|
Nghệ thuật
điêu khắc
Nghệ
thuật điêu khắc chiếm một địa vị quan trọng trong xã hội Việt Nam.
Công trình điêu khắc từ đời Lý Trần nhất là dưới thời vua Lê Cảnh
Hưng ở thế kỷ 18 tập trung vào các đình chùa, cung điện vua và vào
nhà các quan. Các điêu khắc gia chú trọng vào lối chạm trổ
rồng phượng.
Chùa
chiền, cung điện vua, nhà các quan thường có
chạm trổ kỹ càng và sơn son thiếp vàng lộng lẫy, trên mái có hình
rồng phượng, và được trang sức loanh quanh trong mấy kiểu Tam
Đa, Ngũ Phúc, Tứ Linh , Tứ Quý và những đường triện hình chữ Phúc,,
Thọ, Khang, Ninh. Điêu khắc chế tạo ra những tượng cùng
đồ tự khí dùng vào việc tế tự cho đình miếu chùa chiền. Điêu
khắc chế tạo ra các tự khí như hương án , long đình, phượng
liễn, long ngai. Rồi kế tiếp điêu khắc tạc tượng gỗ, tượng đá,
đắp tượng đất, tạc bia đá và đúc tượng đồng. Tượng gỗ, tượng đất,
trộn giấy cùng tượng đồng hình dung các Phật đều phải theo khuôn
theo những bộ điệu nhất định , trừ ra những tượng La Hán, những cảnh
địa ngục tại các chùa và những tượng thuộc về Lão Giáo, thì dáng
điệu tùy ở sáng kiến của người thợ liệu mà biến báo thay đổi.
Tượng
Phật thì đều thếp vàng son, chỉ có tượng thuộc về Lão Giáo mới có
sơn mầu sặc sỡ, đó là một đặc tính dễ nhận thấy trong lối điểm
xuyết phụ vào thuật điêu khắc. Nghề đúc đồng làm chuông cho
các chùa và các nhà thờ Thiên Chúa Giáo, những đồ tam sự, và
ngũ sự đã tiến bộ nhiều trong những năm vừa qua. Đá
dùng trong nghề điêu khắc là đá vôi. Đá vôi xanh dùng tạc
những tượng sơ sài đặt thành hai hàng trong sân đình miếu như đền
Hồng Vân trên ngọn đồi Lim thuộc phủ Từ Sơn Bác Ninh.
Đá hoa Quảng Nam chỉ dùng để tạc những tượng nhỏ.
Các bia đá để kỷ niệm
, chẳng hạn tấm bia ở đài Nam Giao cũ tại Hànội và bia dựng trên
lưng rùa bằng đá lớn tại Văn Miếu Hànội đều là những công trình điêu
khắc có giá trị. Nghệ thuật điêu khắc còn sản xuất ra những
công trình mỹ thuật khác như hình rồng uốn khúc hai bên thềm
bực đá các đình miếu. Gần đây trường Viễn Đông Bác Cổ đào
trong chùa Phật Tích được những hình người có cánh, hoặc có cặp vú
phồng to cùng chân tảng đá có hình người thổi sáo, hoặc những mảnh
sứ có hình cành hoa quấn quanh co. Qua những di
tích tại chùa này dựng từ triều Lý thế kỷ 12, ta thấy ảnh hưởng của
thuật điêu khắc văn hóa Chàm. Có lẽ binh chàm đã dự vào việc
xây dựng chùa này, cho nên tuy phải chạm theo kiểu Việt, mà tính
cách nghệ thuật của dân tộc Chàm vẫn phát lộ qua những nét phụ
Dần
dà ngành điêu khắc mới đi xuống nhà cửa dân chúng. Các gian
ngoài nhà được trang trí bằng bao lam chạm khắc tinh tế cây trái
như:dưa,cà, cam xoài, lê, lựu với ngụ ý mong ước
được phồn thịnh ấm no, hoặc chạm khắc chim trĩ
quấn theo hoa dây hóa long để tượng trưng cho
tinh thần phóng khoáng và trường tồn, hoặc
chạm khắc hình tượng long mã. Long mã, theo
truyền thuyết, là một linh vật mình rồng thân ngựa hiền lành biểu
hiện sự thiện chân. Gian giữa được
trang trí bằng tứ thời ( mai,lan,cúc, trúc) và
tứ linh (long, lân,qui,phượng) và hai bao lam, chạm
trổ con sóc chùm nho, với ngụ ý mong ước được
vui vầy ấm no, chạm trổ con dơi với ngụ ý mong
ước được phúc đức
đời đời.
Gian giữa này cũng được trang trí bằng những tấm gỗ gõ ghép lại,
chạy chỉ nổi, có cưa lộng hình nấc thang tháp, lục bình ( bắt
chước trang trí của người Miên xưa kết hợp với chữ Thọ hình vuông và
kết họp với bức hoành nổi bật ba chũ Hán Phước Lưu Đường.
Vào
cuối thế kỷ 20, các điêu khắc gia Việt đặc biệt chú trọng vào việc
đúc các ảnh tượng nhỏ để làm đồ trang sức cho phụ nữ, trẻ em, và cả
cho những dấng nam nhi nữa. Họ đã sản xuất các
loại ảnh Thánh Gía Chúa, ảnh chân dung Chúa, ảnh chân dung Đức
Phật. Đặc biệt có nhiều người đeo ảnh
Thánh Gía Chúa mà lại
chẳng phải là người tín đồ của đạo Chúa. Ngoài ra các trẻ sơ sinh
còn đeo ảnh vật Kỳ Lân làm bùa hộ mạng.
Xin coi Đồ Gốm
và xin coi Kiệt Tác Gốc Tre
KP |
|