LỄ HỘI  (tiếp theo)                        

  

    8-    LỄ HỘITHI NẤU CƠM

               Mở Hội hàng năm vào tháng Ba Âm lịch:

                     ( Lấy ư và h́nh ảnh  của nhà sưu tầm Nguyễn Đức Linh )

 

Lễ hội Thi Nấu Cơm là lễ hội truyền thống  dân tộc Việt. Lễ hội này là nét độc đáo của một số làng ở miền BẮC và miền TRUNG  V I Ệ T   N A M .

 

Cuộc thiTHỔI CƠM có 3 bước :

1/ - Thi làm Gạo.

2/ - Tạo Lửa.

3/ - Lấy nước và  Thổi Cơm

 

Trong dịp Lễ hội, một số làng, một  số nơi có luật lệ đặc thù riêng như   

 

-     NẤU CƠM trên Thuyền.  

 - Vừa trông Trẻ vừa NẤU CƠM -

      - Vừa đi vừa NẤU CƠM.

 
   

Chẳng hạn vừa  đi vừa nấu cơm  trên  QUANG GÁNH. Cuộc thi diễn ra sau khi hoàn thành việc Vo gạo, nhặt thóc, rửa niêu, nhóm lửa để  nấu cơm.

Mỗi nhóm có 3 thiêu nữ với đôi quang gánh trên vai, nhún nhẩy theo nhịp chân, 2 chiếc niêu đặt 2 bên đung đưa , được 2 cô gái chạy bên quang gánh ướt đẫm mồ hôi. Hai cô này vừa chạy vừa làm sao giữ cho ngọn lửa cháy đều. Gánh đi quanh sân khoảng 6-7 ṿng, cơm mới bắt đầu sôi nước.  Tiếp tục 6-7 ṿng nữa để nấu cơm chín.   - Nhóm nào có : Cơm nấu chín thơm ngon, không cứng,nhăo, không khê.là thắng cuộc

Đây  các lễ hội thi nấu cơm

1/   Lễ HỘI “ THỊ CẨM” Từ Liêm  HÀ NỘI

Cuộc thi nấu cơm diễn lại tích PHAN TÂY NHẠC, vị Tướng thời vua HÙNH VƯƠNG thứ 18 rèn luyện quân sĩ thạo.lược.  Nét đặc biệt của cuộc thi là NẤU được CƠM ĂN trong điều kiện khó khăn.

Nguyên liệu gồm : Có sẵn  Thóc, Củi, chưa có Lửa, chưa có Nước.

Mỗi nhóm 10 người (nam và nữ)  - Tự xay thóc, giă gạo, sàng sẩy, - Tạo Lửa (cọ 2 thanh nứa vào nhau,  áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. - Lấy nước và NẤU CƠM

BƯỚC 1 :  Làm gạo

Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giă, dần sàng,  nhóm nào có được GẠO trắng  trước nhất  là Thắng cuộc

BƯỚC 2 : Lấy nước,  Lấy lửa,

Người đi lấy nước cách đó 1km. Nước chứa sẵn trong 4 cái be bằng đồng đợi người đến lấy mang về.   Rồi lấy lửa từ 2 thanh nứa già, cọ vào nhau áp bùi nhùi rơm khô cho bén lửa

 Nhóm nào lấy được lửa trước và lấy được nướcvề đích trước th́ Thắng cuộc.

BƯỚC 3 : Nấu cơm

Nhóm nào thổi được CƠM chín, dẻo, ngon, xong trước là Thắng cuộc

 

2/     Lễ Hội Làng  CHUÔNG  (Thanh Oai-Hà Tây)             

- Mở Hội hàng năm vào ngày 10 tháng Ba Âm lịch: thi  NẤU CƠM TRÔNG TRẺ

Trong ṿng tṛn đường kinh 1,50 m. Vừa Thổi Cơm vừa  Trông giữ 1 đứa BÉ  7- 8 tháng, và canh chừng 1 con Cóc     không để nó nhẩy ra khỏi ṿng.

Thí sinh là những cô gái chưa chồng trong trang phục áo tứ thân, nón quai thao.

Bắt đầu cuộc thi,tiếng trống nổi lên dồn dập. Thời gian thi là thời gian cháy hết 1 nén nhang. Trong thời gian  này thí sinh phải hoàn thành công việc : vo gạo, nhặt thóc, rửa niêu, nhóm lửa, nấu cơm. Cơm nấu phải chín đều , không được khê, nhăo. Nấu CƠM chín trước dẻo ngon là người  đó Thắng cuộc

Ban Giám khảo là các cụ Già, cao tuổi nhất trong làng .

Mồng mười đi chợ CHUÔNG chơi,

Xem đành Cờ Người, xem THỔI CƠM THI

 

Làng CHUÔNG có nghề làm NÓN nổi tiếng miền BẮC Làng này c̣n giữ nguyên nét đẹp truyền thống của làng.

 

3/    Lễ hội  TỪ TRỌNG   (Thanh Hóa)

                        THI THỔI CƠM TRÊN THUYỀN

 

Thí sinh ngồi trên Thuyền THÚNG tại đầm nước rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền,có Bếp kiềng, Rơm ẩm, Bă mía tươi và trang bị khác.Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm…Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa khó cháy, thâm chí có lần bị mưa phùn gió bấc,

    Kết thúc cuộc THI, .. Ai có nồi cơm, chín, dẻo, ngon là Thắng cuộc

 

 

4/    Lễ hội HÀNH THIỆN   NAM ĐỊNH

Cuộc Thi Thổi Cơm   dành cho phái NAM Mỗi nhóm 2 người xếp thành  hàng ngang.  Một người buộc cành tre dài dẻo, dọc theo sống lưng, ngọn tre cao  hơn  đầu  người  vươn  về  phiá trước.  Ngọn tre này được buộc một niêu đất có sẵn gạo nước để nấu cơm.  Người kia lo củi lửa đun nấu.  - Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo ra lửa từ 2 thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc, hơ dưới đáy niêu cơm.   Cả 2 người đều phải bước đi quanh sân đ́nh.  - Hết tuần nhang là kết thúc. Nhóm nào có cơm chín, dèo, ngon là được Thắng cuộc.

Mục tiêu  các cuộc thi nấu cơm

Lễ hội tổ chức  THỔI CƠM THI là dịp để  tất cả mọi người biết cách phát huy tài nấu nướng,là nét đẹp truyền thống VN.

Ngày nay, thời đại tân tiến.phát triển Khoa học,Kỹ thuật Điện tử . Nồi cơm  Điện  được  sử  dụng phổ biến tại các đô thị và những nơi có lưới điện, dần dần sẽ mai một   phong cách nấu cơm bằng nồi niêu củi lửa,  Đó là lẽ đương nhiên , biến đổi   theo sự tiến hóa của    NHÂN LOẠI.

                

     (Xin click   Festivals  để đọc)

 
   

       9-   LỄ HỘI THÁNH GIÓNG  (Phù Đổng Thiên Vương)

Thánh Gióng là một trong 4 vị thánh được tôn là Tứ bất tử trong điện thần Việt Nam; được Vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện Thánh Gióng được phụng thờ ở nhiều nơi, nhiều vùng tổ chức lễ hội tưởng niệm, nhưng hội Gióng ở Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) là một lễ hội được xem là “độc nhất vô nhị” ở nước ta.

Phù Đổng, bên sông Đuống gắn với huyền tích Thánh Gióng, trong đó có 3 làng: Phù Dực (nơi Gióng sinh ra, nơi Gióng hội quân và  quê mẹ Gióng) ,  Đổng Xuyên ( nơi  ngụ cư của mẹ Gióng một thời) và Hội Xá  ( nơi  có đám trẻ trăn trâu theo Gióng đi đánh giặc).

Đền thờ  Thánh Gióng gồm có  đền thượng, nhà Thiên Hương và đền hạ. Đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng có từ thời Hùng Vương, được dựng trên nền nhà cũ của mẹ Gióng. Lư Thái Tổ cho tu bổ thêm và ra lệnh tổ chức hội Gióng.. Thủy đ́nh mang nhiều yếu tố dịch học nói lên những ước vọng của nhân dân. H́nh ảnh đó nói lên người quân tử lấy trí thức làm đầu. Nếu không có trí th́ con người đi vào ngu tối mà sự vô minh, ngu tối đồng nghĩa là mầm mống của tội ác. Cách răn dạy của người xưa rất coi trọng trí tuệ, nhờ có trí tuệ mà đi vào được thiện tâm. Trong đền c̣n có nhiều câu đối, hoành phi và những đồ thờ tự có giá trị từ đời Lê.

Tiếp đến là nhà Thiêu hương (đốt hương), cấu tạo giống Thủy đ́nh nhưng nhỏ hơn, lợp bằng ngói kích tấc khá lớn (20cm x 30cm). Liền nhà Thiêu hương là hai nhà Tiền tế khá rộng. Chùa Kiến Sơ nằm sát đền Thượng, được xây dựng từ thế kỷ X, là trụ sở của giáo phát phật thờ Tam giáo (Phật Thích Ca – Lăo tử – Khổng tử), là nơi thuở nhỏ vua Lư Công Uẩn tu hành. Khi lên ngôi vua, Lư Thái Tổ (1010 - 1028) đă mở mang thêm chùa Kiến Sơ, xây dựng lại đền Gióng và duy tŕ các hoạt động tưởng niệm Phù Đổng Thiên Vương.

 
   

Đền Hạ (c̣n gọi là Đền Mẫu) xây ở ngoài đê, phía Đông đền Thượng là nơi thờ mẹ Thánh Gióng (Thánh Mẫu). Tương truyền đây là nơi Gióng ra đời. Truyền rằng, Thánh Gióng ra đời trên sập đặt ở đảo này, sau đó được tắm trong chậu đá. Nơi này có   cố viên.Theo truyền thuyết, cố viên (vườn xưa) là nơi mẹ Gióng đến hái rau rồi ướm chân ḿnh vào vết chân người khổng lồ, hiện c̣n một tấm bia mang ḍng chữ "nhà xưa của Thánh Mẫu trong vườn Đổng" .

Theo truyền thuyết, ngày 9/4 âm lịch là ngày ông Gióng thắng giặc Ân và đó cũng là ngày tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân đă tổ chức hội làng Phù Đổng.Lễ hội Thánh Gióng đă tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Nét độc đáo của lễ hội này là cư dân Việt cổ đă lịch sử hóa một nhân vật huyền thoại, biến thành một nhân vật tín ngưỡng để phụng thờ, phát triển thành lễ hội và nâng lên hàng Thánh.

Thời quân chủ, các vương triều rất chú ư đến lễ hội này. Vương triều nhà Lư (1009-1225) coi trọng di tích và lễ hội Gióng. Đánh dấu một thời kỳ mới của Đại Việt, nhà Lư, tiêu biểu là Lư Công Uẩn đă cho xây đền thờ Phủ Đổng Thiên Vương, tổ chức lại Hội Gióng với một quy mô lớn. Đến thời Lê (thế kỷ XV-XVI), hội Gióng đă nổi tiếng và được triều đ́nh cử quan đại thần về chủ tế đức Thánh Gióng. Tiếp nối truyền thống, các vương triều sau cũng như vậy.

Cộng đồng quyết định h́nh thức lễ hội. Lễ hội Gióng được cử hành trên một diễn trường dài khoảng 3 km, gồm đền Thượng, đền Mẫu và chùa Kiến Sơ. Thường 5 năm một lần, vào năm chẵn th́ tổ chức hội chính (từ 6 -12/4); c̣n các năm lẻ th́ tổ chức hội lễ vào ngày 9/4.

 
   

Sau nghi thức hành lễ, th́ có   lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, rồi dùng nước ấy cọ rửa binh khí, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc, rồi đến lễ  rước cỗ chay (cơm cà - thức ăn Gióng thích) lên đền Thượng. Buổi trưa có múa rối ở nhà Thủy Đ́nh trước đền. Buổi chiều rước khám đường (thăm ḍ đường đến trận địa), cờ lệnh được mang đến Đền. - chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. hát dân ca). Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc tại cánh đồng rộng (khoảng 3km) 28 cô gái mặc tướng phục thật đẹp tượng trưng cho 28 đạo quân của giặc. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước c̣n có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ, th́ dân chúng xem hội đă tranh nhau những đồ tế lễ. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu cờ quạt tưng bừng đến đấy. Ngày 10/4, văn hội có lễ duyệt quân tạ ơn Thánh. Ngày 11/4 làm lễ rửa khí giới và ngày 12/4 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và cuối cùng là lễ khao quân.

Le hoi Thanh Giong – le hoi dan gian “doc nhat vo nhi”

Trước ngày hội, dân làng đă tổ chức nhiều tṛ chơi: Vật, chọi gà, đánh cờ, hát, hát ải lao. Tại Soi Bia c̣n có cả đánh cờ người. Đặc biệt những động tác (múa) hành lễ trong Hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan niềm tin thắng lợi và ḷng tự hào dân tộc. Trong ngày lễ lớn, tṛ diễn trận, rước kiệu, múa cờ, chia phe diễn lại sự tích Thánh Gióng đánh giặc Ân là những màn diễn xướng độc đáo thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân, ư chí quật cường của dân tộc, tôn vinh vị anh hùng dân tộc Thánh Gióng. Đây là cuộc tổng diễn xướng anh hùng ca Thánh Gióng tích tụ những giá trị tinh thần cao đẹp của một dân tộc chống ngoại xâm liên tục để tự khẳng định nền độc lập tự do sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng và ông hiệu cờ. Theo tục lệ, khi rước ngựa trắng trời thường nổi gió, có nghĩa là trời ứng vận vào người "Thiên nhân hợp khí" mà tạo cho khí thiêng của trời tràn về trần gian. Khi rước về, sinh khí đó hội tụ vào lá cờ đỏ của ông hiệu cờ. Màu đỏ là màu của sinh khí, màu của sức sống, gắn với thần linh. Chỉ có thế th́ sức sống mới được phát triển và cái ước vọng qua ngày hội mới trở thành ước vọng được mùa, ước vọng của phồn thực, ước vọng của sự no đủ. Và, chính qua nhận thức đối với Phù Đổng Thiên Vương - một uy lực siêu phàm như vậy, nên người xưa đă quan tâm đến nơi thờ của Thánh Gióng và tổ chức lễ hội tưởng niệm.

    10--L  HỘI   PHỦ GIẦY

Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, chính hội là 3/3, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày, nơi thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người Mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam. Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là  một trong Tứ  Bất Tử  trong  Điện Thần Việt Nam. Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh  như sau :

Bà Chúa Liễu vốn là con gái của Ngọc Hoàng, v́ phạm lỗi nên bị đầy xuống trần gian, thác sinh vào nhà họ Lê. Khi cất tiếng khóc chào đời, bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên, tới năm 18 tuổi th́ gả chồng. Lấy chồng mới được ba năm th́ hết hạn đầy bị gọi về trời. Nhưng v́ nhớ chồng con, Ngọc Hoàng lại phải cho nàng trở về hạ giới. Lần này trở lại, nàng thích vân du khắp nơi, gặp danh sĩ Phùng Khắc Khoan và họa thơ với ông ở Lạng sơn và Hồ Tây, sau lại kết duyên với một thư sinh ở xứ Nghệ và giúp cho chồng đỗ đạt làm quan. Vừa lúc đó nàng lại có lệnh về trời. Trái lệnh vua cha, một lần nữa nàng lại giáng sinh. Lần này nàng không ở một nơi mà cùng hai thị nữ chu du thiên hạ. Thấy vùng Phố Cát là nơi phong cảnh đẹp, nàng hiển linh thành cô gái bán nước ven đường để trêu ghẹo, trừng phạt những kẻ ác, gia ân cho người hiền. Triều đ́nh nhà Trịnh lúc đó cho là yêu quái nên đem quân, dùng pháp thuật để trừ. Hai bên đă dàn quân đánh nhau, đó là "Sùng Sơn đại chiến". Do lập mẹo quân triều đ́nh có cơ thắng, nhưng vừa lúc đó đức Phật ra tay, giảng ḥa, cứu Liễu Hạnh. Nàng được triều đ́nh phong thần là Nữ Hoàng Công Chúa rồi Chế Thắng Đại Vương. Từ đó Liễu Hạnh công chúa không gây kinh sợ cho mọi người, mà luôn luôn ban phát ân đức, được nhân dân tôn thờ là Thánh Mẫu.

 
   

Tục  thờ Đức Thánh mẫu có ở khá nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Ṣng (Nghệ An)... Nhưng có lẽ tại xă Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (nơi Mẫu sinh) là thu hút khách thập phương hơn cả.

Du khách trảy hội Phủ Dày vừa để dự ngày giỗ Mẹ, vừa để thỏa nguyện tâm linh và được ngắm nh́n một quần thể kiến trúc lăng chùa truyền thống vô cùng độc đáo. Hội Phủ Dày thực sự hấp dẫn khách bởi sự đan xen, ḥa quyện giữa những nghi thức trang trọng cùng những hoạt động văn hóa dân gian sôi nổi, đặc sắc. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Dày là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính (Tiên Hương) lên chùa Gôi vào ngày 6/3. Đám rước Thánh Mẫu dài gần 1 km, rất trang trọng có đội ngũ nhạc, có phường bát âm. Đến ngày 7/3  sinh hoạt văn hóa "Hoa trượng hội". Đây là nét độc đáo nhất của lễ hội. Mỗi lần xếp chữ cần khoảng 100 phu cờ, mặc đồng phục, chít khăn đỏ, áo vàng, thắt lưng xanh, quần trắng, xà cạp đỏ. Mỗi người cầm cây gậy dài khoảng 2 mét. Người điều khiển gọi là tổng cờ. Vào cuộc chủ lễ xin Mẫu "ra chữ" sau đó theo nhịp trống chiêng rộn ră xếp thành những ḍng chữ nho đầy ư nghĩa.

Hoà trong không khí sinh hoạt văn hóa dân gian, du khách c̣n được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đ́nh, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương.... Và khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ được đắm ḿnh trong những điệu Chầu văn tha thiết cùng những đèn trời được thả lung linh sắc mầu huyền ảo. Về với Hội Phủ Dày, du khách như được trở về với cội nguồn dân tộc, bởi nơi đây quy tụ rất nhiều những tinh hoa văn hóa ngàn đời của dân tộc ta. Và đó c̣n là một nhu cầu của vẻ đẹp tâm linh trong những ngày đầu năm mới.