|
Những địa điểm du lịch tại Việt Nam
![]() Thăm Đền Các Vua Hùng [c̣n gọi là Đền Hùng, thuộc thành phố Việt Tŕ, tỉnh Phú Thọ, là quần thể kiến trúc đền-chùa xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, nơi phối thờ các Vua Hùng Vương cùng tông thất]. Thăm Thành Cổ Loa [Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, là kinh đô của Nhà nước phong kiến Âu Lạc dưới thời An Dương Vương, xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, đồng thời cũng là kinh đô của nhà Ngô dưới thời Ngô Quyền vào thế kỷ thứ 10]. Thăm Chùa Trấn Quốc [xây dựng lần đầu vào thời vua Lư Nam Đế (544-548), nằm trên một ḥn đảo phía đông Hồ Tây, Hà Nội, là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long dưới hai triều đại Lư (1009-1225) và Trần (1225-1400), lúc đầu mang tên Khai Quốc, từ cuối thế kỷ thứ 17 đổi thành Trấn Quốc]. Thăm Chùa Kim Liên [thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, ban đầu vốn là Cung Từ Hoa dưới đời vua Lư Thần Tông (1128-1138), về sau được lập thành chùa, đến năm 1771 dưới đời Lê Cảnh Hưng được trùng tu và mang tên Kim Liên Tự, là một trong 10 kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam với bộ tượng thờ mang phong cách điêu khắc hiện thực của hai thế kỷ thứ 18 và 19]. Thăm Đền Quán Thánh [c̣n có tên là Trấn Vũ Quán, xây dựng từ đời Lư Thái Tổ (1010-1028) bên cạnh Hồ Tây, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngơ của thành Thăng Long] Thăm Phủ Tây Hồ [nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, Hà Nội, Phủ là nơi thờ Thánh Mẫu, c̣n có tên Bà Chúa Liễu Hạnh, nơi hành hương và lễ bái theo truyền thống tín ngưỡng dân gian]. Thăm Viện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nơi lưu giữ và trưng bày hơn 18,000 hiện vật tiêu biểu cho nền Mỹ thuật Việt Nam từ thời kỳ tiền sử đến nay. Thăm Đền Ngọc Sơn [vốn là Chùa sau đổi thành Đền, xây dựng vào thế kỷ thứ 19, nơi phối thờ Văn Xương Đế Quân – thần sao chủ của văn chương khoa cử, và anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo]. Thăm Đền Dầm [thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội, đền là nơi thờ Thủy Cung Thánh Mẫu, một trong Tam Ṭa Thánh Mẫu theo truyền thống tín ngưỡng dân gian ở miền Bắc Việt Nam, và cũng là nơi thường xuyên tổ chức các buổi lên đồng]. Thăm Đền Đại Lộ [cũng thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội, được xây dựng từ đời nhà Trần, nơi phối thờ bốn vị “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”, là ngôi đền tiêu biểu nhất cho tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống của nhân dân Việt Nam]. Ghé thăm làng gốm Bát Tràng [thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, Bát Tràng được thành lập từ thế kỷ thứ 11 bởi phường thợ gạch từ Hoa Lư theo vua Lư Thái Tổ (974-1028) thiên cư ra kinh đô Thăng Long, là làng sản xuất đồ gốm sứ nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, một nghề truyền thống đă có từ thế kỷ thứ 14] Du-lịch bằng tàu nhỏ trên sông Hồng từ bến Chương Dương, Hà Nội. Coi biểu diễn nghệ thuật Ca Trù [Ca Trù, c̣n gọi Hát Cô Đầu hay Hát Ả Đào, là bộ môn âm nhạc thính pḥng gắn liền với một h́nh thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của giới sĩ tộc ở miền Bắc Việt Nam]. Coi biểu diễn Nghệ thuật Múa Rối Nước [c̣n gọi là Tṛ Rối Nước, là loại h́nh sân khấu dân gian truyền thống, một sáng tạo độc đáo của người Việt]. Dự khán buổi Lên Đồng và thưởng thức thể loại nhạc Chầu Văn Bắc độc đáo.. xin click bài Hồn hoa trong ḷng phố Hà Nội |
|
![]() Thăm làng Mộ Trạch [làng Mộ Trạch, huyện B́nh Giang, tỉnh Hải Dương, c̣n có tên là làng Tiến Sĩ, theo truyền thuyết được Vũ Hồn (804-853) lập ra với tên ban đầu là Khả Mộ trang, là ngôi làng có truyền thống phát tích khoa bảng, nổi tiếng sản xuất ra nhiều tiến sĩ nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam]. T́m hiểu Đ́nh làng và Bia đá. Thăm Đền Kiếp Bạc .Kiếp Bạc, thị xă Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc đă đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông vào thế kỷ thứ 13]. Đền Kiếp Bạc Thăm Đền Đô [Đền Đô, c̣n có tên là Đền Lư Bát Đế hay Cổ Pháp Điện, thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là một quần thể kiến trúc đền nơi phối thờ 8 vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lư (1009-1225)]. Thăm Đ́nh Bảng, một trong những ngôi đ́nh cổ có kiến trúc đẹp nhất ở miền Bắc Việt Nam. Được đón tiếp và mời thưởng thức các làn điệu Dân ca Quan họ ngay trên quê hương Quan họ do các “liền anh liền chị” là các nghệ sĩ địa phương biểu diễn [Quan họ Bắc Ninh, hay Quan họ Kinh Bắc, xuất phát từ vùng đồng bằng ven sông Cầu, ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, là những làn điệu dân ca sử dụng từ ngữ đối nhau về ngữ nghĩa và thanh điệu, phối hợp với phong cách diễn xướng và giao lưu đặc trưng của văn chương đối đáp dân gian].. ![]() Thăm bản (làng) của người Thái và người Mường.Tham quan môi trường sinh thái đặc biệt, cùng các sinh hoạt kinh tế và văn hóa đặc thù của hai nhóm dân tộc vốn từ xưa đă có quan hệ gần gũi với dân tộc Việt.. Thăm Nhà Bảo tàng Dân tộc Thái-MườngTham gia chương tŕnh giao lưu văn hóa với người Thái (uống rượu cần, hát và múa xạp). Thăm làng cổ Đường Lâm [thuộc thị xă Sơn Tây, Hà Nội, Đường Lâm c̣n được gọi là “Đất Hai Vua” v́ là sinh quán của hai vua Phùng Hưng (?-791) và Ngô Quyền (898-944), đồng thời là quê hương của bà Chúa Mía, vương phi của Chúa Trịnh Tráng (1577-1657); Làng vẫn giữ được đầy đủ các đặc trưng của một ngôi làng miền Bắc Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đ́nh, chùa, miếu, điếm canh v.v…, và là làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được xếp hạng “Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia” vào năm 2006].Thăm Đền Chử Đồng Tử [thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, là phức hợp đền nơi phối thờ thánh Chử Đồng Tử, nổi tiếng là một trong “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, cùng nhị vị phu nhân; Đền được xếp hạng “Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia” năm 1989].
Thăm Đền Trần [c̣n gọi là Trần Miếu, thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, đền được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần, bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15, là nơi phối thờ các vua cùng các công thần của triều đại nhà Trần (1225-1400), một triều đại Phật giáo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam].
Thăm Chùa Cổ Lễ [thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, là quần thể kiến trúc chùa-tháp-đền Phật giáo được xây dựng lại năm 1902 trên nền một ngôi chùa cổ xây từ thời vua Lư Thần Tông (đầu thế kỷ thứ 12), theo kiểu “nhất thốc lâu đài”, mang dáng dấp gothic Thiên Chúa giáo rất độc đáo, có một không hai ở Việt Nam].
![]() Thăm Đền Vua Đinh và Vua Lê [thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư ở xă Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh B́nh, là hai ngôi đền xây dựng theo kiểu kiến trúc “nội công ngoại quốc” để thờ hai vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng hoàng hậu Đương Vân Nga]. Thăm Nhà thờ Chính ṭa Phát Diệm [c̣n có tên là Nhà thờ đá, thuộc thị trấn Phát Diệm, tỉnh Ninh B́nh, là quần thể kiến trúc thánh đường Công giáo rất độc đáo và đẹp nổi tiếng, xây dựng từ năm 1875 đến 1898, toàn bằng đá và gỗ mô phỏng theo kiểu kiến trúc đ́nh-đền-chùa truyền thống của Việt Nam]. Video : Kiến trúc quần thể nhà thờ Phát Diệm
Thăm Thành nhà Hồ [c̣n gọi là Thành Tây Kinh, kiến trúc ṭa thành kiên cố bằng đá có quy mô lớn hiếm thấy ở Việt Nam, được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quư Ly chủ tŕ, người không lâu sau đă cướp ngôi nhà Trần, đổi tên nước thành Đại Ngu và lập ra nhà Hồ]. Đi chơi băi biển Sầm Sơn, một trong những băi biển đẹp nhất Việt Nam, và là khu tắm biển và nghỉ mát đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1906* Có h́nh ảnh Suối Cá thần Cẫm Lương ( Sông Mă Thanh Hóa)
Thăm băi biển Cửa Ḷ. Thăm chùa Lô Sơn [c̣n có tên là chùa Phổ Am, phía bắc thị xă Cửa Ḷ, tỉnh Nghệ An, xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ thứ 18), chùa nổi tiếng với cảnh đẹp trang nghiêm thanh tịnh và có xá lợi Đức Bổn sư Thích Ca và các thánh tăng]. Đèo Ngang [nằm trên dăy Hoành Sơn, một thắng cảnh nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam, Đèo Ngang là biên giới lịch sử cũ giữa hai nước Đại Việt và Champa (Chiêm Thành) trước cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt (cuối thế kỷ thứ 11), và hiện nay là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng B́nh, nổi tiếng trong văn học Việt Nam với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan]. Dừng chân trên đỉnh Hoành Sơn [nối dài từ dăy Trường Sơn ra đến Biển Đông, Hoành Sơn cùng với sông Gianh là ranh giới tự nhiên giữa hai Xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong vào thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627-1775), nổi tiếng với câu sấm ngôn “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ thứ 17)]. Thăm phế tích Lũy Lâm Ấp của Vương Quốc Champa (Chàm). Thăm Đ́nh Hoành Sơn, là nơi thờ Lư Nhật Quang, người được các Chúa Nguyễn phong thần nhờ có công khai phá vùng đất dọc theo hai bờ sông Lam. Đến Đồng HớiThăm động Phong Nha và hang Thiên Đường [thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng B́nh, Phong Nha và Thiên Đường là hệ thống hang động giữ nhiều kỷ lục ở Việt Nam: hang nước dài nhất, hang khô lớn nhất, cửa hang cao và rộng nhất, băi cát và đá lớn nhất, song ngầm dưới ḷng đất dài nhất, hồ ngầm dưới ḷng đất rộng nhất, hệ thống các tầng thạch nhũ phức tạp nhất…]. Thăm Cổ Thành Quảng Trị [ở trung tâm thị xă Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, thành được vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch năm 1827 trên nền thành cũ đắp bằng đất, là di tích lịch sử từ trận đánh “mùa hè đỏ lửa 1972”]. Dừng chân trên băi biển Cửa Tùng, được mệnh danh là “thiên đường của những băi tắm Thăm Hoàng Thành Huế [xây dựng từ năm 1804 đến 1833, Hoàng Thành hợp cùng Tử Cấm Thành có tên chung là Đại Nội, thuộc quần thể di tích lịch sử - văn hóa của triều đại nhà Nguyễn (1802-1945), triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hoá Nhân Loại]. Thăm Kỳ Đài, Cửa Ngọ Môn, và Đại Nội. Thăm Phú Văn Lâu. Thăm lăng tẩm của các Hoàng đế nhà Nguyễn, bức tranh trác tuyệt về sự phối trí hài ḥa giữa thiên nhiên và kiến trúc tạo nên nét lăng mạn lẫn trầm hùng của cảnh quan. Thăm lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng). Thăm lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng). Thăm lăng Tự Đức (Khiêm Lăng).Thăm Điện Ḥn Chén [nằm trên núi Ngọc Trản, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, c̣n có tên là Điện Hoàn Chén, được xây dựng từ đời Minh Mạng (1820-1841) trên nền của một ngôi đền Champa thờ thần nữ Po-Nagar, điện trở thành nơi thờ Thánh Mẫu Thiên-Y theo tín ngưỡng dân gian]. Thăm Chùa Thiên Mụ [c̣n gọi là Chùa Linh Mụ, khởi lập năm Tân Sửu (1601) trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương dưới đời Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị Chúa đầu tiên của xứ Đàng Trong, và là ngôi chùa cổ nhất ở Huế]. Thăm làng cổ Phước Tích [với tên ban đầu là Phúc Giang, thuộc huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên, được thành lập khoảng thế kỷ thứ 15 vào giai đoạn mở mang bờ cơi về phương Nam của Nhà nước phong kiến Đại Việt, Phước Tích nổi tiếng với kiểu kiến trúc “nhà rường ba gian hai chái” đặc trưng của miền Trung Việt Nam, và là làng cổ thứ hai được xếp hạng “Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia” vào năm 2009]. Thăm chợ Đông Ba. Đi chơi thuyền và ngắm cảnh hoàng hôn trên sông Hương Nghệ thuật Ca Huế [Ca Huế là bộ môn âm nhạc thính pḥng độc đáo của Đất Thần Kinh, phối hợp nhă nhạc cung đ́nh với ca nhạc dân gian và gắn liền với văn hóa truyền thống Thuận Hóa - Phú Xuân]. Thưởng thức chương tŕnh biểu diễn vơ thuật của Vơ kinh Vạn An phái, môn phái vơ thuật cổ truyền của đất Thần Kinh. Xin coi video về Huế Huế 1 trở lạ Huế Huế 2 : Huế 2013 Huế 3 vẻ đẹp tiềm ẩn Huế 4;Huế ẩm thực Huế 6 Tết xưa &nay Huế 7 : Huế đặc sản Huế 8 ; Huế t́nh khúc Huế 10 Nhă nhac
Đèo Ải Vân cắt ngang dăy núi Bạch Mă, một danh thắng ở miền Trung Việt Nam như Lê Quư Đôn (thế kỷ thứ 18) từng mô tả: “dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây”, đèo vốn là biên giới lịch sử giữa hai nước Đại Việt và Champa (Chiêm Thành) từ năm 1306 đến 1402, sau trở thành một đoạn quan trọng trên Con đường Cái Quan, và hiện nay là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Huế và Đà Nẵng; Ngoài ra đèo c̣n nổi tiếng là hàng rào địa lư ngăn cản khí hậu giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam]. Dừng chân trên đỉnh đèo và thăm Cửa ải Hải Vân Quan. Vịnh-biển Lăng Cô [nằm dưới chân đèo Ải Vân Phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam, với băi cát trắng uốn lượn dài hơn 10 cây số, ngoài ra vịnh Lăng Cô c̣n được Câu-lạc-bộ Worldbays b́nh chọn là một trong 10 vịnh biển đẹp nhất Thế giới vào năm 2009] và thăm làng Lăng Cô. |
||
Thăm Ngũ Hành Sơn [c̣n gọi là núi Non Nước, một danh thắng của tỉnh Quảng Nam gồm 6 ngọn núi đá vôi nằm trên một băi cát lớn ven biển, được xếp hạng “Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia”]. Thăm Bảo tàng điêu khắc Chàm, nơi trưng bày bộ sưu tập các hiện vật bằng đá, đồng và đất nung của Văn minh và Mỹ thuật Champa từ thế kỷ thứ 7 đến 11. Đi thăm Mỹ Sơn [thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tên tiếng Sanskrit là Bhadresvara, Mỹ Sơn là thánh địa quan trọng trong lịch sử thăng trầm của Vương Quốc Champa, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 gần kinh đô Trà Kiệu (Sinhapura) và bị bỏ phế từ thế kỷ thứ 14, được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hoá Nhân Loại].. ![]() Thăm phố cổ Hội An [đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng duyên hải tỉnh Quảng Nam, c̣n có tên là Faifo, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất trong hai thế kỷ thứ 17 và 18, và hiện nay là điển h́nh của một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo, được UNESCO xếp hạng Di sản Văn hoá Nhân Loại]. Thăm cầu Lai Viễn Kiều (Chùa Cầu Nhật Bản). Thăm nhà cổ Tấn Kư, ngôi nhà đẹp tiêu biểu của kiểu Nhà-phố “hẹp và sâu h́nh ống” rất phổ biến ở Hội An. Thăm chùa Phước Kiến, hội quán của hoa kiều Phúc Kiến. Thăm chợ Hội An. Dừng chân trên băi biển Sa Huỳnh [nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngăi, Sa Huỳnh là băi biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam với cát vàng óng ánh, đồng thời là nơi hai nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet và M. Colani đă t́m thấy dấu vết của Văn hóa Sa Huỳnh (1000BC-200AD)]. Thăm Tháp Đôi [thuộc văn minh Champa, là hai kiến trúc tôn giáo bằng gạch h́nh tháp xây dựng song song với nhau vào các thế kỷ thứ 11 và 13]. Thăm Chùa Long Khánh. Thăm Nhà Bảo tàng Quang Trung [thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh B́nh Định, Nhà Bảo tàng là nơi lưu giữ các hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa và triều đại nhà Tây Sơn (1788-1802), cũng là nơi có điện thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ]. Thưởng thức Nhạc Vơ Tây Sơn, c̣n gọi là Múa Vơ B́nh Định.. –Thăm Nhà thờ Mằng Lăng, xây dựng năm 1892, một trong những thánh đường Công giáo cổ nhất Việt Nam. Thăm núi Nhạn và Tháp Nhạn, tháp cổ Champa xây dựng vào thế kỷ thứ 12. Thăm Đại Lănh [là một nhánh của dăy Trường Sơn đâm ra biển, mũi Đại Lănh cùng vịnh Vân Phong hợp thành vùng biển đẹp nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam với băi cát trắng và nước trong vịnh xanh biếc, ít sóng]. Đèo Cả [nằm vắt ngang qua dăy núi Đại Lănh ở ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Ḥa, Đèo Cả là một trong những đèo lớn nhất Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ thứ 17 là ranh giới giữa Đại Việt và Champa (Chiêm Thành)]. Thăm tháp-đền Po-Nagar [là quần thể kiến trúc tháp-đền Bà-La-Môn, thuộc văn minh Champa, Po-Ina-Nagar được xây dựng vào các thế kỷ thứ 10 và 11, thời kỳ cường thịnh của Vương Quốc Chiêm Thành, và nay là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên-Y A-Na theo tín ngưỡng dân gian ở miền Trung Việt Nam]. Thăm Chùa Long Sơn. Thăm Chợ Đầm. B́nh Thuận -Phan Thiết- Mũi Né Tắm biển Mũi Né [là một mũi đất đưa ra biển gần đây trở thành trung tâm du lịch nổi tiếng của Phan Thiết, tỉnh B́nh Thuận, với băi biển đẹp và những đồi cát đỏ trùng điệp như sa mạc]. Đi thăm nhà máy nước mắm Phan Thiết. |