Mõ
làng.
1-
Nhân vật mõ gắn liền với cái đình
làng.
Hầu
hết các làng Việt ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, trừ những làng
mới thành lập hoặc quá nghèo, đều từng có người rao mõ.
Nghiên cứu nghề mõ chắc chắn sẽ làm
sáng tỏ nhiều vấn đề về cơ cấu tổ chức, sự vận hành và đời sống
của làng Việt nói chung. Mõ được coi là tổ của ngành
thông tin truyền thông. nghề mõ ra đời cùng đặc trưng của
nó cho phép khẳng định, tổ chức làng xã lúc đó đã đạt được một
sự ổn định nhất định về cơ cấu.
2-
Lịch sử về MÕ LÀNG một
truyền thông đại chúng ở Việt Nam
Trong
Tạp chí
Xưa
và
Nay
số 2 tháng 2/1995, hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Văn Sự và
Nguyễn Xuân Diên cho rằng:
Có hai tư
liệu rất quan trọng giúp "xác định niên đại" của nhân vật này
là: Hồng Đức Quốc Âm thi tập và vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính.
Trong Hồng
Đức Quốc Âm thi tập (ở phần phụ lục) có bài Thằng
Mõ,
và
trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính
có
vai
Mẹ
Đốp là vợ mõ
.Vở
chèo này đã được khẳng định là ra đời vào thế kỷ XV.
Thằng mõ xuất hiện khá nhiều trong các vở chèo cổ của Việt Nam.
Thằng Mõ
có mặt ở nông thôn Việt Nam không
biết từ bao giờ, nhưng chắc chắn là đã từ lâu.Thằng Mõ
được
xem là phương tiện truyền thông sơ khai nhất trong xã hội cổ
truyền Việt Nam. Hệ thống truyền tin này đã tồn tại đến giữa
thế kỷ thứ XX và đóng góp giá trị nhất định trong việc mang
tin tức đến cho dân làng,
thông tin bằng miệng của xã hội Việt qua nhiều thế kỷ, khi các
phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển.
a-
Trong Hồng
Đức Quốc Âm thi tập,
Vua
Lê Thánh Tôn
(1442 - 1497)
đã làm một
bài thơ nôm vịnh thằng Mõ ngợi khen vai trò của "thằng mõ":
"Mõ này cả
tiếng lại dài hơi,
Mẫn cán ra
tay chẳng phải chơi.
Mộc đạc
vang lừng trong bốn cõi,
Kim thanh
rền rĩ khắp đòi nơi.
Trẻ già
chốn chốn đều nghe lệnh,
Làng nước
ai ai phải cứ lời.
Trên dưới
quyền hành tay cắt đặt,
Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi."
Lời
lẽ bài thơ có vẻ kính trọng, ngược hẳn với địa vị của Mõ trong
xã hội xưa.
b--
Trong chèo cổ Quan Âm Thị Kính
Hình
tượng thằng mõ được quần chúng lựa chọn để bày tỏ, gửi gắm khát
vọng tự do của mình. Có lẽ chính sự bất công và thiếu đạo
đức của xã hội đã khơi dậy sự phản kháng của giới văn nghệ sĩ.
Nhiều tác giả bênh vực Mõ, tạo ra những tình huống bất ngờ để
cho Mõ đóng vai trò gỡ rối cho đám chức sắc trong làng. Mọi
người còn nhớ thằng Mõ của Ngô Tất Tố có tài băm thịt gà, xứng
đáng với danh hiệu nghệ sĩ. Chỉ có thằng Mõ mới gánh nổi trách
nhiệm chia phần công bằng cho cả làng. Một con gà " chỉ một
người ăn cố thì hết", được Mõ chặt chia làm 23 cỗ, 83 suất.
Không có "thiên tài" băm gà của Mõ, làng nước sẽ khó tránh được
những cuộc cãi nhau, tranh giành, thậm chí hại ngầm nhau.
Nhưng có lẽ giỏi nhất, thông minh nhất trong làng Mõ, thì phải
gắn huy chương vàng cho thằng Mõ làng Cổ Nhuế của Hồ Hữu Tường.
Thằng Mõ này được nhắc tớl trong cuốn Phi Lạc sang Tàu
của Hồ Hữu Tường. Thằng Mõ này được ông tiên
chỉ của làng mời làm cố vấn, giải quyết tất cả những chuyện rắc
rối điên đầu.
Nam Cao cũng đưa ra một thằng Mõ, vốn hiền lành lương thiện
nhưng bị xã hội làm xấu đi.
3--
Chức phận
Người rao mõ
Thằng
mõ
là người có nhiệm vụ gõ mõ và thông báo theo chỉ thỉ của các
chức sắc trong các
làng xã
cổ
Việt Nam.
Nhờ người rao mõ mà dân làng không những biết mệnh lệnh của lý
trưởng mà còn biết chiếu chỉ của vua, không những biết tin tức
trong làng mà còn biết tin tức trong nước. Mõ không phải chỉ
phục vụ cho lý trưởng và chức dịch trong làng xã, mà cho cả cộng
đồng. Mõ không phải là của riêng ai, mà của cả làng, gánh
trách nhiệm mà cả làng giao phó. Mõ là người lao động, nhưng lao
động của mõ là lao động "dịch vụ" chứ không phải lao động sản
xuất. Khi làng vào đám, cả gia đình nhà mõ được huy động
ra "việc làng". Khi làm nô lệ chung cho cả làng xã
thì Thằng mõ được gọi là đạc phu. Khi nào trong
làng có việc gì thì tên đạc phu phải đi mời mọc cả làng ra đình
hội họp. Hoặc có việc gì lễ dịch báo cáo cho làng biết thì đạc
phu gõ mõ đi rao suốt các ngõ. Nhà tư gia ai có việc hiếu hỉ
hoặc có việc giỗ kị muốn mời làng thì cũng sai đạc phu đi mời.
Công việc
của anh ta là đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân
đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Ngoài công
việc trên, Thằng mõ có nhiệm vụ tuần phòng ban đêm và gõ
từng hồi mõ báo hiệu giờ giấc dưới sự hướng dẫn của viên chức và
các tráng đinh trong làng.
4-
Tư thế thằng mõ trong làng xã
Phần
đông mõ làng là những người tha phương cầu thực, từ chỗ
khác tới làng kiếm ăn.
tất cả họ
đều là dân ngụ cư. Trong làng, người đến ngụ cư phải gánh
một thân phận thấp kém, bị dân làng khinh miệt, Mõ bị coi là
nhân vật thấp nhất trong xã hội, chỉ có quyền cúi đầu để mọi
người sai bảo. Mõ chỉ được dựng nhà ở rìa làng, không được vào
giáp, không được tham gia mọi công
việc tại đình, Người làm mõ nhưng không ai căm ghét Con cái mõ
không được phép đi họcVô hình trung, nghề mõ trở thành cha
truyền con nối. Người này làm việc này không có
lương bổng. Tuy nhiên anh ta thường được làng cấp cho một mảnh
đất công nhỏ để cày cấy hoặc được đến mùa gặt thì được các địa
chủ cho một ít thóc. thường sống
bằng nghề làm thuê,... Khi chia phần, dân làng chia
cho mõ một cỗ riêng, nếu ăn không hết thì mang về.
.
Do "gần
gũi" các chức dịch, mõ biết rõ nội dung của các cuộc tranh giành
giữa các cá nhân hay dòng họ, nhưng mõ không ủng hộ một cá nhân
hay phe cánh nào.
5--Nguồn
gốc chữ thằng Mõ và Chữ cái Mõ
Chữ thằng Mõ
từ đâu ra
?
Có hai kiểu
giải thích:
-
Mời ai,
tìm ai, tiếng hán việt là "Mộ". Chữ Mộ có thể
đã được chuyển qua chữ nôm thành mõ. Mõ là
người đi mời (Mộ) làng nước..
-
Sách vở xưa cũng dùng chữ "mỗ" để gọi những người không
biết tên. Chữ mỗ là đại danh từ không chỉ rõ cái gì,
người nào, được dùng khá phổ biến. Có thể cho rằng chữ Mõ,
chỉ một người không tên tuổi, là từ chữ Mỗ mà
ra.
Còn
Chữ cái Mõ
từ đâu ra
?
đồ
vật
dùng làm hiệu lệnh: mộc đạc và
Điêu Đấu
-
Trong
bài
thơ nôm vịnh thằng Mõ
của
Vua Lê Thánh Tôn,
có câu:
Mộc đạc
vang lừng trong bốn cõi,
Kim thanh rền rĩ khắp đòi nơi.
Mộc đạc nguyên nghĩa là cái chuông bằng đồng,
có quả lắc bằng gỗ. Ta có thể suy ra rằng ngày xưa mõ làng
dùng chuông, trước khi dùng mõ.
-
Trong Bài thơ Thác thi (Vịnh cái mõ) của Nguyễn Bỉnh Khiêm có
câu :
Điêu đẩu thiên cao dạ chuyển canh.
Được dịch là :
Trời cao, tiu kẻng, đêm dời canh.
Điêu
đẩu được chú thích
như sau : "Điêu là cái kẻng (xưa gọi là cái
tiu), đẩu là cái đấu dùng trong quân đội để đong gạo
nhưng cũng dùng để gõ làm hiệu lệnh. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nxb Văn học, Hà Nội, 1983 cũng có nhắc tới hai đồ vật
Điêu và đẩu đều dùng như kẻng và mõ trong quân đội"
Điêu đẩu ,
tiu kẻng
đều làđồ
nghề của
thằng
Mõ
nên được gọi
chung là cái mõ.
Tóm lại, thằng
MÕ,
người đi mời mọi người trong làng, là do chữ M
Ộ
(mời) hoặc chữ MỖ (không tên tuổi) mà ra. các đồ nghề của
thằng Mõ
dù là Mộc đạc hoặc dù là Điêu đẩu để
làm hiệu lệnh, để rao gọi, đều được gọi là mõ. Cái mõ có
thể được làm bằng gỗ, bằng tre, bằng gạch đá hay bằng sắt.
Ở điếm làng có cái mõ cá làm bằng đá tạc hình con cá. Tấm
sắt cầm canh (chữ hán việt là thác) cũng được gọi là mõ canh.
Cầm cái mõ làm bằng gộc tre khô và cái dùi tre trong tay,
người rao mõ đánh một hồi cho mọi người chú ý lắng nghe rồi dõng
dạc cất tiếng "rao" cho cả xóm, cả làng biết tin tức hoặc mệnh
lệnh mà nhà chức trách muốn thông báo.
|