Nghệ thuật Hội Họa

   

           Nghệ Thuật Hội Họa

 

Vẽ   là một phương pháp tạo hình. Vẽ   liên hệ  với khắc, chạm, đắp, tạc, nặn… rồi  với xây nhà, may áo váy, quấn khăn. Tuy từ đời Lê trong giới quý tộc, thượng lưu Việt, cái thẩm mỹ quan tạo hình riêng của người Việt bị xem thường, nhưng giữa lòng dân tộc, nơi các thôn xóm sau lũy tre xanh Vẽ vẫn tiếp tục ngự trị. Nó khiến ấm trà bình dân mang dáng quả vả quả sung, khiến mái đình mái chùa cong vút, khiến trong đình có những điêu khắc tuy giản phác mà rất sinh động. Vẽ khiến áo tứ thân nâu non nâu già nền nã,  váy thâm buông chùng cửa võng rập rờn như sóng, khăn mỏ quạ đen   gợi duyên dáng tuyệt vời khi các thôn nữ Việt  mặc, dầu ăn mặc đơn sơ .  Vẽ khiến ra đời chiếc áo dài như một thứ trang phục xứng đáng kế tục chiếc áo tứ thân. Và dĩ nhiên cũng chính nó đã khiến tranh mộc bản (như tranh Ðông Hồ) tuy “thực thà” mà lại nói lên được tài tình cái tinh thần của đời sống thôn quê Việt Nam…

 

 Lịch trình các đề tài Vẽ  trong nền Văn hóa Việt

Các đề, các cớ quanh quẩn trong kiểu tứ quý, tứ linh, ngũ phúc, tam đa, long  quấn thuỷ, cá hóa rồng. Trên vách tường nơi tiền đường đình làng, chùa chiền, dinh thự và tư gia người Việt thường có treo các bức họa bốn con vật Long Ly qui Phượng.  Về cách  vẽ kiểu để khắc và chạm trổ cùng thêu thùa, sơn, khảm thì ngành Hội Họa chỉ hướng vào các bức tranh thập điện bạch hổ, ngũ hổ có tính cách hoàn toàn tôn giáo

Có thể nói ngay rằng nghệ thật Hội Họa còn ấu trĩ.  Nói rằng ấu trĩ khi so sánh  Hội Họa của người Việt với Hội Họa  của ngưới Âu Tây.  Nhưng từ thế kỷ 19 tới nay, ngành Hội Họa Việt đã và đang phát triển nhiều, tuy nhiên vẫn còn nhuốm mầu tôn giáo. 

  KP

 
 

              Nghệ Thuật Trang Trí

  Nghệ thuật  Trang Trí là một  bộ phận trong  nghệ thuật Hội Họa.      Trang trí  có những nét  đặc biệt  tùy vào  cơ sở công  chẳng hạn chùa chiền, giáo đường, hoặc  tùy vào  nhà tư nhân. Đây nhữngh nét đặc biệt  tùy mỗi trường hợp

 

     1-  Nghệ thuật Trang Trí  nhà của Tư nhân

     Ngôi nhà  Đốc Phủ Đẩu tài liệu từ  tạp chí Trẻ ngày 05-8-2010, tác giả  ký tên là NL)

 

Ngôi nhà  chữ đinh  ba gian hai chái.. Trong  ba gian nhà vẫn còn ba bàn thờ cẩn ốc xà cừ thật  đẹp và những  bộ sạp gỗ dày, to lớn ở hai gian buồng là của hiếm khó tìm. Bên cạnh  hai bộ sạp, còn nguyên hai bộ ván ông , ván bà.  Ván   là một miếng  ván gõ đỏ dày 10 phân dài  2, 2m. Trong những ngôi nhà xưa ở các tỉnh Nam Bộ, thường nghe nói bàn ông bàn bà, chứ ít nghe thấy ván ông ván bà. Theo tín ngưỡng tôn giáo, người xưa phân biệt nam tả  nữ hữu, nên trong nhà nếu có đặt hai bàn tròn ở phía ngoài hai bên cửa chái bước vào dùng tiếp khách  thì bàn bên phải là bàn bà (đường kính  1.2m) bàn bên trái là bàn ông ( 1.4m) trong khi đó thì ván ông lại chỉ rộng 1.4m nhỏ hơn ván bà đến 20cm. Giải thích vui điều này, hẳn là khi  ăn nhậu ông cần bàn lớn để bày rượu thịt tiếp đãi bạn bè, còn trong những ngày mưa dông gió lạnh, ông mò sang ván bà tìm tay  ải tay ai , nên ưu ái cho tấm ván bà rộng hơn. Nghe có lý.

Phía sau  bàn thờ bên phải và bên trái có hai bức phong thờ chạm cẩn ốc ngũ sắc sáng rực hai chữ Hán theo kiểu thư pháp " Hạc Toán" ( sống lâu như tuổi hạc)  bên phải) và "Quy Linh " ( tuổi thọ như rùa  thiêng)  bên trái.  Hai bên  mỗi bức phong thờ trên vách  là đôi câu đối khảm ốc theo kiểu chữ "Chân lư" chưa được giải nghĩa. Gian giữa bàn thờ GiaTiên, phía trên  có một khám thờ sơn son thếp vàng đề ba hàng chữ danh hiệu các vị thần: bên trái thần Táo Quân  " Đông Trù Tư Mạng", giữa thờ Trời  "Hiệp  Thiên Đại Đế", bên phải thờ phúc thần  " Phúc Đức Chánh thần". Cách bày trí khám thần Trời Phật, chư vị thánh thần ở trên cao là đặc điểm tín ngưỡng thờ tiêu biểu của cư dân  ờ vùng miền Đông trong việc thờ tự, trong khi dân cư ở các tỉnh miền Nam thường thờ bên dưới trên các các ghế thờ.  Hai bên cột cái gian giũa có đôi  liễn đối:

Canh lộc  lưỡng  đồ, độc khả vinh thân ,  canh khả phú

Cần kiệm nhị, cần năng sáng nghiệp, kiệm năng doanh

 (Ý nói: đọc sách có thể hiển vinh, còn siêng năng làm ruộng  chắc là giầu có. Cần kiệm  có thể  dựng nên  sự nghiệp)

Nhà  Đốc Phủ Đẩu toàn bộ  khung nhà  ( xây dựng vào năm  1890)  còn khá tốt, nhất là hệ thống  giàn cột 36 cây cùng  với dàn kèo chạm từ trong ra ngoài đầu rồng. Qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đất Thủ Đầu Một, tất cả các cửa võng , ô chạm của cái  nhà trở thành một tác phẩm nghệ thuật  chạm khắc gỗ sinh động với Tứ Linh, tứ thời hoa quả thảo mộc . Hiện nay ở gian chính  được dựng một bộ cửa gỗ  làm mới. Tuy trông đẹp nhưng không hòa hợp vào không gian cổ kính  vốn có của  2 bộ  cửa ván  dày hai gian bên. Việc dựng  bộ cửa này là không cần thiết. Nó không tôn thêm giá trị của ngôi nhà cổ mà trái lại làm giảm đi giá trị  văn hóa khiến người xem hụt hẫng.

 Là di tích kiến trúc nghệ thuật , cần chăm chút trang bị các đồ  nội thất đã mất hoặc hư hao để tạo nên phần hồn bên trong. Những hư hao không  đủ trình độ  phục chế, hay bài trí không đúng  nguyên dạng, ngưyên gốc, thì cũng khiến  người xem sẽ cảm nhận sự rời rac, gượng gạo và làm mất đ bản sắc  của công trình  kiến trúc cổ

NL

 

 

     2-  Nghệ thuật Trang Trí cơ sở công

  Chùa Khmer dân Nam Bộ tài liệu từ  tạp chí Trẻ ngày 22-10-2010, tác giả ký  là NL)

 

Đồng bào   sông Cửu Long hiện có 400 ngôi chùa Khmer. Mỗi ngôi chùa là  mợt công trình kiến trúc có nhiều giá trị thẩm mỹ. Nơi đây tập trung nhiều nhất các yếu tố tạo hình trong nghệ thuật kiến trúc Khmer, đặc biệt là  hoa văn-   một trong những yếu tố quyết định về lộng lẫy và bản sắc của ngôi chù chủ đề mới.  Sự chuyển đổi này nhược điểm thì nhiều nhưng ưu điểm cũng không phải là không có.

a. Người Khmer lấy việc trang trí trên hoa văn làm thước đo  giá trị của chùa. Có thể nói chỉ nhìn vào ngôi chùa là biết được đời sống vật chấy và tinh thần của người Khmer.'

Hoa văn trang trí rất đa dạng, nhiều bố cục phức tạp, gợi lên những hình tượng  có sẵn trong thiên nhiên, trong cảnh quan mà người d ân Nam Bộ gốc Khmer đã  sinh hoạt. Trong các hoa văn bằng gỗ còn lại trong các ngôi chùa cổ, chúng ta còn được chiêm ngưỡng kỹ thuật sơn son thếp vàng, chứng tỏ một điều rằng người Khmer không chỉ taọ cái đẹp nhờ vào chất liệu sẵn có mà họ còn có kỹ thuật  sơn và dát vàng trên gỗ.

Về sau, nhờ sự cải tiến kỹ thuật, các nguyên vật liệu mới xâm nhập làm cho nghệ thuật chế tác trên gỗ  giảm dần. Người thợ chưyển  đổi dần vật liệu. Việc sáng tạo giờ đây trở thành sản xuất hàng loạt theo nhữngchủ đề mới.  Sự chuyển đổi này nhược điểm thì nhiều nhưng ưu điểm cũng không phải là không có.   Tuy giảm thiểu đi cái hồn, cái đẹp của tác phẩm nhưng đa số vẫn giữ nguyên được các đường nét vốn có.   Các chất kết dính công nghiệp được phối hợp với nhau như: vôi, bột giấy, đất sét được trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn hợp kết dính gọi là hồ Bata. Từ chất này người thợ đổ vào khuôn xi măng tạo ra những tác phẩm hàng loạt. Thời gian sau này, người thợ chuyển sang dùng luôn hỗn hợp xi măng và cát để thay chất  Bata vì chất này cũng không chịu nổi với sự bào mòn của thời gian và thời tiết.

Trở lại hoa văn bằng gỗ mà việc khắc trực tiếp làm cho hoa văn chịu sự ảnh hưởng của cá tính người chế tác, những loại hình này không thể giống nhau nên nó tạo ra  một phong cách riêng, giá trị thẩm mỹ riêng. Vì là tác phẩm tạo tác bằng tay của  nghệ nhân nên nó không đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu, mà nó càng ngày đi vào dĩ vãng và được trưng bày trong bảo tàng như một món đồ cổ.

 Qua một số mẫu  trang trí  tiêu biểu ở các chùa Khmer Nam Bộ, chúng ta thấy hoa văn trang trí có những bố cục điển hình như: bố cục thành dãy, bố cục hình tam giác là phổ biến nhất. Người Khmer quan niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng  cái đẹp hoàn mỹ. Nghĩa biểu trưng của  tam giác tương ứng với nghĩa biểu  trưng  của con số 3. Trong đạo Hindu thần linh tối thượng cũng hiện hình thành ba: Brahma-Vishnu-Siva.    Phật Giáo củng có  câu: "hoàn kết trong tam  bảo Treraphona ( Phật Pháp Tăng), thời gian phân ba TriKala: Quá Khứ - Hiện Tại -Vị Lai. Hình tam giác còn  gắn liền với ngọn lửa thiên của đạo Hindu, mà đức Phật thay bằng ngọn lửa thiêng bên trong. Các diềm mái, góc giữa hai mái, đầu cột, chân cột, cánh cửa… đều được khai thác sinh động bằng những hình ảnh trang trí lấy cảm hứng từ cuộc đời Đức Phật và hoa lá mây nước  trong đời sống cộng đồng của người Khmer với ý tưởng vươn tới đỉnh cao tuyệt đối của cái đẹp, của chân lý mà lối bố cục hình tam giác chi phối tất cả.  Bố cục tam giác này đã tạo nên sắc thái riêng cho những ngôi chùa Khmer một vẻ đẹp thuần khiết và ít thấy ở những công trình tôn giáo ở các tộc khác của nước ta.

Ngoài ra bố cục từng dãy đường  diềm có mặt khắp nơi trong mỗi ngôi chùa. Từ những cây cột, hàng rào khung cửa, nóc mái, vách tường đều phô bày các hoa tiết trang trí.  Các loại hoa văn này thường lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc xen kẽ, nhưng không vì thế mà làm thị giác ta nhàm chán.

Hoa văn trang trí hình tam giác, dãy diềm góp một phần quan trọng làm ngôi chùa   trở thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Để rồi tất cả hòa vào tổng thể của các kiến trức các hàng cây sao, dầu cao vút, trở thành bức tranh  tuơi mát giữa đồng bằng Nam Bộ.                    

       (  xin click    video rồi click Chùa Sóc Trang )