|
VI
“ Thuở tôi c̣n ở nhà trường d’Adran th́ cha mẹ thầy Liểu thường đến
mà thăm viếng hai anh em tôi, nhiều khi đi thăm th́ bà già thầy Liểu
hay đem một người con gái chừng mười bảy tuổi đi lên theo. Người ấy
không lịch sự thiệt, song coi phải thể người mà thôi: tiếng nói dịu
dàng, mặt mủi cách điệu, tính nết ăn ở th́ dể làm cho người ta
thương lắm. Người ấy là con bà d́ thầy Liểu.
“ Ban đầu khi người đi đến th́ tôi cũng tưởng là như bà con; mà cách
ít tháng th́ tôi lại đem ḷng thương, cùng hằng tưởng đến người ấy
luôn. Tôi đă thương người ấy như vậy là một năm chẳng, cho đến khi
thi đậu mà ra khỏi trường. “ Song dầu mà tôi thương người ấy mặc
ḷng, tôi cũng chẳng tỏ sự ấy ra cho thầy Liểu là anh em thiết nghĩa
với tôi hay. “ Vậy ngày kia nhằm ngày chúa nhựt khi xem lể về, ông
già thầy Liểu rủ tôi ra vườn đi dạo chơi. Khi đến một đống đá th́
ổng nói cùng tôi rằng:
“Ta
ngồi đây nghỉ một chặp và nói chuyện hử Mi Lazare !”
“
Khi nghe ổng mời tôi ngồi, th́ trong ḷng tôi bắt hồ nghi có sự ǵ
cả thể, cho nên mới kêu tôi ra ngoài vườn một ḿnh, vậy tôi mới ngồi
mà làm thinh. Ông già thầy Liểu cũng làm thinh một chặp rồi nắm tay
tôi mà nói rằng: “Thầy ! Thầy biết xưa nay tôi thương thầy như con
ruột tôi vậy, cho nên khi nào bải trường có con tôi về mà không có
thầy th́ tôi cũng trông nhớ thầy lắm.” “ C̣n thầy th́ tôi cũng biết
thầy thương hai vợ chồng già tôi như cha mẹ thầy, cho nên hai vợ
chồng tôi cũng mầng, và lại tôi thấy thằng Liểu nó yêu mến thầy th́
tôi càng mầng hơn nữa, v́ nó đặng bắt chước cách ăn ở thầy mà sửa
ḿnh lại và nó khỏi theo những đứa hoang đàng mà hư đi.”
“ Tôi nghe nói như vậy th́ tôi làm thinh cúi đầu xuống mà nghe cho
cùng, th́ ông già thầy Liểu nói rằng:
“ Thầy nay đă lớn tuổi rồi, cho nên bữa nay tôi muốn nói mà hỏi thầy
có ưng nơi nào th́ nói ra, cho tôi liệu cho thầy.” “ Xin thầy đừng
ngại mà từ chối làm chi. Nếu thầy từ chối th́ sẽ làm cho vợ chồng
tôi buồn bực lắm, tôi không có giàu có muôn hộ chi, song tôi cũng có
đủ mà lo cho thầy cách tử tế v́ thầy là như con tôi. C̣n khi thầy có
đôi bạn rồi, mà muốn ra tư riêng th́ tôi cũng sẽ lo cho thầy đặng đủ
mọi sự, mà lập cơ nghiệp riêng.” “Vậy tôi xin thầy tỏ thật ḷng thầy
đă ưng nơi nào cho tôi biết ?”
“ Tôi trả lời rằng: “Bỏ và vú thấy tôi mồ côi, mà đem tôi về nuôi
như con ruột, mà tôi chưa đền ơn ấy được nay bỏ vú lại muốn lo đôi
bạn cho tôi nữa, th́ tôi khi nào trả nghỉa cho vú bỏ cho xong ơn ấy
kể sao cho xiết ?” “ Lại tôi xưa rày chưa tưởng đến sự vợ chồng, cho
nên chưa chọn nơi nào cho xong. Ông già mới nói rằng: “Ơn ngải chi
đâu mà đền, Mi Lazare !
Thầy là con, ta là cha, thầy nói ngay ra th́ ta sẽ lo cho. Vậy nếu
Mi Lazare không biết nơi nào, thôi để ta chỉ cho.” “Vậy thầy có biết
ở trong làng ta có người con gái nào chừng mười tám tuổi, thường đến
thăm ta đây không ?”
“Khi tôi nghe hỏi như vậy th́ tôi dấu mặt lại cho nên ông trùm mới
cười mà nói rằng: “Bộ đây! Mi Lazare cũng biết nàng ấy th́ phải !
Cho nên mới dấu mặt lại như vậy.”
“ Khi tôi thấy ông già thầy Liểu hiểu biết ư tôi đă có ḷng thương
người ấy, th́ tôi quyết ḷng nói thật ra rằng:
“Thưa với bỏ, xưa nay tôi không tỏ ḷng tôi ra cùng ai, mà nay bỏ đă
ḍ ḷng tôi mà biết rơ sự ấy, th́ tôi xin thú thật. Tôi đă có ḷng
thương cô ấy hơn một năm rưởi nay, mà bởi tôi tưởng tôi là đứa mồ
côi không xứng đáng nơi ấy, nên tôi để trong ḷng không dám tỏ ra
cùng ai.” Ông già nghe đặng mới cười lớn lên mà rằng:
“Hă ! Hă ! không hề ǵ đâu Mi Lazare ! Không hề ǵ ! Các con trẻ
tưởng ông già không biết chi ! Hă ! Hă ! Già biết rỏ hết. Để già hỏi
đây, th́ con cháu sẽ ừ liền không khỏi đâu.”
“ Mà thật tháng sau người con gái bà d́ thầy Liểu và tôi đến bàn thờ
mà chịu phép hôn phối.
“ Thầy ôi ! Nói sự phước hai đứa tôi th́ không cùng, tôi tưởng có ít
người mà thương vợ như tôi. Dầu mà vợ chồng đă về cùng nhau rồi,
song ḷng tôi c̣n thương tưởng như trước. “ Lại bạn tôi gặp tôi th́
cũng lấy làm có phước lắm, v́ cũng có ḷng thương tôi như tôi đă
thương vậy, cho nên không khi nào, dẫu có phiền ḷng thể nào, th́
cũng không nói lời ǵ ra, làm cho tôi nhớ phận tôi là con mồ côi cô
độc. Khi ấy sự phước tôi là vô cùng. “ Tôi với bạn tôi về ở nhà thầy
Liểu đặng sáu tháng, kế lấy có tờ quan sai tôi đi làm thông ngôn tại
Bà-rịa.”
Tới đây thầy tu nghe đồng hồ đánh ba giờ khuya th́ thầy ấy la hoảng
lên rằng:”Đó ! Đó ! thầy ! nó nằm đó…! gần chết…! nó nắm tay tôi đây…!”
Rồi nói nhỏ rằng: “Ôi ! Tôi là kẻ có tội; tôi là kẻ có tội !” Nói
dứt lời, th́ nhắm mắt lại mà nghỉ.
Nghỉ một hồi, thức dậy nói rằng: “Bây giờ mới đến sự cực tôi đây
thầy ! Tôi về Bà-rịa đặng hai tháng rồi , mà bởi tôi có làm quen với
các quan trong đồn cho nên thường đi ăn cơm với các quan ấy. Vậy
trong các quan th́ có ông quan ba kia có một con vợ annam. “Mà con
ấy khi thấy tôi th́ làm nhiều cách thể, muốn như xui giục tôi phạm
tội cùng nó, cho nên tôi trốn lánh cho khỏi dịp làm thiệt hại cho vợ
ḿnh, vậy lần lần tôi bớt vô đồn ăn cơm với các quan nữa cho nên tôi
đă khuất mặt người đờn bà ấy đi.
“Qua năm 1872, thầy Liểu thôi làm việc đă bốn tháng nay, xuống tại
Bà-rịa mà mua ngựa đem về Saigon. “Thầy ấy tới nơi th́ anh em rước
nhau mầng rở bội phần, v́ cách mặt đă hơn tám tháng trường, cho nên
gặp đặng th́ truyện văn cùng nhau luôn.”
Tới đây thầy tu nắm tay tôi mà nói rằng: “Thầy hảy ghé tai lại đây
mà nghe cho rỏ. Đây là đến hai tội tôi, tới đây là tới đầu sự khốn
cực tôi. – Tôi mệt lắm, xin cho tôi nghỉ một chút cùng nhớ các sự
cho rỏ hơn.“
|
|
|
VII
Thầy ấy mở con mắt ra mà nói rằng: “Xin thầy chịu khó mở rương tôi
ra mà lấy cái thơ tôi để trong ấy mà đọc, rồi tôi sẽ nói tiếp theo
cho thầy nghe.”
Tôi lại mở rương ra th́ thấy có một cái thơ; tôi đem cái thơ ấy kề
bên đèn mà đọc rằng:
Bà-rịa, ngày 14 tháng tám năm Tân mùi.
“Kính thăm thầy đặng rỏ: người viết thơ nầy là một người xưa nay
những tưởng tới thầy luôn. Dầu mà tôi biết nói thiệt sự nầy ra th́
đau đớn ḷng thầy lắm. Song là sự chán chường trước con mắt mà nính
đi th́ sao đặng ? “Xưa nay ai nấy đều khen bạn thầy là người nhơn
đức, hiền lành trung hiếu cùng chồng lắm, chẳng ai ngờ sự rất quái
gở ! Tôi không biết làm sao mà người bộ bề ngoài nhơn đức như vậy,
mà có ḷng ngoại t́nh được. Lại sự rất gớm ghiết hơn, là người ấy đă
chọn bà con ḿnh và bạn hữu thiết nghĩa của chồng ḿnh mà phạm tội
ấy. “Tôi biết rằng, khi thầy được thơ nầy th́ thầy sẽ nói tôi là một
đứa nói gian; song tôi có đủ tang án mà làm cho thầy tin tôi. “Vậy
xin thầy kiếm trong tủ để áo của bạn thầy, th́ thầy sẽ thấy hai cái
thơ của thầy Liểu gởi cho bạn thầy th́ thầy sẽ biết tôi có nói sai
chăng ? “Bấy nhiêu xin thầy nhậm lời cùng miển chấp.”
Khi tôi đọc thơ rồi th́ thầy tu ấy nói rằng:
“Thầy ôi ! Ngày kia đang khi vợ chồng bạn hữu bà con vui vẻ sum vầy
cùng nhau th́ sự dữ ấy đến nhà tôi, v́ ngày ấy tôi đặng cái thơ nầy
đây. “Ôi ! Thầy ôi ! Nói sự đau đớn ḷng tôi đă chịu khi được thơ ấy
th́ không nổi. Tôi xin thầy đừng khi nào biết sự đau đớn ấy th́ hơn.
“Nhưng vậy dầu cực thể nào tôi cũng làm như không có sự ǵ vậy. Song
thật trong ḷng tôi quyết kiếm thế nào mà báo cừu hai người đă phá
sự phước tôi như vậy. “Ôi ! Thầy ôi ! Người ta nói rằng: “Chẳng có
sự dữ nào mà nó đến một ḿnh đâu, một sự dữ th́ nó kéo một bầy sự dữ
khác theo.
VIII
“Tôi đặng thơ đă hơn một tuần lễ, kế thầy Liểu mua đặng ngựa th́ chở
về Saigon. Thầy Liểu lui ghe đặng một ngày th́ có tin báo rằng: “Ăn
cướp đă chận đàng Saigon mà đánh ghe buôn nhiều lắm.“
“ Khi quan tham biện nghe báo như vậy th́ kêu tôi mà hỏi rằng: “Thầy
dám lảnh mười tên lính đi bắt ăn cướp chăng ?”
“Tôi suy một hồi rồi thưa lại rằng: “Xin quan lớn cho tôi quân lính
và thuốc đạn cụ túc, cho được chống trả phi đảng th́ tôi dám đi.”
“Vậy quan tham biện liền cho tôi đủ quờn phép khí giái quân lính
cùng dạy tôi phải lo xuất hành cho kíp.” “Khi tôi đặng phép th́
trong ḷng tôi bồi hồi run sợ, nữa vui nữa buồn, v́ tôi có ư xin
đặng đủ quờn phép mà làm một sự quái gở kia, cho bằng ḷng tôi mới
thôi. “Sửa soạn rồi, tới ngày ấy tôi đem mười ba tên lính xuống ghe
mà đi. Tôi đi đặng vài con nước th́ bỏ Tắc-mọi đă xa. “Vậy ngày sau
chừng sáu giờ chiều, tôi thấy phía bên kia sông, đậu gần bên bờ, một
chiếc ghe giống như ghe thầy Liểu vậy. Khi coi đi coi lại, rỏ là ghe
thầy ấy, th́ tôi dạy đậu ghe lại ăn cơm, soạn sửa khí giái, v́ tối
nay nước lớn th́ sẽ có ăn cướp mà bắn. “Phải mà thầy thấy mặt tôi
khi ấy th́ thầy sẽ kinh khủng chẳng sai.” Là v́ tôi khi đó như bị
quỉ ám vậy. Một ít nữa th́ tôi sẽ giết một người kia vô tội, mà bây
giờ tôi c̣n gượng mà cười đặng, th́ mặt mủi tôi hóa ra gớm ghiết lắm.
“Vậy khi ăn cơm nước nghỉ ngơi rồi, th́ vừa tới nửa canh ba, nước
mới lớn, tôi liền dạy dưới ghe tắt đèn hết, cho ăn cướp không thấy
mà đi qua. “Súng ống vừa sẳn sàng, th́ vừa ghe thầy Liểu đi giữa
ḍng sông, ngang ghe tôi; tôi liền dạy tên cai đứng nơi lái mà kêu
ghé.
“ Song người cai mới kêu rằng:
“Ghe
đi kia ghé !” th́ tôi nghe một viên đạn đi vo vo bên tai tôi, cùng
một tiếng súng nổ nơi ghe thầy Liểu.
“Tôi thấy viên đạn gần trúng tôi th́ tôi giận quá sức cho nên sự tôi
hềm thù thầy Liểu lại càng thêm nữa. Tôi liền la rằng: “Cha ! Chả !
Nó cự bây ! Bắn !
“Tức th́ mười mủi súng giay qua ghe thầy Liểu mà phát một lượt; vừa
khi ấy tôi nghe một tiếng rằng:
“Cha
ôi ! Chết tôi !”
Tôi nghe tiếng ấy th́ tôi biết là tiếng thầy Liểu th́ sự giận và sự
hềm thù tôi như thể biến đi đâu mất vậy, cho nên tôi sợ hải và trách
ḿnh tôi lắm. Vậy tôi dạy chèo ghe lại có ư coi có phương thế nào mà
cứu thầy ấy chăng. “Song vừa lại đến nơi th́ thầy Liểu đă tắc hơi
rồi. Nên tôi buồn bực trách móc tôi, cùng khóc lóc lắm, mà tôi khóc
tội tôi mà thôi, chớ c̣n thầy Liểu th́ tôi không thương tiếc chúc
nào. “Hỏi cớ sự rồi tôi dạy lính đem ghe vô bờ mà nghĩ cho đặng đến
sáng về mà báo quan.
“Về đến nơi th́ tôi đến tŕnh quan tham biện rằng:
“Ngày
kia hồi canh ba có một chiếc ghe đi ngang qua chỗ tôi đậu mà đón bắt
kẻ cướp. Thấy ghe ấy đi ngang qua th́ tôi kêu ghé, song ghe ấy không
ghé mà lại bắn lại một phát súng, tôi thấy vậy tưởng ghe muốn cự th́
dạy lính bắn lại. Bắn rồi chèo ghe ra mà coi, th́ tôi thấy là ghe
thầy Liểu đi mua ngựa về có giấy thông hành tử tế, tôi hỏi bạn th́
bạn thưa rằng:
“Khi
thầy tôi nghe kêu th́ tưởng là ăn cướp, nên trèo lên mui mà bắn
chúng nó; chẳng ngờ đàng kia tưởng ăn cướp bắn cự th́ bắn lại; mà
tại thầy tôi ở trên mui cho nên bị đạn mà chết đi.”
“Tôi tŕnh rồi, quan tham biện nói rằng: “Thầy có phép quan sai đi
bắt ăn cướp, mà bởi thầy kia đă không hỏi hang cho rỏ trước khi bắn
lại cho nên chết th́ phải chịu; thầy không tội ǵ !”
“Nói rồi quan tham biện quở trách tôi sao không hỏi cho kỉ càn cùng
dạy tôi về mà chôn cất thầy ấy cho tử tế.
“Vậy thầy ôi ! Từ ngày ấy cho đến bây giờ th́ trí tôi không khi nào
an đặng, tôi những thấy súng ống khí giái luôn, nhứt là khi ngủ th́
tôi thấy tôi bị ăn cướp bắt mà bắn tôi hoài. “Song dầu mà lương tâm
tôi cắn rứt tôi thể nào th́ tôi cũng không quên sự lổi của thầy Liểu
và của bạn tôi đă phạm với tôi. “Nhiều lần tôi ở trường án mà về th́
tôi muốn lại hỏi mọi sự ra cho vợ hay mà tha lỗi cho vợ. Song khi
lại gần th́ tôi không muốn nói ra lại tưởng rằng: hỏi nó th́ nó
đương chịu cho đó. Ai dại mà chịu làm cha ăn cướp, bởi vậy cho nên
tôi không khi nào ngui sự lổi bạn tôi đă phạm cùng tôi đặng.
IX
“Khi tôi c̣n nhỏ, th́ thường có Mọi hay đến mà bán hàng nơi nhà tôi.
Trong mấy người mọi đó th́ có một đứa hay ra ngoài vườn mà hái một
thứ bông tím tím kia, ở dưới cỏ mà mọc lên; tôi thấy người ấy hái
th́ tôi cũng bắt chước hái chơi. Người Mọi thấy tôi hái bông đó th́
la tôi biểu đừng có hái, v́ nó là giống độc lắm: sắc chừng một nắm
mà uống th́ phải mắc bịnh lần lần cho đến bảy tám tháng một năm th́
phải chết: uống vô rồi không thuốc nào mà chữa đặng.
“Khi ấy thầy Liểu đă chết đặng mười lăm bữa rồi. Ngày kia tôi nhớ
đến sự cực tôi, th́ trí khôn tôi nó bắt xao xiến bối rối làm cho tôi
như điên vậy, th́ tôi đi ra vườn cho có gió mát giải phiền một ít.
“Tôi đi chưa đặng giáp ṿng vườn th́ tôi ngó thấy một đám cỏ bông
tím dưới chơn tôi, tôi cúi xuống mà hái nó mà coi, th́ tôi thấy nó
là cái bông thuốc độc người Mọi đă nói với tôi khi trước. “Vậy tôi
nhắm cái bông một hồi, rồi cúi xuống hái một nắm bỏ vô khăn cầm vào
nhà. Thật sự tôi sẽ làm th́ hiểm độc lắm, mà khi tôi vô nhà th́ trí
tôi cũng an tỉnh như tôi mới làm một sự phước vậy. “Tôi vô nhà thấy
bạn tôi đang bắc một cái siêu trên bếp th́ tôi hỏi rằng:
“Ḿnh
sắc ǵ đó vậy ?”
Bạn
tôi trả lời: “Ba bốn bữa rày nó bắt tôi ho dữ quá, cho nên khan
tiếng; tôi sắc thử lá nguyệt bạch với chanh uống coi có hết chăng.”
“Tôi làm thinh không nói ǵ, cứ cúi xuống mà ngó cái siêu luôn, tôi
ngó cái siêu th́ thấy cái nắp nó nhảy lên nhảy xuống dường như muốn
mời tôi bỏ nắm bông trong khăn vô đó vậy. Vừa khi ấy bạn tôi lên nhà
trên ăn trầu, th́ tôi lại dở nắp siêu lên bỏ nắm bông ấy vô. “Khi
bạn tôi uống rồi, đến ngày mai th́ không chổi dậy khỏi giường cũng
không ăn uống ǵ đặng. “Thầy ôi ! Khi tôi biết tội tôi trọng là thể
nào, cùng khi thấy bạn tôi nằm trên giường mà than thở th́ tôi buồn
bực ăn năn trách ḿnh muốn cứu vợ tôi cho khỏi chết. Tôi rước không
biết là mấy thầy; mà mỗi khi thầy nào đến tôi cũng lắc đầu hết, v́
khi ấy tiếng người Mọi đă nói với tôi hơn hai mươi năm nay th́ tôi
nhớ lại hết: “Uống vô rồi không thuốc nào cứu đặng”
“Bây giờ mỗi ngày th́ bạn tôi lại thêm ốm o gầy ṃn hoài. Khi tôi
thấy bịnh bạn tôi càng ngày càng nặng hơn chừng nào th́ tôi lại càng
trách ḿnh chừng nấy. “Bạn tôi đau đă hơn mười một tháng song tôi
không nghe khi nào bạn tôi mở miệng ra mà nói cùng than thở đều ǵ;
khi thấy tôi buồn th́ kiếm lời dịu dàng mà an ủi tôi th́ có. “Ôi !
Trong mười một tháng ấy tôi trách ḿnh tôi không biết là bao nhiêu;
tôi buồn bực cho đến đổi có nhiều lần bạn tôi thấy tôi chảy nước mắt
ra th́ tưởng tôi khóc v́ nó, th́ nói cùng tôi rằng: “Xin thầy đừng
rầu rỉ làm chi, tôi không chết đâu; tôi đă chịu thuốc rồi, it ngày
đây th́ tôi sẽ lành.”
“Những lời như vậy th́ nó làm cho tôi đau đớn như lưởng gươm đâm
thấu vào ḷng tôi vậy. “Tôi chịu cực thể ấy cho đến gần nữa năm
1873. Ngày kia tôi thấy bạn tôi mệt lắm th́ tôi biết đă gần giờ nó
phải ĺa khỏi thế rồi, nên tôi ở gần một bên bạn tôi luôn. Đến nữa
đêm khi tôi thấy bạn tôi c̣n thở hơi ra mà thôi th́ tôi không c̣n
trông cậy ǵ về sự sống nó nửa, th́ tôi cho mời các chức đến mà đọc
kinh giúp kẻ mong sanh th́. “Khi các chức đến đọc kinh cùng kêu chúa
đặng một hồi lâu, th́ đồng hồ đánh ba giờ sáng. Khi ấy bạn tôi bắt
tay tôi mà kéo tôi lại một bên miệng mà nói rằng: “Tôi biết v́ làm
sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin Chúa thứ tha cho thầy.” Nói
rồi làm thinh cho đến bốn giờ th́ linh hồn ra khỏi xác.
“Ôi ! Thầy ôi ! Khi tôi thấy tôi c̣n ở đời một ḿnh th́ sự buồn bực
nó đă quá trí tôi đi. Lại khi tôi tưởng đến hai người, tôi đă thương
mến quá chừng mà đă phải bị tay tôi mà chết th́ tôi buồn bực sợ hải
đêm ngày. “Cho nên khi chôn cất bạn tôi rồi tôi xin thôi làm việc mà
lên Saigon đặng xin Đức cha chuẩn cho tôi vô ở nhà ḍng Tân-định mà
tu tŕ đức hạnh ít lâu. “Tôi vô nhà ḍng rồi, th́ tôi ở một cách sốt
sắng lắm: đêm ngày tôi những đọc kinh cầu nguyện, ăn chay hăm ḿnh
cùng học hành siêng năng tử tế lắm, cho nên các thầy bề trên tôi đều
bằng ḷng mà khen ngợi tôi hết. Tôi có ư ra sức mà làm các sự ấy,
cho đặng quên hai tội tôi không xưng ra. Bởi vậy, bề ngoài người ta
gọi tôi là người nhơn đức, mà hẳn thật tôi là đứa tội lổi giả h́nh
mà thôi, cho nên dầu tôi làm thể nào, th́ lương tâm tôi cũng cắn rứt
luôn chẳng khi nào cho trí khôn tôi b́nh an đặng.
“Thầy ôi ! Tôi chịu cực mà học như vậy đă đặng sáu năm, chịu đặng
chức thầy, cho đến năm kia là 1882, th́ tôi mắc bịnh nầy; v́ ḿnh
tôi đă mệt lại thêm trí tôi không an nữa th́ nó sanh ra nhiều chứng
bịnh lắm. “Đă hai năm nay tôi ở nhà thương mà uống thuốc, song bịnh
tôi càng ngày càng tấn tới th́ thầy thuốc dạy tôi xuống Vủng-tàu, “ở
đó thanh khí có lẽ ông bớt chăng.”
“Nói tới đây th́ trời vừa sáng, tàu đến Vủng-tàu.
Vậy tôi mới nói với thầy ấy rằng: “Tội thầy đă nói với tôi đó là đều
độc dữ lắm, song Chúa nhơn từ vô cùng, c̣n dung thầy sống đến nay
th́ thầy phải xưng tội th́ Chúa sẽ tha cho thầy chẳng sai đâu.”
Thầy ấy trả lời rằng: “Thầy đừng sợ làm chi, mai đây cha sở Bà-rịa
xuống Vủng-tàu th́ tôi sẽ xưng tội tôi ra hết, v́ tôi chịu cực cũng
đă quá trí rồi.”
Tôi lại hỏi rằng: “Thầy xuống Vủng-tàu mà ở nhà ai ?”
Thầy ấy trả lời rằng: “Tôi xuống ở nơi nhà cha Bà-rịa đă cất để mà
nghỉ tạm khi cha xuống Vủng-tàu.”
Nói truyện vừa rồi tàu gieo neo; khi thầy ấy bắt tay tôi từ giả mà
lên đất, th́ thầy ngó tôi mà rằng: “Thầy ! Coi tôi cho rỏ có lẽ ta
gặp nhau lần nầy là lần sau hết. Xin thầy đi bằng an, đến sau khi
thầy có xuống Bà-rịa, th́ tôi xin thầy hảy đọc một kinh nơi mồ
LAZARO PHIỀN.” Nói rồi thầy Phiền xuống đ̣ mà lên đất.
|
|
|
X
Thầy ấy lên đất đặng nữa giờ th́ tàu đi vô Bà-rịa. Tôi ở Bà-rịa,
đặng một tuần lễ, rồi tôi trở lại Saigon không nghe tin thầy
Lazaro Phiền nữa, cho đến ngày 27 janvier 1884 th́ người đem thơ đam
đến nhà tôi một cái thơ. Tôi coi ở ngoài bao thơ th́ thấy có đóng
con dấu Bà-rịa, tôi dở thơ ấy ra th́ thấy đề rằng:
Bà-rịa, ngày 25 janvier 1884
“Kính thăm thầy đặng mạnh giỏi trong chúa “Khirixitô, cùng xin Chúa
phù hộ cho hai vợ chồng thầy.
“Thầy ôi ! Tôi xưa nay đă giấu tội tôi khi c̣n sống “làm cho thiên
hạ tưởng tôi là người trọn lành cho nên “trước khi tôi bỏ thế mà
xuống nằm nơi tro bụi tôi muốn “cho người ta biết tôi là ai, biết
tội tôi là thể nào. Vậy nay “tôi mới viết thơ nầy mà xin thầy giúp
tôi làm việc ấy cho “nên. Bây giờ có một ḿnh thầy cùng cha sở Bà-rịa
biết “các việc tôi mà thôi, mà cha sở người chẳng có phép mà “tỏ tội
tôi đă xưng ra với người. Bởi vậy tôi mới dám xin “thầy, khi tôi
chết rồi, th́ thuật truyện tôi lại cho mọi “người biết, lại tôi xin
thuật truyện sau nầy đặng cho thầy “tiếp theo sự tôi đă nói cùng
thầy dưới tàu Jean-Dupuis “ngày 12 janvier 1884, có lẽ khi thầy đặng
thơ nầy th́ “Lazaro Phiền chẳng c̣n ở đời nữa.
“Tôi về Bà-rịa đă đặng ba bữa rày cho đặng gần cha “linh hồn, v́
thầy thuốc đă đoán rằng: tôi không c̣n sống “đặng hơn ba ngày nữa.
Vậy ngày hôm qua tôi xin cha “cho phép người ta vỏng tôi đi xuống
Đất-đỏ mà viếng “quê hương tôi một lần sau hết, ôi
! Khi tôi thấy nơi tôi ở “thuở c̣n thơ ấu th́ hai hàng nước mắt tôi
tuôn xuống “ṛng ṛng. “Khi ấy trí khôn tôi nhớ trực lại hết những
sự trốn “lánh cực khổ ông già tôi và tôi đă chịu khi c̣n bé th́ tôi
“bước xuống vỏng lại ngồi trên miệng giếng ở trước nhà “tôi thuở
trước cùng ôm mặt tôi mà khóc ṛng; một hồi “lâu tôi chổi dậy
lên vỏng biểu người ta đem tôi về Bà-rịa. “Tôi về vừa đến nhà th́
cha sở đưa cho tôi một cái “thơ cùng dạy tôi đọc cái thơ ấy cho đến
cùng. “Tôi dở thơ ra th́ thấy chữ viết trong thơ là chữ đờn “bà
không có kư tên. Vậy trong thơ ấy viết thể nầy; tôi xin “chép lại
đây cho thầy coi:
“Thơ nầy là thơ một người đă làm cho thầy phạm hai “tội rất trọng
cùng bởi hai tội ấy mà làm cho thầy chịu “cực khổ mười năm nay, tôi
cúi lạy thầy ! Nay mai th́ “thầy sẽ về cùng Chúa cho nên tôi giám
đến mà tỏ ra “cùng thầy sự thiệt hại tôi đă làm cho thầy phải chịu,
mà “xin thầy hảy theo gương Chúa mà lấy ḷng thương xót “tha sự tội
ấy cho một người đă có ḷng thật thà mà ăn “năng cùng đền tội ḿnh.
“Lạy thầy tôi là một người đờn bà tội lỗi dại dột “cùng bạc ác lắm;
thuở tôi c̣n xuân xanh th́ đă theo đàng “tội lỗi mê sa sắc dục thế
gian xát thịt, cho đến hai mươi “mốt tuổi. Khi ấy tôi ở với ông quan
ba kia ở tại đồn Bà-“rịa đă đặng ba tháng; rồi qua năm 1871 khi tôi
thấy thầy “xuống làm thông ngôn tại Bà-rịa th́ tôi lại đam ḷng mà
“thương thầy một cách rất lạ lùng lắm. Ban đầu tôi mướn “người làm
cách nọ thể kia mà đam thầy vô đàng tội lổi “cùng tôi mà tôi thấy
thầy khinh dể chê ghét tôi, th́ tôi “lại kiếm thế mà oán thù. Tôi đă
kiếm cách thế mà hại “thầy đă hơn hai tháng, vừa may kế lấy thầy
Liểu xuống “đây mà mua ngựa; nhơn dịp ấy tôi mới viết hai cái thơ
“giả chữ thầy Liểu, mà sai người đem giấu hai thơ ấy nơi “áo bạn
thầy, rồi tôi gởi một cái thơ khác cho thầy mà cáo “gian hai người
nhơn đức ấy.
“Bây giờ thầy biết rỏ ràng rằng: “Bạn thầy cùng thầy “Liểu là người
vô tội mà đă bị chết hoan v́ tôi. Cho nên “tôi lạy xin thầy tha tội
cho tôi, th́ Chúa cũng sẽ tha tội “cho thầy. “Tôi chẳng giám viết
tên tôi vào thơ nầy; tôi xin thầy “hỏi cha sở Bà-rịa th́ thầy sẽ
biết tên người đờn bà tội lỗi “ấy là ai.”
Qua năm sau, là 1885 nhằm ngày bải trường, tôi xuống Bà-rịa một lần
nữa mà thăm bà con cùng cha sở Bà-rịa. Ngày kia tôi đi cùng cha sở
ra đất thánh mà viến nhà thờ Tử-đạo, v́ nơi ấy có ông bà tôi nằm đó.
Khi tôi ra khỏi nhà thờ th́ tôi thấy có một cái mồ gần một bên có
cây thánh giá, có đề chữ mà mưa đă làm lu hết c̣n sót bốn chữ: 27
janvier 1884 mà thôi; tôi hỏi cha rằng: “Mồ ấy là mồ ai ?” Cha sở
trả lời rằng: “ Mồ ấy là mồ thầy kia đă phạm tội trọng lắm, mà khi
gần qua đời đă ăn năn tội một cách rất trọn lành cho nên bây giờ ở
tại nước thiên đàng chẳng sai ?” Tôi hỏi cha rằng: “Có phải là mồ
thầy Phiền chăng ?” Cha sở vừa ừ; th́ tôi qú gối nơi mồ mà đọc rằng:
“Chúng tôi cậy v́ danh Chúa nhơn từ cho linh hồn Lazaro Phiền đặng
lên chốn nghỉ nghơi. Hằng xem thấy mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui
vẻ vô cùng.”
[1] Nhà thờ
những kẻ Tử-đạo tại Bàrịa là nhà thờ nhỏ cất nơi mồ chôn xương những
kẻ chịu đốt tại Bàriạ. Trong nhà thờ ấy, ở giữa có một cái mồ nơi
đầu mồ có một cái bàn thờ, nơi mồ ấy th́ có sáu câu như vầy:
Ba trăm bổn đạo xác nằm đây
Những trông sống lại hưởng phước đầy
V́ chúa tù lao dư ba tháng,
Cam ḷng chịu đốt chết chỗ nầy,
Lập mồ táng chung vào một huyệt,
Giáo nhơn coi đó nhớ hằng ngày.
[2] Truyện thầy tu thuật lại sau nầy về sự giam cầm trong ngục thuở
bắt đạo khi Tây qua, th́ tôi đă nghe bà già tôi nói lại nhiều lần;
v́ bà già tôi khi ấy cũng bị bắt bị đốt tại Bà-rịa song đă trốn ra
khỏi. – Đă hai mươi năm nay mà bốn chữ “Biên-hoà Tả-đạo” cũng c̣n rỏ
ràng nơi mép tai như mới khắc vậy.
Nguyễn
Trọng Quản |
|