Trang phục của đàn ông H’mông giống như đàn ông
Nùng: quần dài, đũng chân què cạp lá tọa, áo ngắn ống
rộng cổ đứng mổ bụng khuy cài, quần áo đều màu chàm. –
Văn
học
Văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện
thần thoại về anh hùng văn hóa t́m ra loại giống và dạy
người H’mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc
… Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc
biệt là truyện về hổ…
Văn nghệ

Người H’mông có đời sống văn nghệ khá phong phú Người
H’mông say đắm dân ca dân tộc ḿnh, đó là Tiếng hát t́nh
yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà họ
thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt
vải, trong khi đi chợ, đi hội.Trong những dịp lễ hội,
đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân
ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà c̣n có thể giăi
bày thông qua những nhạc cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá,
đàn môi…). Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa.
Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi
tâm t́nh. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng
khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng ḷng ḿnh với
bạn t́nh, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương,
đất nước
Sản phẩm nông nghiệp

Chính là ngô, lúa nương, khoai, mạch ba góc, ư dĩ, lạc,
vừng, đậu và các loại rau... ở một vài nơi có ruộng bậc
thang. Các loại quả táo, đào, mận, lê
Chợ phiên
& Chợ tỉnh
Các vùng người H’mông sinh sống thường có chợ phiên, vừa
là nơi trao đổi hàng hoá, vừa là nơi thể hiện nhu cầu
giao lưu t́nh cảm, sinh hoạt. Người H’mông quen dùng
ngựa thồ hàng và cưỡi đi chợ, gùi có hai quai đeo vai.
Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với từng gia đ́nh
người H’mông. Chợ t́nh được tổ chức mỗi năm một lần (chợ
t́nh Sa Pa) là một nét văn hoá đẹp đặc sắc của người
H’mông.
Nghề
.Các thợ thủ công H’mông phần lớn là thợ bán chuyên
nghiệp,
-dệt vải lanh
. đan lát, , làm yên cương ngựa, đồ gỗ,
-làm giấy bản,
- đồ trang sức bằng bạc.
- rèn làm ra lưỡi cày, dao, cuốc, xẻng, ṇng súng. |