Dân tộc Ê-Đê Người Ê Đê cho rằng vị thần cao nhất của họ là A.Ê - D.I.Ê nghĩa là Thượng Đế. Ê Đê hay là Anak A.Ê - D.I.Ê có nghĩa là những đứa con của Thượng Đế. Như vậy người Êđê tự gọi ḿnh là con của Thượng Đế . Lại có một truyền thuyết cho rằng từ ngữ Êđê bắt nguồn từ Phạn Ngữ là Đê ga hay là Ana Degar. Đêga nghĩa là Cao Nguyên. Anak Đêgar được hiểu là những người sống trên Cao Nguyên Tổng dân số & Địa bàn cư trúDân tộc Ê Đê 330.348 người. Dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người Mă Lai (Malays) thuộc các hải đảo Thái B́nh Dương đă có mặt lâu đời ở Đông Dương, chuyển cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn năm trước, và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 15., cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và miền tây của hai tỉnh Khánh Ḥa và Phú Yên. |
||
Tiếng nóiTiếng nói của người Ê Đê thuộc nhóm ngôn ngữ Mă Lai-Polynesia (ngữ hệ Nam Đảo). tiếng Ê Đê c̣n vay mượn vốn từ vựng có nguồn gốc từ Môn -Khmer và một số từ vựng tiếng Pháp Thông thường họ dùng từ Dam (nghĩa là Chàng) để đệm cho Nam giới như Dam Sam, Dam Điêt, Dam Yi… và Hơbia (nghĩa là Nàng) để đệm cho Nữ giới như HơBia Blao, HơBia Ju, HơBia Jrah Jan. Người Ê Đê cũng là tộc người duy nhất ở Việt Nam đặt tên theo cấu trúc Tên trước Họ sau, có thể là kết quả ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các trường ca, sử thi (Khan nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M'lan),... Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Êđê và được nhiều người yêu thíchNhà cửaNgười Ê Đê, trong sâu thẳm văn hóa chưa hề phai nhạt những h́nh ảnh bến nước và con thuyền thể hiện dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng Mă Lai - Đa Đảo.. Nhà sàn Ê Đê có h́nh con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ h́nh ṿm giống hệt mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền Nam Đảo đang rẽ sóng giữa thế giới biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mă Lai. Nhà sàn của người Ê Đê ![]() Nhà người Ê Đê thuộc loại h́nh nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 m tùy theo gia đ́nh nhiều người hay ít người. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đ́nh lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là: h́nh thức của cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặc biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài (Kpan) (tới 20 m), chiếng ché,... nửa c̣n lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp. Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả th́ sân khách càng rộng, khang trang. Hôn nhân gia đ́nhTrong gia đ́nh người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không c̣n ai thay thế theo tục nối dây th́ người chồng phải về với chị em gái ḿnh. Khi chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đ́nh mẹ đẻ.Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già. Đặc điểm kinh tếNgười Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt c̣n chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa c̣n có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt, bông. Đặc điểm làm rẫy của người Ê Đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác c̣n có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay người Êđê gắn ḿnh với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao,... Nghề trồng trọt ở đây có nuôi trâu, ḅ, voi. Người dân ở đây c̣n tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ, đồ trang sức, đồ gốm |
||
l |
Trang phụcTrang phục namNam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều ṿng trên đầu. Nam giới cũng mang hoa tai và ṿng cổ. Y phục truyền thống gồm áo và khố (Kpin),. Áo có hai loại cơ bản:
Trang phục nữPhụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Ṿng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau .
Tôn giáoPhần lớn người Ê Đê theo đạo Tin Lành thuộc ḍng Tin Lành hệ Báp-tít] được các nhà truyền giáo Na Uy, Phần Lan từ Bắc Âu truyền vào những năm đầu thế kỷ 20. Đắc Lắc nơi tập trung đông người Ê Đê nhất cũng là nơi có tín đồ Tin Lành nhiều nhất Việt Nam, đây được coi một trong những trung tâm đạo Tin Lành lớn nhất khu vực Đông Dương. Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều Công giáo Rôma được truyền bá thông qua các nhà truyền giáo Tây Ban Nha, sau này là người Pháp. Những người theo Công giáo Rôma th́ thường đến các nhà nhờ tại địa phương vào ngày chủ nhật. Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị chủ yếu là người Ê Đê kết hôn với ngươi Việt, người Hoa. Số c̣n lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho ḿnh. Lễ Hội Lễ bỏ mả Người Ê đê không có tục thờ cúng tổ tiên. Trong nhà người Ê đê có người mất th́ trong ṿng một năm đến ba năm, người thân trong gia đ́nh làm lễ bỏ mả, là một trong những lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết, tiễn người thân về nơi vĩnh viễn. Người Ê đê quan niệm khi con người chưa làm lễ bỏ mả th́ linh hồn của người đă mất vẫn quẩn quanh trong làng bản, gia đ́nh. Cho nên, hàng ngày người ta ra mộ, đưa cơm ra bón cho người chết. Mả có một ống tre thông từ quan tài lên phía trên. Người nhà mang cơm bón cho người mất thông qua ống tre đó và nói chuyện với người đó. Người ta quan niệm linh hồn người chết c̣n quẩn quanh bên cạnh gia đ́nh. Nhưng khi làm lễ bỏ mả th́ coi đó là sự chấm dứt vĩnh viễn mối quan hệ giữa người sống và người chết để linh hồn người chết về với tổ tiên.”
- Lễ hội đón năm mới . - Lễ ăn cơm mới, - Lễ cúng bến nước, để cầu mong mưa thuận, gió ḥa, nguồn nước dồi dào, trong lành, mọi người khỏe mạnh, nhà nhà nhiều lúa, bắp, trâu, ḅ, heo, gà. Có các lễ khác:
|