Dân  Chăm Nam Bộ

             sinh sống chủ yếu ở An Giang, Tây Ninh

 Dân Chăm Nam Bộ tổng số khoảng 26.700 người. Cộng đồng này đến từ Campuchia, và có nguồn gốc xa hơn nữa từ nam Trung Bộ Việt

 Sự h́nh thành nhóm Chăm Nam Bộ ở Tây Ninh

khởi đầu từ năm 1755 khi tướng Nguyễn Cư Trinh  ( thời chúa Vơ vương Nguyễn Phúc Khoát và Định vương Nguyễn Phúc Thuần) chiêu dụ người Chăm bị hà hiếp trên đất Chân Lạp về định cư ở núi Bà Đen. Tới thời Minh Mạng, từ năm 1834, người Chăm từ Chân Lạp tiếp tục về định cư ở 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá. Thời Tự Đức, người Chăm lại tiếp tục tới Quang Hóa định cư vào các năm 1849, 1857.

 

Sự h́nh thành nhóm Chăm Nam Bộ ở  An Giang

 khởi đầu từ năm 1818. Vua Gia Long chiêu dụ người Chăm, đến định cư  tại Châu Đốc. Nhóm này gọi là Chăm Châu Đốc. Tới năm 1841, nhà Nguyễn rút quân khỏi Chân Lạp, nhiều người Chăm cũng theo về định cư ở An Giang. Tới năm 1859, người Chăm ở Campuchia nổi dậy chống vua Ang Duong. Bị đàn áp, hàng ngh́n người Chăm sang Châu Đốc tị nạn. Tới giai đoạn Khmer Đỏ, từ 1975, nhiều người Chăm từ Campuchia tiếp tục sang Châu Đốc lánh nạn.

 
   

Trong cả hai nhóm người Chăm Nam Bộ trên, có một thành phần là người gốc từ quần đảo Mă Lai Indonesia, được gọi Chăm Chà-và (Cham Chvea, Cham Java, Cham Jva), tên gọi này có thể bắt nguồn từ người Jawa Kur, theo Hồi giáo nói tiếng Khmer. Người Jawa Kur là con cháu của những thủy thủ đến từ Malaysia, Indonesia, họ kết hôn với phụ nữ Khmer bản địa và con cái của họ nói tiếng Khmer nhưng theo đạo Hồi (ḍng Sunni).

 Người Jawa Kur hiện c̣n sống tại nhiều vùng Campuchia và vùng Châu Đốc. Do có sự tương đồng về nguồn gốc Nam Đảo, người Chăm từ Việt Nam và người Jawa Kur đă sống cùng nhau ở Campuchia một thời gian dài, tạo thành một cộng đồng và có chung tín ngưỡng Islam Sunni.

   Lại có một thành phần là người gốc từ miền Trung Việt, di cư khỏi vùng đất cũ của ḿnh do sự Nam tiến của Đại Việt cách đây nhiều thế kỷ. Họ sang Campuchia lại tiếp tục sang Malaysia và Thái Lan. Đa số họ theo Hồi giáo Sunni và có tiếp xúc chặt chẽ với người Malaysia và Indonesia do có cùng tôn giáo và ngôn ngữ cùng thuộc ngữ tộc Malay-Polynesia Họ sống ḥa đồng với người Jawa nói trên.

Vài nét về dân tộc chăm Nam Bộ

Cộng đồng người Chăm tại An Giang theo Hồi giáo Islam. Họ thực hiện nghiêm túc giáo luật Hồi giáo chính thống, có niềm tin vào Đức  Alla, tiên tri Mohammad và kinh Qur'an. Cộng đồng  này có 12 Thánh đường, 1 Tịnh xá (đạo mới), 13 tiểu Thánh đường, 11giáo cả, 22 phó giáo cả, 13 Ahly và 116 chức việc.

 

Người Chăm sống quần tụ ḥa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, mỗi xóm đều có Thánh đường và có 1 vị giáo cả đứng đầu. Đời sống văn hóa dân tộc Chăm mang đặc điểm tôn giáo thông qua các lễ hội Ramadal, tết Haji, lễ Asura, lễ Tahplah, lễ Moulod... là các nghi lễ tôn giáo rất nghiêm túc tại Thánh đường. Cộng đồng người Chăm ở An Giang có mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Hồi giáo ở Đông Nam Á, đặc biệt là đối với người Hồi giáo ở Malaisia. Trước 30/4/1975, một bộ phận người Chăm ở An Giang chuyển lên Sài G̣n sinh sống và đă  h́nh thành cộng đồng người Chăm tại TP Hồ Chí Minh hiện nay.

Một số tập tục chủ yếu của đồng bào Chăm như: mỗi năm phải thực hiện Tháng Ramadal (Tháng nhịn ăn), cầu nguyện 5 lần/ngày,  kiêng ăn thịt heo, một số ít c̣n ăn bốc, cấm cung đối với các cô gái Chăm từ tuổi dậy th́ đến khi lấy chồng (riêng tập tục này ngày nay đă được xoá bỏ, phụ nữ tham gia vào các hoạt động xă hội).

 
   

Đặc điểm kinh tế

Nghề trồng lúa nước được người Chăm phát triển từ rất sớm và luôn có những cải tiến về giống và thủy lợi.Truyền thống sản xuất lúa nước là chính. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo.Ngoài nghề trồng lúa, người  Chăm có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời như thêu, dệt, làm đồ gốm, làm gạch, chế tạo công cụ sản xuất, buôn bán, đóng thuyền, đánh cá, điêu khắc...  Hai nghề thủ công nổi tiếng là đồ gốm và dệt vải sợi bông. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng v́ cho rằng cây sẽ là nơi cư trú của ma quỷ.

 
   

Trước đây, dân tộc Chăm, lao động (nam) chuyên chài lưới và mua bán nông sản miệt vườn (gạo, khoai...), phụ nữ th́ dệt vải, thêu thùa, nay chỉ c̣n một số ít hộ đồng bào Chăm sống bằng nghề chài lưới, dệt vải, chăn nuôi và một số ít canh tác nông nghiệp, đa số chuyển sang mua bán xa nhà; bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm với cơ cấu ước tính chung như sau: trên 40% hộ thu nhập chính bằng nghề mua bán hàng hoá và dịch vụ, trên 30% thu nhập chính thuộc hoạt động kinh tế nông nghiệp và thuỷ sản, c̣n lại trên 10% sinh sống bằng những ngành nghề nhỏ lẻ khác. 

 

Trang phục

 

Đặc biệt là các thiếu nữ lúc nào cũng có chiếc khăn choàng đầu được thả lơi hoặc cột gọn bao trùm mái tóc với những họa tiết, hoa văn rất trang nhă. Đàn ông th́ mặc xà-rông kẻ sọc ca-rô, áo sơ-mi... và lúc nào cũng có chiếc nón vải tṛn đội đầu. Cũng không khắc nghiệt như quy định của một số quốc gia Hồi giáo, con gái Chăm theo đạo Hồi hoàn toàn được hoà nhập vào cộng đồng, đến trường và tham gia nhiều hoạt động xă hội tại địa phương

 

 
   

Tổ chức cộng đồng

Người Chăm thường sinh sống tập trung trong palei Cam (làng Chăm). Mỗi paley có khoảng 300 đến 400 hộ gia đ́nh, cùng theo một tôn giáo nhất định, gồm nhiều tộc họ sinh sống với nhau. Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính của làng là: Hội đồng phong tục và Po Paley (Trưởng làng), trong đó, Po Palei là người đóng vai tṛ rất quan trọng trong Palei. Luật tục Chăm ghi:

Ếch có nắp đậy hang;
Làng có chủ cai quản

Po Paley được dân làng bầu, phải là người cao tuổi, có uy tín, am hiểu phong tục tập quán, luôn v́ mọi người, có ḷng vị tha. Đồng thời Po Paley cũng phải là người lao động giỏi, có kinh nghiệm trong sản xuất, gia đ́nh hạnh phúc, con cháu xum họp đoàn kết. Người Chăm ví Po Paley như là cây cao, bóng cả:

Cây to lan tỏa một ḷng,
X̣e ra che mát cho người dừng chân

Hội đồng phong tục do dân làng bầu chọn và có nhiệm vụ trông coi về vấn đề phong tục tập quán, tín ngưỡng. Thành viên của Hội đồng phong tục đều là những người có uy tín trong tôn giáo, trong các tộc họ, là người am hiểu tập quán, phong tục lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo của người Chăm, có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm Luật tục. Trong trường hợp người vi phạm ngoan cố th́ khi cha, mẹ hoặc người thân chết, Hội đồng phong tục sẽ cấm các tu sỹ, chức sắc không được cúng lễ và xem như người vi phạm đă bị loại ra khỏi cộng đồng.

Người Chăm có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi ḍng họ, mỗi nhóm gia đ́nh thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đ́nh ở quây quần thành một khoảnh h́nh vuông hoặc h́nh chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người.

Mỗi một ḍng họ có một chiết Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Luật tục Chăm quy định, Akauk Guăp phải là người cao tuổi, am hiểu phong tục tập quán, có uy tín trong ḍng họ, gia đ́nh giàu có, không được có chồng chắp vợ nối.

Người Chăm sớm hoà  nhập và gắn bó cuộc sống với cộng đồng người Kinh, quan hệ mật thiết với Hồi giáo thế giới, tính chất dân tộc và tôn giáo hoà quyện vào nhau, trong đó giáo luật Hồi giáo chi phối toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần, phong tục tập quán và bản sắc văn hoá người Chăm..

 
 

 

Hôn nhân gia đ́nh

Chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng nữ thần vẫn tồn tại ở người Chăm. Đàn ông lo việc ngoài nhà, đàn bà lo việc trong gia đ́nh và gia phả. Phong tục Chăm quy định con theo họ mẹ, họ bên mẹ được xem là gần .    Nhà gái cưới chồng cho con. Con trai ở rể nhà vợ, đến khi chết đi nhà vợ có trách nhiệm thờ cúng đến hết tang, sau đó mang hài cốt về trả lại cho ḍng họ nhà trai tiếp tục thờ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, người con gái út được thừa kế nhà tự để thờ cúng ông bà và phải nuôi dưỡng cha mẹ già.

Trúc Quỳnh

Ảnh: Ngọc Minh