Người Khmer tại Việt Nam có thời gọi là người Việt gốc Miên
Số dân 1.055.174 năm 1999. Tiếng Khmer, tiếng Việt . Tiếng Khmer và chữ viết của người Khmer thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer trong ngữ hệ Nam Á . Người Khmer sống ở, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An. Kiên Giang 210.899 người, An Giang 90.271 người), B́nh Phước 15.578 người . H́nh thái cư trú theo cộng đồng có tên gọi là “phum” và “sóc”.
Kinh tế Cuộc sống của người Khmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước và nhiều nghề thủ công. Họ sống bằng nhiều nghề trong đó có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm. Họ chế biến rất nhiều loại mắm làm từ tôm tép, cá sặc nhưng nổi tiếng nhất là mắm làm bằng cá lóc, các sọc, cá trê, tôm tép trộn với thính và muối. |
||
Tôn Giáo Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo Phật giáo nguyên thủy, hệ phái Nam Tông. Di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp. Người Khmer lớn lên được tu dưỡng trong tinh thần Phật pháp, học giáo lư Phật và học văn hoá tại chùa trước khi bước vào cuộc sống tự lập của người trưởng thành. Các thầy chùa dạy các em về chữ, đạo đức, về cách ứng xử, chào hỏi ông bà, cha mẹ, thầy cô, cụ già theo phong tục dân tộc. Đồng thời các thầy chùa cũng cung cấp kiến thức cơ bản nhất cho các em về nghệ thuật điệu múa, hát dân gian, … để các em hiểu và biết ǵn giữ văn hóa của ḿnh. Văn hóa Đồng bào Khmer Nam Bộ có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ và về kiến trúc chùa tháp đặc sắc. Các lễ hội lớn trong năm là dịp để họ thể hiện những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc ḿnh Họ sống trong môi trường chằng chịt kênh, rạch, ghe, thuyền. Họ đặc biệt có chiếc ghe Ngo dài 30m, làm bằng gỗ sao, có từ 30-40 tay chèo, mũi và hai bên thành thuyền có vẽ h́nh ó biển, voi, sư tử, sóng nước. Ghe Ngo chỉ sử dụng trong dịp lễ cúng trăng Ok-ang Bok (tháng 10 âm lịch). Trong hệ thống lễ hội, họ có nhiều lễ hội đặc sắc chẳng hạn Lễ hội Tết Chol Chnam Thmay, và Lễ hội Ok-ang Bok, có đua thuyền Ngo giữa các phum – sóc. Tết Chol Chnam Thmay tháng 4 là dịp vui lớn của cộng đồng. Bà con thăm hỏi, chúc lẫn nhau, tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao. Đón giao thừa của người Khmer được tính theo mặt trời đi: tức là theo giờ phút mà người thiên văn tính theo hướng của mặt trời đi, để xác định giờ chấm dứt mùa này sang mùa mới. Giờ đó là giờ đón giao thừa. Giờ đó người ta đánh cồng, đánh trống rồi đưa rước Đức Phật xung quanh chánh điện . Trang phục Nam nữ Khmer trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt. Những người đứng tuổi thường mặc quần áo bà ba màu đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo bà ba màu trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu hoặc vắt qua vai. Phong tục hôn nhân Đối với đồng bào Khmer ở Nam Bộ, khi nam thanh nữ tú đến tuổi trưởng thành th́ họ được quyền tự do t́m hiểu nhau để tiến đến hôn nhân. Chỉ trừ anh em ruột thịt không được lấy nhau, c̣n bà con họ hàng thân thuộc khác nếu đôi bên đồng ư đều có thể kết hôn. Ngày xưa gia đ́nh giàu có c̣n khuyến khích họ hàng lấy nhau để thêm gần gủi và nhất là để bảo vệ của cải không lọt ra bên ngoài. Việc yêu đương th́ dễ dăi, nhưng ngược lại thủ tục cưới xin gả bán theo cổ lệ th́ vô cùng phức tạp. Theo phong tục truyền thống, ngày tổ chức lễ hỏi cưới không được cử hành vào tháng thiếu (tháng giêng, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng chín, tháng mười một) và ba tháng nhập hạ của các vị sư trong chùa theo Phật giáo Nam Tông Khmer (Therevada). Lễ cưới hỏi thường được cử hành bên nhà gái, điều kiện hành lễ ch́u theo sự thống nhất của cô dâu (theo phong tục ngày xưa), ngày nay do giao lưu văn hóa với các dân tộc Kinh, Hoa nên có khi tổ chức lễ cưới ở nhà trai và nhà gái Phong tục hôn nhân theo cổ truyền th́ chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn trước lễ nói, lễ nói (Sđây Đol Đâng), lễ hỏi (Lơng ma ha) và lễ cưới (Pithi Apea Ṕea ). |
||
I. Giai đoạn trước lễ Nói: Cha mẹ nhà trai nhờ một người phụ nữ đă có gia đ́nh, có cuộc sống hạnh phúc, có đức hạnh cao đẹp đến nhà cha mẹ cô gái để hỏi ư. Người mai mối phải nói những lời dễ nghe với cha mẹ cô gái. Cha mẹ cô gái sẽ hỏi về thân thế, gia tộc con trai. Xong, cha mẹ cô gái trả lời rằng để hỏi ư kiến thân tộc trước khi trả lời chính xác cho bà mai. Bà mai sẽ phải qua lại nhà gái nhiều lần nữa cho đến khi hai bên đồng ư đi đến việc tổ chức lễ nói. Hai họ xem ngày tháng năm sinh của chú rể và cô dâu có hạp tuổi hay không. Nếu hạp, cha mẹ hai họ t́m đến ông Pe-le nhờ xem ngày tổ chức các nghi lễ. Việc cưới hỏi bắt đầu từ đám nói đến hỏi và cưới. |
II. Lễ Nói (Sđây Đol Đâng): Nhà trai t́m Acha xem ngày lành tháng tốt để cho con trai và con gái được hạnh phúc sau này, thông báo cho gia tộc biết, chuẩn bị lễ vật (trầu, cau, trà, bánh, rượu, thịt,…). báo cho nhà gái biết ngày cụ thể Trong phần đám nói, nhà trai nhờ ông mai bà mối ( Maha ) cùng cha mẹ chú rễ mang theo lễ vật (như: 2 nải chuối cơm, 2 mâm cốm dẹp, một cặp nước ngọt, 2 đĩa bánh tây yến, một mâm trầu cau, một mâm rượu, 2 mâm cơm, bánh trái cây) đến nhà cô dâu xin thưa chuyện hỏi cưới. Khi đến nhà gái vị Maha đặt vật lễ trang nghiêm, thắp đèn cầy và nhang mời những vong linh ông bà đă quá cố vào dùng những lễ vật của đàng trai và xin nói cháu gái của ông bà. Khi cha mẹ cô dâu thống nhất gả th́ cha mẹ chú rễ đưa mâm rượu mời cha mẹ cô dâu dùng và đưa mâm trầu cau cho mẹ cô dâu dùng, sau đó đưa các lễ vật có đôi, có cặp cho nhà gái Nhà gái t́m một người phụ nữ có duyên để nói chuyện trong buổi lễ. Về phía nhà gái th́ t́m người cao tuổi, có hiểu biết về phong tục làm Me-ba để đối đáp trong khi hành lễ, chỉ bảo những công việc phải làm và cho ư kiến. Lúc này, nhà gái mời người thân đến dự, sắp xếp lại nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm đăi khách. Đến ngày đă định trước, nhà trai và nhà gái gặp nhau, ông Maha đến nói với Me-ba về những đức hạnh tốt đẹp của người con trai. Người đại diện nhà gái là Me-ba yêu cầu được t́m hiểu tính t́nh người con trai và nói: “Để tôi t́m hiểu tính t́nh cậu ấy lâu hơn, có thật như lời ngài đă nói hay không”. Ngày xưa, Me-ba cho phép chàng trai qua ở phụ giúp công việc nhà cô gái từ một đến ba năm. Thử thách cuối cùng là cho chàng trai xây nhà ba gian để cho đôi vợ chồng sống trong tương lai. Nếu cha mẹ cô gái vừa ư tất cả, họ cho chàng trai thông báo với cha mẹ ruột để tiến hành làm lễ hỏi. |
||
III. Lễ Hỏi (Lơng ma ha) Về nghi lễ, ông Maha Nhà trai chỉ cho ông Me-ba Nhà gái thấy là mọi điều kiện nhà gái yêu cầu th́ đă chuẩn bị đầy đủ, hỏi Me-ba lễ vật tổ chức lễ cưới, rồi báo cho nhà trai biết các lễ vật mà nhà gái yêu cầu. Từ đó, nhà trai sẽ nhờ Acha xem tuổi và ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Con trai và con gái chỉ có quyền nói chuyện qua lại với nhau, không được nắm tay nhau. Nếu sự nắm tay nhau bị phát hiện, th́ đàng gái sẽ chấm dứt mối quan hệ. IV. Lễ Cưới (Pithi Apea Ṕea)
Lễ cưới thường được tổ chức ba ngày bên nhà gái, tuy nhiên có thể đơn giản hơn, cũng có thể ngắn hơn, và cũng có thể đăi khách ở cả hai nhà trai và gái.. Ngày thứ nhất, chú rễ phải mượn bạn bè đến nhà cô dâu cất rạp cưới và dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp. Riêng cha mẹ chú rể mượn hai người thanh niên chưa vợ đi cắt bông cau (người Khmer gọi là bông vàng bông bạc). Khi đến cắt bông cau, người ta phải đem mâm trầu cau đến để xin người khuất mặt khuất mày giữ gốc cau. Xong, họ mới lên cắt, khi cắt xong phải để trên “Pean” đem về đặt một nơi và một chiếc đèn dầu nhỏ thắp nhang khẩn cầu cho đôi vợ chồng mới cưới trăm năm được hạnh phúc. Khi hành lễ, phải có hoa cau. Hoa cau được buộc lại thành ba bó, bó thứ nhất có ư nghĩa tạ ơn công ơn cha (21 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 21 miếng cau và trầu), bó thứ hai để tạ ơn mẹ (12 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 12 miếng cau và trầu), bó thứ ba để tạ ơn anh chị (6 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 6 miếng cau và trầu). Sang ngày thứ hai, cha mẹ chú rể và thân tộc chuẩn bị mang lễ vật sang nhà gái. Lúc này, trước cổng nhà cô dâu bày sẵn một bàn được trang trí đẹp đặt ngang, trên bàn có hai b́nh hoa. Tục lệ này có ư nghĩa, khi đến trước cổng th́ nhà trai phải dừng lại trước khi cha mẹ cô dâu và cô dâu nhận vật lễ. Kế đến là ông Maha múa mở rào, múa xong chú rể ôm mâm cau, hai phụ chú rễ bưng mâm trầu và mâm rượu đứng hai bên đi vào nhà đàng gái. Đến nghi thức cúng thần Krung pealy, ở hướng Nam nhà cô gái. Vật cúng gồm có bay-say, sla-tho, nhang, đèn, cơm, bánh, trái cây, 2 con gà luộc và một cái Phệ (vỏ của cây chuối được tước ra và xếp thành h́nh vuông có đáy giống như một cái rổ h́nh vuông có ba hoặc năm tầng). Khi cúng người ta đánh nhạc truyền thống Krung pea ly, nhạc đánh bản Hom-ron và Konsoi trong khi ông Maha và Me-ba cầu nguyện xin thần Krung pea ly đến thâu nhận vật cúng và chấp thuận cho chú rể trở thành một thành viên trong gia đ́nh cô dâu. Cúng xong ông Me-ba lấy một phần lễ vật đặt vào cái Phệ. |
||
Ông Maha tiến hành một số lễ tục như: cắt tóc, cúng cơm ông bà đă khuất buộc tay cô dâu và chú rể, kế đến là lễ rắc hoa cau lên người cô dâu và chú rể, rắc cả đường đi từ chỗ ngồi đến buồng cô dâu, lúc này ông Maha rút gươm múa cuốn chiếu và cầm đao, tiếp theo là nghi thức chú rể nắm vạt áo cô dâu vào pḥng tân hôn. nhằm làm đẹp cơ thể, cắt bỏ ưu phiền và đem lại những điều tốt đẹp. Tục cắt tóc này có nguồn gốc từ Bà-La-Môn giáo, cắt tóc là một trong những nghi thức của lễ San-sa-kar, có ư nghĩa làm cho thanh khiết cơ thể. Ngoài ra, c̣n mang ư nghĩa công nhận cô dâu, chú rể là những người đă trưởng thành, có trách nhiệm trong cuộc sống gia đ́nh tương lai. |
Sang ngày thứ ba, cha mẹ thân tộc hai bên buộc chỉ đỏ tay cô dâu và chú rể gọi là chịu lại với tiền hoặc vàng và nhận lại ly rượu và miếng trầu của cô dâu và đăi khách đến dự tiệc cưới. Các nghi lễ c̣n lại như: -Cô dâu và chú rể nhận quà chúc mừng của anh em họ hàng -Lễ vào pḥng (phsom do-nek) do Maha hướng dẫn: cô dâu chú rể đi theo đường đă rắc hoa cau, chú rể nắm vạt áo cô dâu đi theo sau. - Lễ Quét chiếu (Bos kan-tel) do người già theo sau. Người này phải khỏe mạnh, đông con, nhiều cháu. Người này hỏi “có ai chuộc chiếu không?”, chú rể bước ra nhận chiếu trải ra và mời cô dâu cùng ông Maha ngồi. Ông Maha nghiêm trang dặn ḍ đôi vợ chồng trẻ phải cư xử tốt với nhau, phải chung thủy đến trọn đời. Để tỏ ḷng cám ơn ông Maha, chú rể để lên chiếu một vật có giá trị (thường là bao ĺ x́) để tặng cho ông Maha đă giúp đỡ trong việc tổ chức hôn nhân. Lễ Chung mùng (Đek song-kot mung): Nhà gái chọn hai phụ nữ có con đông, gia đ́nh ḥa thuận, hạnh phúc để trải chiếu cho cô dâu và chú rể. Sau đó, họ hàng bày nhang đèn, hoa quả, bánh trái ngay trong pḥng để cúng ông bà tổ tiên. |
||
Rồi một người đem nước dừa vào cho cô dâu để mời chú rể uống, khi uống xong người đó cũng đưa nước dừa cho chú rể mời lại cô dâu. Kế đến, họ đem chuối cho cô dầu và chú rể cùng nhau ăn, với ư nghĩa là hành động của sự yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Trước khi bước ra khỏi pḥng, hai người phụ nữ c̣n dặn ḍ những điều cần thiết cho đêm tân hôn và khuyên bảo hai người yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau đến trọn đời. Sau khi ăn uống xong, cô dâu chú rể vào mùng, cô dâu vào trước, chú rể vào sau. Ngày xưa, lễ này c̣n có bốn phụ nữ đông con, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống nằm ngoài bốn góc mùng của cô dâu chú rể trong ba đêm liền để hướng dẫn cô dâu, chú rể về chuyện vợ chồng (tục lệ này hiện nay không c̣n). Ba ngày sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ mang lễ vật v à hoa cau đến chùa để cúng Phật và cúng dường các vị sư để cầu phúc). Sau đó, hai người sắm trầu cau, bánh trái để đi thăm hỏi bà con thân tộc hai họ để làm quen và tạo sự đoàn kết. Trang phục của người Khmer Nam bộChiếc váy xampot của phụ nữ Khmer mặc theo cách quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Váy xampot thường được làm bằng vải tơ tằm, dệt tay, có nhiều họa tiết và nhiều màu sắc. Áo wên, áo srây hoặc áo tằm wong (tầm vong) là loại áo dài của người Khmer, làm bằng vải màu đen. Áo được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻ trước ngực nên khi mặc phải chui đầu. Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm bốn miếng vải dọc từ nách đến gấu. Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Việt hoặc mặc với váy xampot. Chiếc khăn rằn Kama của người Khmer do kỷ thuật nhuộm vải bằng quả mạc nưa (maklưa) nên Kama có màu đen tuyền, bóng và lâu phai nhạt. Loại Kama do người Khmer dệt có hoa văn h́nh karô, màu đỏ hoặc màu xanh nổi lên trên nền h́nh chữ nhật hoặc h́nh vuông màu trắng nên thường đẹp và bền. Kama c̣n dùng làm khăn lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm vơng cho em bé nằm. Y phục truyền thống của họ nay chỉ thấy trong các ngày có lễ hội truyền thống hoặc khi tŕnh diễn văn nghệ hay giới thiệu về văn hóa của ḿnh. Chỉ trong ngày cưới, ngày hội, ngày lễ truyền thống của người Khmer như lễ hội Chol Chhnăm Thmây, Đôn ta, Ok om bok… th́ mới là dịp người Khmer lại tiếp tục ăn mặc trang phục truyền thống của ḿnh để đi đến chùa và cả đi thăm viếng nhau. |
||
Hiện nay khi ra đường, thiếu nữ Khmer thường mặc quần tây, phụ nữ thường mặc quần đen với áo sơmi, áo kiểu hoặc áo bà ba. Chân th́ mang guốc, dép hoặc giày. Đàn ông Khmer thường mặc bộ trang phục pirama hoặc bộ đồ bà ba với quần dài hoặc quần đùi. Khi đi làm, người Khmer thường chọn các loại quần áo, dày dép bền và tốt như các loại quần áo được may bằng vải kaki. Khi đi đám cưới, đi viếng chùa, tham dự sinh hoạt lễ hội…, người Khmer thường chọn các trang phục đẹp không thua kém các tộc người khác. Đàn bà con gái vẫn c̣n chuộng mặc váy truyền thống, riêng đàn ông con trai thường thích mặc bộ đồ tây, mang giày mang dép, đi lại cho thuận tiện. Phụ nữ thích đeo nhẫn bằng vàng hoặc bằng kim loại khác, tóc thích cài bằng các loại kẹp có bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ để tăng thêm duyên dáng. Cả nam và nữ thanh niên người Khmer Nam bộ đều thích đeo đồng hồ. Trong sinh hoạt hàng ngày, theo điều tra ,th́ hiện nay có 19,66% người Khmer mặc trang phục truyền thống thường xuyên, 38,06% thỉnh thoảng mới mặc và 42,28% là rất ít mặc. Trong số đó, đối với nam giới mặc trang phục truyền thống ở độ tuổi thiếu niên là 11,49%, thanh niên là 21,26% và người lớn tuổi là 67,24%. Đối với nữ giới mặc trang phục truyền thống ở tuổi thiếu niên là 10,38%, thanh niên là 26,42% và người lớn tuổi là 63,21%. Hùng Khu |