Dân Nam-kỳ lục-tỉnh

 

Thấp-thoáng trong mấy cuốn tiểu-thuyết đầu-tiên ở miền Nam

KimKhanh & NguyễnlêHiếu

AnhBoMe

 

Trong chủ-đề về nguồn-gốc dân Việt ba miền, đặc-biệt về miền Nam, chúng tôi muốn nh́n vào sự h́nh-thành dân Việt miền Nam-kỳ lục-tỉnh, nơi tụ-hợp người Kinh từ Bắc và Trung vào lập-nghiệp, người Chăm gốc vương-quốc Chiêm-thành cũ, người Khmer gốc Căm-pu-chia và người Hoa, xưng là dân giữ hương-hỏa người Minh bên Tàu. Đặc-biệt thấy bóng-dáng họ thấp-thoáng trong các tiểu-thuyết đầu-tiên ở miền Nam: hai cuốn Ai làm được? Nghĩa-hiệp kỳ-duyên.

 

Ai làm được? truyện của Hồ-Biểu-Chánh (1912-1922)

Ông Bạch-Khiếu-Nhàn có cô con gái gả cho Tri-phủ sở-tại; người con gái này qua đời một cách lạ lùng, để lại một gái tên là Bạch-Tuyết, được ông ngoại thương-yêu lắm. Ông Khiếu-Nhàn gặp Phan-Chí-Đại là người hiếu-nghĩa nên giới-thiệu làm thầy kư tại dinh Tri-phủ. Vợ sau của ông phủ là người tham-lam, trước đă dúng tay giết vợ lớn của chồng, nay lai muốn ép gả Bạch-Tuyết cho cháu ruột nhắm hưởng trọn gia-tài của ông Khiếu-Nhàn. Và có vẻ như cũng muốn hại Bạch-Tuyết luôn.

Để tránh-nạn, Bạch-Tuyết bất-đắc-dĩ phải bỏ nhà xin đi theo Chí-Đại. Cuộc sống của hai người gặp nhiều khó-khăn, đứa con sanh ra chết. Ông Khiếu-Nhàn lên Sài-g̣n t́m được Bạch-Tuyết và ngầm giúp-đỡ Chí-Đại.

Bà Phủ t́m cách giết Bạch-Tuyết. Chí-Đại cứu thoát vợ, đồng thời vạch rơ âm-mưu của Bà Phủ. Câu chuyện kết-thúc tốt-đẹp. Vợ-chồng Chí-Đại đoàn-tụ, hạnh-phúc.

Về cấu-trúc, có hai nhân-vật chính, Lê Bạch-Tuyết, thiện và là nạn-nhân; bà Phủ Nguyễn-Thị-Phường, ác và là thủ-phạm; lúc đầu bà Phủ thắng thế nhưng sau, bị thua và Bạch-Tuyết thoát nạn, thành-công trong việc cực-kỳ khó-khăn là báo thù cho mẹ, cho nên tác-giả lấy tên sách là Ai làm được?

           HoBieuChanh Wiki 01.jpg      AiLamDuoc HoBieuChanh Wiki 01.jpgẢnh từ Internet

 

Các nhân-vật phụ có hai loại: giúp cho Bạch-Tuyết có ông ngoại Khiếu-Nhàn, người chồng Chí-Đại, các bạn giúp như bà Sáu bán cháo đậu, Lư Trường Thành, Băng-Tâm, ông Sen, anh Phú giúp việc trong nhà ông Khiếu-Nhàn, v.v.; loại không lợi cho Bạch-Tuyết như cai Quới, lính trong dinh (v́ sợ phép bà Phủ).

 

Nh́n vào thành-phần sắc dân, ta nhận thấy các tên Việt như quan Phủ Lê-Xuân-Thới, bà Phủ Nguyễn-Thị-Phường, ông Xen, chú Phú, cai Quới, thấy thuốc Đài, người đi hốt thuốc tên Vận. Lại có những người gốc Hoa, chắc là dân Minh-hương cũ, như ông Bạch-Khiếu-Nhàn, Phan Chí-Đại, thầy thuốc Quảng-Đông, Lâm-Viễn-Thành. Nếu xét trong xă-hội đương thời th́ thấy người Việt và người Hoa sống chung yên-ổn.

 

Ngay từ trang đầu, ba nhân-vật đầu tiên xuất-hiện mang dấu-ấn dân Trung-quốc sâu-đậm.

Ông Bạch Khiếu Nhàn tuổi đă quá lục tuần mà sức hăy c̣n mạnh khỏe….

Năm 1894, một buổi chiều kia gió xuân mát mẻ, nước lớn đầy sông, cỏ cây tươi tốt, Bạch Khiếu Nhàn ḿnh mặc áo quần toàn bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát. Khi ông dừng chơn đứng coi sắp nhỏ lội đua, khi ông mỉm cười bầy chó rượt nhau cắn lộn.

Mặt trời chen lặn, gió càng thêm mát mẻ, Khiếu Nhàn đi lần tới quán cơm Chú Lỳ, tuy chưa mỏi chơn, song ông khát nước.

Chú Lỳ ngó thấy ông lật đật chào mừng và mời ông vào quán nước.

Ở quán, Khiếu-Nhàn gặp một chàng trai, làm quen mà hỏi tên họ.

Thưa bác, cháu họ Phan, tên Chí Đại, tổ quán ở Vũng Liêm, ông thân cháu mất hồi cháu được năm tuổi, c̣n bà thân cháu mới mất vài tháng nay.

                    

Nhân-vật xuất-hiện thứ tư là Bạch-Tuyết, cháu ngoại ông Khiếu-Nhàn, con Tri-phủ Lê-Xuân-Thới và vợ lớn (con gái Khiếu-Nhàn nay đă mất) giờ ở với bà vợ kế tên Nguyễn-Thị-Phường. Bạch-Tuyết coi như cô gái Việt nhưng thực-sự lai Hoa.

 
   

 Ta thấy được hai sắc dân Hoa-Việt sống chung nhưng cũng thấy thêm là những người gốc Hoa cũng dần-dần nhập-hội vào xứ định-cư, dần-dần thành dân bản-xứ. Về trường-hợp Phan Chí-Đại ở Vũng-liêm, một huyện thuộc Vĩnh-long, quê một người họ Phan nổi tiếng khác là Phan-Thanh-Giản, cũng gốc Minh-hương, ông nội sang trú-nạn ở B́nh-định, nhưng đời cha di vào Nam, lập-nghiệp ở miền Vĩnh-long, Ba-tri là đất người Khmer (Miên) mới nhượng cho Chúa Nguyễn lấy vợ địa-phương con gái nhà họ Lâm. Cha họ Phan, mẹ họ Lâm, gốc Hoa chắc cũng nặng nhưng đă thành dân Việt. Riêng tên Vũng-Liêm, Vương-Hồng-Sển—một hậu-duệ Minh-hương khác sau thành dân Việt—có giải-thích rằng Vũng-Liêm từ tên "mé-lim" do người Khmer gọi mà ra. Cà-mau cũng tên gốc Khmer. Vậy là đọc cuốn Ai làm được?, ta thấy thấp-thoáng lịch-sử các sắc-dân đă họp-mặt sinh-sống tại miền Nam: Việt, Hoa và cả bóng-dáng Khmer cũ qua địa-danh.

 

Nghĩa-hiệp kỳ-duyên, truyện của Nguyễn-Chánh-Sắt (1919)

 

12 năm trước, Trịnh-Thế-Xương mất đứa con gái nhỏ, tên Trịnh-Phương-Lang, phía bên trái có một cái bớt bằng ngón tay cái mà tṛn. Đến nay, Trịnh-Thế-Xương đăng báo t́m con. Lâm-Trí-Viễn, quê tại Cơ-Tầm-Bon trọ học tại tỉnh-thành Châu-Đốc, gặp Đào-Phi-Đáng là con gái mồ-côi của một người Triều-Châu, từ Chui-chàn-oa xuống đây; mới bày cách cho Đào-Phi-Đáng làm bớt son giả rồi xưng là Trịnh-Phương-Lang. Ông Trịnh-Thế-Xương không ngờ ǵ cả, nhận Đáng là con ḿnh.

Trần-Trọng-Nghĩa, đổi về làm việc tại Tri-Tôn (Xà-Tón), mỗi chúa-nhựt, lên núi săn-bắn. Một hôm, cứu được một cô gái có vẻ là Cao-man đang bị heo rừng đuổi; cô này trả lời bằng tiếng Việt rất trôi chảy. Trọng-Nghĩa đoán thầm là người Việt lạc sang Cao-man. Cô nàng tên là Chăng-Cà-Mum; chủ là Thạch-Ung, tính-t́nh hung-bạo.

Sau Chăng-Cà-Mum kể ḿnh vốn là người Việt-Nam tên Lang, hồi lên 6 tuổi bị người ta bắt-cóc mà bán cho Thạch-Ung. Trọng-Nghĩa hứa sẽ thăm-ḍ tin-tức xem cha nàng là ai. Trọng-Nghĩa dạy nàng học chữ quốc-ngữ và chữ Pháp, thấm-thoắt đă 2 năm trời.Chăng-Cà-Mun bị ép lấy con Thạch-Ung bèn đi chốn, được Trọng-Nghĩa giới-thiệu với Trịnh-Thế-Xương. Ông này nhận làm dưỡng-nữ, đặt tên là Thị-Quế. Phi-Đáng ganh-tỵ, bày đặt hại Thị-Quế. Nàng phải bỏ nhà ra đi.

Sau Chăng-Cà-Mun bị Thạch-Ung bắt lại, được Trọng-Nghĩa cứu thoát lần nữa, lại gặp lại Trịnh-Thế-Xương. Ông này thấy cái bớt son, mới biết đây là con thiệt c̣n Phi-Đáng là người mạo-nhận. Phi-Đáng biết lộ chuyện, đi trốn. Khi Trọng-Nghĩa qua Tân-Châu, Trịnh-Thế-Xương kể cho chàng biết tự-sự, rồi quyết-định gả Phương-Lang cho chàng.

NguyenChanhSat Wiki.jpg    NghiaHiepKyDuyen NguyenChanhSac.jpg

Nguyễn-Chánh-Sắt và truyện Nghĩa-hiệp kỳ-duyên  (Ảnh trên Internet)

 

Nguồn-gốc dân Nam-kỳ

            Có nhiều thuyết về nguồn-gốc dân Việt. Về tâm-linh, người Việt và người Mường có chung chuyện mẹ tổ đẻ trăm con rồi phân-chia. Lại có Mẹ tổ Việt là Âu-cơ, Mẹ tổ Tày là Ngu-ky; (theo Hoàng-văn-Chí th́ Ngu-ky nghĩa là nàng rắn/rồng)6 Dưạ vào văn-hóa là yếu-tổ nổi mặt ngoài, thường thay-đổi sau một thời-gian, th́ có thuyết là dân từ vùng Tây-tạng theo Cửu-long lập ra Miến và Lào, Cao-mên (Khmer); theo Hồng-hà mà lập ra dân ta.7 Dựa vào genes, tức là chủng-tộc, có thuyết nhị-nguyên rồi tam-nguyên…Những câu chuyện trên tuy khác nhau nhưng không nhất-thiết trái-ngược loại-bỏ nhau; chuyện nhắm vào các mục-đích khác nhau, áp-dụng vào các thời-điểm khác nhau, nên có điều không giống nhau; nhưng nói chung, mang tính-cách lập-thuyết hơn là sự-thực dứt-khoát rơ-ràng rồi.

Bỏ qua vấn-đề lănh-thổ để chú ư vào mặt sắc-dân th́ ở Tĩnh-hải-quân, dân Việt và dân Hoa từng sống chung cả ngàn năm; đa-số thuần nhất thành Việt-Kinh Bắc tức là ḍng văn-hóa chính-lưu mainstream. Những người Hoa sang sau chưa hội-nhập nhiều và những nhóm Cổ-Việt không muốn tiếp-xúc với người Hoa giữ nhiều cá-tính Mường Tày tạo thành thiểu-số ở miền Bắc, coi như là những ḍng văn-hóa mép-lề biên-tế margin.8 Dân Chăm đa-số gốc Mă-lai đa-đảo nhưng cũng có một số sống trên cao-nguyên liên-hệ nhiều hơn với nhóm người cổ Nam-Á. Dân Khmer có phần nào liên-hệ Mă-lai đa-đảo nhưng đa-số gốc Môn, nguồn bên Miến-điện xuống. Có nghĩa là trong ngàn năm qua, dân Việt hiện nay là một sự pha-lộn và sống-chung của bốn sắc dân chính Việt, Hoa, Chăm và Khmer. Có t́nh đồng-bào mà cũng nặng nghĩa chung giàn.

Câu chuyện chính là cô gái Trịnh-Phương-Lang- Chăng-Cà-Mun- Thị-Quế bị bắt-cóc, bị hành-hạ, bị vu-oan, sau được giải-thoát, xum-họp với cha ruột. Tên Nghĩa-hiệp kỳ-duyên là do nơi Trọng-Nghĩa nhiều lần cứu Chăng-Cà-Mun và sau lấy được nàng. Bên nhân vật thiện có người cha Trịnh-Thế-Xương, gái hầu Thị-Phụng, thằng nhỏ Mốc; bên ác có Đào-Phi-Đáng, Lâm-trí-Viễn (người bày mưu, kẻ thi-hành), Thạch-Ung (chủ dữ).

Về sắc-dân th́ cha con Trịnh-Thế-Xương gốc Hoa nhưng đă thành dân bản-xứ Việt, Phi-Đáng gốc Triều-Châu, Lâm-Trí-Viễn cũng gốc Minh-hương. Người vẽ bớt cũng tên Hoa Cao-Quấc-Thủ. Trọng-Nghĩa có thể là Việt hay là tổ Minh-hương nay nhiều phần Việt-hóa. Thắng Mốc và thị Phụng, người hầu của Trọng-Nghĩa và Thị-Quế tên Việt ṛng. Thạch-Ung, Thạch-Quưt sắc Khmer. Đào-Phi-Đáng từ Chui-chen-oa gần Nam-vang xuống. Lâm-Trí-Viễn, gốc Minh-hương nhưng đă lập-nghiệp ở Cơ-tầm-bon. Tác-giả giảng thêm rằng mấy địa-danh đó là tiếng kêu theo Cao-man. Về quê Lâm-Trí-Viễn, dân Nam phát-âm là Cơ-tầm-bon hay Cỏ-đầm-bôn. Dân địa-phương gốc Chăm nói Koh-ta-boong. Sang thời Pháp thuộc viết thành KaTamBong. Theo Đỗ-Hải-Minh tức Dohamide— người một thời đă từng đại-diện khối người Chăm Việt theo Islam giáo sang tham-dự hội-nghị ở Mă-lai và Mecca— Koh tiếng Chăm nghĩa là cồn hay cù-lao, Ta-boong là cây gậy, ví cái cồn có h́nh-dáng cái gậy.5 Vậy là gốc Chăm chứ khộng phải Khmer. Riêng nhân-vật nữ chính, khi là Hoa có tên Trịnh-Phương-Lang; thành Khmer, tên Chăng-cà-Mun; khi là Việt có tên Thị-Quế (chỉ c̣n thiếu tên Chăm)!

 

Một lần nữa, trong một cuốn tiểu-thuyết đầu-tiên khác, lại thấy thấp-thoáng bốn sắc dân sinh-sống chung trên miền Nam-kỳ lục-tỉnh. Không những sống chung ngày nay (1919) mà cũng là những lớp dân trước đây đă đến khai-khẩn mảnh đất phù-nhiêu màu-mỡ này

 

Nay lại tạm giới-hạn vào miền Nam-kỳ lục-tỉnh. Lục-tỉnh là tên sáu tỉnh dưới thời vua Minh-Mạng, Gia Định, Biên Ḥa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên. Ở đây, có-lẽ người Khmer ở lưa-thưa trước. Người Minh-hương sang Đàng Trong được cho đi khai-khẩn đất mới thưa dân, lập-nghiệp thẳng-một-lèo có ba nhóm Mạc-Cửu ở Hà-tiên, Dương-Ngạn-Địch và Huỳnh-Tống ở Định-tường, và Trần-Thượng-Xuyên ở Biên-ḥa. Cũng có những nhóm nhỏ sang Phú-xuân hay Quy-nhơn rồi mấy đời sau, cùng với người Việt vô Nam. Người Việt-kinh Bắc và Trung vào khai-khẩn sau, rồi người Chăm tỵ-nạn tới, tụ-họp vào vài đơn-vị hành-chánh mới, hoặc trên đất Khmer bỏ lại. Sử-sách kể tổ Trịnh-Hoài-Đức9, gốc Phúc-kiến, ghé Phú-Xuân; đời cha vào Trấn Biên (vùng Biên-ḥa ngày nay); ông nội của Phan-Thanh-Giản10 ghé Quy-nhơn, cha di vào vùng Ba-tri Vĩnh-long rồi sinh Phan-Thanh-Giản (là đời thứ ba); trong tiểu-thuyết, Bạch Khiếu-Nhàn ra Huế thăm quê tổ.

 

Đàm-thoại với sách

            Nguyễn-Vy-Khanh nhắc lại kết luận về quan-niệm viết theo Nguiễn-Ngu-Í, diễn tả cho trung thực, và tránh việc “làm văn-chương”. Đây cũng chỉ là một quan-niệm trong cuộc tranh-luận chưa/không ngă-ngũ: nghệ-thuật vị nhân-sinh hay nghệ-thuật vị nghệ-thuật. Ở đây, thấy có một cách khác trong việc đọc: hà tất phải t́m cái đạo nhân-sinh, đâu bó-buộc t́m cái nghệ-thuật làm văn-chương. Có cách đọc để thông với tác-giả và tác-phẩm. Nếu chưa rơ nguồn-gốc dân Nam-kỳ, nay đọc Nguyễn-Chánh-Sắt và Hồ-Biểu-Chánh rồi sẽ biết; nếu đă biết, đọc để thấy họ minh-họa cái ḿnh biết như thế nào. Thành ra chớ bảo cuốn sách này hay, bài viết kia dở. Cái hay cái dở nó tiềm-tàng trong mọi việc ở đời, nó chờ người quan-sát t́m-hiểu, hỏi-han, nêu cái bất đồng, khen cái ư giống. Đọc trở nên một kinh-nghiệm phong-phú và hấp-dẫn.

 
 

 

Ghi-chú

1-       1-Thiếu-Sơn Lê-Sĩ-Quư (1908-1978) tác-giả cuốn Phê-b́nh và Cảo-luận (Hà-nội 1933); từng tham gia cuộc tranh luận văn học “Nghệ thuật vị nghệ thuật – Nghệ thuật vị nhân sinh” trong thập niên 1930. Lúc đầu, ưa nghệ-thuật tự nó, nó đă măn-nguyện rồi, nếu trong thiên-hạ c̣n có nhiều người biết yêu-mến nghệ-thuật, nhờ thưởng-thức những công-tŕnh của chúng tôi (văn, nghệ-sĩ) th́ là đều tốt…sau ngả sang quan điểm “Nghệ thuật vị nhân sinh” và “nhất trí dấn-thân trong khi cầm bút”; đă trá-giá cho lựa-chọn sau này bằng nhiều lần tù-đầy thời chính-thể Quốc-gia, và hai nền Cộng-ḥa ở Nam Việt-Nam. 

2-       2-Vũ-Ngọc-Phan: tác-giả cuốn Nhà Văn Hiện-Đại (Tân-Dân Hà-nội 1942, Sống Mới in lại, HK)

3-      3-Nguyễn-Vy-Khanh: Tạp-Chí Bách Khoa Và Văn-Học Miền Nam, http://namkyluctinh.org/a-tgtpham/ nvkhanh/nvkhanh-bachkhoa.pdf, đọc ngày 5-5-2013. Miền Nam ở bài này là Miền Nam Việt-Nam sau 1954 tới 1975, không phải Nam-kỳ Lục-tỉnh.

4-       4-Phạm-Xuân-Khuyến: So-sánh xă-hội Việt-Nam qua hai cuốn tiểu-thuyết đương-thời: Nửa Chừng Xuân và Con Nhà Nghèo; sinh-hoạt tháng 4, 2013 của Câu-lạc-bộ Văn-học Oklahoma.

5-       5-Dohamide Đỗ-Hải-Minh: Bangsa CHAMPA, SEACAEF & VIET FOUNDATION, Cali 2004: 25-6.

6-       6-Về chuyện Âu-Cơ sinh bọc có trăm trứng, truyền-thuyết Kinh và Mường cùng có, nhưng thay-đổi vài chi-tiết: chuyện Mường sinh 50 trai 50 gái, chuyện Việt kể là 100 trai. Nguyễn-Khắc-Ngữ trong cuốn Nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam (Tủ-sách nghiên-cứu Sử-địa, Canada 1985) trích-dẫn chuyện do Jeanne Cuisinier chép: Les Muong (Institut d’Ethnology, Paris 1948) để minh-họa thêm sự liên-hệ giữa Việt và Mường hay liên-hệ Âu và Lạc. Hoàng-văn-Chí trong cuốn Duy-Van Sử-Quan (Hoa-kỳ, 1990) lại kể rằng người Tày (thổ-dân miền Bắc nước ta) nhận mẹ nước là Ngu-ky—nàng rắn—  người Hoa phiên-âm thành Âu-cơ.

7-T 7-Trần-Trọng-Kim (1883-1953) Việt-Nam sử-lược: Theo ư kiến của nhà kê cứu của nước Pháp, th́ người Việt-Nam và người Thái đều ở miền núi Tây Tạng xuống. Người Việt Nam theo sông Hồng Hà lần xuống phía đông nam, lập ra nước Việt Nam ta bây giờ; c̣n người Thái th́ theo sông Mê Kông xuống, lập ra nước Tiêm La (tức là Thái Lan) và các nước Lào.

8-       8-Dohamide Đỗ-Hải-Minh, sđd: 353-62

 

9-       9-Trịnh-Hoài-Đức (1765-1825) tác-giả cuốn Gia-Định thành thông-chí: tổ gốc Phúc-Kiến, sang Đàng-Trong khoảng giữa thế-kỷ 17; lúc đầu Phú-Xuân, sau vào Trấn Biên(vùng Biên-Ḥa).

10-   10-Phan-Thanh-Giản (1796-1867) Ông là Phan-Thanh-Tập di-cư sang phủ Hoài-Nhơn, tỉnh B́nh-Định cưới vợ Việt, sinh ra đời hai là Phan-Thanh-Ngạn, tên TàuXán; di vào nam; cưới người vợ họ Lâm; sinh ra Phan-Thanh-Giản là đời thứ ba, thành dân Việt. Cầm đầu sứ-đoàn đi Pháp, sau là Kinh-lược ba tỉnh miền Tây; khi Pháp chiếm ba tỉnh này, ông tự-vẫn.