Một vài nhận định về Lễ Hội

       Lễ Hội   xoáy vào  3  trọng điểm :  Đạo Trời &Tổ Tiên, nông nghiệp, và  các vị anh hùng  cứu nước.

1/ Đạo Trời và Tổ Tiên:

Thời Phong Kiến , vua  tự nhận ḿnh là ThiênTử  nên nhận lấy nhiệm vụ thờ Trời.  Mỗi năm một lần Vua  tổ  chức lễ  tế tự Trời. Thời Nhà Nguyễn,  vua Gia Long và các vua kế tiếp ngự ra  Đàn Nam Giao để  tế tự Trời, nhưng từ đời vua Thành Thái th́  cứ ba năm tế tự Trời một lần.  Đàn Nam Giao  được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1806 ở phía nam kinh thành Huế, trên một quả đồi lớn thuộc làng Dương Xuân. Đàn gồm 3 tầng, xây chồng lên nhau, tượng trưng cho "tam tài": thiên, địa, nhân. Cũng trong khu vực Đàn Nam Giao  vua cho  xây  ṭa nhà Trai Cung . Trai Cung dành cho vua vào nghỉ ngơi trai giới trước khi tế  Trời vài ngày.

                                                                                    Đàn Tế Nam Giao                                                            Trai Cung

 

Lễ Hội Tế Nam Giao chính là  ngày  vua  đại diện dân  tế lễ Trời, cám ơn Trời và cầu xin Trời phù hộ cho đất nước, cho mọi người dân  được an cư lạc nghiệp.  

Thời Phong Kiến,  Dân chúng  chỉ có nhiệm vụ thờ kính Tổ Tiên: thờ Cúng Tổ Tiên đối với  những thân nhân  đă qua đời, v à  hiếu thảo với cha mẹ và ông bà  c̣n sống.Lễ Hội  Tết Nguyên Đán, Tết Hàn Thực, Tết Đoạn Ngọ ngày  5/tháng 5 , và  Lễ Vu Lan rằm tháng  Bảy chính là những ngày lễ  nhắc nhở cho  mọi người dân  phải nghĩ đến công ơn những bậc sinh thành  ra ḿnh dù đă qua đời hay c̣n sống . Nếu các quí vị  đă qua đời, th́  dân chúng phải cúng bái, dâng hương tôn kính, nếu các quí vị c̣n sống , th́ phải phụng dưỡng cho  cẩn thận.

 
 

 

2/ Nông nghiệp:

 Sự  thuần hóa cây lúa gạo Cryza Satira ở Lạc Việt từ khoảng năm 3500-4000 TCN,  sớm hơn trước sự trồng kê ở sông Hoàng Hà, trước cả sự trồng lúa ḿ  ở Mesopotamia ( Lưỡng Hà Địa Irak ngày nay (Solheim I I German Higham) . Từ  ngữ  Lạc Việt =Lúa Việt.  Hán Tộc  gọi  dân Việt là  dân trồng Lúa)  ( tài liệu BS Hiếu); Các Lễ  Hội liên hệ với Nông Nghiệp gồm có:  Lễ Tịch Điền, Lễ Hội Thánh Gióng,Lễ Hội Chử Đồng Tử Lễ Hội Thần Tản Viên.

 Lễ Tịch Điền :cứ đầu mùa xuân, vua đại diện  nhân dân  ngự đến  Đàn Xă Tắc  để tế tự các thần đất, thần sông , thần lúa cùng thần tứ thời,  Thổ Thần Cốc Thần. Tại các tỉnh, cũng có Đàn Xă Tắc, các quan Bố Chánh thay mặt vua hành lễ. Lễ nghi tế tự đèu theo điển lễ  do Chu Công và Khổng Tử quy địnhKhi tế xă tắc xong, th́  chính vua  hoặc quan khâm mạng  cầm cầy để cầy một luốngsở tịch điền  ngơ hầu  làm hiệu mở đầu nông vụ.

 

 3/     Lễ Hội các vị anh anh hùng cứu nước 

Lễ Hội Đền Hùng. Lễ Hội Hai Bà Trưng, Lễ Hội Hoa Lư,  Lễ Hội Đống Đa  nhắc nhở cho  dân Việt    nhớ đến công ơn  các tiền nhân  lập quốc, khai phá śnh lầy, đắp đê, dẫn thuỷ nhập điền  tạo nên chỗ ở, tạo nên  những  cánh đồng trồng lúa và ngũ cốc  nuôi sống  dân Việt,. Các lễ hội  nhắc nhở  dân Việt nhớ đến  sự hy sinh cao cả của những tiền nhân đă hy sinh mạng sống bảo vệ quê hương, bảo vệ làng mạc, để cho dân Việt  có được đời sống  tự do làm ăn, giữ được phẩm giá con người. Các lễ hội kích thích ḷng ái quốc  nơi mỗi người Việt trải qua các thời đại để họ sẵn sàng theo gương các bậc tiền nhân chiến đấu bảo vệ quê hương, để họ  hănh diện về ṇi giống Lạc Hồng.           

Lễ Hội Chử Đồng Tử: tuyên dương Chử Đồng Tử dùng cây gậy thần cắm xuống đất  và che gậy thần bằng chiếc nón lá thần mà  lôi cuốn dân Lạc Việt thời Hùng Vương  thứ 3 h́nh thành những làng xă. Sự  kiện Chử Đồng Tử, gậy thần, và nón lá thần   biểu tượng  sự kiện dân Lạc Việt thời Hùng Vương  thứ 3 biết dùng những thân tre  và lá cây để  đóng cọc đổ đất làm nhà và lợp nhà   h́nh thành những làng xă, rồi biết dùng những cọc để be bờ đắp đất  dẫn nước vào ruộng  và ngăn ngừa nước lụt.

Lễ Hội Thần Tản Viên : tuyên dương Thần Tản Viên (SơnTinh). Truyện  thần như  sau:  Xưa, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, sinh ra 1 bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Long Quân đem 50 người xuống biển, Thần núi Tản Viên là một trong 50 người con trai theo cha xuống biển.Thần từ thủy quốc về đất liền theo đường cửa bể Thần Phù, t́m chỗ sinh sống ở nơi cao ráo. Thần đi ngược lên sông Lô đến bờ đất Phiên Tân bên bờ sông Phúc Lộc, ngưỡng trông thấy núi Tản Viên, cao lớn đẹp đẽ.  Thần quyết định làm nhà sống ở đỉnh núi Tản Viên. Tương truyền rằng thần và Thuỷ Tinh cùng cầu hôn với Mỵ Nương, con gái của vua Hùng. Lễ vật của thần đến trước, vua Hùng bèn gă Mỵ Nương cho, thần rước Mỵ Nương về núi Tản Viên. Thủy tinh đến sau, không kịp, cả giận liền đem loài thủy tộc đến đánh để cướp lại. Thuỷ Tinh thường làm mưa gió mịt mù, dâng nước lên để đánh thần hàng năm vào khoảng tháng tám tháng chín, dân trong vùng vẫn phải chịu thiệt hại mùa màng  v́ lụt lội. Truyện thần Sơn Tinh (Tản Viên) biểu tượng cho dân Lạc Việt thời Hùng Vương đắp đê  ngăn nước lũ lụt.

Lễ Hội Thánh Gióng: tuyên dương Thánh Gióng thắng giặc Ân. Thánh Gióng   biểu tượng cho dân Lạc Việt thời Hùng Vương  thứ 6,  c̣n giặc Ân biểu tượng  cho những trận phong ba băo táp lụt lội nhiều tháng trời.  Lễ Hội Thánh Gióng là một dấu ấn đánh dấu các trận  lũ lụt  băo táp đă chấm dứt , dân Lạc Việt đă phấn đấu chống trả. Từ ngày Lễ Hội này th́  khí hậu ấm áp cây cối rau quả  đâm chồi nảy mầm, cây cà nở hoa  ai nấy đều hy vọng  được ấm no .

 
 

 

Huyền Thoại  vềThánh Gióng  (Phù Đổng Thiên Vương)

            (Trích  một  đoạn trong bài Thần Thoại Hùng Vương của ông Trần Ngọc Ninh)

 

Thánh Gióng cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chẳng nói chẳng cười nhưng khi nghe mơ rao lệnh vua triệu người giết giặc th́ vươn ḿnh lên cao lớn dị thường, rồi phóng ngựa sắt phun ra lửa, đánh đuổi quân giặc, cuối cùng lên trên ngọn núi  Con Sóc cởi áo treo lên cây và bay lên trời mà biến mất. Với trào lưu tư tưởng mới, sự thần bí càng ngày càng kém người theo, th́ Thánh Gióng thành biểu tượng của người dân Việt, tuy rất hiền hậu và yếu ớt, nhưng khi nước có loạn th́ đứng lên trăm người như một với dũng khí  cao ngất trời xanh, nhổ cây tre làm khí giới để đem lại sự b́nh yên về cho đất nước. .

 

Nhưng giải  nghĩa huyền thoại Thánh Gióng  là như vậy th́ e rằng  quá gượng gạo ở một thời mà tổ chức xă hội nhiều phần chưa lên  được đến nước, đừng nói đến vương quốc..  Theo  sự nghĩ thô thiển  của tôi, Thánh Gióng là h́nh ảnh  và biểu tượng  của Mặt Trời...... Giặc xâm lăng là Đêm hay là  Mùa Mưa với gió lớn và Băo Tố ở ṿng đai Gió Mùa của  Asia với tất cả  những hăi hùng phá phách mà ngày nay dân ta  vẫn c̣n phải chịu, nói ǵ những người bốn ngh́n năm xưa, chưa chắc ǵ đă có  một mái nhà  tranh vách đất. Một buổi sớm, sau một đêm băo tố hăi hùng ..ở phương đông, mặt trời ló dạng, truyền ánh sáng  và hơi ấm khắp nơi. Người vật như sống lại.  Thánh Gióng mới sinh c̣n chưa hiển lộ thần oai, chỉ mới có những ánh hồng rồi vàng chiếu lên những đám mây c̣n lởn vởn chưa tan. Nhưng rồi  bừng lên một cái ṿng  chói lọi rừng rực lửa, chẳng mấy chốc đă lên trên  những ngọn tre, cao ṿi vọi và oai nghiêm như thiên thần. Quả cầu lửa  của Thánh Gióng  đi đến đâu th́ tối tăm tan ră đến đấy và ánh nắng chợp chờn sưởi ấm cả không gian. Về chiều,  nắng vàng dịu bớt như thể là thanh gươm đă bớt bén rồi gẫy nhưng các bụi tre vẫn lấp lánh ánh sáng. Cuối cùng  Thánh Gióng đáp xuống  đỉnh núi Sóc rồi biến, nhưng cái áo vàng khoác ngoài vẫn c̣n treo trên ngọn cây.  Lễ Hội Thánh Gióng là vào lúc  cà lên  nụ, ra hoa và phải lễ cơm với cà. Mặt Trời  là nguồn gốc  của sự sống và sự ấm cúng sau mỗi đêm lạnh và  sau mỗi mùa tối tăm rùng rợn. Lễ Hội Thánh Gióng  là những ngày hội hè tưng bừng của nông nghiệp thời khai sinh ..