Sai lầm khi mới vào nghề

 

 

 

 

 

 

     

    Phạt  trẻ em bằng  Roi Vọt:

                                               Bài viết của   tác giả  Dương văn Phối

 

Sau 50 năm  hồi tưởng lại những năm tháng mới vào nghề, có một sai lầm nghĩ lại  thật hối hận: đánh học tṛ Đánh  khi chúng  không làm bài, không thuộc bài, khi chúng nói chuyện… Mấy năm đó học tṛ sợ ḿnh lắm, phụ huynh có người cũng phàn nàn về vấn đề này.  Có lẽ  thói quen đánh đập này là ảnh hưởng trong gia đ́nh và học đường.(Con viết  những lời dưới đây kính xin  vong linh cha và quư thầy tha thứ cho).  Cha tôi rất hiền, làm lụng vất vả lo cho đàn con, lại hay giúp đỡ những người xung quanh làm việc thiện..Đối với con cái có lúc cũng đánh con khi con lỗi lầm.Thầy cô cấp1  ngày xưa vào thập niên 40-50 đi dạy đều đem theo một roi mây, roi tre hoặc một thước cây độ 6 tấc.   Roi tre có thầy nhờ em nào ở vườn có tre, chặt nhánh đem cho thầy một bó 5-10 cây.  Học sinh nào học kém, không làm được toán, viết sai chính tả đều không tránh được, bị ăn đ̣n.  Đánh! Đánh!  Thầy cô đánh học tṛ, h́nh như có lúc "giận cá chém thớt".   Buồn giận  chuyện gia đ́nh vợ con ǵ đó, th́ học tṛ hứng  chịu nhiều trận đ̣n để thầy cô trút hết giận hờn.  Thầy cô ngoài cách đánh mông, c̣n bắt học tṛ chum 5 đầu ngón tay, lấy thước bản đánh, hoặc quỳ gối xơ mít.  Có thầy lấy thanh cây cau ở phía sau trường học. Những thanh này là hàng rào của một đồn bót cũ c̣n sót lại.  Thầy bẻ một đoạn độ 1 m. Thế là đánh học tṛ bất kể đầu ḿnh tay chân.  Có thầy dùng  tay tát những  tát nảy lửa..  H́nh ành  đó  ít nhiều cũng ảnh hưởng đến ḿnh, khi giảng dạy trong vài năm đầu.  Thật ra tôi có đánh nhưng chỉ 1 vài roi, chứ không như quư thầy vào thời nhỏ tôi đi học.Vài năm sau, ḿnh nghĩ lại một số bài toán ở  cấp1 lớp 4-lớp 5, khi lớn lên nhớ lại, quá dễ, thế mà hồi đó ḿnh không làm được bị đ̣n nhiều lần.   Và dần dần  ḿnh nhận ra  40 học tṛ đâu phải đứa nào cũng thông minh hết, lại nữa đứa c̣n cha, mất mẹ, hoặc ngược lại, đứa th́ mồ côi ở với ông bà nội ngoại…40 em có đứa được cha mẹ nuông chiều, một số bị cha mẹ la rầy đánh đập hàng ngày, có đứa cha mẹ chẳng quan tâm đến, chỉ có cơm ăn áo mặc…40 cái khác nhau đó, mà có một sự hướng dẫn giống nhau tại lớp, thật không phải dễ, phải dạy dỗ  sao đây!Vốn sẵn yêu nghề, mến trẻ từ đó ḿnh nghĩ rằng, với sự tận tụy đem hết lương tâm một ông thầy cộng với tấm ḷng thật sự thương mến các em để làm hướng đi của ḿnh.

Suy đi nghĩ lại, làm thế nào dạy cho các em dễ hiểu dễ nhớ.  Tôi dùng nhiều dụng cụ để dạy.  Về toán th́ giảng đi, giảng lại nhiều lần trong cách áp dụng công thức.  Thế mà  40 em cũng có 5,7 em không hiểu.  Đến giờ về kêu 5-7 em đó lại hướng dẫn thêm 10-15phút, đến lúc nào 4-7  em đó hiểu bài.   Một số em khác không thuộc bài. Tôi bắt buộc ở nhà phải học bài rồi nhờ  cha mẹ anh em chỉ kiểm bài kư tên vào bài.  Vào lớp tổ  trưởng kiểm lại… Với tôi không chỉ thực hiện một vài lần, mà suốt năm học, niên học này tiếp nối  những năm  học sau đó.   Đầu năm học, tôi không đưa ra quá nhiều điều lệ như: không thuộc bài sẽ bị đuổi học ..Học sinh  phạm điều nào cũng bị phạt… v́ đưa ra quá nhiều mà tự ḿnh không nhớ hết những điều ḿnh nói ra, sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán lời nói của ḿnh. Tôi đưa ra, dặn ḍ lời nào là sau đó kiểm lại. Thí dụ: Tập vở phải bao b́a dán nhăn, sau đó một vài tuần là tôi kiểm lại, em nào không bao b́a dán nhăn, nhắc lại và ghi tên, lần sau nhớ kiểm lại em đó có thực hiện không?Nói chung sau khi nhận ra điều sai lầm của ḿnh, cũng như nghĩ rằng  40 học sinh có 40 bộ năo không em nào giống em nào,  cộng  với sự ảnh hưởng nếp sống trong gia đ́nh, tôi dần dần đi theo đứng nghĩa hai từ dạy dỗ ( dạy dỗ= dùng lời nói dịu dàng theo đúng tâm lư). Tại hải ngoại, tôi  tham gia hướng dẫn Tiếng Việt cho con em chúng ta. Tôi vẫn thực hiện như vậy.  Dùng nhiều dụng cụ, thăm hỏi. Các em ngày càng than thiết với ḿnh, từ đó các em ngoan hơn, lắng nghe ḿnh hơn.

Viết đến đây, tôi nghiêng  ḿnh kính phục những bậc tiền bối, đă qua nhiều kinh nghiệm để lại cho những thế hệ sau, những từ, những ca dao, tục ngữ, mà có lẽ dù thời gian sau có nhiều thay đổi, nhưng vẫn đúng, như vài câu quen thuộc- Cha nào con nấy, Thầy nào tṛ nấy!

 

 Phạt  trẻ em bằng tát bằng tay 

                                               

Một thầy gíao tâm sự với tôi:

Hồi mới ra trường, tính t́nh c̣n nóng nảy, mặc dù lư thuyết sư phạm ḿnh mới ra ràng đó chứ! Do vậy, một t́nh huống xẩy ra đến bây giờ ḿnh vẫn c̣n nhớ và cứ măi ray rứt.  Đó là  vào  một buổi dạy căng thẳng về những bài toán khó. Đang cố gắng giảng giải cho cả lớp hiểu cách làm và vận dụng, th́ phát hiện một chú học tṛ nam đang giỡn chọc phá bạn.  Ḿnh nổi đóa tiến đến  tát  tay một phát vào mặt cậu.  Cậu học tṛ phản ứng nhanh nhẹn. Cậu ta đứng dậy và nói to lên: "Sao thầy đánh tôi?"  Ḿnh tức điên lên và thuận đà  đánh trái lại một tát tay nữa.- Chỉ vậy thôi. Và không khí lớp học  lại sôi nổi tiếp tục với các bài toán khó. Ḿnh không nhớ rơ là sau đó học tṛ  đó thế nào, ḿnh theo dơi  ra sao trong suốt buổi học  và những ngày tiếp theo.  Vậy là  hành động của ḿnh không cố ư và sau đó không thành kiến. 

Nhưng ḿnh vẫn ân hận và ray rứt đến bây giờ.-

Suy tính là như vậy:tôi nghĩ rằng học tṛ không oán thầy đâu,  nhưng thần tượng về  người thầy ở học sinh không có, và có lẽ suốt  năm học ấy, ành hưởng thầy đối với cậu học tṛ không cao.  Tôi nghĩ như vậy, v́ tôi cũng  cảnh ngộ bị đánh  như cậu học tṛ kia.  Số là tôi là  cậu học tṛ từ ở ngoại ô về thị  xă ( bấy giờ tôi học lớp nh́ trường làng ( lớp 4) chuyển sang lớp nhất trường tỉnh ( lớp 5). Những ngày đầu bỡ ngỡ nhưng tôi ưa cà rỡn và nói chuyện  nhiều- mặc dù học khá giỏi.  Hôm nọ, trong giờ nộp tóan  chạy, tôi rỡn to tiếng, thầy giáo thuận đà tát  tay tôi một  cái nảy lửa, đầu đập  vào bảng đen.

Chỉ vậy thôi. Tôi không oán thầy ( bấy giờ sợ), không thành kính với thầy- Cuối năm đó, thầy có lúc giữ  tập ghi bài của tôi lại ( và trả tính  tập lại cho tôi). Thầy giáo có lưu bài  của học sinh giỏi trong năm (để kỷ niệm hoặc dùng làm tài liệu,  hoặc để làm gương cho đàn em)- Tức  là tôi là học sinh giỏi- ghi bài đẹp.Đến bây giờ, tôi không quên cái tát đó.. Nhưng tôi không oán thầy.. Và đối với tôi, nét thần tượng người thầy có chút giảm đi                                                         

                                  (10/ 2003 Nguyễn văn Ba)