|
LÃO GIÁO
Tác giả : Phạm xuân Khuyến
Con người từ đâu mà
đến ?
Theo Lão Tử
và Trang Tử thì Bản Thể Siêu Việt sinh xuất con
người và vũ trụ hữu hình. Bản Thể này khi thì được Đạo Lão coi như
là vô ngã và hài danh bằng những danh từ như Đạo, Hư
Vô, Vô Cực, Đơn, Tiên Thiên Nhất Khí, Thái Hòa Nguyên Khí, Hạo Nhiên
Chi Khí. Đó là quan niệm nhất nguy ên Vô Ngã theo danh từ
Triết Học ngày nay. Danh từ Đạo được Lão Tử dùng nhiều hơn.
Lão Tử nói Đạo có từ muôn thủa, Đạo là một huyền nhiệm không
thể nào dùng một ý tưởng hay một danh từ nào ở thế giới tương đối
này m\à diễn tả được. Tuy vô danh nhưng Đạo là nguyên thuỷ sinh ra
con người và vũ trụ. Ông viết trong cuốn Đạo Đức Kinh :
Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Vô danh
thiên hạ chi thủy.
Bản Thể Siêu
Việt
có khi được Đạo Lão coi như là hữu ngã và được gọi là Thái
Thượng Lão Quân, Nguyên Thuỹ Thiên Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đó là quan niệm nhất nguyên hữu ngã |
|
|
Bản
tính con người thế nào?

Theo
Lão Tử
thì con người được sinh xuất ra do Trời. Trong cuốn Âm Phù Kinh ông
viết rằng thiên tính là người. Theo Lão Giáo thì con người có 2
phần :
Phần Thiên:
Phần bất biến vĩnh cửu bất sinh bất diệt. Đó là Đạo, Cốc thần, Thái
Cực, Thiên Tâm
Phần Nhân:
phần biến thiên, ảo hóa. Đó là thân xác và nhân tâm. Thân xác
thì có 6 c ăn : mắt, tai,mũi, lưỡi, thân, ý. Nhân tâm cũng
được gọi là hồn. Nhân tâm thì mừng, giận, buồn, vui, yêu,
ghét. Cái thân xác mà chân chính thì được gọi là pháp thân.
Cái tâm mà chân chính thì được gọi là Thiên Tâm. Thiên Tâm
chính là Nê Hoàn. Nê Hoàn Cung chính là nơi Thượng Đế
ngự trị trong con người. Đó chính là nơi mà con người có thể
siêu thăng, có thễ hợp nhất với Thượng Đế. Ấn Giáo gọi Nê Hoàn Cung
là Sahashrara, nơi mà đạo sĩ kết hợp với Thượng Đế
Một
kiểu định nghĩa khác của Lão Giáo về con người như sau đây: Con
người có 3 phần,: tinh, khí thần hoặc là thân, tâm , ý, bởi
lẽ tinh thì sinh ở thân, khí thì tàng ở tâm, thần thì ẩn ở Ý. Với
lời lẽ bình dân, người ta định nghĩa rằng con người gồm ba phần:
thần, hồn, xác. Hồn đóng vai Tiểu ngã
Tương quan giữa người và Trời (Đạo)
Trong quyển
Trung Hoa Đạo Giáo đại Tự Điển của Hồ Phu Sâm có nói rằng đạo có
công phát huy quan niệm thiên nhân hợp nhất nhưng nhấn mạnh về
lãnh vực định luật thiên nhiên. Định luật Thiên Nhiên hay luật
trời đất chi phối số phận con người từ lúc sinh ra cho
đến lúc chết. Sự sống sự chết của con người là một quá trình thiên
nhiên, theo luật âm dương, theo luật tuần hoàn đâu có khác chi chu
kỳ xuân hạ thu đông, có sinh có tử, có ngày thi có đêm thế thôi, có
gì mà sợ.
Xét về mặt
định luật thiên nhiên thì con người lệ thuộc rất nhiều vào hoàn
cảnh, mà trong mỗi hoàn cảnh mỗi người lại có những hành xử
khác nhau tùy tâm tư chí hướng, tuỳ hoài bão, tùy tài đức, tuỳ địa
vị xã hội, tùy tuổi tác. Hành xử có thể là hay, mà cũng có thễ là dở.
Hành xử hay là hành xữ hợp tình hợp cảnh. Lão Giáo gọi những
hành xử như vậy là những hành xử hợp đạo lý tức hợp lẽ trời.
Hành xữ hợp đạo lý là hành xử theo đức Vô Vi có nghĩa là làm
một cách tự nhiên, vui vẻ, không bị ép buộc, miễn cưỡng, không thái
quá, không bất cập, giữ sự quân bình và trung hòa cho hai lực lượng
Âm dương đối chọi nhau được điều hòa |
|
|
Chết rồi con người đi đâu?
Từ thế kỳ 2
trước công nguyên ngược lên thời Lão Tử, người Đạo Gia nặng vể
triết lý, chỉ nghĩ đến sống làm sao để có đời sống hạnh phúc ở đời
này, và sống làm sao để phối hợp với Trời (Đạo, Thượng Đế). Ngưởi
Đạo Gia không có đề cập tới tương lai con người sau khi chết về mặt
thân xác. Rất có thể trong đầu óc của người Đạo Gia khi tu thân
mong phối hợp với Trời, thì họ cũng mặc nhiên nghĩ đến kiếp sau.
Nhưng trong thực tế, trong các sách vở để lại, thì không có tài liệu
nói rõ trong lãnh vực này. Họ không có đề cập vấn đề Trời thưởng
phạt. Nhưng vào khoảng thế kỷ 1 Tây lịch trở về sau, thì Đạo Lão
chuyển thành Đạo Giáo Dân Gian do sự canh tân của ông Trương Đạo
Lăng ( Wei Poyang) lấy phần triết lý của Lão Tử làm chỉ đạo, nhưng
ông nhấn mạnh Đạo tức Bản Thể Siêu Việt là một Thượng Đế Hữu Ngã
ngôi vị với danh hiệu Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngọc
Hoàng Thượng Đế là chủ vũ trụ. Số phận con người nằm trong tay Ngài.
Ngoài Ngọc Hoàng Thbượng Đế, Đạo Giáo Dân Gian còn tin vào thần
minh. Đạo tin con người có hồn có bản ngã riêng. Nếu tu tới nơi
tới chốn, người Đạo Gia có thể gặp thần minh. Và nếu ai
sống theo thiên đạo, sau khi chết sẽ trở thành thần minh.
Thần minh cũng được gọi là Tiên. Ngược lại nếu khi còn sống
tại trần gian mà chưa tu thân, chưa sống hợp với đạo lý ( thiên đạo)
thì hồn con người chắc không thể nào phối hợp với Thượng Đế, không
thể thành thần minh được sau khi chết về thân xác. Khi đó
hồn con ngưởi chết trở thành cô hồn lãng đãng đây đó. Đó là
niềm tin của người Đạo Giáo Dân Gian: bằng chứng là hằng năm cứ rằm
tháng 7, Đạo Giáo Dân Gian tổ chức lễ cúng cô hồn. (Phật Giáo quả
quyết lễ cúng cô hồn không phải là của mình, theo lởi ông Nguyễn
Chánh Kết tác giả cuồn Ngôn Sứ)
|
|