Đảo Phú Quốc:                              

                                                    Nam Phong Tạp Chí số  424 tháng 8-1927

 

Ở Phú Quốc mà nói "Cửa" th́ ai cũng biết đó là chỉ Dương Đông, v́ Dương Đông  thường gọi là  cửa  Dương. Cửa Dương  ở về mặt Tây đảo Phú Quốc, có vàm  con sông mở ra biển, v́ đó gọi là 

 " Cửa"

Người khách du quan  mới đến Dương Đông cảm được cái đẹp trước nhất là cảnh  ở  Cửa này: một bên là băi cát trắng  phau phau, một bên là gành đá như cái đồi con, chắn ngang  nửa vàm sông, h́nh thể  gồ ghề kỳ quái.

Chiều chiều, trèo lên gành đá ấy mà trông cảnh biển chiều hôm, nước mây man mác, bên kia bóng tà dương  bảng lảng, bên này chiếc thuyền  trong vàm sông  xuôi ra, cánh buồm trắng phất qua gành đá biếc, mũi thuyền rẽ nước, th́ đẹp biết chừng nào.

Tập tin:DuongDong.jpg                   

Sông Dương  Đông  không rộng mà sâu, nước xanh tốt, nhà cửa ở tụ tập hai bên bờ, buồm thuyền san sát.

Chiêc ghe ở đây trông gọn gàng giản dị lắm. Mạn thuyền  sơn trắng  sạch sẽ, có chiếc viền đen, mũi thuyền  vẽ đôi con mắt cực to. Thuyền nhỏ hay lớn hơn củng đều chạy hai buồm, buồm ḷng và  buồm mũi. Gió xuôi buồm căng thẳng, từ xa tách  làn sóng   biếc  lướt ch́m tới,  đôi mắt  giuơng to, trông rất hùng dũng…

Giếng Tiên ở về tả ngạn sông Dương Đông, cách quận lỵ hơn hai ngàn thước. Giếng sâu độ một thước., vuông vức  một thước. Đó là xây đá cho có chỗ mà lấy nước chớ cũng không phải  đào đất thành giếng. Gọi  Giếng Tiên là bởi giếng có tính cách huyền diêu thần tiên. Giếng ở  một bên  mé nước mặn, nước sông và nước  giếng  tiếp xúc nhau mà nước  giếng vẫn ngọt, không pha lẫn nhau.

Suối Đá và suối Mây, cách quận lỵ  sáu cây số. Phú Quốc  là một nơi hải đảo, chung quanh toàn biển bao bọc., mà người dân không lo thiếu nước . Suối trong  giếng  ngọt không  thiếu ǵ. Trong một quăng đường   độ một vài ngàn thước  là có một ngọn suối róc rách chảy ngang . Tắm th́ nước sạch mà mát, uống th́ nước ngọt mà lành . Ấy cũng là cái quà quư của  tạo hóa biệt đăi người dân hải đảo

Có chùa  cất trên tuyệt đỉnh, trước mặt có núi cao b́nh án, sau lưng  có biển rộng hoành triều, rất được  thế non thế nước. Tường đá rào tre quanh co, các thứ nhàn hoa cổ thụ, u ảo thanh tĩnh vô cùng. Thật đă khéo đem tay nhân  cộng tô điểm cho cảnh thiên nhiên.

Cảnh về chiều. Lên đứng trên tảng đá cao, trông về phía tây mà xem mặt trời lặn. Mặt biển xanh ngắt, phẳng tận chân trời, cánh buồm trăng trắng phất phơ in vào làn mây ráng hồng hồng, thấp thoáng xuôi về chốn vô cùng. Một vành tà huy đỏ đối từ từ ngả xuống  gần mặt nước th́ cái vành đỏ càng to dần ra, bây giờ mặt nước ở chỗ gần chân trời đă đổi màu hung hung. Trông thoáng một cái đă ngậm một nửa vành  xuống mặt nước, c̣n một nửa làn mây lơ thơ giăng khuất. Bên này, bóng trời dần tối, mấy ngọn núi tờ mờ trong đám sương mù như cảnh chiêm bao, tiếng chuông khẽ động , dư hưởng du dương…

Hàm Ninh ở  về mặt  đông đảo Phú Quốc. Từ Dương Đông đi Hàm Ninh , đường dài 14 cây số. Suối Đá suối Mây ở trên đường này.

Đường đi qua  trông lên đèo, xe ngựa  phải lên xuống luôn, không được một quăng phẳng phiu.  Phong cảnh hai bên đường th́ thực đẹp. Đẹp  nhứt  là rừng sim. Cành lá  gie la lả ra hai bên vệ đường. Bông hoa sim mới nở th́ mầu hồng hồng, bông nào nở  đă lâu, nắng  sương dăi ra mầu trăng trắng, thành  một giống cây mà có hai mầu hoa, đôi vẻ hồng phấn lấm tấm trong cḥm lá  xanh  mơn mởn.

Về đầu mùa xuân  là mùa hái sim. Đến mùa sim chín,  th́ đàn ông con trai đă có công việc  chài lưới mắm muối, chỉ có  đàn bà con gái từng đàn lũ lượt  rủ nhau vào rừng hái sim. Chắc không c̣n ǵ đẹp hơn là trông những cô thiếu nữ  mộc mạc ngây thơ, tay xách giỏ, đi lần vào trong rừng sim, sẽ vít cành  mà hái trái. Trông cảnh êm ả dưới ánh thiều quang trongh sáng, cảm động quá mà không biết  cất tiếng hát:

        Muốn tắm mát lên ngọn sông đào

        Muốn ăn sim tím  th́ vào rừng xanh

        Hai tay vín cả hai cành

        Quả chín th́ hái, quả xanh th́ đừng 

 

                        ( Thăm đảo Phú Quốc)

                        Nam Phong Tạp Chí số  424 tháng 8-1927

                    (Hà Tiên tập cảnh Nhà xuất bản Văn Hóa:tác giảĐông Hồ & Mộng Tuyết) 

 
   

         ĐÀ LẠT

               và giấc mộng Tây Phương của tôi

 

                              Bài viết của Trịnh Thanh Thủy (13 tháng 08 năm 2009)

 

Có người hỏi tôi nghĩ sao về Đà Lạt sau chuyến về thăm quê hương mới đây. Tôi không biết thu câu trả lời sao cho gọn ngoài một nhận xét trực giác “Đà lạt thay đổi phát chóng mặt” . Ngoài Nha Trang với số lượng du khách và kỹ nghệ khách sạn phát triển tột bực th́ Đà Lạt là thành phố thứ nh́ làm tôi sững sờ trước sự rộn ràng đổi mới của nó.

Dưng không tôi tự hỏi, ḿnh đă đón nhận sự tiến hoá thành phố thuộc địa Tây ngày xưa này bằng một tâm thức nào? Nh́n nó bằng mắt một du khách ngoại quốc hay bằng tâm thức xưa cũ của kẻ trở về nơi chốn đă ghi đậm ít nhiều kỷ niệm? Theo tôi, tâm thức hoài cổ sẽ bàng bạc hiện hữu không những ở các Việt kiều như tôi mà c̣n ở những người Việt trong nước trước đây đă từng ghé thăm Đà Lạt nữa. Cái hồn Bà Huyện Thanh Quan, của “Chốn xưa xe ngựa” của “Người đâu bây giờ” nó mang mang, chao đảo, rin rít ḷng người lắm. Tuy nhiên nỗi luyến lưu tôi, một khách du đôi lần ghé thăm, nay trở về sẽ khác hẳn với t́nh thương thắm thiết của những cư dân đă sinh ra và lớn lên nơi này, yêu từng con dốc, quư từng góc đồi.

Đà Lạt xưa và nay khác nhau nhiều, hệt như nước ḿnh,đă cởi áo, thay y. Nó đổi từng giây kiến trúc, biến từng nhịp sống, xoay từng cửa ô văn hóa con người. Đà Lạt trở ḿnh lớn lên như một cô bé, bỏ nét thơ ngây, thay những ḥn cuội ô quan trong túi áo ngày nào bằng chiếc gương con, hộp phấn màu, rùng ḿnh thành thiếu nữ môi đỏ, mắt tím thời thượng. Nét quyến rũ của nàng khác hẳn năm xưa. Phong thái mới nền kiến trúc lai tạp thêm thiết bị tiện nghi phong phú thế kỷ, sự đông đúc phồn hoa thấm đậm đa văn hoá của du khách khiến Đà Lạt bỗng xôn xao áo lụa, chải chuốt điểm trang hơn. Niềm tiếc, nỗi nhớ, cái nh́n của người trở về chốn xưa là thương là tưởng thưở hồn nhiên, hoài khuôn mặt đơn sơ, nuối dáng vẻ trắng trong cô bé tuổi hoa bướm ngày nào vậy.

Mấy mươi năm rồi, Đà Lạt xưa của tôi là Đà Lạt của kiến trúc Tây Phương, là Đà Lạt của những ngôi biệt thự nằm rất yên tĩnh, vắng vẻ, an b́nh và nên thơ. Của những cơn mưa dai dẳng rả rích, lay phay trải dài những con đường đất đỏ, ướt mềm con dốc nghiêng nghiêng. Những rừng thông và dương sỉ xanh ngắt che bóng một, hai cô sơn nữ vai gùi, tay xách, tay ôm bước vội bên đường. Đâu đó xa xa rải rác những ngôi nhà sàn chân cao (sau này lúc về lại những ngôi nhà sàn không c̣n nhiều nữa) thả khói ban chiều lơ lửng. Tôi nhớ những chuyến xe đ̣ vun vút quẹo qua từng khúc quanh nguy hiểm, để tâm trí du khách đậu lại sợ hăi trên những ngôi miếu nhỏ thờ vong hồn người tử nạn ở góc đường. Và nhớ những dăy đồi trà ngan ngát xanh típ tắt cuối con đèo qua Bảo Lộc.Thương thương làm sao  dàn xu xu đầy trái vươn ḿnh bên từng khoảng vuông mênh mông toàn là bắp núi.

Những địa danh gợi nhớ Đơn Dương,Trại Hầm, Trại Mát, Trạm Ḅ, Đèo Ngoạn Mục, Nhà thờ con gà, Chợ Hoà B́nh và nhiều nhiều thứ đáng nhớ khác đọng lại trong trí tôi khi tôi theo bố ghé thăm Đà Lạt ngày xưa. Tôi yêu những trái thông khô phủ đầy mặt đất những nẻo đường qua. Tôi thích mứt khoai, mứt mận, bánh phồng loại nho nhỏ bằng bàn tay bán rong ở bến xe, trái bơ, khô nai và những thức vặt vănh đặc sản khác của Đà Lạt. Trong trí cô bé Sài G̣n lúc ấy của tôi con gái Đà Lạt thật đẹp với những khăn phula, má đỏ, môi hồng. Nh́n dáng vẻ sang cả người thiếu nữ đứng bán sách khu phố gần chợ Hoà B́nh bên nét điềm đạm người con trai da trắng, áo len đen thành phố sương, ḷng tôi hay bất cứ du khách ghé chơi nào không thoáng nhen nhúm chút mơ hoa và mơ yêu?

Nói đến hoa, ai đến nơi này không mến chốn đất đỏ thiên đường của cỏ hoa chen sắc và cả hoa biết nói nữa. Có sống ở nơi cái nóng rịn rịt mồ hôi đuổi theo từng bước chân như Sài G̣n người ta mới cảm được nỗi hân hoan khi chạm nếm giọt mưa dầm lạnh lất phất đất cao nguyên. Mưa tưới tấm giọt phù sa dung nham ngày cũ làm nở vạn đoá hoa Đà Lạt. Cô bé say mê ngắm màu tím Pensés, Mimosa rực vàng. Để mắt êm ả rập rờn cánh bướm trên từng dậu Tigôn hồng nhạt bé xinh bờ tường những căn biệt thự. Óc bận rộn lay kư ức t́m câu chuyện cảm động đọc đâu đó về người con trai v́ hái đóa tím dại cho người yêu mà té chết bờ vực sâu, trước khi chết c̣n thiết tha nhắn lại “Forget me not”.

                                                                                                                          nhà thờ con gà-

Từ ngàn xưa h́nh ảnh những cặp t́nh nhân đă gắn liền với đất trời Đà Lạt, nên mỗi khi nói đến đi hưởng tuần trăng mật người ta liền nhớ đến nơi này. Khung cảnh thơ mộng, khí hậu mát lạnh của Đà Lạt rất thích hợp với t́nh yêu.

 Lên Đà Lạt mà lên một ḿnh để nh́n đồi núi mênh mông, tê tê với cái lạnh se da của sương, man mát với cái ướt của mưa phùn, hỏi ai không thấy ḿnh cần một bờ vai ôm, một ṿng tay ấm? Thoát sự cuốn hút nhộn nhịp của phố thị, buông giây bon chen của thành đô, t́m về một góc phố êm ả, ấy mới phút thú vị đời người. Khách có thể thả bộ loanh quanh trên những con đường tĩnh lặng và t́m ra mấy khi tâm ḿnh được yên ắng mà lắng xuống một cách dịu dàng như thế.

Chiều nay tôi theo một người bạn đến Tùng, thăm lại những bức tranh úa màu thời gian của bác Đinh Cường, uống từng ngụm cà phê đăng đắng để nghe hồn nhỏ đều từng giọt. Tiếng thăm hỏi bà cụ chủ quán của anh bạn như mơ hồ, lăng đăng. Bà cụ kể ông cụ chết cách đây vài năm, khi đứng trước cửa quán bị một anh xe ôm lạc tay lái bay lên lề đường tông vào. Con cái giờ đi ra nước ngoài hết, cụ sống âm thầm trông coi cửa tiệm như một cái bóng khói ám dấu tường mỏi mệt.

Ghé cà phê Tùng để ngắm phố, ngắm người, nghe vài cung tơ Pháp cũ của Sylvie Vartan, Chirstophe, khách lăng du dễ để sóng ḷng lao đao theo bước chân ai ngoài khung cửa. Cà phê Tùng đă có mặt ở Đà Lạt hơn nửa thế kỷ. Nằm ở trung tâm khu phố Ḥa B́nh, vị thế cà phê Tùng là lợi điểm hàng đầu của nó. Chỉ cần nh́n qua khung kính, du khách có thể theo dơi bóng dáng các thiếu nữ thướt tha qua lại, nên nó một thời là nơi đóng đô của các cậu thanh niên và các đấng mày râu. Cái tên Tùng không những gợi h́nh những gốc tùng xanh ngắt mà c̣n khơi lại bao kỷ niệm, góc hồi ức của những chàng trai tha phương một chốn trở về ấm cúng. Đà Lạt có biết bao nhiêu quán cà phê, bao nhiêu nơi thanh lịch cho du khách dừng chân, tại sao những người muôn năm cũ có quay về lại chỉ muốn đến Tùng? Muốn ngồi xuống bên bức tường ám khói, cạnh những bức tranh cũ ngấm vết thăng trầm mà tưởng lại những con người cũng tầng tầng ám khói.

 
 

Nghe bà cụ khơi lại những vết bụi trên lớp tro quá văng, anh bạn tôi bùi ngùi thăm hỏi những cư dân Đà Lạt thân quen cũ. Cụ ngao ngán nói giờ chỉ c̣n đủ đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay Đà Lạt đang ngập lụt với dân định cư muốn chuyển hộ khẩu từ Bắc,Trung và miền Tây vào. Bây giờ Đà Lạt có khoảng 26% dân miền Bắc nhập cư, 22% Trung, 18% miền Tây, 14% Dân tộc và 38% cư dân Đà Lạt cũ. Thật ra th́ từ bao thế kỷ trước Đà Lạt đă là một thành phố toàn dân nhập cư, người dân tộc mới là dân chính gốc Đà Lạt. Anh bạn tôi an ủi cụ, người đến kẻ đi, đất lành chim đậu, mật độ dân số cao, thành phố mới phát triển nhanh và tiến hoá chứ bác ơi. Nhưng có điều sự phát triển, kéo theo kiến trúc xây dựng hỗn loạn quá, trông rối mắt và mất đi đường nét thẩm mỹ lai Pháp ngày trước.

Cụ ngồi thở than và dẫn dụ anh bạn tôi đổ cái nh́n về quá khứ, về thế giới đen trẳng những ngày anh bạn tôi thơ thẩn chờ ai cổng trường Lycee Yersin. Phút ấy tôi mới chợt nhận ra nét “rất Tây” của anh bạn ḿnh. Tôi tự hỏi có phải cái Tây của phố núi và những từ ngữ: Pasteur, Lycée, Grand, Petit, Couvent, Oiseaux, Domaine de Marie...v...v..., trong đời sống hàng ngày đă nhiễm vào con người Đà Lạt làm cho cư dân Đà Lạt ngày đó có một nếp văn hoá rất thoáng và cởi mở không ? C̣n các chàng trai Đà Lạt bị ảnh hưởng những cung cách Francaise mà trở nên rất ga lăng, rất Tây không?

Có lẽ tâm thức hoài cổ và hoài Tây của bà cụ cũng là tâm thức của những cư dân Đà Lạt xưa. Trong một bài báo tôi t́nh cờ đọc, có một thanh niên hiến đời ḿnh vào thú sưu tầm đồ cổ và gia dụng dùng trong các ngôi biệt thự Pháp cũ. Anh sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ khoảng 3.000 món. * Điều làm nên sự khác biệt của tay chơi này với những nhà sưu tầm khác là tính địa phương của cổ vật. Hầu hết chúng là những món gắn liền với đời sống xă hội của Đà Lạt từ những ngày đầu khu nghỉ mát cao nguyên được người Pháp thành lập.

Điều đáng quư là dù sống một cuộc sống kham khổ, thiếu trước hụt sau anh vẫn không bán những cổ vật ấy đi. Anh lưu giữ chúng như lưu giữ những h́nh ảnh phản chiếu của một thời quá văng, một thưở văn hoá Việt nam dập d́u những tiếng Lơ, La, Moa, Toa đậm đà màu thuộc địa.

Anh bạn nhân câu chuyện kể thêm về niềm “tự hào dân tộc” của ḿnh. Ngày xưa, có một bài báo ở đất Nam(ư nói đất Sài G̣n cũ), đánh giá Đà Lạt là thành phố “trí thức” nhất miền Nam. Sự đánh giá đúng hay sai này “tùy thuộc vào người đối diện”nhưng tiêu chuẩn được đặt ra là “So với dân số, Đà lạt là thành phố có tỷ lệ trường cấp đại học cao nhất. (ư nói Việt Nam Cộng Hoà trước 75).

Miền Nam trong thập niên 60, chỉ có bốn trường đại học th́ Đà Lạt đă chiếm một tức Viện Đại Học Đà Lạt, c̣n ba Viện kia là Đại Học Sài G̣n, Vạn Hạnh và Huế (Khi ấy chưa có Đại học Minh Đức ở Sài G̣n và Đại học Cần Thơ ở Cần Thơ) . Ngoài ra Đà Lạt c̣n 3 đại học quân sự là Trường Vơ Bị Đà Lạt, Trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt (Lúc đầu học tŕnh các trường này ngắn hơn nhưng sau cùng th́ học tŕnh cho cả 2 trường đều là 4 năm tức tương đương bậc Cử Nhân) và Trường Đại Học Tham Mưu cho các sĩ quan Trung Cấp (từ Trung uư cho đến Trung tá)

Đà Lạt lại có 2 đại học thần học của Công giáo là Học Viện Ḍng Chúa Cứu Thế và Giáo Hoàng Học Viện. Đặc biệt nơi này được giảng dạy bởi các giáo sư thần học ngoại quốc. Có khoảng trên 100 giáo sư từ phương Tây sang cư ngụ và giảng dạy. Nói tóm lại, nếu xét các định chế cấp bậc đại học ở đủ mọi lănh vực th́ Đà Lạt có thể dám chiếm tới 40 tới 50% tổng số của cả miền Nam thời ấy. Đó là chưa kể Đà Lạt có tới 4 hoặc 5 trường trung học chương tŕnh Pháp vốn được xem là có giá trị cao ở đất Nam.

Sự thay đổi của Đà Lạt hôm nay làm giật ḿnh kẻ trở về. Cái náo nhiệt xô bồ của phố xá đông nhộn làm vui tai người mới tới. Nhưng nét duyên dáng nồng nàn của miền núi và tính đa văn hoá của con người do sự tụ hội của du khách đến từ các nơi, tạo cho Đà Lạt một bản sắc đặc thù rất riêng. Nhịp tăng trưởng không ngừng của dân cư, kiến trúc và du khách,kích thích tăng trưởng kinh tế, thương mại, ngành du lịch, và nó c̣n kéo theo các ngành nghề khác nữa như giao thông, vận tải, giáo dục, văn hoá, nghệ thuật. Bất cứ sự phát triển nào cũng có hai mặt tiêu và tích cực. Tuy nhiên trong chuyến quay về nh́n lại Đà Lạt hôm nay, tôi thấy được thành phố cao sương khói này đang phát tiết những tiềm năng tràn trề sinh lực. Đà Lạt nhanh chóng đổi mới để thích ứng với các nhu cầu cấp thiết của nó. Theo tôi dù cho Đà Lạt có thay đổi đến đâu đi nữa. Tâm thức hoài cổ của cư dân ngày cũ có vằng vặc cao vợi mấy tầng đi nữa. T́nh mến yêu Đà Lạt của mọi người vẫn c̣n nguyên đấy. Chỉ cần một bức tranh, một bài hát, một nhắc nhở ân cần, tấm ḷng người đi xa sẽ sẵn sàng quay lại để nhớ về và thương mến. Có lẽ Đà Lạt măi măi là bông hoa miền cao nở rộ trên triền đồi kư ức của những kẻ phải lưu vong xa xứ.

 
 

 

                               

             CÔN SƠN ( CÔN ĐẢO)

                                  Tài liệu rút ra  từ bài viết  của  ông   ĐINH HUỲNH,

                                           một công chức  tại Côn Đảo năm 1942

 

           Ông ĐINH HUỲNH  viết về ông như sau":

Vào thời kỳ Nhật đổ bộ lên Đông Dương, rồi sau đó tấn công Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941, tôi là công chức hành chánh đang phục vụ tại Pḥng 4 phủ Thống Đốc Tam Kỳ. Trưởng Pḥng 4 là một viên tham biện người Pháp tên De Saint Alary. Pḥng chia ra làm hai phân chi. Phân chi 1 phụ trách các vấn đề kinh tế đặt dưới quyền ông Nguyễn Ngọc Thơ (về sau ông Thơ làm Phó Tổng Thống dưới trào Ngô Đ́nh Diệm); Phân chi 2 cơi về đất đai, hầm mỏ, khai khẩn đất hoang, đặt dưới quyền ông Antoinie Lê Quang Trọng, ngạch phó tham biện, người Nam Kỳ có quốc tịch Pháp. Ông Lê Quang Trọng là một cấp chỉ huy tánh t́nh khó khăn, hay bắt bẻ. Làm việc với ông không thoải mái chút nào...................   V́ vậy,  Sẵn có thông tư hỏi công chức có ai muốn t́nh nguyện phục vụ ở Côn Nôn, tôi liền đệ đơn xin đi.         

 
   

   Ông ĐINH HUỲNH  viết về  Côn Đảo như sau

     Khi ấy địa danh là Côn Nôn (Poulo Condore, có người gọi là Côn Lôn, sau nầy chính phủ quốc gia đổi tên là Côn Sơn (Côn Đảo). Đó là một quần đảo gồm 13 đảo nhỏ nằm ngoài khơi phía đông Vũng Tàu. Diện tích đảo chính khoảng 168 Km vuông. Trên đảo có ba khám đường kiên cố để giam giữ tội nhân từ các khám trong đất liền chuyển ra. Ngày đó, Côn Nôn được tổ chức thành một đơn vị hành chánh mang tên quần đảo và đề lao Côn Nôn (Iles et Penitencier dễ Poulo Condore) đặt dưới quyền một sĩ quan cấp tá biệt phái người Pháp. Nguồn lợi của đảo gồm lâm sản, thuốc lá đậu phộng và cà phê. Vào năm 1972, dân số trên đảo khoảng 3,300 người

Côn Nôn là chỗ đày những công chức bị phạm kỷ luật. Chỉ nội cái tên âm u Côn Nôn nghe cũng đủ ớn xương sống rồi, nên chẳng mấy ai muốn làm việc nơi đó. Chính quyền Pháp đặt ra nhiều quyền lợi để quyến rũ những công chức nào gặp khó khăn, phần nhiều v́ bị ngựa "đá" ở trường đua Phú Thọ. Thời gian phục vụ là hai năm, sau đó đương nhiên được thuyền chuyển về đất liền, từ khi đương sự muốn kéo thêm thời gian làm việc nơi đó. Côn Nôn được xếp vào danh sách các nhiệm sở chướng khí và nguy hiểm (point insalubre et danegereux), công chức được lănh phụ cấp phụ trội, được cấp nhà ở, gạo, khô, mắm miễn phí, được cấp phát cá biển tươi và rau tươi chỉ trả mỗi tháng khoảng 30 hay 60 xu. Nếu chịu khó cần cù và tiết kiệm, công chức Côn Nôn sau mỗi tháng làm việc, c̣n có thể c̣n giữ gần như nguyên vẹn số lương bổng của ḿnh. Mỗi công chức c̣n được cấp cho một tội nhân để phục vụ riêng.

Côn Nôn gồm nhiều ḥn đảo. Trên đảo lớn nhất, thiết lập khánh đường và các văn pḥng, cơ sở hành chánh để quản trị. Kế cận là ḥn Băi Cạnh trên có hải đăng. Một toán lính Nhật đóng ở đó để kiểm soát hải đăng và canh gác trục giao thông trong vùng biển này. Xa xa là ḥn Cau, sở dĩ mang tên này v́ trên đảo có nhiều cau và dừa. Ḥn này là nơi giam các tội nhân bị phong cùi và ho lao nặng.

Thời kỳ cụ Phan Thanh Giản làm Kinh Lược Sứ Nam Kỳ. Côn Nôn được tổ chức làm ba làng thuộc tỉnh Long Hồ (Vĩnh Long) nay vẫn c̣n giữ những địa danh: An Hải, An Họi, An... (tôi quên mất). Dân làng sống phần nhiều về nghề chài lưới. Thực dân Pháp đưa tất cả dân chúng vào định cư trên đất liền trước khi lập đề lao và các công sở, thành ra Côn Nôn không c̣n thường dân,

Trên con đường bôn tẩu chống Tây Sơn, Nguyễn Ánh có lần dừng chân ở Côn Nôn. Ngọc núi mà ngày xưa chúa Nguyễn đồn binh, nay có tên là núi Chúa. Tôi có nghe trên núi c̣n vài di tích nên dự định đi xem. Người ta đồn rằng ngày đó, binh lính của chúa Nguyễn bị rắn cắn chết khá nhiều. V́ thế chúa Nguyễn mới van vái các đấng linh thiêng của núi rừng, rằng: "Nếu tôi có chân mệnh đế vương th́ xin các đấng phù hộ cho các binh sĩ". Từ đó về sau, không c̣n ai bị rắn độc cắn chết nữa, dù là binh sĩ hay thường dân. Núi rất linh thiêng. Ai đi lên núi phải giữ vẻ trang nghiêm, không được bỡn cợt hay nói lời bất nhă.

Tôi cũng được nghe kể rằng chúa Nguyễn có một bà phi theo hầu tên là Phi Yến. Bà Phi Yến khuyên Nguyễn Ánh đừng cầu ngoại viện mà mang tiếng cơng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mă tổ. Nguyễn Ánh giận lắm, nghi ngờ bà Phi Yến, có tâm địa phản trắc, thông đồng với Tây Sơn nêu ra lệnh giam bà trong một hang núi. Khi rời Côn Nôn, Nguyễn Ánh bỏ bà phi ở lại, bà nhờ dân làng giải thoát và sống những ngày c̣n lại trên đảo. Người ta cho rằng bài thơ sau đây của bà Phi Yến sáng tác:

Đốt nén hương ḷng tạ chúa công

Khuyên chồng can tay tội thông đồng

Ngai vàng muôn thuở ngôi chưa vững

Bia miệng ngàn năm tiếng chẳng cùng.

Máu chảy ruột mềm đau phận thiếp

Nồi da xáo thịt thỏa ḷng ông

... (quên hai câu chót)

 

Ban cải lương của tù nhân Côn Nôn có tŕnh diễn vở tuồng về sự tích trên, nhưng tôi tra cứu trong sách vở văn chương không thấy có chỗ nào đề cập đến bài thơ của bà Phi Yến.
 
 

 

Trong thời gian làm việc ở Côn Nôn tôi có gặp giáo sư Phan Khắc Sửu ngày đó đang bị lưu đày về tội chống Pháp. Ông Sửu từng được du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Mỗi ngày ông ta được đưa ra làm công tác ở văn pḥng, tiếng thông dụng trong khám đường thường gọi là làm công vụ. Tôi đem mỗi thắc mắc ra tŕnh bày với ông Sửu mong được soi sáng v́ sao rắn độc ở Côn Nôn cắn người không chết. Ông Sửu giải thích, có thể một loại nấm nào, hay một loại rong rêu, thảo mộc nào đó nói rơ rằng ông chỉ ước đoán vậy thôi, chớ nếu muốn có giải đáp chắc chắn dựa vào các dữ kiện khoa học th́ cần phải cần nhiều thời gian và công tŕnh nghiên cứu thí nghiệm, công việc mà trong hoàn cảnh mất tự do hiện tại, ông không thể thực hiện được.

Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh khi bị thực dân cầm tù ở Côn Nôn cũng đă tức cảnh sinh t́nh sáng tác hai bài thơ, tôi xin dùng để kết bài viết ngắn này:

ĐẬP ĐÁ CÔN LÔN

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống.

Ra tay đập đổ mấy trăm ḥn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

Những kẻ vá trời khi lỡ bước

Gian nan nào sá sự con con

 

CÔN LÔN TỨC CẢNH

Bể dâu dời đổi mấy thu đông,

Cụm núi Côn Lôn đứng vững trồng

Bốn mặt dày ṿ oai sóng gió

Một ḿnh che chở tội non sông

Cỏ hoa đất nẩy cây trăm thức

Rồng cá trời riêng biển một vùng

Nước biếc non xanh thương chẳng nhỏ

Gian nan xin độ khác anh hùng.

 
 

 

             

                                  Ven biển Côn Đảo                Đường phố Côn Đảo

 
 

 

                

                                                                   Tù nhân  Côn Đảo

 

              

                                                                  Hải  Sản Côn Đảo

 
 

 

   Bổ túc  về Con Đảo:

Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 ḥn đảo lớn nhỏ nằm về phía Đông Nam nước ta. Năm 1858, sau khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại cửa biển Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta đến ngày 28/1/1861, Pháp đưa ra bản Tuyên cáo chiếm lĩnh Côn Đảo. Ngày 1/2/1862, Pháp bắt đầu xây dựng tại đây một hệ thống nhà tù lớn nhất Đông Dương để nhằm thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng bằng khổ sai, nhục h́nh, đói khát, bệnh tật; chúng t́m mọi cách để thủ tiêu nhân cách, xóa bỏ nhân phẩm, giam hăm con người trong t́nh cảnh sống nhưng tuyệt vọng, sống cũng như chết.”