T́m hiểu

           Cấu trúc tác phẩm thuộc loại thơ tự do

                  của  thi sĩ  Thanh Tâm Tuyền

 

 

Thanh Tâm Tuyền là một trong vài nhà thơ lớn nhất và có ảnh hưởng nhất không những ở miền Nam từ 1954 đến 1975 mà c̣n của cả nước thời kỳ hậu Geneva nói chung. Thơ của ông, cho đến nay, vẫn c̣n là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới. Chúng ta  hăy thử t́m hiểu cấu trúc tác phẩm thơ của ông để  từ đó thấy được nét riêng biệt, độc đáo của tác giả  khi xây dựng tác phẩm thuộc loại thơ tự do.    Xin khảo sát hai tập thơ  nổi tiếng  của Thanh Tâm Tuyền Tôi không c̣n cô độc  và Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy .

    

     I-    Cấu trúc hai tập thơ

 

   1 -   Cấu trúc mặt nội dung quy hướng  về  sự  giăi bày tâm sự

 

tập thơ  Tôi không c̣n cô độc  tác giả   muốn giăi bày tâm sự của một cái tôi cô đơn, cô độc đang đi t́m tự do, chân lí và hạnh phúc trong cuộc đời đầy biến động  và tập thơ  Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy, tác giả   muốn giăi bày tâm sự   thể hiện niềm vui lớn trong cuộc đời tác giả, có sự hoà hợp giữa t́nh cảm riêng và lẽ sống chung: Liên” là niềm vui về t́nh yêu – hạnh phúc, hay chí ít cũng là ước ao về một t́nh yêu – hạnh phúc. C̣n ”Đêm, Mặt trời t́m thấy” là sự vận động tích cực từ những ngày u ám đến ánh sáng.

 
   

Xét trong nội bộ tập thơ Tôi không c̣n cô độc  có nhiều bài viết về đề tài chính trị hoặc có liện quan đến những sự kiện, nhân vật chính trị như: Ôi anh em cộng hoà; Trưởng thành; Phiên khúc 20; Tù binh; Bài thơ chữ số; Tự do.

Những bài thơ này sử dụng trực tiếp những từ ngữ chính trị như “cộng sản”, “cộng hoà”, “phát xít”, Phan Văn Hùm, Khái Hưng… những địa danh có ư nghĩa biểu tượng cho những chế độ chính trị như: Vác-xô-vi, Bá Linh, B́nh Nhưỡng, Buy đa bét, Mốt cu, Pra gơ, Bắc kinh, Hà Nội – Huế – Sài G̣n…

Trong tập thơ này, tác giả   bày tỏ quan điểm chính trị, ngôn ngữ rơ ràng đơn giản của ḿnh.  Quan điểm đó cũng là lập trường chung kiểu thơ ca kháng chiến, chỉ có điều tác giả   có cách nói riêng. Đặc  điểm ngôn ngữ thơ chính trị của tác giả   trong toàn tập thơ là nhiều khi gay gắt (bài Tù binh). Bên cạnh đó một số bài cũng dính dáng đến chính trị nhưng chỉ để thể hiện một khát vọng tự do, khát vọng sống mà không chỉ thể hiện cái nh́n và tư duy chính trị đơn thuần.

 

Xét trong nội bộ tập thơ  Liên, Đêm, Mặt trời t́m  thấy   th́ đề tài chính trị gần như không liên quan đến đề tài chính trị,   nếu có th́ cũng chỉ là thứ yếu. Vẫn c̣n những cái tên như Napoleon, Hà Nội, Hải Pḥng, Budapet, Đông Âu… nhưng không c̣n những câu, những bài thơ chuyên về đề tài chính trị. Trong tập thơ  này Thanh Tâm Tuyền nghĩ đến h́nh ảnh tổ quốc, khát vọng tự do.   Khi  thổn thức về “em”, về t́nh yêu, ông day dứt nỗi niềm tổ quốc, ttrong câu chuyện cùng em. Qua “em” Thanh Tâm Tuyền bày tỏ nỗi niềm tổ quốc. Hai h́nh tượng “em” và “tổ quốc” nhiều lúc đi đôi với nhau. Nổi bật nhất là   bài  thơ Hăy cho anh khóc bằng mắt em Những cuộc t́nh duyên Budapet  thể hiện nỗi cảm xúc tối đa về “em”: 

           Hăy cho anh khóc bằng mắt em;

           Hăy cho anh la bằng cổ em; Hăy cho anh run bằng má em;

           Hăy cho anh ngủ bằng trán em; \

           Hăy cho anh chết bằng da em…

 Đi với đề tài t́nh yêu ở Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy    là h́nh tượng em (19 bài viết về t́nh yêu, 23 bài có h́nh tượng “em”), gần như xuyên suốt tập thơ.

 

   2-  Cấu trúc mặt h́nh thức quy hướng về  cấu trúc mở

 

Chúng ta  thấy được   cấu trúc của hai tập thơ  là một cấu trúc mở , hay cấu trúc động. Cấu trúc vừa theo  lực hướng tâm vừa theo lực ly tâm.  Lực hướng tâm thu hút, sắp xếp những yếu tố tản mạn, đối nghịch nhau thành một chỉnh thể. C̣n lực ly tâm, cũng mạnh mẽ không kém ǵ lực hướng tâm, để cho các từ vượt thoát khỏi hấp lực của trường ngữ nghĩa nguyên thủy đi lang thang ra ngoài t́m những tṛ chơi mới” khi cấu trúc trở nên xộc xệch.                    

Xét toàn bộ hai tập thơ, ta không khó nhận ra cái mạch ch́m liên hệ  nối liền cảm xúc tác phẩm.

Như vậy trong mỗi tập thơ tác giả đă tạo cho nó những “huyết mạch” chung, liện lạc với nhau để nuôi sống “cơ thể” tập thơ. Những huyết mạch ấy níu kéo, liên kết những tế bào riêng lẻ làm nên tính chỉnh thể cho tập thơ, giúp tập thơ không bị phân tán, vỡ vụn. Tuy nhiên mỗi bài có một h́nh thức diễn đạt riêng, một quy luật riêng được đặt trong một giới hạn chung – giới hạn Thanh Tâm Tuyền.

 
   

   II-       Cấu trúc bài thơ

 

Tập thơ Tôi không c̣n cô độc   gồm có  những  bài sau  đây:

       Của em, Định nghĩa  một bài thơ hay,  Gửi Quách Thoại,  H́nh ảnh, Hoa, Kêu gọi,  Kiến trúc,  Lệ đá xanh, Liên những bài thơ t́nh thời chia cách,  Mắt biếc, Mặt trời, Một bài thơ, Mưa ngủ, Người yêu, Nhịp ba, Ôi anh em Cộng Ḥa,  Phiên khúc, Phục Sinh, Thành Phố  1, T́nh Cờ,  T́nh yêu giữa đám đông, Tôi không c̣n cô độc,  Từ bao giờ, Vĩ Tuyến, Ở đây tôi là vị hoàng đế, Bài thơ chữ số,  Bằng hữu, Bến tàu, Chim, Của Duy Thanh.

 

Tập thơ   Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy    gồm có  những  bài sau  đây:

        Bài hát buồn,  Bài ca ngợi t́nh yêu, Bài thơ của tháng giêng ,  Bao giờ ,  Chiều trên phi trường,  Cỏ,  Dạ khúc,   Đen,    Đêm,  Đoản khúc, Đừng bắt tôi từ biệt ,   Hăy cho anh khóc bằng mắt em,  Những cuộc t́nh duyên  Budapest,  Hơi thở,  Mai,  Mặt trời tỉm thấy,  Một chỗ trên xe buưt,  Nguyên,  Nhân danh,  Nói về dĩ văng,  Sầu khúc , Tên người yêu dấu, Thành phố  II, Thức giấc, Từ chối, Về Quách Thoại.

 
 

 

1- Cấu trúc 1: Bài thơ   chia  đoạn, chia phần, chia khúc

 

Bài thơ của Thanh Tâm Tuyền không chia khổ theo lối chia “truyền thống”. Nghĩa là khổ thơ không chia theo sự hài hoà cân đối số lượng các câu bằng nhau, cũng không phải là cách chia theo tính độc lập tương đối của nội dung. Thơ Thanh Tâm Tuyền chia đoạn, các đoạn độc lập với nhau trong bài. Có khi một câu thơ tách ra riêng biệt như một khổ, có khi đó là một đoạn thơ văn xuôi dằng dặc tuôn trào theo ḍng cảm xúc. Khái niệm khổ thơ hầu như vắng mặt trong sáng tác ở hai tập Tôi không c̣n cô độc   và Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy   

 

Bài thơ có thể được cấu tạo theo nhiều cách:

 

-a/-   một bài chia thành các đoạn mang tên   tuỳ vào cảm xúc . 

                Ví dụ   Bài thơ    Tôi không c̣n cô độc

 
   

Hợp xướng 


Chúng tôi cúi chào 
những người đến đây 

mỗi bàn tay nằm một ḷng tay 
trái tim hồi hộp 
chúng tôi cúi chào 
ngày họp mặt 
mùa xuân b́nh minh vừng trán 

mùa xuân t́nh con ngươi 
mùa xuân mềm mái tóc làn môi 
móng tay bóng như lộc mới 
 

chúng tôi cúi chào 
hằng năm họp mặt về mùa xuân 
mùa hè là của biển khơi 
mùa thu rủ nhau lên rừng 
mùa đông về khép cửa 
ngồi bên bếp lửa 
sửa soạn tâm hồn 
cho ngày gặp gỡ 
suốt mùa xuân 
mọi người thành thi sĩ 


Một giọng 


Thi sĩ ôi thi sĩ 
ai cười tôi chịu lỗi 
một phút là thi sĩ 
đủ sáng tâm hồn đầy cuộc đời 
được làm thi sĩ suốt mùa xuân 
tôi quỳ gối ngắm bầu trời 
ân huệ lớn lao cho chúng ta 

 

-b/ -một bài được chia thành các khúc được đặt tên .  Ví dụ   Bài thơ Đoản khúc 

MỘT LẦN NỮA 

Trời vừa đen 
Vừa trở dậy 
Mưa nhiều bên kia cầu 
Mưa nhiều bên kia cầu 
Sao li biệt 
Ḷng sầu trắc ẩn 
C̣n một chút tự do 
Vừa đổ vỡ 
Thôi đau đớn hoàn toàn 
Thôi đừng kêu khóc nữa 
Tôi chẳng thể trở về 


NGOÀI 

Tôi chẳng thể trở về 
Trên con đường định mệnh 
Mặt trời đổ máu 
Tṛng mắt đen chan hoà 
Hấp hối trong buồng kín 
Gió thầm tan biển khơi 
Tên ḿnh không môi gọi 

Không ḷng tay đặt lên 
Thân khô như củi cứng 
Cành cây sầu vừa rụn

 

-c/-   Một  bài thơ chia thành các phần đánh số theo thứ tự  có thể hướng theo một chủ đề ẩn  nào đó

  Ví  d   bài   thơ Ngợi ca t́nh yêu

 

         1. 
Tôi chờ đợi 
lớn lên cùng dông băo 
hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai 
t́m cánh tay nước biển 
con ngựa buồn 
lửa trốn con ngươi 

Đất nước có một lần 
tôi gh́ đau đớn trong thân thể 

 
 

những ḍng sông những đường cày núi nhọn 
những biệt li rạn nứt ḷng đường 
hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt 
như người yêu từ chối vùng vằng 

Tôi chờ đợi 
cười lên sặc sỡ 
la qua mái ngói 
thành phố đồng ruộng 
bấu lấy tim tôi 
thành nhịp thở 
ngơ cụt đường làng cỏ hoa cống rănh 
cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng 

chảy máu 
tiếng kêu 

 
   

 2. 
Tôi chờ đợi 
phổi đầy lửa cháy 
môi đầy thẹn thùng 
vục xuống nhục nhằn tổ quốc 
nh́n gót giầy miệng uống tro than 
nghe tiếng ca của một người không quen 
của cuộc đời t́nh nhân 

Ghi thương tích nơi cườm tay 

 

- d/     một bài chia thành các phần đánh số theo thứ tự    có thể hướng theo một chủ đề khá rơ .Đây là  h́nh thức kết hợp khá phổ biến trong thơ Thanh Tâm Tuyền Ví dụ   Bài thơ    Đêm;

 
 

 

       1.      (Khúc một:  v chiến tranh và t́nh yêu).


Những đêm nào chiến tranh đă quên 
Con mắt đen niềm im lặng 
Anh vẫn đi hoài trong thành phố 
Cô đơn 

Trưa nắng cháy 
Vào sâu trong ghẻ lạnh 
Với máu trong tim 
Chảy nhanh như máy móc đau ốm 
Ở cuối đêm 
Em rũ tóc nói những lời mê sảng 
Những ám hiệu 
Của mặt biển đen không 
T́nh yêu tuyệt vọng 
Anh xé tóc em cùng những cành lá chết 
Mùa thu 

 

    2.   (Khúc haihạnh phúc, chân lư và lừa dối)


Đêm tuôn ḍng máu chảy 
Mạch mở ngỏ hết rồi 
Kẻ kia cười mọi rợ kẻ kia cười 
Tương lai đây chùm nho 
Như tṛ chơi 
Nó nói 
Tự trói hai tay lại 
Hạnh phúc sẽ đi tới 
Mặt mũi dùng làm ǵ 
Mọi người là đồng đội 
Trí năo dùng làm ǵ? 
Chân lí không lừa dối 
Thiên tài dùng làm ǵ? 
Để gây ra tội lỗi 

 

 

Những bài thơ được chia ra làm nhiều phần ( chẳng hạn bài thơ  Đêm), được đánh dấu bằng những con số vẫn có sự thống nhất của một chỉnh thể, sợi dây liên kết là những chủ đề, đề tài nào đó có lúc ta không khó để nhận ra.

 Những chủ đề, đề tài của bài thơ, xin đưa ư kiến của nhà nghiên cứu Thụy Khuê để làm ví dụ: “Trường ca Đêm trong tập  thơ  Liên đêm mặt trời t́m thấy gồm 10 Khúc, mỗi khúc là một khúc giao hưởng giữa bóng tối và ánh sáng. 

Khúc một: chiến tranh và t́nh yêuKhúc haihạnh phúc, chân lư và lừa dốiKhúc ba: sa mạc và tự doKhúc bốn: xiềng xích và lưu đầyKhúc năm: bất lực và đói khátKhúc sáu: Những người t́nh đă mấtKhúc bảy: con quạ trong văn chươngKhúc tám: Man trá và đồng loăKhúc chín: Niềm cô độc đenKhúc mười: Huỷ diệt.

 

               10.    ( khúc  mười: Huỷ diệt)

 

Có ai gọi tên tôi giữa phố, ngay sau lưng 
phố cụt cái tên mọc hai cánh tay chới với. 
Tôi dừng lại rút khí giới, con dao của em, 
hét: Để cho tôi yên, quân vô lại, tôi sẽ không 
làm thơ nữa, tôi sẽ trừng phạt mày. T́nh 
yêu anh đă giết em, trời ơi; anh hiểu, anh 
hiểu thấu mấy ngh́n năm cái ngông cuồng 
rồ dại của anh, chàng Orphée đ̣i bỏ trần 
gian qua bao nhiêu miền địa ngục. Nhưng 
anh th́ không bao giờ gặp em nữa, không 
bao giờ, v́ anh đă nuốt chửng em hơn cả 
loài cầm thú dă man. 

Sao không ai gọi tôi nữa? Tôi đứng im đây, 
vực sâu trước mắt, cái tên sau lưng. Sao 
không ai gọi tên tôi nữa? Tôi quay lại, con 
dao trong tay, cái tên chết điếng. Sao không 
ai gọi tên tôi nữa? Ḱa đồ khốn kiếp, quân 
vô lại, tôi cầm dao đâm mày đây, không 
một lời cầu cứu? Đồ khốn kiếp... 
Hoá ra tôi đâm tôi chết tốt. Cũng xong.

 

Toàn bộ mười đoản khúc trổi dậy như mười bản giao hưởng mà âm vang biến đổi tùy theo người nghe đứng ở phía nào của cuộc sống” .

Những bài thơ phân khúc của Thanh Tâm Tuyền mới xem qua tưởng như rời rạc, bị chia cắt như những mảnh vỡ nhưng trong chiều sâu những đoản khúc luôn liên kết nhau theo một nguồn mạch chung, chịu sự chi phối của ḍng mạch ấy. Đó là một cấu trúc động, độ mở lớn, mỗi phần của bài thơ tuy có điểm tiếp xúc với toàn bài nhưng hoàn toàn độc lập, thậm chí có lúc bứt ra khá xa cái quỹ đạo chung.

 
   

2.  Cấu trúc 2   : Mở và Kết  thúc bài thơ

 

Mở  bài 

 

Câu thơ mở đầu thường vô định .  Phần lớn câu mở đầu các bài thơ gần như không ăn nhập ǵ với nhan đề và quan hệ xa với chủ đề.  

 

Câu mở đầu trực tiếp chiếm số lượng nhỏ hơn trong hai tập  Tôi không c̣n  cô độc  và Liên, Đêm Mặt trời t́m thấy

 

Câu mở đầu gián tiếp chiếm số lượng   lớn, gần như không mấy liên kết với nhan đề bài thơ, nói cách khác mối quan hệ “huyết thống” ấy là rất xa xôi. Có thể trích ra một số câu mở đầu kiểu như vậy:

 

Tôi buồn khóc như buồn nôn (   bài thơ  Phục sinh)

Cửa sổ trời những mắt chưa quen (bài thơ Của em)

Người tài xế mặc áo đen (bài thơ :Một bài thơ)

Mây đục đậu lên bờ cửa sổ (bài thơ Gửi Quách Thoại)

Đêm giao thừa thế kỉ mưa rơi sao (bài thơ Chim)

Dù sao mai pḥng triển lăm sẽ đóng cửa (Bao giờ)

                                                   (…)

Lí giải về hiện tượng khá thú vị này, chúng tôi cho rằng, Thanh Tâm Tuyền muốn bứt ra khỏi vết xe truyền thống.. Kiểu mở đầu như thế giúp câu thơ, bài thơ bứt phá khỏi khung khổ, giúp những câu thơ tiếp theo cất cánh bay cao, bay xa theo trí tưởng tượng của nhà thơ, của độc giả (khi bài thơ đến với độc giả).
 
   

Kết bài

     Kết bài   trong thơ Thanh Tâm Tuyền là lối kết thúc mở. kết thúc về mặt h́nh thức nhưng về mặt nội dung th́ gần như chưa kết thúc và không thể kết thúc. Nghĩa là mạch thơ như vẫn đang tiếp diễn theo một chiều hướng nào đó buộc người đọc phải phỏng đoản, phải day dứt trăn trở và thậm chí không yên.

Thanh Tâm Tuyền không áp đặt cho người đọc theo một logic, theo một lối ṃn tư duy. Thơ ông giúp người đọc tự do trong tiếp nhận, đồng sáng tạo với tác giả.

 

Đa phần kết thúc trong hai tập thơ Tôi không c̣n cô độc và Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy  không nhằm giải quyết vấn đề.

 

Sở dĩ có đặc điểm trên v́ thơ Thanh Tâm Tuyền không diễn đạt trọn vẹn một nội dung tư tưởng. Ư nghĩa trong thơ ông như bị cắt đứt, bị chia cắt thành những mảng, phải xâu chuỗi lại hết sức khéo léo ta mới mơ hồ nắm được điều ǵ đó. Mỗi đoạn, mỗi câu, thậm chí mỗi thành phần câu trong thơ có tính độc lập rất cao.

Hăy xem kết thúc của bài thơ   Định nghĩa một bài thơ hay:

                           giă từ cái giường cái bàn cái ghế

                           một người và hai người và ba người

                          một người và hai người và ba người

 
   

Có khi bài thơ kết thúc bằng h́nh ảnh, h́nh ảnh thơ tạo một độ ngân vang, cánh chim khép lại bài thơ và mang theo bao suy ngẫm trăn trở trong ḷng độc giả. 

Hăy xem kết thúc của bài thơ  Chim.

                              chim bay vào trận mưa sao 

 

 Có khi bài thơ kết thúc bằng h́nh ảnh chủ đạo của bài thơ: Hăy xem kết thúc của bài thơ   Lệ đá xanh

                              đau đớn lệ là những viên đá xanh

                             Tim rũ rượi    

 

Có  khi bài thơ kết thúc mà tác giả và người đọc đều không thể nào t́m thấy câu trả lời. Ví dụ bài Sầu khúc   (đoạn 3) kể một câu chuyện khá trọn vẹn, có điều câu chuyện ấy vừa là những mảng ghép vừa là câu chuyện của tưởng tượng hư cấu. Tác giả hoá thân vào nhân vật tôi, đi t́m câu trả lời nơi thần chết:

 

                       Tôi t́m thần chết hỏi

                       Nàng được tự do chăng ?

                        Thần chết câm và điếc

                       Tôi nắm tóc bắt gật đầu

                       Và trở về dương thế

 

 

Có khi bài thơ kết thúc bằng h́nh ảnh, h́nh ảnh thơ tạo một độ ngân vang, cánh chim khép lại bài thơ và mang theo bao suy ngẫm trăn trở trong ḷng độc giả. 

Hăy xem kết thúc của bài thơ  Chim.

                              chim bay vào trận mưa sao 

 

 Có khi bài thơ kết thúc bằng h́nh ảnh chủ đạo của bài thơ: Hăy xem kết thúc của bài thơ   Lệ đá xanh

                              đau đớn lệ là những viên đá xanh

                             Tim rũ rượi    

 

Có  khi bài thơ kết thúc mà tác giả và người đọc đều không thể nào t́m thấy câu trả lời. Ví dụ bài Sầu khúc   (đoạn 3) kể một câu chuyện khá trọn vẹn, có điều câu chuyện ấy vừa là những mảng ghép vừa là câu chuyện của tưởng tượng hư cấu. Tác giả hoá thân vào nhân vật tôi, đi t́m câu trả lời nơi thần chết:

 

                       Tôi t́m thần chết hỏi

                       Nàng được tự do chăng ?

                        Thần chết câm và điếc

                       Tôi nắm tóc bắt gật đầu

                       Và trở về dương thế

 

 

Có  khi bài thơ kết thúc  mở ra những suy tư, chiêm nghiệm về thế giới, mang triết lí nhân sinh. Ví dụ bài thơ đoản khúc được chia thành nhiều  khúc nhỏ.

 -Một  khúc nhỏ  nhan đ  bài THƠ VUI kết thúc bằng

 

               Thiếu nữ cười tinh nghịch như ḥn sỏi

              Ném lăn theo triền mái ngói

 

Cái kết thúc này tạo ra một  âm thanh khô khan, cộc lốc, vô hồn của ḥn sỏi hoà vào tiếng cười của người thiếu nữ. Âm thanh chói chang ấy bên cạnh một thân phận, một người treo cổ trên cành cây trong công viên, gợi cái ǵ chua chát, xót xa… Người đọc nh́n thấy sự đối lập của hai thân phận, thấy sự vô t́nh của cuộc sống thế nhân hay thấy sự thanh thản của một con người vốn nhiều ẩn ức trước khi chết?… Có lẽ là tất cả nhưng không là một cái ǵ cụ thể, chỉ c̣n lại là âm vang của tiếng cười, âm vang của ḥn sỏi.

 
   

-Một  khúc nhỏ   khác  có  nhan đ TĨNH VẬT kết thúc bằng hai ḍng ngắn ngủi:

 

                                kẻ đi ngoài kia la vào mồm

                                sống

 

Kết thúc đó vừa là tiếng chửi rủa vừa là ám ảnh về cuộc đời, với những chết chóc, đói nghèo và máu khiến   người đọc lại phải trăn trở về cuộc đời, về xă hội

 

 

   3. Cấu trúc 3:  Tư tưởng  thuộc  lănh vực  Văn hóa trong bài thơ

 

Thanh Tâm Tuyền  hấp thụ hai nền văn hóa Đông Phương  và Tây Phương.  Ông hấp thụ  văn hóa Đông Phương v́  sinh ra và lớn lên  trong nền văn hóa này  quá  nửa cuộc đời.  Ông hấp thụ   văn hóa Tây Phương v́ gia  đ́nh ông  theo Thiên Chúa Giáo, c̣n ông theo  học  chương tŕnh Pháp, nên  ông  có  cơ hội đọc và tích luỹ tri thức triết học Tây Phương  

 
 

 

 

    a/-  Văn hóa Đông Phương  bao gồm  truyền thống dân tộc   Việt   và  Lăo Phật Nho Giáo.

 

  ông hấp thụ văn hóa Đông Phương  nên bài  thơ Liên những bài thơ t́nh thời chia cách phảng phất  văn hoá truyền thống:

                           Sự em có mặt cần thiết như những sớm mai

                           (nếu đời người không có những sớm mai)

                             Anh trở dậy

                           đọc thơ Nguyễn Du

                           những câu hát buồn rưng rưng cuối đường của một ngày

 

  ông hấp thụ văn hóa Đông Phương  nên bài thơ Lệ đá xanh  phảng phất  h́nh ảnh người thiếu phụ chờ chồng mà hoá đá trong truyện cổ tích Núi vọng phu, có điều trong thơ Thanh Tâm Tuyền con người không hoá đá mà nước mắt người hoá đá. Bài thơ Lệ đá xanh nói về những thân phận cô đơn lẻ loi    bằng h́nh ảnh:

              những người khóc lệ không rơi ngoài tim ḿnh

              em biết không

              lệ là những viên đá xanh

              tim rũ rượi

 
   

 ông hấp thụ văn hóa Đông Phương  nên ông thường đột nhiên, từ những ḍng thơ văn xuôi rất tự do ngẫu hứng trở về với phong vị ca dao cũng hết sức tự do:  Ví dụ bài thơ Mưa ngủ      dẫn chứng  với mấy câu thơ sau đây

 

 Em đi thăm vườn trái cây và em có thể bắt đầu làm việc. Ngực trần không  vướng víu anh,  thấy anh với hơi thở với bầu trời với cây màu đất là một.

Mưa bên kia sông mưa nửa ḍng nước

Ta thương cô ḿnh như bước nhớ chân

Hoa dù tàn muôn vạn ngh́n lần

Ḷng ta vẫn chỉ một lần yêu thương

Hồn nhiên tôi trở thành thi sĩ ca dao, nhẹ những nhát cuốc đầu xới lần áo mỏng ruộng đồng

 

    b/- Văn hóa Tây Phương bao gồm các triết học Tây Phương và   Thiên Chúa Giáo.

 

 V́  ông hấp thụ văn hóa Tây Phương nên trong thơ ông:

  - ta thấy   bài  thơ  Phục sinh phảng phất  Thiên chúa giáo:

                            buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường

                            tôi xin một chỗ thầm kín

                             cho đứa nhỏ linh hồn

                             sợ chó dữ

                            con chó đói không màu

 

 -ta thấy bài thơ Đen   phảng phất  văn hoá thế giới.:   

  Bài thơ mang đậm chất jazz về thân phận một người da đen. Không chỉ nói lên h́nh tượng một người da đen khốn khổ mang thân phận nhỏ bé của kẻ nhược tiểu mà những nét văn hoá của người da đen cũng bộc lộ khá đặc sắc. Đó là tiết tấu nhạc jazz sôi động, một nét văn hoá tiêu biểu của người Phi châu nói chung, âm thanh tiếng kèn đồng réo rắt, nhạc cụ của người da đen. Không gian bầu trời đen bao phủ cả núi rừng… gợi lên những ǵ thảm thương của những số kiếp, gợi lên bản sắc Phi châu hay văn hoá da đen

 

  c/- Văn hóa hỗn hợp Đông Phương và Tây Phương

 

Với đầu óc  hấp thụ  hai nền văn hóa Đông Tây, Thanh Tâm Tuyền nh́n đô thị Việt  vào những năm 1950 – 1965   một  cách độc đáo.

Trong sáng tác thơ, ông nhấn  mạnh những nhà, những phố, quán bar, chuyến ôtô buưt, chuyến tàu, xi măng, gạch ngói, h́nh ảnh những cô gái vừa gần vừa xa… Có thế nói, ông là nhà thơ của đô thị. Thơ ông phản ánh tâm thức con người đô thị, nhịp sống đô thị…một cách sâu sắc  lúc bấy giờ.

Những h́nh ảnh về thành phố th́ dày đặc, mỗi h́nh ảnh đều có một ư nghĩa và soi rọi vào chiều sâu tâm hồn người trí thức đô thị giữa thế kỉ XX. V́ vậy , h́nh ảnh đô thị trong thơ Thanh Tâm Tuyền không nh́n ở góc độ đẹp – xấu mà ở góc độ phản ánh thế giới quan, phản ánh tâm thức con người. Trong không gian thơ Thanh Tâm Tuyền, cái náo nhiệt ồn ào của đô thị xuất hiện không nhiều, nó không đem đến niềm vui hay sự phấn chấn, cũng không nhằm điểm tô, ca ngợi hay trang hoàng cho một đô thị hiện đại được mệnh danh là Ḥn ngọc Viễn Đông, nó cho thấy một thế giới nhốn nháo, tất bật và không ít phần đơn điệu:

  Bài thơ Thành phố I    có những câu:

                   mưa giờ giới nghiêm tăm tối 
                           trên hè đường hắt hủi 
                          Hà Nội Hà Nội

  Bài thơ Thành phố II   có những câu              

                        Rất nhiều khoảnh khắc, bỗng nhiên hè

                       đường tách ĺa khỏi linh hồn, rồi những mặt nhà những cḥm

                       cây xe cộ nghĩa là thành phố đáng ghét như thù nghịch

 

Thanh Tâm Tuyền   hấp thụ  hỗn hợp văn hóa Đông Tây, nên thơ  ông có một số bài phản ảnh   sự giao thoa  đa văn hóa , chẳng hạn bài thơ Phục sinh

Mục tiêu bài thơ Phục sinh   là :   “Để đạt đến độ hoàn thiện bản thân,  con người phải đấu tranh với chính ḿnh để chiến thắng cái phần bản năng dă thú của ḿnh”.  Mục tiêu là như vậy, nên nhà thơ dùng h́nh ảnh con chó   Sói  dữ   (phần con, phần dă thú trong con người) và h́nh ảnh em bé quàng khăn đỏ (phần trong sáng thánh thiện trong tác giả và cũng là của chúng ta).    Hai h́nh ảnh Em bé quàng khăn đỏ  lấy ra  từ  một câu chuyện cổ tích có nguồn gốc từ Ư được kể bởi anh em nhà Grim. Em bé và Sói là hai h́nh tượng đại diện cho hai thế lực ở hai tuyến trong cổ tích: cái thiện – thơ ngây – trong sáng (em bé) và sự độc ác – gian xảo – xấu xa (Sói).

 

           tôi hét tên tôi cho nguôi giận

           thanh tâm tuyền

          đêm ngă xuống khoảng th́ thầm tội lỗi

          em bé quàng khăn đỏ ơi

          này một con chó sói

          thứ chó sói lang thang

 

 

. Thanh Tâm Tuyền không khép ḿnh trong những bức tường của chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà tiếp biến văn hoá nhân loại, điều đó vừa làm mới cho thơ ca ông, vừa phần nào làm mới cho thơ ca dân tộc.

 
 

 

 Nhận định 

Loại Thơ  Tự Do là  một loại thơ rất dễ làm.  Tuy nhiên khó mà có  được một bài Thơ  Tự Do hay.  Một bài thơ hay nghĩa là một bài có giá tr.   Bài thơ có giá trị phải được viết do một  tác giả có hồn thơ và  bài thơ phải hàm súc nhiều ư nghĩa.

Các bài Thơ Tự Do của thi sĩ  Thanh Tâm Tuyền  được giới hâm mộ thơ ngưỡng mộ, thán phục hết ḿnh và liệt kê vào sổ  các bài thơ có giá trị.

Xin quư vị  độc giả  kiểm chứng  lời nhận định của giới hâm mộ  thơ về  các bài thơ củaThanh Tâm  qua  lối cấu trúc  bài thơ và lối cấu trúc tập Thơ  Tự Do của thi sị Thanh Tâm Truyền.

 Bài viết của người Sưu tầm:   PK