Từ sông Mekong tới sông Cửu Long; và từ sông Cửu Long tới Đồng Bằng của nó về mặt vật chất và văn hóa .
I- Từ sông Mekong tới sông Cữu Long 1- Tuyến đường sông Mekong chảy
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Nó dài 4350km ( 2700mi) lưu vực : 795.000km2 ( 307.000 miles). |
||
Sông Mekong bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam xuyên Trung Quốc . Con sông này gần một nửa chiều dài chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, rồi từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy xuống các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia , cuối cùng vào miền Nam Việt Nam trước khi ra Biển Đông. Sông Mekong rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển. Sông Mekong tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào dài khoảng 200 km. Sông Mekong sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào ở tỉnh Bokeo Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk nó hợp lưu với hồ lớn Tonlé Sap ở phía trên Phnom Penh. Hồ lớn Tonle Sap hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Từ Phnôm Pênh, con sông này chia thành 2 nhánh bên phải là sông Hậu Giang (Bassac trước khi sang VN) và bên trái là sông Tiền Giang, theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam chảy vào Việt Nam. Tại Việt Nam sông Mekong mang tên Sông Cửu Long 2- Những bất ổn trên sông Mekong a/- Hàng loạt đập thủy điện Trung Quốc
. Chuyên gia Milton Osborne về Đông Nam Á tại Viện Lowy, một tổ chức tư vấn chính sách quốc tế ở Sydney, Australia khẳng định rằng việc Trung Quốc đưa 6 con đập vào hoạt động Đó là các đập Mạn Loan , Đại Triều Sơn, Cảnh Hồng ,Tiểu Loan và Nọa Trác Độ ".
Nọa Trát Độ (cao 261,5 m) là một đập thủy điện lớn nhất trên thượng nguồn sông Mekong, mà Trung Quốc đã xây dựng trên lãnh thổ của mình. Theo WashingtonTimes thì đập Nọa Trát Độ, đã bắt đầu phát điện, sẽ gây ra những thay đổi nhanh chóng về mực nước và các tác động khác đối với khu vực hạ lưu chẳng hạn an ninh lương thực thế giới, nơi hàng chục triệu dân của 4 nước Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan sống phụ thuộc rất lớn vào dòng sông này. b/- Đập Pak Mun, trạm hút và cửa chắn nước củaThái Lan Mới đây, truyền thông Singapore và Campuchia đưa tin Thái Lan đang hút một lượng nước lớn từ sông Mekong để dự trữ, đồng thời sắp xây một số cửa chắn nước từ các nhánh sông Mekong và xây ba hồ chứa nước dự trữ phục vụ nông nghiệp nước này. Theo đó, Thái Lan đã bố trí 4 trạm bơm tạm thời để hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai, đồng thời huy động binh lính đào 4.300 giếng và 30 đập trữ nước mới. Somkiat Prajamwong, quan chức Bộ Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, cho hay một trạm bơm mới lớn hơn với công suất 150 mét khối mỗi giây sẽ tiếp tục được xây dựng để hút nước từ sông Mekong. c/- Kế hoạch xây dựng một loạt đập ngăn nước của Campuchia và Lào Trong tương lai gần, sẽ có khoảng 11 đập thủy điện sẽ gây thiệt hại cho nông nghiệp và nghề cá ở sông Cửu Long phía hạ lưu của sông Mekong
Đồ họa: Michael Buckley |
||
3- Các nhận định về hệ lụy xây các đập trên sông Mekong Hàng loạt đập nêu trên đánh cắp sinh kế của hàng triệu người ở những vùng hạ lưu. Theo Chuyên gia Milton Osborne về Đông Nam Á tại Viện Lowy nhận định: Sông Mekong nguồn nước chảy qua Trung Quốc chiếm tới 40% tổng lưu lượng của cả dòng sông dài nhất, và quan trọng nhất Đông Nam Á . Nó có vai trò duy trì dòng chảy vào mùa khô cho các nước ở hạ lưu, đối với sinh kế của 60 triệu người tạo ra lúa gạo và các sản phẩm khác ở hạ lưu" Việc Trung Quốc đưa 6 con đập vào hoạt động (đặc biệt đập Tiểu Loan và Nọa Trác Độ ) nhằm trữ nước phục vụ thuỷ điện đưa đến hậu quả : - hạn chế dòng chảy của sông, - ngăn chặn dòng nước chứa phù sa nhiều dưỡng chất chảy xuôi dòng sông Mekong.
Theo Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn tại Mỹ nhận định:. 6 con đập của Trung Quốc đã làm giảm đáng kể mực nước của hàng trăm km sông Mekong ở hạ lưu, gây ra những tác động rất tiêu cực cho các nước ở khu vực này. Theo nhận định của các chuyên gia, với tình hình hạn hán do hàng loạt đập thủy điện Trung Quốc gây ra , sản lượng lúa gạo của các nước vùng sông Mekong sẽ sụt giảm, gây tác động nặng nề đến nền kinh tế toàn cầu. Khi vùng Mekong sản xuất ra ít lúa gạo hơn, giá cả lương thực ở những nước phải nhập khẩu lúa gạo nhiều khả năng sẽ tăng cao, kéo theo giá của nhiều mặt hàng thiết yếu khác. Các chuyên gia cho biết trong thời gian gần đây, biển hồ Tonle Sap, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và kết nối chặt chẽ với sông Mekong, bị giảm mực nước đáng kể. "Nhiều khả năng Biển Hồ Tonle Sap của Campuchia sẽ bị thu hẹp diện tích đáng kể trong mùa mưa, làm suy giảm rất lớn vai trò quan trọng nguồn thực phẩm cung cấp các loài cá sinh sống trong hồ", |
Campuchia Liên minh nghề cá Campuchia gần đây báo cáo cho thấy những con đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã "ảnh hưởng đến quần thể cá trong biển hồ Tonle Sap"., dẫn tới tình trạng suy giảm số lượng cá liên tục",.
Việt Nam Theo các chuyên gia, đồng bằng sông Cửu Long vựa lúa xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước từ dòng sông Mekong. hứng chịu hậu quả nặng nề vì những con đập của Trung Quốc trên sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long cần nước sông Mekong vào mùa hạn hán hàng năm từ tháng giêng cho đến tháng sáu, thời gian lúa đang phát triển. Thế nhưng các đập thượng nguồn ở Trung Quốc không chịu xả nước, hoặc xả có giới hạn. Ủy hội Sông Mekong, một tổ chức quốc tế được lập ra từ năm 1995 nhiều lần phản đối các hoạt động ảnh hưởng đến dòng chảy của sông. Thế nhưng, ủy hội này lại không có quyền lực cần thiết để can thiệp, trong khi các quốc gia thành viên đủ hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng từ hoạt động xây đập của Trung Quốc, chính phủ nhiều nước lại không mấy mặn mà với việc lên tiếng phản đối |
||
II- Từ sông Cửu Long tới Đồng Bằng của nó về mặt vật chất và văn hóa A- Sông Cửu Long Sông Hậu Giang và Sông Tiền Giang xuất phát từ sông Mekong ở điểm Phnôm Pênh, cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220–250 km mỗi sông. Lưu lượng hai sông này rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ. Sông Hậu Giang chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Châu Thành (Hậu Giang), Sóc Trăng và đổ ra biển trước kia bằng ba cửa: cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề Sông Tiền Giang có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), Vĩnh Long đến Cai Lậy thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa: -Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiểu . -Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông -Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre - Trà Vinh (tên cũ Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu. -Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra cửa Ba Lai. Do chín cửa sông nguyên thủy này mà sông Mekong đoạn qua Việt Nam còn được gọi là sông Cửu Long, tức "sông chín rồng". Lưu vực của hệ thống sông Cửu Long, còn được gọi là đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên lưu vực hai con sông Tiền, sông Hậu của sông Cửu long. Nó là một vùng sông nước với hệ thống kinh rạch chằng chịt. Để “giữ cho mặt đất đồng bằng không sụt xuống, Sông Cửu Long đã nhận từ sông Mekong thượng nguồn hàng trăm triệu tấn cát. Thiếu cát, sỏi, sạn thì dầu đồng bằng có rất nhiều sét, thịt, bùn thì nó không giữ lại được, không định hình được đất đai và đẩy hết ra biển.” Nếu đồng bằng sông Cửu Long thiếu cát, mặt đất sụt hàng ngày, không lấy đâu ra phù sa bù lại được. Đồng bằng sẽ chìm xuống, ngập mặn Sông Cửu Long lại nhận từ sông Mekong thượng nguồn phù sa cả ngàn năm để bồi đắp nên vùng đồng bằng châu thổ trù phú bậc nhất Đông Nam Á,.....với tất cả mọi sinh hoạt rất sống động và nhiều đặc sản tuyệt vời đầy thú vị và độc đáo. Sông Cửu Long đem lại nhiều lợi ích cho trồng trọt và thủy sản, nhất là trong mùa lũ. Nguồn cung cấp nước tưới, phù sa và rửa phèn cho đất lúa, cùng với lượng tôm cá dồi dào đã khiến cư dân nơi đây chấp nhận sống chung cùng lũ hơn là đắp đê như ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhưng dòng sông cũng gây ra nhiều mặt bất lợi, điển hình là úng ngập thường xuyên trong các tháng mùa mưa, hoặc tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô. Ông Cronin giám đốc chương trình Đông Nam Á cho rằng đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người Việt Nam, đóng góp tới một nửa sản lượng lúa gạo cho đất nước.Ðồng bằng sông Cửu Long có khoảng 620,000 hecta đất trồng lúa. Riêng tỉnh Tiền Giang khoảng 30,000 hecta lúa Ðông-Xuân. |
||
1- Vùng đất trồng lúa nước của đồng bằng sông Cửu Long
Vùng đất trồng lúa nước là vùng đất thấp thường trũng nước, vì lúa cần nước để phát triển và sống còn. Nhưng hiện nay tình trạng thiếu nước trầm trọng do các đập thuỷ điện của Trung Quốc gây ra, khiến cho vùng đất này bất ổn. Tiến sĩ Dương Văn Ni - một chuyên gia về nguồn nước tại Đại học Cần Thơ cho biết: a/- Thiếu nước cho nông nghiệp- Vì xây những con đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong của Trung Quốc chặn ngang dòng sông, nên sông Mekong không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân thuộc những vùng hạ lưu, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Ngay cả đến thời điểm Trung Quốc tuyên bố xả nước từ các đập thì nước trước khi về Việt Nam sẽ bị chặn lại hầu hết ở Thái Lan, Lào, Campuchia . Vì địa hình của Lào, Thái Lan, Cambodia có nhiều nhánh, nên theo Ông Lê Anh Tuấn (phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu thuộc Ðại Học Cần Thơ.) nhận định thì lượng nước thật sự về tới đồng bằng sông Cửu Long sẽ chẳng còn được bao nhiêu để giải quyết nạn thiếu nước cho nông nghiệp. - Vả lại thời gian xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Jinghon), tọa lạc tại tỉnh Vân Nam (đập cuối cùng của Trung Quốc gần Lào nhất.) về tới đồng bằng sông Cửu Long phải mất khoảng nửa tháng (theo các viên chức Việt Nam) xuyên qua khoảng cách 4,000 cây số, thì làm sao giải quyết được vấn đề cứu sống vụ lúa phát triển vào mùa hạn hán. - Lại tệ nữa cho đồng bằng sông Cửu Long là Trung Quốc không bao giờ cho biết sẽ xả bao nhiêu nước và phương thức xả (liên tục hay gián đoạn ). Họ chủ trương chỉ xả cầm chừng, theo ý họ mà thôi. Đấy là lý do thiếu nước cho nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long . |
b/- Thiếu nước để chặn nạn Ngập Mặn làm cho lúa héo úa Theo thông lệ, nạn hạn hán thường xẩy ra từ tháng 1 đến tháng 6, sau đó mới có thể có mưa. Trong những năm về trước, nạn hạn hán ít thành vấn đề nguy hiễm , vì nước nguồn từ sông Mekong tiếp tục chảy bình thường vào sông Cửu Long chế ngự nước mặn từ biển khỏi vào đồng bằng sông Cửu Long . Nhưng từ năm nay (năm 2016) từ khi các đập thuỷ điện của Trung Quốc hoạt động tại thượng nguồn sông Mekong, không cho nước chảy xuống hạ lưu, thì có vấn để nước mặn. Khi hạn hán, thì nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, khoảng 100,000 hecta ruộng hiện hữu khó mà trồng lúa, ít nhất là trong vụ Ðông-Xuân. Khoảng 16% diện tích đất trồng lúa bị ảnh hưởng bởi hạn hán và tác động của nước mặn trải rộng trên nhiều tỉnh ven biển: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Cục Trồng Trọt từng cảnh báo, nông dân ở những vùng cách cửa biển từ 25 cây số đến 35 cây số sẽ thấy nước mặn tác động đến ruộng của mình từ tháng 1 năm 2016 với nồng độ có thể lớn hơn mức 4 gram/lít. Từ tháng 2 năm 2016 trở đi, những khu vực này sẽ khó có thể lấy nước ngọt từ cửa sông. Ðến tháng 3 và tháng 4, những vùng cách cửa biển từ 40 cây số đến 65 cây số sẽ thấy nước bị nhiễm mặn với nồng độ 4 gram/lít. Thậm chí những vùng ở xa cửa biển hơn 65 cây số cũng cần cẩn thận vì tác hại của nước mặn khi thủy triều dâng cao. Thực tế hiện nay vì không đủ lượng nước, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nước mặn lấn sâu vào đất liền tới 70-90 km, làm hàng trăm nghìn ha lúa của người dân bị thiệt hại. Sau đây là những vùng đồng bằng đang bị nước mặn tấn công xâm nhập mạnh |
||
Những vùng mầu nâu xẫm= vùng bị nước mặn xâm nhập (Ðồ họa: zing.vn) Tình trạng nước mặn hiện nay càng ngày càng xâm nhập mạnh vì tại đồng bằng sông Cửu Long nhiều cống ngăn mặn bị tháo ra để lấy nước mặn nuôi tôm theo quy hoạch diện tích nuôi tôm . Cũng theo quy hoạch của nhà nước người dân lại khoan giếng bơm nước mặn ngầm lên nuôi tôm… Đó là lý do đồng bằng sông Cửu Long đối đầu với nước mặn càng xâm nhập sâu. c/- Thiếu nước ngọt mà lại bị ngập mặn làm cho cá tôm chết Sông Cửu Long thiếu nước trở thành cạn, thì lượng thuỷ sản tất nhiên giảm. Ngư dân sẽ phải bỏ nghề, và người trồng lúa sẽ chuyển qua các hình thức canh tác khác như nuôi tôm nước mặn trên những cánh đồng từng trồng lúa. Giải pháp ngắn hạn này sẽ hủy hoại khả năng canh tác nhiều diện tích đất, ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam và thế giới. Tuy sông rạch chằng chịt nhưng độ mặn trong nước sông, rạch ở các huyện ven biển quá cao thành ra không chỉ khiến lúa và cây cối héo rũ mà còn đẩy cả triệu người đến chỗ thiếu nước ngọt dùng cho ăn uống và tắm giặt d/- Thiếu cát thì đất trồng lúa bị sụt, thiếu đất để canh tác Sông Cửu Long thiếu cát, sỏi, sạn bồi đắp cho đồng bằng, thì dầu chúng ta có rất nhiều sét, thịt, bùn thì chúng ta cũng không giữ nổi đất trồng lúa lại được, không định hình được đất đai trồng lúa vì đất bị đẩy hết ra biển.” Thực trạng ngày nay, vì các đập thuỷ điệnTrung Quốc hoạt động ở thượng nguồn sông Mekong chặn nước không cho chảy xuống hạ lưu, nên sông Cửu Long không đủ nước cát và phù sa cung cấp cho đồng bằng sông Cửu Long nên mặt đất sụt hàng ngày, Đồng bằng sẽ từ từ chìm xuống, ngập mặn.” 2- Vùng đất miệt vườn của đồng bằng sông Cửu Long Vùng miệt vườn không chỉ có ý nghĩa vật chất mà còn có ý nghĩa văn hóa, bởi vậy nó được mang tên quê hương “văn hóa miệt vườn”. Nếu xét về mặt ý nghĩa vật chất, thì theo nhà văn Sơn Nam, miệt vườn là “những vùng cao ráo”, “được xây dựng trên những đất giồng, đất gò ở ven sông Tiền và sông Hậu thuộc tỉnh Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Cần Thơ….. Số đông các nhà nghiên cứu hiểu chung rằng miệt vườn là “những vùng, được lưu dân Việt vào khai phá sớm, chẳng những có đặc điểm cao ráo mà lại có những đặc điểm : nước ngọt, tránh được muỗi mòng, rắn rết, trồng được những cây cam quýt và những hoa màu ngắn ngày để ăn mà tồn tại” . Thực tế, Miệt Vườn có những không gian vườn tược rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Huê lợi vườn nhiều gấp 50 lần huê lợi ruộng” và riêng tỉnh Bến Tre thì “trong tổng số diện tích 154.606 mẫu tây, có 16.500 mẫu vườn tược” |
||
Miệt vườn là nơi trù phú , bởi vì “vườn là nguồn lợi quan trọng hơn ruộng, đất vườn cao giá hơn đất ruộng. Dưỡng già, sống những ngày hưu trí ở miệt vườn là thong dong nhất. Trai lớn lên mà lập vườn thì cơ sở làm ăn được vững chắc. Nếu xét về mặt ý nghĩa văn hóa thì vùng Miệt Vườn có câu nói diễn tả ý nghĩa này. Câu nói : “Trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên”. Nhơn Ái thuộc Phong Điền ở rạch Cần Thơ nổi danh về vườn cam, vườn quýt. Ở đây cũng là nơi sản sinh ra nhiều nho sĩ, nhất là dân trung lưu và bình dân ăn nói lễ phép, lưu loát, biết hát biết hò nơi sông sâu nước ngọt với chiếc tam bản hai chèo hoặc bốn chèo. Gái Long Xuyên nổi tiếng giỏi về nữ công gia chánh, đặc biệt là ở vùng cù lao Ông Chưởng, vùng Chợ Mới, nơi gọi là Hai Huyện.
Thật vậy, gái miệt vườn rất giỏi về nữ công gia chánh, cho nên có quan niệm rằng chỉ có trai Gia Định mới xứng đáng làm người yêu của gái miệt vườn mà thôi:
Cho nên từ những ý nghĩa nêu trên đã
có câu ca dao nổi tiếng ở đồng bằng
sông Cửu Long: |
Má ơi đừng gả con xa Hoặc là:
Cũng từ những ý nghĩa nêu trên, miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long được biết đến như một vùng sông nước hữu tình, cây lành trái ngọt quanh năm, người dân hiền hòa mến khách . |
||
Nói đến miệt vườn thì người Việt nghĩ ngay đến miền đầy ắp hoa trái và sản vật nguồn nguyên liệu dồi dào để chế biến những món ăn độc đáo in đậm chất phương Nam: Cá lóc nướng trui, lươn, rắn nướng lèo, cá tai tượng chiên xù ăn cùng với các loại rau, hoa cỏ lạ như lá lụa, lá cách, lá săng máu, kèo nèo, bông điên điển, so đũa... đủ vị thơm, chua, chát, ngọt, bùi; mắm thái Châu Đốc ,bánh phồng Sa Đéc, bánh pía Sóc Trăng,.. nem Lai Vung,. là những hương liệu sẽ mang lại hương vị đậm đà cho bữa tiệc ẩm thực, rồi kẹo dừa Bến Tre, vú sữa Lò Rèn, măng cụt Cái Mơn, bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, xoài cát Hòa Lộc. Rau đắng nấu với cá trê Ai đến lục tỉnh thì mê không về.
« Má ơi, đừng đánh con hoài Để con kho cá bằm xoài má ăn ». Xin giới thiệu một số địa danh tiêu biểu ở vùng Miệt vườn Cần Thơ Cần Thơ là tiêu biểu niềm hãnh diện của người dân miệt vườn đồng bằng:
Cần Thơ
gạo trắng nước trong
Chợ Cái Răng xứ hào hoa Phố lầu hai dải xinh đà quá xinh Có trường hát cất rộng thênh Để khi hứng cảnh thích tình hát ca
Bến Tre Khi đặt chân tới Bến Tre, ta sẽ được khám phá vùng hạ lưu và cửa sông Cửu Long. Bến Tre có các vùng ven sông Tiền, sông Hàm Luông, với những vườn trái cây nhiệt đới,... giải trí và thưởng thức các món ăn mang hương vị biển. Bến Tre bao gồm cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa, xen lẫn với đồng ruộng và vườn dừa xanh tươi.. Cuộc sống của người dân Bến Tre luôn gắn bó với cây dừa. Các cù lao ở Bến Tre bạt ngàn rừng dừa xen lẫn những vườn trái cây đủ loại. Bến Tre còn là quê hương của nhiều loại hoa quả. Ở đây có đến hàng chục loại trái cây nổi tiếng như sầu riêng, xoài cát, măng cụt, bưởi da xanh, chôm chôm được trồng khắp nơi, thứ nào cũng thơm ngon, hấp dẫn Vùng Cái Mơn, huyện Châu Thành được mệnh danh là đất tổ của nghề làm cây giống và lai ghép cây, trong đó, nổi tiếng nhất là sầu riêng Cái Mơn.
Kẹo
Mỏ Cày vừa thanh, vừa béo Đồng Tháp Đồng Tháp là vương quốc của các loài trăn, rắn, rùa, già đãi, sếu đầu đỏ, nhơn sen, le le, chằng nghịt, ốc cao, quốc... cùng nhiều loại chim muông khác...
Ai đến quê tôi mênh mông Đồng Tháp |
||
Vĩnh
Long
An Bình đất mẹ cù lao Nói tóm lại: Những hình tượng thiên nhiên của vùng miệt vườn: chim và hoa, sầu riêng, vú sữa, nhãn, măng cụt, mận, mãng cầu, mít, cam, quýt, xoài, bưởi, dừa, chôm chôm... chính là những hình tượng đã nảy sinh những sáng tác ca dao của Đồng bằng sông Cửu Long. Thấy dừa thì nhớ Bến TreThấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười
Những sáng tác đó đã góp phần phát triển thể loại văn học dân gian nói ri êng làm phong phú và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.
|