại phải rút về giữ Qui Nhơn. Sóng nước Đầm Thị Nại hiền lành, với triền cát trắng mịn, có ai ngờ nơi đây đă nhiều phen nhuộm đỏ máu quân thù lẫn máu của những chiến sĩ giữ nước và mở nước. Trường Xuyên cảm khái qua bài thơ Hoài Cổ, Quách Tấn chép vào Nước non B́nh Định Thị Nai xưa kia vũng chiến trường Nổi ch́m thế sự mấy triều vương Non mây c̣n ngát hơi binh dữ Biển ráng chưa tan bọt máu hường Nhạn Lănh sóng vờn gương đế bá Phương Mai rừng đắp vết tang thương Bùi ngùi ngắm cảnh quay trông lại Lớp lớp xe ai rộn phố phường. |
||
II- Thủy chiến Thị Nại giữa Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn
(tài liệu của tác giả Ngọc Hiếu)
Thị Nại là một vịnh biển, nó là con đường gần như duy nhất bằng đường thủy để các chiến hạm đổ bộ khi công thành Quy Nhơn. Một góc thành Quy Nhơn B́nh Định ngày nay |
Tấn công thành Quy Nhơn lần 1 Thường th́ để công thành Quy Nhơn phải dùng chiến lược phối hợp 2 nhánh quân thủy bộ, thủy binh sẽ theo cửa biển Thị Nại vào đầm Thị Nại và đổ bộ, từ đó đi ṿng lên hội quân với bộ binh đi từ ở phía Nam để áp sát thành. (H́nh minh họa chụp từ Google Maps nên có thêm mấy cái quốc lộ 1 và 19 – lưu ư: hồi đó không có ) |
||
Năm 1793, Gia Long bắt đầu xuất quân theo 2 hướng, thủy binh do 2 tướng Vơ Tánh và Nguyễn Văn Trương chỉ huy, bộ binh chỉ huy bởi các tướng Tôn Thất Hội, Nguyễn Văn Thành và đặc biệt là tướng tài Nguyễn Huỳnh Đức. Thủy binh nhanh chóng chiếm được thành Diên Khánh, cùng lúc bộ binh cũng tiến chiếm thành B́nh Thuận và sau đó là thành Phú Yên. Bộ binh chỉ huy bởi 2 tướng Tôn Thất Hội và Nguyễn Văn Thành tiếp tục tấn công áp sán thành Quy Nhơn từ phía nam, mặt trước thủy binh của tướng Vơ Tánh cũng tiến vào cửa Thị Nại và bắt đầu đổ bộ. Thành Quy Nhơn bị bao vây 2 mặt. T́nh thế rất nguy cấp, vua Thái Đức đành phải cầu viện vua Cảnh Thịnh. Vua Cảnh Thịnh sai tướng Ngô Văn Sở và Phạm Công Hưng chỉ huy đại binh tiếp cứu thành Quy Nhơn. Phân tích lực lượng viện binh quá lớn, Gia Long quyết định rút đại binh về Diên Khánh để tránh tổn thất. Việc chiếm thành Quy Nhơn lần 1 thất bại. Cần nói thêm đôi chút giai đoạn này, lúc này nhà Tây Sơn đă suy, t́nh h́nh rối ren, hôn quân bất tài lên ngôi (vua Cảnh Thịnh) nên ḷng dân lúc này gần như ngă nhiều về phía nhà Nguyễn. Nhà Tây Sơn bắt đầu dấu hiệu tối tăm, ngay cả việc gửi quân giải cứu Quy Nhơn, quân của vua Cảnh Thịnh (là cháu của vua Thái Đức) đă không về mà ở lại luôn Quy Nhơn khiến (một hành động chiếm giữ) khiến vua Thái Đức v́ tức giận mà chết. Năm 1799, Nguyễn Ánh xuất quân lần 2 quyết chiếm thành Quy Nhơn… Tấn công thành Quy Nhơn lần 2 Địa thế của thành Quy Nhơn có 2 mặt pḥng thủ rất quan trọng. Ở phía Nam là núi Hàm Long, núi này là điểm trọng yếu để bảo vệ mạn nam thành Quy Nhơn. Mạn phía bắc là ba ngọn núi Cung Quăng, Sa Lung và Thạch Tân, 3 ngọn núi này tạo thành bức tường thiên nhiên để che cho mặt bắc cho thành Quy Nhơn. Ai chiếm giữ được dăy núi này th́ có thể dễ dàng kềm chân các mũi tấn công từ hướng Bắc xuống. Nguyễn Ánh đích thân chỉ huy thủy binh tiến vào cửa Thị Nại, 2 tướng Vơ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức cho quân đổ bộ lên bờ và tiến đánh núi Hàm Long, tại đây đă diễn ra trận kịch chiến giữa một bên là quân của 2 tướng Vơ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức và một bên là tướng Vơ Đ́nh Tú – tướng Vơ Đ́nh Tú cũng là một tướng tài của nhà Tây Sơn, là một trong 7 tướng tài giỏi nhất của Tây Sơn (Tây Sơn thất hổ tướng). Thế ở núi Hàm Long dễ thủ hơn công, sau cùng v́ trúng kế điệu hổ ly sơn, quân Tây Sơn đă thất thủ, tướng Vơ Đ́nh Tú tử trận. Cùng lúc ở mạn Bắc, quân nhà Nguyễn chỉ huy bởi tướng Tống Phước Hiệp trấn giữ dăy núi Cung Quăng để ngăn không cho quân từ Phú Xuân tiến vào cứu viện như lần 1. |
||
Thế của thành Quy Nhơn lúc này đang dần bị ép lại từ 3 phía, phía Nam đang bị tướng Vơ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức trấn giữ và có thể tiến đánh bất kỳ lúc nào. Phía Bắc viện binh từ Phú Xuân không thể xuống được và đại quân công thành của Nguyễn Ánh th́ hiện đang ở đầm Thị Nại. Nguyễn Ánh bắt đầu cho đổ bộ thủy binh để vây thành Quy Nhơn, cùng lúc tướng Vơ Tánh kéo quân tiến đánh mạn Nam thành. Tuy nhiên thành Quy Nhơn là một thành vững, khi đă vào thế thủ th́ rất khó công. Quân của Nguyễn Ánh đánh măi vẫn không hạ được thành (lúc này trấn giữ thành Quy Nhơn là tướng Lê Văn Thành). Ở mạn bắc, đại quân cứu viện chỉ huy bởi 2 tướng Trần Quang Diệu và Vơ Văn Dũng tiến vào từ Phú Xuân. Tuy nhiên bị quân của Tống Viết Phước chặn lại ở dăy núi Cung Quăng đă nói ở trên, một lần nữa địa thế ở đây thủ dễ hơn công. Quân viện binh tấn công măi không thể qua được |
Thêm nữa vào lúc này ở triều đ́nh Phú Xuân, vua Cảnh Thịnh nghe lời gièm pha của bọn nịnh thần, đă ra mật lệnh cho tướng Vơ Văn Dũng giết Trần Quang Diệu. Vơ Văn Dũng kháng chỉ và báo lại cho Trần Quang Diệu v́ thấy lệnh đó là vô lư. Trần Quang Diệu là trọng thần theo Tây Sơn từ những ngày đầu tiên, suốt một đời trung thành với nhà Tây Sơn, nay vua Cảnh Thịnh v́ nghe những lời xàm tấu mà ra lệnh như vậy, Trần Quang Diệu nổi giận cho chuyển hướng đại binh quay trở lại Phú Xuân quyết xử hết bọn nịnh thần. Trong thành đợi măi không thấy viện binh, Lê Văn Thành đành phải mở cửa thành ra hàng. Nguyễn Ánh nhập thành và đổi tên lại là thành B́nh Định. Trong cái nh́n của nhà Nguyễn, Tây Sơn trước sau chỉ là một nhóm nổi loạn, ông đổi tên thành B́nh Định ư rằng nơi đây cuối cùng đă được B́nh Định. Tướng Vơ Tánh nhà Nguyễn đảm nhiệm trấn thủ thành từ đó. Thời điểm này trấn giữ Phú Yên là tướng Nguyễn Quang Huy của nhà Tây Sơn. Được tin thành Quy Nhơn thất thủ, nhận ra ḿnh đang bị khép giữa 2 cánh quân nhà Nguyễn, từ Quy Nhơn ở phía Bắc và từ Diên Khánh ở phía Nam, nếu cả 2 cánh quân này đồng loạt tấn công th́ khó bề chống đỡ Tướng Nguyễn Quang Huy quyết định tiến quân ra cứu Quy Nhơn. Tuy nhiên đó là một bước đi sai lầm của tướng Nguyễn Quang Huy, v́ khi tiến quân ra Quy Nhơn th́ thành Phú Yên lực lượng sẽ mỏng. Nhận ra điều đó, tướng Nguyễn Văn Thành từ Diên Khánh kéo lên đánh chiếm Phú Yên. Lúc này Nguyễn Quang Huy nhận ra nếu Phú Yên thất thủ, quân của ông sẽ không c̣n đường lui, do đó ông buộc phải quay lại giữ thành Phú Yên. |
||
Trong lúc tướng Nguyễn Quang Huy giao chiến với quân của tướng Nguyễn Văn Thành, ở mặt bắc, Nguyễn Ánh quyết định cho tướng Nguyễn Huỳnh Đức ra tiếp đánh. Quân của tướng Nguyễn Quang Huy cùng lúc bị tấn công cả từ 2 phía bắc và nam nên không chống đỡ nổi, tướng Nguyễn Quang Huy sau khi chiến đấu dũng cảm phải bỏ thành lên núi Dương An, thành Phú Yên thất thủ. Nhà Nguyễn thống nhất một dải từ Nam ra đến Quy Nhơn. Sau khi ổn định t́nh h́nh ở thành Quy Nhơn – lúc này đă đổi tên là thành B́nh Định. Nguyễn Ánh giao thành B́nh Định lại cho tướng Vơ Tánh cùng với thượng thư Ngô Tùng Châu trấn giữ. Ông kéo đại binh về Gia Định. Về phía Trần Quang Diệu, sau khi xử xong bọn nịnh thần ở Phú Xuân, th́ t́nh thế lúc này rất nguy cấp, Nhà Tây Sơn mất thành B́nh Định xem như quân Nguyễn đă ở ngay sát Phú Xuân. Trần Quang Diệu quyết tâm chiếm lại cho bằng được thành B́nh Định. Ông tập hợp đại quân chia làm 2 mũi, bộ binh do chính ông chỉ huy và thủy binh do đô đốc Vơ Văn Dũng chỉ huy tiến về thành B́nh Định. Dàn quân Tháng 1 năm 1800, đại quân của Trần Quang Diệu vượt qua Bến Đá và tiến thẳng về thành B́nh Định, cùng lúc thủy binh của đô đốc Vơ Văn Dũng đổ bộ. Cả 2 cánh quân tiến đánh thành B́nh Định. Tướng Vơ Tánh ra giao chiến nhưng v́ đại binh của Tây Sơn quá lớn nên không chống đỡ nổi phải rút vào thành cố thủ, đồng thời báo tin về Phú Yên và Gia Định xin cứu viện. Như trên đă nói, thành B́nh Định là một thành dể thủ khó công. Nên dù với quân lực hùng hậu, tướng Trần Quang Diệu cũng không thể chiếm được thành. Ông quyết định cho xây đắp số lượng rất lớn trượng lũy xung quanh dùng chiến thuật vây thành cho đến khi trong thành hết binh lực. Trấn giữ ở cửa Thị Nại là hạm đội thủy quân cực kỳ hùng mạnh của Tây Sơn nhằm ngăn không cho thủy binh của quân Nguyễn tiếp viện bằng đường thủy – gần như tất cả sức mạnh thủy binh của Tây Sơn đều tập trung ở đây. Nhận được tin nguy cấp thành Quy Nhơn đang bị đại binh hùng mạnh của Tây Sơn vây đánh, Nguyễn Ánh chuẩn bị đại quân cùng hạm đội hùng hậu tiến ra ứng cứu. Một bên quyết chiếm cho bằng được, một bên quyết tâm không để mất. Trận Thị Nại bắt đầu… Hải quân nhà Nguyễn Dưới vua Gia Long là rất nhiều các tướng tài khác, riêng trong trận này th́ chúng ta có các tên tuổi lẫy lừng như: Lê Văn Duyệt, Vơ Tánh, Vơ Duy Nguy (người hy sinh trong trận này), Nguyễn Văn Thành, Trương Tấn Bửu và một số sĩ quan cao cấp người Pháp chỉ huy các chiến hạm. |
||
* Tả Quân Lê Văn Duyệt: là một trong những công thần của nhà Nguyễn từ những ngày đầu tiên, ông tham gia rất nhiều trận chiến lẫy lừng cùng vua Gia Long mà một trong số đó là trận thủy chiến Thị Nại này. Tả quân Lê Văn Duyệt có thời làm tổng trấn thành Gia Định và rất được ḷng dân. Ông từng được in trên tờ tiền của Việt Nam thời Việt Nam Cộng Ḥa, hiện nay lăng của ông nằm ở ngă ba Đinh Tiên Hoàng và Phan Đăng Lưu gần chợ Bà Chiểu rất đẹp.
Về binh lực, vào thời điểm đó nhà Nguyễn có hơn 140.000 quân trong đó hải quân chiếm gần 27.000. Số lượng hạm đội cực kỳ hùng hậu với rất nhiều loại tàu chiến hiện đại. Về số lượng tàu chiến trong trận Thị Nại này có tài liệu nói lên đến con số 1000 chiến hạm lớn nhỏ. Về sự đa dạng của các loại chiến hạm, vua Minh Mạng đă cho khắc lên Cửu Đỉnh từng loại chiến hạm mà ngày nay chúng ta có thể thấy khi tham quan Đại Nội (Cửu Đỉnh được đặt trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu). |
Hải quân Tây Sơn Hải quân Tây Sơn tuy không giao lưu nhiều với phương Tây, nhưng dưới quyền lănh đạo của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ th́ hải quân Tây Sơn thật sự là một lực lượng hùng hậu bấc nhất thời bấy giờ. Nguyễn Huệ đă cho đóng nhiều chiến hạm có kích thước và sức mạnh ngang ngửa các chiến hạm của Châu Âu – nếu không muốn nói là trội hơn. Trong số đó điển h́nh có thể kể là pháo đài biển Định Quốc, chiến hạm này được trang bị hơn 60 hải pháo và có thể vận chuyển được cả tượng binh, riêng chiến hạm loại này Tây Sơn đă có đến gần 20 chiếc, ngoài ra c̣n có hàng chục chiến hạm hạng trung khác, cùng hàng trăm tàu chiến loại được trang bị đại bác và vô số thuyền chiến cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, Tây Sơn c̣n một loại vũ khí rất lợi hại nữa là súng hỏa hổ. Để dễ h́nh dung th́ đây là loại súng gần giống như súng phóng lựu ngày nay, đầu đạn có thể được thay bằng nhiều loại khác nhau mà súng có thể phóng ra nhựa cháy (kiểu như bom Napalm), khói độc hoặc lựu đạn. Về kỹ thuật tác chiến, sau khi đă kinh qua rất nhiều trận đánh long trời lở đất khác như trận ở cửa Cần Giờ, cửa Hàm Luông và nổi tiếng nhất có lẽ là trận Rạch Gầm Xoài Mút khi mà trong chưa đầy một ngày đă tiêu diệt gần như toàn bộ 50.000 quân Xiêm… không ai có thể nghi ngờ về khả năng tác chiến của quân Tây Sơn. |
||
Trong trận Thị Nại này, với quyết tâm chiếm lại cho bằng được thành B́nh Định nên gần như tất cả sức mạnh hải quân của Tây Sơn đều tập trung lại tại đây. Tuy lúc này vua Quang Trung đă băng hà, nhưng hải quân Tây Sơn vẫn rất mạnh và thêm vào đó dưới quyền chỉ huy của Đại đô đốc Vơ Văn Dũng – một dũng tướng của Tây Sơn, người đă từng kề vai sát cánh với vua Quang Trung từ những ngày đầu tiên, không ai dám có thể coi thường sức mạnh của hải quân Tây Sơn. Cầm quân chính trong trận này là 2 cánh quân thủy bộ khổng lồ do trụ cột của Tây Sơn là tướng Trần Quang Diệu và đô đốc Vơ Văn Dũng. Ngoài ra c̣n một cánh quân bộ ở mạn nam được chỉ huy bởi tướng bộ binh dày dạn kinh nghiệm khác là Nguyễn Quang Huy. Diễn biến Khi biết đại quân hùng mạnh trên bộ của Trần Quang Diệu đang tiến chiếm thành B́nh Định, tướng Vơ Tánh – lúc này đang nhận nhiệm vụ giữ thành – đă cho quân ra giao chiến, nhưng do đại quân của Tây Sơn quá lớn nên không thể nào chống đỡ nổi. Tướng Vơ Tánh cho thu binh vào thành cố thủ. Như đă nói, thành B́nh Định một khi đă vào thế thủ th́ quân bên ngoài rất khó công, nếu để ư ta sẽ thấy gần như tất cả các trận công thành trước đây của cả 2 bên đều không thành công. Trong trận tiến chiếm thành của Nhà Nguyễn lần trước cũng là do tướng Lê Văn Thành giữ thành bị vây không c̣n binh lực nên phải ra hàng. Màu đỏ là bố trí quân Tây Sơn, màu vàng là quân Nguyễn Lần này cũng vậy, tuy với quân số áp đảo nhưng tướng Trần Quang Diệu vẫn không thể công thành do đại pháo và cung thủ trên thành bắn xuống liên tiếp khiến cho bộ binh không thể áp sát chân thành. Trần Quang Diệu quyết định vây thành, ông cho xây dựng một số lượng rất lớn các trượng lũy xung quanh thành. Ở mạn nam, ông phân công tướng Nguyễn Quang Huy canh giữ không cho bộ binh của nhà Nguyễn đánh ra. Như đă phân tích, do địa thế đặc biệt nên để đánh thành B́nh Định không thể chỉ dùng mỗi bộ binh. Nhà Nguyễn biết điều này nên theo chiến thuật th́ bắt buộc phải tạo thành được thế gọng kềm 2 mặt, bộ binh từ phía Nam đánh lên và hải quân đổ bộ vào cửa Thị Nại. Và tất nhiên, Tây Sơn cũng biết điều này nên đă huy động hạm đội cực lớn – gần như là tất cả sức mạnh hải quân của Tây Sơn đều dồn vào trận chiến này. Một canh bạc của cả hai bên mà bên thua sẽ dẫn đến kết cục ảnh hưởng lớn đến đại cuộc chung. Chiến thuật ban đầu của quân Nguyễn Như đă nói bên trên, nhà Nguyễn dùng 2 nhánh quân chính là bộ binh từ phía Nam và thủy binh đổ bộ từ Thị Nại. Bộ binh được huy động số lượng rất lớn trong đó có cả kỵ binh và tượng binh do tướng Nguyễn Văn Thành chỉ huy cùng các tướng dưới quyền là Lê Chất, Nguyễn Đ́nh Đắc, Trương Tấn Bửu. Tổng cộng chia làm 3 đạo quân lớn tiến đánh các đồn Hội An rồi tiến thẳng ra đồn Thị Dă ở mạn Nam thành B́nh Định. Tuy nhiên cánh quân bộ này bị chặn đánh bởi tướng Nguyễn Quang Huy của Tây Sơn và viện binh do tướng Trần Quang Diệu cử xuống. Ở đường biển, do thủy quân giữ vai tṛ rất quan trọng trong trận chiến này nên Nguyễn Ánh đă đích thân chỉ huy cùng bên dưới là hàng loạt tướng lănh nhiều kinh nghiệm hải chiến: Lê Văn Duyệt, Vơ Duy Nguy cùng hàng loạt tướng lănh dày dạn kinh nghiệm người nước ngoài. Với hạm đội và số lượng thuyền chiến khổng lồ. |
||
Về phía Tây Sơn, biết rơ vị trí trọng yếu của Thị Nại, đô đốc Vơ Văn Dũng đă cho đặt hàng loạt đại pháo đặt trên hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai (là cửa ngơ để vào Thị Nại). Án ngữ ở cửa biển là 3 đại chiến hạm “Định Quốc” trấn giữ, phía sau là hạm đội khổng lồ trên biển. Với sự pḥng thủ này th́ đô đốc Vơ Văn Dũng có thể chắc chắn rằng quân nhà Nguyễn không thể đưa được 1 chiến hạm nào vào Thị Nại mà không bị đốt cháy. |
Và quả đúng như vậy, sau rất nhiều trận giao chiến khốc liệt. Hải quân nhà Nguyễn vẫn không thể tiến vào được. Pháo từ hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai tỏ ra vô cùng nguy hiểm khi gần như nhấn ch́m tất cả các chiến thuyền tiên phong của nhà Nguyễn từ trước khi giáp mặt với các chiến hạm của Tây Sơn. T́nh thế lúc này rất nghiêm trọng, quân của tướng Vơ Tánh bên trong thành liên tục bị áp lực từ quân vây thành bên ngoài. Nguyễn Ánh quyết định thu quân về đảo Ḥn Đất để họp bàn các tướng lại bàn kế sách tiêu diệt hạm đội của Tây Sơn. Nhận định mùa có hướng gió thuận lợi, mọi người đi đến thống nhất là dùng hỏa công – đây là chiến thuật giống như trong bộ phim nổi tiếng Đại chiến Xích Bích khi quân của đô đốc Chu Du cũng dùng hỏa công tiêu diệt toàn bộ các chiến thuyền của Tào Tháo. Thủy chiến
Rằm tháng Giêng năm Tân Dậu 1801, tướng Nguyễn Văn Thành mang theo 1200 quân bí mật đổ bộ lên bờ, tiến đánh các hải đồn của Tân Sơn (rất nhiều sách sử ghi là Lê Văn Duyệt chỉ huy đạo quân này, riêng tôi th́ ủng hộ nguồn nhận định của sử gia Huỳnh Minh – ông cho rằng cánh quân này phải do tướng Nguyễn Văn Thành chỉ huy, do lúc này Lê Văn Duyệt chỉ huy lực lượng hải quân). Các hải đồn này chính là nơi xuất phát của các hải pháo rất nguy hiểm khiến chiến hạm của nhà Nguyễn thiệt hại nặng nề trước cả khi giáp chiến với các chiến hạm của Tây Sơn. Nhiệm vụ của nhánh quân này là hạ các hải đồn trên bộ của Tây Sơn – cơn ác mộng của các chiến hạm khi tiến vào cửa Thị Nại và sau đó là chặn nhánh quân tiếp viện từ bộ của Trần Quang Diệu. |
||
Cánh quân thủy được chỉ huy trực tiếp bởi Nguyễn Ánh, dẫn đầu là nhóm các chiến thuyền tiên phong của tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương. Yểm trợ phía sau là hạm đội chủ lực chỉ huy bởi Lê Văn Duyệt và Vơ Duy Nguy. Sau khi đă áp sát được các hải đồn này, Nguyễn Văn Thành cho khai hỏa, cùng lúc đó toàn bộ hạm đội của nhà Nguyễn được lệnh tổng tấn công. Ngoài biển, nhánh quân tiên phong của tướng Nguyễn Văn Trương cũng chặn bắt được thuyền tuần tra của Tây Sơn do Đô ty Nguyễn Văn Độ chỉ huy và từ đó khai thác để lấy được mật lệnh. Nhờ mật lệnh này Nguyễn Văn Trương đă cải trang đội chiến thuyền của ḿnh thành tàu chiến của Tây Sơn và vượt qua cửa pḥng thủ tiến sâu vào bên trong đốt phá. Chính 2 nhánh quân thủy bộ này là ch́a khóa quan trọng để đảo ngược thế cờ tại Thị Nại. Đô đốc Vơ Văn Dũng đang trấn giữ ngay cửa biển th́ thấy phía sau bị đốt phá liền đổi hướng 3 đại chiến hạm Định Quốc quay vô tiếp cứu. Lúc này hạm đội chủ lực của Lê Văn Duyệt và Vơ Duy Nguy được lệnh tổng lực tấn công vào mặt trước. Tuy đă bị 1200 quân vây đánh dữ dội, nhưng các hải đồn của Tây Sơn vẫn liên tục nă hải pháo xuống các chiến thuyền của nhà Nguyễn đang lao nhanh vào cửa biển. Và một trong những hải pháo này đă khiến tướng Vơ Duy Nguy tử trận tại chỗ, thấy chủ tướng tiên phong của ḿnh tử trận, viên tướng điều khiển chiến hạm hoảng hốt dừng lại. Lê Văn Duyệt thấy vậy liền cho chém ngay viên tướng đă thiếu can đảm và đốc quân bất chấp mưa tên lửa đạn lao tiếp lên trên. Bị áp đảo cả mặt trước và mặt sau, 3 đại chiến hạm “Định Quốc” của Tây Sơn lần lượt bị hạm đội của Gia Định bắn ch́m. Thấy 3 soái hạm chỉ huy của ḿnh bị hạ, các chiến hạm Tây Sơn ở phía sau thoáng một phút chần chừ, nhưng tất cả đă muộn, hạm đội của nhà Nguyễn tràn vô dùng hỏa công liên tục bắn phá các mục tiêu. Do đă tính toán kỹ từ trước, nhờ thuận hướng gió nên hỏa công của nhà Nguyễn phát huy tác dụng tối đa, lửa cháy phần phật từ thuyền này lan sang thuyền kia. Cả Thị Nại sáng rực trong ánh lửa và ch́m ngập trong tiếng đại pháo cũng như tiếng reo ḥ rầm trời của binh sĩ hai bên Đến sáng hôm sau, trận thủy chiến Thị Nại coi như đă xong với chiến thắng thuộc về nhà Nguyễn. Để có được chiến thắng này, quân Nguyễn đă chịu thiệt hại không nhỏ, hơn 4000 binh sĩ tử trận trong đó có Thủy sư Đô đốc Vơ Duy Nguy. Nhưng phía Tây Sơn c̣n thiệt hại nặng nề hơn, toàn bộ hạm đội ở Thủy Nại – có thể hiểu như toàn bộ sức mạnh hải quân của Tây Sơn lúc bấy giờ – bị tiêu diệt hoàn toàn. Theo số liệu thống kê th́ tổng cộng Tây Sơn mất hơn 20.000 quân, 1800 chiến thuyền, hơn 600 đại pháo đủ cỡ. Gần đây có tin người ta vừa trục vớt được một trong những khẩu đại pháo tại vùng biển này. Sau khi thất thủ cửa biển, đô đốc Vơ Văn Dũng cho thu quân và đổ bộ lên bờ phối hợp cùng nhánh quân bộ của tướng Trần Quang Diệu trấn giữ các nơi trọng yếu, nhằm không cho quân Nguyễn đổ bộ. Lúc này tuy đă mất Thị Nại nhưng đại quân trên bộ của Tây Sơn vẫn c̣n rất mạnh, quân Nguyễn tuy đă làm chủ được mặt biển nhưng vẫn không thể đổ bộ được. Kế hoạch hội 2 cánh quân thủy bộ do đó vẫn không thể thực hiện được, quân Nguyễn vẫn không thể giải vây được thành B́nh Định. |
||
Ngày 5 tháng 6 năm 1801, Nguyễn Ánh cho hạm đội chuẩn bị rời Thị Nại, Nguyễn Ánh đi rồi, thành B́nh Định cũng kiệt quệ. Vơ Tánh lên lầu bát giác, phóng hỏa tự thiêu để lại một lá thư tuyệt mệnh gửi cho tướng Trần Quang Diệu. Thượng thư Ngô Tùng Châu cũng uống thuốc độc tự vẫn. Sau khi Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu chết, quân Nguyễn mở cửa thành đầu hàng. Trần Quang Diệu cưỡi ngựa đi chậm giữa quân lính 2 bên, ông đến đài chỉ huy tiếp nhận thư tuyệt mệnh của Vơ Tánh. Trong thư Vơ Tánh nói: “Phận làm tướng, ta không giữ được thành lẽ hiển nhiên phải chết theo thành. Chỉ một mong muốn sau cùng, anh em binh sĩ không có tội t́nh ǵ, xin ngài hăy v́ đức lớn mà đừng làm hại, cũng như ngày trước khi chiếm được thành Quy Nhơn, quân Nguyễn đă không giết hại những binh sĩ Tây Sơn giữ thành”. Trần Quang Diệu ra lệnh tẩm liệm thi hài Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu, làm lễ hậu táng trang nghiêm. Trong lễ hậu táng, ông bước đến cúi đầu trước vong linh một vơ tướng trung dũng dù là ở phe đối nghịch. Sau đó ông cho tập họp tất cả quân Nguyễn lại và nói: “Các ngươi may mắn có được một chủ tướng kiên trung mà cả dân chúng lẫn đối thủ đều kính phục. Nay theo mong muốn tướng Vơ Tánh, Các người có thể ở lại Quy Nhơn này lập nghiệp, trở lại quê nhà làm ăn, thậm chí có thể quay trở về với Nguyễn Ánh chống lại ta. Ta đảm bảo mạng sống cho các ngươi rời khỏi thành.” |
III- Tiềm năng kinh Tế (tài liệu của tác giả Đào Đức Chương)
Trong Đại Việt Sử Kư Toàn thư, quyển 6, kỷ Trần Anh Tông ( 1293-1314) có chép việc Đoàn Nhữ Hải đi sứ Chiêm Quốc, trước năm 1303 như sau: Hôm sau, Đoàn Nhữ Hải treo bảng cấm về việc buôn bán ở T́ Ni ( Thị Nại, chỗ bến cảng của Chiêm Thành, nơi tụ tập các thuyền buôn) tuyên đọc xong, treo bảng lên, lại gọi viên coi cảng đến bảo: Chỗ này người buôn bán tụ họp phức tạp,, lại là chỗ bến tàu xung yếu, khó giữ ǵn, xứ thần về rồi, cất ngay bảng đi, đừng để mất.. Qua sự kiện Đoàn Nhữ Hải thấy cảng Thị Nại thuyền buôn ra vào tấp nập, không tiện an ninh cho đoàn sứ giả, nên yết thị tạm thời cấm buôn bán, chứng tỏ nơi đây là thương cảng phồn thịnh của Chiêm Thành có từ lâu, muộn nhất cũng đă 7 thế kỷ rồi. Trong truyền thuyết cũng nói lên sự phồn thịnh của Đầm Thị Nại qua cửa Cách Thử, cửa biển phía bắc của Đầm. Ngày xưa, thương nhân về đây buôn bán tấp nập, chẳng những khách mua hàng là người trần, c̣n có cả khách mua ở cơi âm, mắt trần khó phân biệt được. Người bán hàng thường bị lỗ to v́ tiền thu được, khi về nhà giở ra xem, toàn là giấy tiền và giấy vàng bạc ( loại giấy đốt cho người chết thay thế tiền bạc thật). Người ta mới nghĩ ra cách thử tiền ngay tại chỗ mua bán: bỏ tiền vào chậu nước, tiền của người thế gian làm bằng kim loại, tiền thật, tất phải ch́m. Tiền của kẻ ở âm phủ là gỉả ( giấy tiền vàng bạc) nên nổi. Do cách thử tiền nơi cửa biển này, người ta goị luôn là cửa Cách Thử. |
||
Ngày nay, ven Đầm Thị Nại c̣n sót lại những địa danh nổi tiếng một thời buôn bán sầm uất như chợ Giă ( thị Giă), Chợ Nại (Thị Nại), Chợ Kỳ Sơn, chợ G̣ Thị, vạn Gị Bồi, chợ Cách Thử. Tất nhiên Đầm Thị Nại phải có tiềm năng kinh tế dồi dào, đủ sức hấp dẫn để h́nh thành những trung tâm thương mại trù phú này”:
Nước mắm G̣ Bồi Tră nồi An Thái ( Cadao)
Về thuỷ sản, Đầm Thị Nại có rất nhiều tôm cua, có đủ các loại cá nước mặn và nước lợ. V́ nhiều thức ăn nên cá trong đầm chóng lớn, béo hơn cá ngoài biển, gọi là cá bờ, được thị trường ưa thích. Cho nên chồng dặn vợ xuống đầm mua cho được cá ngon về phụng dưỡng cha mẹ, sự hiếu thảo ấy đă đi sâu vào ca dao:
Em về dưới chợ Kỳ Sơn Mua tôm mua cá đền ơn mẹ già Cá nục sống ở biển, nên trong đầm Thị Nại chỉ có vùng gần hải khẩu mới có cá ấy, nhưng rất ngon. Đúng với câu truyền khẩu “ Cá nục Thị Nại ăn măi không nhàm” Ngoài nguồn thuỷ sản phong phú, dân địa phương quanh đầm nhất là xă Phước Ḥa, Phước Sơn, Phước Thuận chuyên nghề truyền thống nuôi tôm sú và tôm bạc.Diện tích nuôi tôm nước lợ mỗi ngày một tăng, toàn tỉnh có khoảng hơn 1200 hecta nhưng phần lớn ở đầm Thị Nại. Nguồn lợi muối cũng đáng kể. Các thôn Lộc Hạ, Nhơn Ân, B́nh Thái, Quảng Vân, Đông Định, B́nh Thạnh, Hưng Thạnh, đời đời chuyên nghề làm muối. Muối đầm Thị Nại sạch, trắng mặn dịu, kết tinh lớn, và đều, nên vào thời Minh Mạng, riêng thôn Hưng Thạnh đă có đến 32 mẫu 7 sào 13 thước 8 tấc 3 phân 1 ly ruộng muối biệt nạp cho triều đ́nh tương đương với 160.498 mét vuông tức hơn 16 hecta. Đó là theo số liệu của địa bạ triều Nguyễn. C̣n theo tài liệu thống kê th́ năm 1952, riêng xă Phước Hậu ( có 3/13 thôn là ruộng muối) đă sản xuất 3420 tấn muối trong 13.529 tấn muối của cả tỉnh, Ngày nay diện tích ruộng muối của đầm Thị Nại c̣n tăng lên nhiều vào khoảng 100 hecta Về đặc sản quí hiếm, có yến sào. Ở cuối dăy Triều Châu, tức bán đảo Phương Mai, có mũi đá nhọn hoắt trực chỉ hướng nam đâm thẳng ra biển, oai phong như ngọn giáo, canh chừng lối vào cửa Thị Nại. Nơi đây xứng đáng với tên gọi là Mũi Mắc lại c̣n gọi là Yến Chuỷ v́ có chim yến xây tổ. Hàng năm khai thác yến sào vào khoảng 500kg Về khoáng sản, Đầm Thị Nại có mỏ dầu hỏa trữ lượng trung b́nh và c̣n non. Tuy vậy, ở vùng Phương Mai và Hội Giáo thỉnh thoảng có dâù trong các kẽ đá rỉ ra lẫn với nước, đem gạn ra lọc có thể thắp đèn được. Và ở Phương Mai có một lần dầu từ ḷng đất trào lên làm chết cả hoa màu. |
||
Những điều đáng nói hơn hết, Đầm Thị Nại là một hải cảng tốt. Vùng đầm phía tây Bắc, có thương cảng G̣ Bồi, nằm trên cửa sông. nổi tiếng một thời. Ghe thuyền các nơi như Sông Cầu, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết lui tới buôn bán tấp nập. Cảng này c̣n có thể thông với đất Tây Sơn cũ, cả đường sông, và đường bộ.
Anh về dưới vạn G̣ Bồi Bán mắm bán cá lần hồi cưới em ( Cadao) G̣ Bồi c̣n là bến cảng thu mua cá để làm mắm và nước mắm. Trước năm 1945, nơi đây có các vựa cá đồ sộ của bà Thủ Thính, bà Thủ Cự, bà Củng ( thân mẫu ông Tàu Quăng) các nơi đều biết tiếng.. Tiếng đồn nước mắm G̣ Bồi, nhất là nước mắm cá cơm, cá nục, không kém nước mắm Nam Ô ( Quảng Nam) và ngon hơn nước mắm Phan Thiết.
G̣ Bồi có nước mắm cơm Ai đi cũng nhớ cá tôm G̣ Bồi ( cadao
Vùng đầm phía đông nam có hải cảng dành cho các tầu lớn. Vùng này nước sâu đến 20 m, đủ rộng cho nhiều thuyền bè cặp bến cùng lúc và thả neo trong nhiều ngày. Tàu trọng tải từ 5 đến 10 ngàn tấn cũng có thể ra vào an toàn. Cửa Thị Nại tức cửa Qui Nhơn là một hải khẩu lư tưởng, nước sâu và đủ rộng cho tầu biển vô ra. Rộng nhưng không trống trải v́ có mũi cổ Rùa ( phía nội thành Qui Nhơn) giao đầu với mũi Gành Hổ ( phía ngoại thành ) như hai cánh cổng trời khép lại, bảo vệ cho Đầm Thị Nại vừa kín đáo vừa ấm cúng. Các nhà phong thổ học rất đắc ư, khen là cuộc đất” thuỷ khẩu giao nha”. Thật vậy, tương lai của cảng Thị Nại đầy hứa hẹn, có khả năng hấp dẫn không những Tây Nguyên, Phú Yên mà cả Hạ Lào và miền Đông Bắc Cao Miên nữa. .Thành phố Qui Nhơn đă ôm ấp Đầm Thị Nại tạo nên sự trù phú. Đáp lại, Đầm Thị Nại đă nuôi dưỡng Qui Nhơn chóng trưởng thành. Cái duyên hội ngộ giữa hai vùng đất ấy, không những bền vững với trời biển, mà maĩ măi c̣n trong ḷng ca dao của dân tộc, và thi sĩ Quách Tấn đă chép vào Nước Non B́nh Định:
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát Băi Qui Nhơn mịn cát dễ đi Phương Mai, Gành Ráng tương tri Ngâm câu « thuỷ tú sơn kỳ « thảnh thơi |