Bahnar và Jrai ở Gia Lai

 

                                     Lễ Bỏ mả (Lễ Pơ thi)

                                                             website báo Gia Lai      10/06/2009,

 

 

 Lễ Bỏ mả hàng năm khi mừa mưa vừa chấm dứt (từ tháng 11 đến hết tháng 4 dương lịch), khi mùa màng đă thu hoạch xong.Cả người Bahnar và Jrai đều có một từ chung để gọi Lễ Bỏ mả là Bơ thi. Lễ Bỏ mả là lễ hội lớn nhất, dài ngày và đông vui nhất của cư dân bản địa Gia Lai, từ 3 đến 6 ngày.

 
 

 

 

Theo quan niệm của cư dân bản địa Gia Lai, người sống đều có hồn, khi chết hồn biến thành ma. Hàng ngày, người thân của người chết phải đem cơm nước đến nhà mồ, quét dọn nhà mồ. Chỉ sau khi làm Lễ Bỏ mả người chết mới đi về thế giới tổ tiên, chấm dứt mọi ràng buộc giữa người sống với người chết. 

Lễ Bỏ mả gồm 3 bước sau: Lễ dựng lại nhà mồ, lễ bỏlễ giải phóng.

 

Lễ dựng lại nhà mồ

 Lễ hội không chỉ có sự tham gia của gia đ́nh thân nhân người chết mà c̣n có sự đóng góp của cả buôn làng, thậm chí là liên làng. Tại lễ hội, già làng sẽ phân công nhiệm vụ cho mọi người trong buôn, nam giới lên rừng lấy gỗ về làm nhà mả và điêu khắc tượng nhà mồ, phụ nữ chuẩn bị đồ ăn cho lễ hội. Vào chính hội mọi người tổ chức ăn cỗ linh đ́nh, tấu cồng chiêng, cùng nắm tay nhau múa vũ điệu sôang và đặc biệt đây cũng là dịp để các chàng trai, cô gái t́m kiếm bạn đời của ḿnh.

Nhà mồ trong lễ Pơ Thi

nhà mồ

 

  Lễ Bỏ

thường diễn ra vào buổi chiều, bắt đầu một cuộc tŕnh diễn lớn quanh nhà mồ. Sau khi già làng làm lễ cúng xong, thân nhân của người quá cố vào nhà mồ khóc than lần cuối với người đă chết.

Tiếng cồng chiêng, tiếng trống nổi lên, đoàn rước gồm những người đánh khiên và đánh trống, người đánh cồng chiêng, người đeo mặt nạ, người tŕnh diễn những con rối, phụ nữ th́ múa, họ đi ṿng quanh nhà mồ biểu diễn những động tác của ḿnh theo tiếng nhạc. Trang phục những người tham gia đều rất trang nghiêm và sặc sỡ.

Chỉ đến sau khi làm lễ bỏ mả th́ người quá văng mới thực sự chấm dứt mọi giao tiếp với người sống để về với cội nguồn, bắt đầu ṿng luân hồi và đầu thai trở lại làm người vào một thời điểm nào đó (!),

c̣n người sống th́ được giải thoát khỏi những luật tục được bảo vệ cách nghiêm . ngặt, những người góa bụa sẽ được tự do tái giá…

 

  Lễ giải phóng

Trong ngày đặc biệt này, người sống sẽ chia của cho các hồn ma để họ có cuộc sống tự lập đầy đủ và không phải thiếu thốn trong thế giới mới. Những của chia cho người chết được thể hiện rơ ngay trên nấm mồ và bên trong nhà mồ. Người ta có thể tạo ra những khung dệt thu nhỏ bằng cây tre, làm bẩy bắt thú, ống điếu, gùi, nồi, chén… rồi sắp xếp gọn gàng trên nấm mồ cùng với cơm mới, thịt nóng, nước mát, đặc biệt một con gà mới nở là sự sống duy nhất trong số đồ dâng cúng, hàm ư báo cho hồn ma biết mọi sự đă viên măn và kết thúc, như trứng đă nở thành gà với đủ khả năng tự mưu sinh… Ngoài ra nơi hàng rào nhà mồ cũng được đặt những cột tượng biểu trưng cho sự chia ly.

Vật dụng chia cho người chết

chia của cho các hồn ma

 

Sau khi làm lễ giải phóng người sống không c̣n một ràng buộc ǵ với người chết. Họ có thể đi lấy vợ, lấy chồng, có thể dự những cuộc vui của dân làng. Đến đây Lễ Bỏ mả cũng chấm dứt, ngôi nhà mồ củng bị bỏ luôn.