LẠNG SƠN  - Tuyến Đầu Tổ Quốc

 

 

   Quê hương đẹp

Ngạn ngữ của người Anh có câu: “There’s no place like home.” (Không đâu bằng quê hương). Quê hương đẹp phần v́ thiên nhiên ưu đăi, cảnh vật hữu t́nh, phần v́ ḷng yêu đất tổ bẩm sinh, nơi ấy đă in dấu bao kỷ niệm buồn vui, thăng trầm. Từ những lũy tre bao quanh làng mạc, những khóm trúc đầu đ́nh hoặc bên cạnh bờ ao, đến những con đường về thôn, những hè phố xôn xao tiếng guốc học tṛ, tiếng nói cười rộn ră hoa đăng. T́nh tự của cả một dân tộc gài lại trên quê hương ngút ngàn giờ đây, làm sao quên được và làm sao gửi gấm lại được nơi thế hệ trẻ những nét đẹp tuyệt vời của quê hương Việt Nam:

-         Hỡi anh đi đường cái quan

                       dừng chân đứng lại em than đôi lời

B́nh minh chim hót trên cành, nắng lên hoa bướm lượn vành hôn nhau. Hoàng hôn xuống lắng sau núi đồi. Cô gái Việt Nam tát nước vào đêm cho ruộng lúa xanh mầu; đẹp đến nỗi nhà thơ Bàng Bá Lân phải thốt lên những lời mà người đời vẫn tưởng như là ca dao:

-         Hỡi cô tát nước bên đàng

-         cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi.

Đêm Việt Nam ngày xưa là thế, ngày nay và có lẽ muôn kiếp sau này cái đẹp vẫn đẹp như những ǵ muôn năm ấy. Từ một thuở thanh b́nh “Đêm đêm trăng sáng vườn chè/một gian nhà nhỏ đi về có nhau.” đến những ngày lầm than khói lửa như ta nghe trong nhạc khúc QUÊ EM của Nguyễn Đức Toàn:

-          Quê em miền Trung Du

-          đồng xưa lúa xanh rờn

-          giặc tràn lên thôn xóm

-          sen hồ xanh thắm

-          nong tằm chín lứa tơ

-          không tay người chăm bón

-          ………………………………

-          từ mờ sáng tinh mơ

-          anh đi vang tiếng ḥ

-          giữ vững miền Trung Du.

rồi đến những đêm miền Nam trở ḿnh thao thức những tháng năm gần đây:

 

-          Ngày ấy đêm Việt Nam hỏa châu

-          người yêu của lính thắp nhang cầu!

Quê hương thật là một giang sơn cẩm tú; đẹp từ thôn trang đến phố phường. Cái đẹp ở đây thiết tưởng nên nh́n vào chiều sâu để nhận diện nét đẹp đơn sơ, chất phác, thanh tú trong một không gian hoa lá, suối đồi, đầy thiên nhiên tính. Cái đẹp, cái đáng yêu, đáng nhớ ấy không chỉ ở phố phường hoa lệ mà c̣n tiềm tàng nơi rừng núi hoang sơ, hẻo lánh.

 
 

 

 Lạng Sơn đẹp

Giờ xin tạm xa rời đô thị đáp chuyến tầu lên thăm miền Việt Bắc xa xôi với núi rừng Lạng Sơn:

-          Đường lên xứ Lạng bao xa

-          Cách một cái núi với ba quăng đồng

-          Ai ơi đứng lại mà trông

-          Ḱa núi Thành Lạng ḱa sông Tam Cờ

đường Lạng Sơn là thế, đường lên Việt Bắc, đường ra biên ải trập trùng đồi nương. Trong cái thâm u, đèo giốc ấy lại phảng phất nét liêu trai pha t́nh dân tộc như ta nghe trong khúc hát rừng đồi sau đây:

                            Tập tin:Quymon.JPG

-          Đường Lạng Sơn âm u

-          Gà b́nh minh kêu lơ thơ

-          rừng êm ái thức giấc trong sương mờ

-          vừa mới tan cơn mê say

-          chợt nghe thấy tiếng chim hót vang trời

-          Rừng cây xanh xanh lá bên hoa

-          Tà áo chàm phất phơ trong mây mờ

-          Người dừng chân bên suối nên thơ..

thật là gấm hoa pha mầu t́nh tự.

Cách Hà Nội gần 150 cây số, Lạng Sơn vùng đất cao nguyên khá rộng lớn, núi rừng trùng điệp với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vỹ. Lạng Sơn c̣n là tuyến đầu tổ quốc, nơi đây đă từng ghi bao chiến tích chống quân xâm lăng Bắc phương. Lạng Sơn c̣n có tên gọi là Xứ Lạng. Đồi núi chiếm tới 80% diện tích toàn tỉnh, đỉnh cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m., cách phố Lạng Sơn chừng 30 cây số về phía Đông, về mùa Đông đôi khi có tuyết rơi. Khí hậu th́ nơi đây bốn mùa rơ rệt, tuy nhiên, v́ địa h́nh phức tạp nên nhiệt độ thay đổi không đồng đều.

Về hệ thống sông suối trên địa hạt Lạng Sơn, những nhánh sông chính có:

·         Sông Kỳ Cùng dài 243 cây số. Đây là con sông duy nhất ở Bắc Việt chẩy theo hướng Đông/Nam—Tây/Bắc v́ vậy Xứ Lạng c̣n được gọi là “nơi ḍng sông chẩy ngược”; ngoài ra c̣n có các phụ lưu như sông Bản Thi, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê.

·         Kế đến là sông Thương, ḍng sông mang dấu ấn t́nh tự, bắt nguồn từ dẫy núi Na Pa Phước(Chi Lăng) chẩy vào địa hạt tỉnh Bắc Giang.                            Sông Thương bên đục bên trong.

·         tiếp đến là sông Hóa dài 47 cây số và sông Trung dài 35 cây số.

 

Lạng Sơn là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập vào năm 1831 ở Bắc Việt. Dân cư có chừng bẩy sắc tộc, trong đó dân tộc Nùng có khoảng 43%, Tầy chiếm 36%, người Kinh 16.5%, c̣n lại là các dân tộc khác như Dao, Sán, Chay, và H’Mông.

Lạng Sơn là nơi nhiều cảnh đẹp nổi tiếng đă đi vào văn học trở thành dấu ấn trong thi ca Việt Nam. Dưới thời Lê/Nguyễn, các sứ thần sang Bắc phương hoặc lính thú lên Cao Bằng, Lạng Sơn đều qua sông Thương.

 

Lạng Sơn tuy là vùng xa xôi hẻo lánh nhưng là một địa danh đă đi vào lịch sử và văn học của dân gian với nét đậm hào hùng của dân tộc tính và t́nh tự đầy nhân bản của con dân đất Việt. Qua những áng ca dao trữ t́nh, người nghe hẳn c̣n nhiều xao xuyến:

-          Đồn rằng kẻ Lạng vui thay

-          Đi ba bốn ngày kể đă lắm công

-          Bên dưới có sông bên trên có chợ

-          Anh lấy em về làm vợ nên chăng

-          Tre già để gốc mọc măng….

rồi nước ở Cao Bằng có ǵ lạ mà hài ḥa với gạo ba trăng để có lời nhắn nhe t́nh tứ, thiết tha:

-          Nàng về giă gạo ba trăng

-          để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm

-          nước Cao Bằng ngâm th́ trắng gạo

-          anh biết em có liệu được chăng

-          trần trần như cuội cung trăng

-          biết rằng cha mẹ có bằng ḷng không

-          để anh chờ đợi luống công.

Và rồi đồng quê cây trái là đề tài muôn thuở để nói và để nghe. Tuy nhiên trên lănh vực này trộm nghĩ dường như chúng ta ít có ai đă được dịp thưởng thức những hoa qủa vùng đất xa xôi này, dầu vậy cũng xin ghi thêm chút t́nh hoa lá miền cao đă đi vào văn học, hẳn có giá trị riêng của nó, như một kết luận mang hưong vị quê hương Đồng Đăng:

-          Thứ nhất th́ bầu Chi Lăng

-          thứ hai cây khế Đồng Đăng, Kỳ Lừa.

 

 

Từ Lạng Sơn lên Ải Nam Quan (tức ẢI BẮC) sẽ qua Đồng Đăng

 

 

           Ải  NAM QUAN

 

Đồng Đăng Phố Kỳ Lừa, Động TamThanh, Núi Tô Thị

Phố Kỳ Lừa có chợ KỲ LỪA giao điểm buôn bán từ Cao Bằng-TRung Quốc và Quảng Ninh .Tiếng Thổ là “HÁNG KHAU LỪ” là “Chợ Đổi Con Lừa”

 

Những người trai khoác chinh y lên đường, có kẻ ra đi mịt mờ sương khói, vợ bồng con thơ hoài công đón chờ đến độ thiên nhiên tạc h́nh Tô Thị để lại cho đời một định nghĩa trung trinh. Ngay phía trên động Tam Thanh có ngọn núi giống h́nh một thiếu phụ bồng con, theo truyền thuyết th́ đó là nàng Tô Thị bế con đứng đợi chồng về, mỏi ṃn nên hóa đá. Trong những chiều sương mù, khói lạnh nh́n lên pho tượng mờ mờ nơi biên cương ai mà không thấy ḷng bùi ngùi, thương cảm. T́nh tự ấy có người như nhạc sỹ Lê Thương đă xúc cảm viết lên tới 3 ca khúc H̉N VỌNG PHU. Xin lắng nghe những tâm t́nh trong từng ca khúc đậm nét trữ t́nh  

 

Núi nàng Tô Thi

 

(Mời độc giả thưởng thức  bài hát Hồn Vọng  Phu 1 &2 khi  dừng chân tại NÚI TÔ THỊ :

Xin click  Vọng Phu 1 &2)

 

Vọng Phu 1 “Lệnh vua hành quân trống vang dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng vừa đuổi theo lối sông……….Qua thiên san ḱa ai tiễn rượu vừa tàn,  vui ca xong rồi đi tiễn binh ngoài ngàn, người đi ngoài vạn lư quan san…..”

Vọng Phu 2 “Người vọng phu trong lúc gió mưa, bế con đă hoài công để đứng chờ, người chồng đi đă bao năm chưa thấy về. Đá ṃn nhưng hồn chưa ṃn giấc mơ………Có ai xuôi vạn lư nhắn đôi câu giúp nàng. Lấy cây hương thật qúy, thắp lên thương tiếc chàng……”

tVọng Phu 3 “Nơi phía Nam giữa núi mờ, ai bế con măi đứng chờ. Như nước non xưa đến giờ, đây người chinh phu, anh hùng non sông……Chàng đă ghi trong sử xanh đời, một mối duyên cho vạn kiếp người…..Cho đến ngàn đời người người c̣n nhớ, nhớ ḥn vọng phu….”

 

 

Nói đến Lạng Sơn mấy ai không nhớ đến câu:

-          Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

-          Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.----------->

                                                        

Phố Kỳ Lừa: Cách tỉnh lỵ chừng 2 cây số, nơi đây có chợ Kỳ Lừa, vào năm 1428 vua Lê Thái Tổ đánh đuổi quân Tầu ra khỏi biên giới nên c̣n là địa danh ghi trang sử chống giặc xâm lăng Bắc phương của tỉnh Lạng Sơn.                                                                                    

 

 Ngoài ra có ba hang động thiên tạo. Theo tài liệu sưu tầm của nữ sỹ Trùng Quang th́:

Động Nhất Thanh: nhỏ nhất, trong động có những mầm đá trắng rất đẹp, cuối động có bàn thờ Phật và bên cạnh là pho tượng Ngô Thời Nhiệm bằng đá. Vị Tổng Trấn nơi biên cương này đă có công giữ nước và giúp dân ở địa phương.

Động Nhị Thanh: rộng lớn hơn, trong động cũng có bàn thờ Phật. Suối từ trên róc rách chẩy xuống, quanh năm mát rượi, dưới là đá mầu xanh nhạt.

Động Tam Thanh: cảnh trí hơi khác lạ với cây rừng rợp bóng tư bề. Trên vách động có khắc thơ của Ngô thi sỹ vào khoảng năm 1775; sứ giả Nguyễn Thuật lúc đi sứ sang Tầu đă đề thơ cảm hoài trên vách đá tại cửa động. Ngoài ra c̣n có bia kỷ niệm quan Trấn Thủ tỉnh Lạng Sơn Vi Đức Thắng, người đă có công trùng tu các thắng cảnh. tiếc rằng sau này vào những thập niên ’40 – ’50 quân đội Nhật sang đánh Pháp, đồn trú tại đây nên bị phi cơ đồng minh dội bom làm hủy hoại phần lớn các thắng cảnh thiên nhiên, những thơ văn lưu niệm cũng bị mai một theo thời gian, chỉ c̣n lại một đôi bài ghi trong sử sách, ví như:                                                                        Động Tam Thanh-

                                                                                                  

-          Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

-          Có nàng Tô Thị có

-          Ai lên Xứ Lạng cùng anh

-          tiếc công bác mẹ sinh thành ra em

-          tay cầm bầu rượu nắm nem

-          mải vui quên hết lời em dặn ḍ

-          gánh vàng đi đổ sông Ngô

-          đêm nằm mơ tưởng đi ṃ sông Thương.

 

Bài này theo một số nhà sưu khảo th́ mở đầu c̣n những câu sau:

-          Con c̣ bay bổng bay cao

-          Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng

và 4 câu tiếp theo sau bài là:

-          Vào chùa dâng một tuần hương

-          miệng khấn tay vái bốn phương trời này

-          tôi đi t́m bạn tôi đây

-          bạn cũ chẳng thấy bạn nay không chào.

Bài thơ với thật nhiều ẩn ư, vừa éo le vừa chứa đựng những uẩn khúc lại mang mang dấu tích t́nh đời và thời đại.

Đến đây không thể không nhắc đến Ải Nam Quan, nơi đây cũng đă từng ghi lại những tâm tư của người lính thú thời xưa ấy:

-          Ba năm trấn thủ lưu đồn

-          ngày th́ canh điếm tối dồn việc quan

-          chém tre đẵn gỗ trên ngàn

-          hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai

-          miệng ăn măng trúc, măng mai

-          những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng

-          nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.

Ải Nam Quan c̣n là nơi ngày xưa Nguyễn Trăi tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh bị quân Tầu bắt làm tù viễn xứ. Tại đây Nguyễn Trăi bái biệt, vâng lệnh cha, quay về nung chí phục quốc nên đă có những lời thơ người đời viết để ghi công:

-          Chốn ải Bắc lạnh lùng gió thổi

-          kính lạy cha con cúi giă từ

-          cha đi ǵn giữ thân già

-          con về trả nợ nhà cho xong….

Cũng chốn này, thoát Hoan là tướng giặc đă bị Phạm Ngũ Lăo đánh đuổi, phải bôi mặt t́m đường thoát thân qua cửa ải này.

H́nh ảnh Nam Quan thời Xă Hội Chủ Nghĩa

 

        Ải CHI LĂNG

 

Ải Chi Lăng trên quốc lộ 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn  thuộc xă Chi Lăng, huyện Chi Lăng.

Ải Chi Lăng cấu thành từ một thung lũng hẹp nhỏ h́nh bầu dục, dài 4km - rộng 1km với 5 ngọn núi tạo thành 1 ḷng chảo ép giữa hai dăy núi, phía Đông là dăy núi đất Bảo Đài-Thái Họa và phía Tây là núi đá Kai Kinh (Cai Kinh) dựng đứng. Ải Chi Lăng có hai khối đá lớn, một khối có h́nh dáng giống như thanh kiếm khổng lồ gọi là Lê Tổ Kiếm (thanh kiếm của vua Lê Thái Tổ và một tượng đá có h́nh dáng như một người quỳ gối và bị cụt đầu gọi là Liễu Thăng Thạch ( ám chỉ tướng Liễu Thăng bị Lê Sát chém cụt đầu tại ải đă hóa đá). Ải Chi Lăng có Quỷ Môn Quan. Quỷ Môn Quan chính là một phần không thể tách rời cửa Ải Chi Lăng. Từ thời cổ sử Việt Nam, Chi Lăng có vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn-Mai Pha, với những hang động đẹp và những mảnh ŕu đá, mảnh gốm.

Ải Chi Lăng là một địa danh gắn với sự nghiệp dựng nước giữ nước, và đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược:nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh . Nơi đây 10/10/1427, viên Tướng Tầu xâm lược LIỄU THĂNGbị quân ta chém bay đầu làm khiếp viá quân Tầu

Ải Chi Lăng đă gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự tài năng như Lư Thường Kiệt Trần Quốc Tuấn. Ải Chi Lăng là một tử địa v́ địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10 kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó. Suốt quá tŕnh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, với chiến lũy h́nh thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở của nó, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược phương Bắc.Năm 1077, Lư Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược Tống. Năm 1285, quân Nguyên qua Ải Chi Lăng đă bị quân nhà Trần chặn đánh kịch liệt Chính Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đă dùng chiến thuật hố bẫy ngựa, phục binh từ dưới hố dùng mă tấu phạt đứt chân ngựa, tách bọn Nguyên Mông thiện chiến ra khỏi ngựa mà tiêu diệt. Năm1427 đạo quân chủ lực của nhà Minh do An Viễn hầu Liễu Thăng chỉ huy gồm gần 10 vạn người lọt vào ổ phục kích tại núi Mă Yên. Quân Lam Sơn của Lê Lợi do tướng Lê Sát chỉ huy đổ ra chém chết Liễu Thăng khiến đạo quân cứu viện hùng hậu bị tiêu diệt Ải Chi Lăng trở thành nơi ghi công một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam. 

 ( Xin mời nghe bàn nhạc về Chi Lăng.  Xin click    Ải  Chi Lăng

                                                                 trường thy

 

 
 

Ghi chú  mấy nét lịch sử chiến lược của Lạng Sơn

 

LẠNG SƠN là một tỉmh địa đầu biên giới VIỆT-HOA, phiá Bắc có đường ranh giới Trung quốc dàỉ 253km. - Diệh tích 830km2 Dân số (năm 2002): 719,300 ng. Lạng Sơn luôn luôn được coi là vị trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công chính của kẻ xâm lăng, Lạng Sơn là đồng bằng và chiếm được Lạng Sơn là chiếm được cửa ngơ châu thổ sông Hồng và chỉ c̣n 150km dọc quốc lộ 1A là có thể tiến chiếm kinh đô Đại Việt .

Từ HÀ NỘI người Việt đi theo Quốc lộ-1A. Quốc lộ này nối liền với thị xă LẠNG SƠN dài 154 km, nếu nối liền với Đồng Đăng th́ dài 170 km

Từ Trung Quốc người Hoa muốn qua Việt Nam chỉ có 2 ngả đường thuận tiện. Nếu đi đường b, th́ họ đi từ Quảng Tây qua cửa Ải Nam Quan thuộc Lạng Sơn. Nếu đi đường thuỷ, th́ họ phải từ Quảng Đông vượt sông BẠCH ĐẰNG tới Ải Chi Lăng trong khu tam giác chiến lược Chi Lăng - Phả Lại - Bạch Đằng

Ải Nam Quan và Ải Chi Lăng đều thuộc tỉnh Lạng Sơn.

               

             Nếu muốn  coi B́nh Định xin click  B́nh Định

           Nếu muốn coi Hà Tiên    xin click    HàTiên DK

            Nếu muốn coi  Đèo ngang  xin click   Đèo ngang