Đại Cương về Lễ Hội

Dân Việt làm một dân tộc  sống bằng nghề nông. V́ vậy cứ đầu mùa xuân, vua đại diện  nhân dân  ngự đến  Đàn Xă Tắc  để tế tự các thần đất, thần sông , thần lúa cùng thần tứ thời,  Thổ Thần Cốc Thần. Tại các tỉnh, cũng có Đàn Xă Tắc, các quan Bố Chánh thay mặt vua hành lễ. Lễ nghi tế tự đèu theo điển lễ  do Chu Công và Khổng Tử quy định

Khi tế xă tắc xong, th́ một quan khâm mạng  cầm cầy để cầy một luống sở tịch điền  ngơ hầu  làm hiệu mở đầu nông vụ.  Sau lễ  mở đầu nông vụ,các dân làng Việt lần lượt tổ chức các buổi lễ hội để kỷ niệm và đánh dấu nông vụ.Các lễ hội thường diễn ra từ tháng giêng  đến tháng ba trong mùa xuân hoặc vào tháng  bảy  tháng tám trong mùa thu, v́ hai mùa này  là những thời tiết quan hệ đến mùa màng trong một năm.

Trong các lễ hội này thường có việc tế tự. Lễ hội nào cũng có việc tế tự dưới h́nh thức cầu đảo với Trời cho mưa thuận gío hoà. Tế Tự  để cám ơn Trời và cầu đảo để Trời thương . Chung chung th́ lễ hội nào cũng có những  nghi lễ :  cúng bái, dâng lễ vật, và rước kiệu, rồi sau đó có các tṛ chơi.    Lễ hội nào cũng là dịp thi các thổ sản của  nông nghiệp

 

   

  1LỄ HỘI HAI BÀ TRƯNG

                              mùng 5-2 âm lịch

 

Phường Đồng Nhân đă diễn ra lễ hội kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.Đây là lễ hội truyền thồng lớn nhất trong năm của người dân làng Đồng Nhân.Đền Đồng Nhân hôm nay được trang hoàng rực rỡ với rất nhiều cờ, hoa, kiệu, lọng... Từ các cụ cao niên, thanh niên đến các em thiếu nhi tham gia lễ rước đều mặc trang phục lễ cổ, nhằm tái hiện khung cảnh và không khí lễ hội thuở xưa.

Dong laiLễ hội bắt đầu bằng nghi lễ dâng hương tưởng niệm hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc – Trưng Nhị. Hai bà đă lănh đạo nhân dân phất cờ  khởi nghĩa chống lại giặc Ngô năm 40 trước công nguyên và đă hy sinh bên bờ sông Hát. Người dân làng Đồng Nhân đă lập đền thờ ghi nhớ công ơn của hai bà. Sau đó là lễ rước nước vào đền thờ Hai Bà. Đây là nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội, được tiến hành rất trang trọng. Nghi lễ lấy nước được thực hiện ở sông Hồng. Ba thuyền lớn ra giữa sông để lấy nước từ đáy sông, thứ nước linh thiêng dùng cho nghi lễ tắm tượng.  Sau lễ rước nước là lễ rước kiệu và voi quanh hồ Đồng Nhân, trước cửa đền. Lễ rước hoành tráng, huy động khoảng 300 người, gồm các cụ phụ lăo, thanh niên và em nhỏ. Có cả đội nghi lễ của làng Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây) đến phối hợp với dân làng Đồng Nhân tổ chức lễ hội.

Người dân đă đổ ra hai bên đường chào đón đoàn rước. Họ đă được xem những màn biểu diễn múa lân, múa rồng, múa sinh tiền, múa bồng... Những cô bé, cậu bé xúng xính trong những bộ quấn áo dân tộc đầy màu sắc, nét mặt rạng rỡ, tươi vui khi lần đầu tiên được tham gia một lễ hội lớn như thế này. 

 

 

   2-  LỄ HỘI ĐỀN CỔ LOAt

                              từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6)


Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành tŕ lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Đây là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay - là thủ đô thời các vua Hùng).Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là thủ đô thứ hai của Việt, sau Phong Châu (tỉnh Phú Thọ hiện nay - là thủ đô thời các vua Hùng).Thành Cổ Loa gắn liền với câu chuyện An Dương Vương và Nhà nước Âu Lạc cuối thời Hùng Vương.
Lễ hội Đền Cổ Loa Lễ hội diễn ra tại xă Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hằng năm diễn ra để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương người đă được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi.

Hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, nhân dân Cổ Loa và khách du lịch trên khắp mọi miền Tổ quốc lại về dâng hương tưởng niệm vua An Dương Vương và tổ chức trọng thể lễ hội đền Cổ Loa với các cuộc thi và tṛ chơi dân gian.

Lễ hội đền Cổ Loa

Làng Cổ Loa gồm 12 xóm nhưng hội Cổ Loa là của chung một cụm tám làng (ngày trước gọi là Bát Xă) gồm: Đài Bi, Sàn Dă, Cầu Cả, Mạch Tràng, Văn Thượng, Thư Cưu, Cổ Loa, Xép. Cả 8 làng này đều thờ Thục Phán nên đều tham gia tổ chức hội.

 Ngay từ sáng sớm hôm đó, các chức sắc của 8 làng đến nhà ông tiên chỉ của làng Văn Thượng, là làng có đặc quyền soạn thảo văn tế, để rước văn tế. Tại đây có một cái giá văn dán sẵn bài tế. Tiên chỉ và các chức sắc áo mũ nghiêm chỉnh đến trước giá văn làm lễ rồi đám rước văn gồm có phường bát âm đi đầu, đến các chức sắc và 8 ông tiên chỉ 8 làng cùng các dân đinh khiêng giá văn tế, kiệu long đ́nh, cờ lọng đi ra đền An Dương Vương tức đền Thượng. Sân đền được bài trí cờ quạt rực rỡ cho cuộc tế thần.
Ngoài cửa đền, có ngựa hồng, ngựa bạch (bằng gỗ) đứng chầu. Hai bên đường đi vào đền có các giá gỗ cắm cờ quạt và lộ bộ bát bửu (các đồ thờ cúng làm theo kiểu dáng tám loại vũ khí). Kiệu của tám xă xếp theo thứ tự qui định. Trước đền đặt một hương án lớn, trên để hộp kính đựng đôi hia vàng và các đồ thờ. Trước hương án lớn là một hương án nhỏ hơn trên bày những khí giới của vua Thục như cung, kiếm, tên, nỏ. Tiếp đó trải một hàng chiếu cạp điều để làm chỗ tế thần.
Khi đám rước tới, long đ́nh được đặt trước hai hương án. Cuộc tế thần được tiến hành trong nền nhạc của phường bát âm. Tiên chỉ làng Văn Thượng là chủ tế.

Sau cuộc tế, đến lượt dân làng vào làm lễ. Cuộc lễ kéo dài đến gần trưa mới xong. Sau đó chuyển sang cuộcrước thần. Đi đầu cũng là cờ quạt rồi đến long đ́nh cùng các lộ bộ bát bửu. Tiếp theo là phường bát âm và các quan viên đội mũ tế áo thụng, đai hia, tay bưng các vũ khí của nhà vua. Liền sau đó là chức sắc và trai đinh xóm Chùa thuộc làng Cổ Loa khiêng long đ́nh trên có bài vị của nhà vua. Rồi đến chức sắc và dân của các làng khác, mỗi làng rước kiệu của ḿnh, với cờ quạt, phường bát âm riêng. Toàn bộ đám rước rất dài, lại đi rất chậm, đàn sáo tưng bừng. Đường đi bắt đầu từ đền Thượng ṿng quanh giếng Ngọc rồi theo đường chân thành Nội tới đ́nh Ngự Triều. Đi sau mỗi kiệu có 4 trai đinh mỗi người cầm một cây cờ đại, vừa đi vừa múa. Tới ngă tư ở cửa điếm làng Cổ Loa kiệu làng nào quay về làng ấy. Riêng kiệu của làng Cổ Loa th́ quay vào đ́nh Ngự Triều, được đặt trước sân đ́nh và dân Cổ Loa lại làm lễ thần lần nữa. Đến lúc này là tối mịt, hết ngày lễ hội chính nhưng đó chỉ mới là phần lễ.

C̣n phần hội th́ kéo dài tới rằm tháng giêng bằng nhiều tṛ vui. Tối ở đ́nh làng có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ. Các cụ bà đi lễ đ́nh lễ chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có tṛ chơi: đánh đu, đấu vật, kéo co, leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, thổi cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt..
 

 
    

     3-  LỄ HỘI CỐ ĐÔ HOA LƯ

                                       giữa tháng 2 âm lịch

 

Nói đến  Hoa Lư  là nói đến  vua Đinh Tiên Hoàng và tên của ngài là Đinh Bộ Lĩnh. Có  hai ngôi đền kính ngài.  Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở quê hương Gia Viễn, Ninh B́nh có tên là đền Văn Ḅng, là nơi thờ duy nhất gọi tên húy của vua, Đền thờ có ba ṭa, kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đinh”, lợp ngói theo kiến trúc đ́nh chùa truyền thống. Đền này thờ   vua  và các con của vua. Đền vua Đinh Tiên Hoàng cố đô Hoa Lư huyện Hoa Lư, có lối kiến trúc tương tự   như đền Đinh Bộ Lĩnh.  Đền này c̣n có có bài vị thờ các vị quan trung thần là tứ trụ triều đ́nh gồm Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

 Lễ hội

Dendinhbolinh-1.jpg

Lễ hội cố đô Hoa Lư là lễ hội tưởng niệm công lao của hai vị vua là Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.Lễ hội diễn ra tại khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư huyện Hoa Lư, Ninh B́nh. Lễ hội trước đây là lễ hội Trường Yên.   Nhắc đến lễ hội Trường Yên dân gian có câu:
            "Ai là con cháu rồng tiên
            Tháng ba mở hội Trường Yên th́ về".

 Lễ hội diễn ra ngay từ đầu thời Lư, khi Lư Công Uẩn dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Xưa lễ hội có tên là lễ hội Cờ Lau v́ có phần hội với tṛ diễn tái hiện cảnh Đinh Bộ Lĩnh với tṛ chơi "Cờ lau tập trận". Lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư là một lễ hội cấp tỉnh, lớn nhất ở Ninh B́nh. Lễ hội đang được đề nghị nâng thành lễ hội cấp quốc gia v́ tầm quan trọng và quy mô của một lễ hội hướng về cội nguồn dựng nước và giữ nước.  Lễ hội cố đô Hoa Lư thường bắt đầu từ 6/3 âm lịch   bởi lẽ tương truyền  rằng ngày 10/3 là ngày ông Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, ngày 8/3 là ngày mất của vua Lê Đại Hành.

Phần lễ
Lễ Rước nước: Mở đầu là lễ Rước nước, Đoàn người khởi hành từ đền vua Đinh đến kiệu Long Đ́nh trên có đặt một cái ché để đựng nước Thánh đến bên sông Hoàng Long th́ dừng lại lấy nước vào ché đem về đền.
Đoàn rước đi theo thứ tự dẫn đầu là những người mang cờ ngũ sắc các loại, đi hàng đôi. Kế tiếp là phường nhạc bát âm, phường trống. Tiếp đến là một kiệu bát cống lớn có hương án do tám nam thanh niên trong trang phục lính tráng nhà Đinh xưa khoẻ mạnh khiêng, tiếp theo là các vị quan khách, đại biểu trung ương, địa phương. Rồi tiếp đến là những kiệu bát cống có tán do các trinh nữ mang các lễ vật. Đoàn người đi sau là các bô lăo, những đội tế nữ quan của nhiều địa phương xa gần, nhân dân và du khách.

Lễ tế: Ngay sau khi đoàn rước nước trở về sân khấu trung tâm lễ hội, tại đàn tế của khu di tích là nơi khởi điểm phần lễ tế. Sau lời diễn văn khai mạc là màn trống hội Hoa Lư, các màn diễn tái hiện lịch sử kinh đô Hoa Lư cho tới hết buổi sáng khai mạc. Lễ tế được tiến hành sau đó cả ban ngày và ban đêm ở cả đền vua Đinh và vua Lê với nội dung ca ngợi công đức của hai vị vua, sau đó khách hành hương vào thắp hương tưởng niệm và tri ân ngưỡng tượng thờ, các công tŕnh điêu khắc và kiến trúc xưa. Tham gia lễ tế có nhiều đoàn trong vùng.

Phần hội
Phần hội có các tṛ chơi dân gian đặc sắc như cờ lau tập trận, đua thuyền, múa gậy, cờ người, xếp chữ, ném c̣n, thi hát chèo, vật, viết chữ nho .v.. Cơ bản các tṛ chơi ở lễ hội cố đô Hoa Lư giống với các tṛ của các lễ hội dân gian Việt Nam khác. Ở đây có một số tṛ chơi hội đặc trưng, tiêu biểu như:
-
Cờ lau tập trận là tṛ diễn dân gian nhằm diễn tả lại những buổi tập dượt, rèn luyện của người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh tuổi niên thiếu và tṛ chơi kéo chữ.
-
Xếp chữ Thái B́nh:   màn diễn xếp chữ Thái B́nh để tưởng nhớ niên hiệu mà vua Đinh đặt khi lên ngôi.

-Thi hát chèo:    là cái nôi sản sinh nghệ thuật sân khấu chèo, vào dịp lễ hội Hoa Lư, hội thi hát chèo diễn ra với sự tham gia của nhiều cá nhân, các đoàn nghệ thuật trong vùng.

 

 
 

    

  

     4-   LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ  ( LƯ BÁT ĐẾ )

                                                    ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch

 

Đền Đô, c̣n gọi là Đền Lư Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lư Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nh́ Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đ́nh nhà Lư, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Lư Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xă) Đ́nh Bảng, thị xă Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Đền thờ tám vị vua nhà Lư, đó là: Lư Công Uẩn tức Lư Thái Tổ (1009-1028); Lư Thái Tông (1028-1054); Lư Thánh Tông (1054-1072); Lư Nhân Tông (1072-1128); Lư Thần Tông (1128-1138); Lư Anh Tông (1138-1175); Lư Cao Tông (1175-1210) và Lư Huệ Tông (1210-1224). Đền Lư Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lư Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha.

Lễ hội đền Đô

Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lư Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện ḷng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lư. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xă Đ́nh Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Cứ đến ngày 15/3 âm lịch, dân làng Đ́nh Bảng (Từ Sơn- Bắc Ninh) lại tưng bừng tổ chức lễ hội đền Đô.  Người đi trẩy hội Đền Đô không những thăm thú, vui chơi mà c̣n là cuộc trở về với cội nguồn tiên tổ để tưởng nhớ 998 năm trước, Lư Thái Tổ lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Lư và khai sáng kinh đô Thăng Long. 8 giớ sáng, du khách trẩy hội đền Đô đă ùn ùn đổ về chật kín hai bên đường để xem lễ rước. Bà già, trẻ nhỏ, nam thanh nữ tú nô nức chạy theo đám rước. Theo các cụ cao niên trong làng, đây là lễ rước linh hồn Lư Thánh Mẫu từ chùa Ứng Tâm (chùa Dận) về đền Đô dự đại lễ của con. Lễ rước biểu hiện ḷng thành kính của vua Lư Công Uẩn đối với mẹ

Lễ hội đền Đô: Âm vang hùng khí Thăng Long

 Sau lễ rước Mẫu từ chùa Ứng Tâm về Đền Đô là lễ rước 8 cỗ kiệu ngựa mang linh bài của 8 vị vua triều Lư từ chùa Dận về Đền Đô để tiến hành Đại lễ đăng quang.

Phần hội với nhiều hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao phong phú, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách thập phương như hát quan họ, hát tuồng, giao lưu thơ, đấu vật, biểu diễn thái cực quyền, cờ tướng, cờ người, thả chim bồ câu, thi đấu bóng chuyền, cầu lông, thi nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê

 
 

 

 

 

 

   

  5-  LỄ HỘI CHỬ  ĐỒNG  TỬ

                                  Thời gian: 10 - 12 tháng 2 âm lịch.  Đối tượng tôn vinh: Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân Tiên Dung Công chúa và Tây Sa Công chúa. Địa điểm: Đền Đa Hoà và đền Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.

 

 Trước khi  nói về lễ hội xin nói sơ qua  về  đền  thờ  Chử Đồng Tử  ở thôn Đa Ḥa v́ đền này rất thời danh

 Đền không  xa  Hànội, chỉ chưa đầy một giờ rong ruổi trên bờ đê sông Hồng theo hướng Bát Tràng Hưng Yên  th́ tới. Đền được xây cách đây hơn hai thế kỷ do  Tam Giáp  tiến sỹ Chu Mạnh Trinh thiết kế và hưng công năm Giáp Ngọ,Thành Thái thứ 6 ( 1894-1896).  Đền thờ Chử  Đồng Tử ,Tiên Dung Công Chúa con gái vua Hùng Vương thứ 18, và Tây Sa Công Chúa.  Đền nổi tiếng  không chỉ  v́  Chử Đồng Tử là một trong tứ bất từ,  không chỉ v́    chuyện t́nh  ly kỳ giữa chàng Chử nghèo khó và nàng công Chúa Tiên Dung  ở băi Tự Nhiên phía bên kia sông Hồng, mà c̣n v́  lối kiến trúc đền chùa cổ xưa. Đền nằm trên  một g̣ đất ven sông Hồng , diện tích  18.720m vuông,với 18 kiến trúc mái ngói mặt quay về hướng chính  Tây, tượng trưng  cho 18 đời vua Hùng Vương. Đặc trưng của đền  thờ Chử Đồng Tử  là 4 ngôi nhà mái ngói  8 cạnh  nằm trên  một trục liên hoàn chóp nhọn lượn cong vút lên trời: Thiên Hương, gác chuông, gác khánh và nhà bia..Kiến trúc cổ đẹp nhất trong đền Chử Đồng Tử  là  ṭa Đại Tế. Ṭa Đại Tế là  ngôi nhà 5 gian có những nét chạm khắc  tinh xảo ngay trước giàn cửa thượng và  trên bức đại tự. Trong ṭa Đại Tế,  những tao nhân mặc khách  hoặc những khách viếng  cảnh  nh́n thấy  hoành phi, đại tư, liễn đối được sơn son thếp vàng, những v́ kèo, xiên trính, đầu đao, bờ nóc được chạm trổ các hoa văn họa tiết tinh xảo đủ các đề tài như mai điểu, hoa cúc măn khai, rồng phụng được phủ lên mầu nâu đỏ, cùng những bao lam thếp vàng.

                                       

           Gac chuông         Cờ &cây nêu trước đền                      Chánh điện                                                                                                                                      

                                                

      Nhà để bia                          Mái  Ṭa Đại Tế                    Khách cúng đường

 

ĐâyLễ Hội  được tổ chức ở hai ngôi đền: 

 

Tại đền Đa Hoà
Từ sáng sớm ngày 10 tháng 2, cuộc rước kiệu của 9 xă xuất phát từ nhiều hướng theo đê sông Hồng tiến về đền Đa Hoà. Nếu có dịp quan sát từ xa du khách sẽ thấy nổi bật trên con đê xanh xanh và nền trời xanh là ḍng người sắc màu rực rỡ đầy ấn tượng. Đoàn rước của các xă mỗi khi gặp nhau đều có nghi lễ chào. Tới điểm quy định đoàn rước của xă Đa Hoà (nơi có đền Đa Hoà) ra nghênh đón và nhập vào thành một đoàn rước lớn tiến về đền làm lễ. Thứ tự đoàn rước quy định như sau: Hoàng Trạch, Đồng Quê, Bằng Nha, Phú Thị, Phúc Trạch, Thiết Trụ, Nhạn Tháp, Đa Ḥa và cuối cùng là Mễ Sở. 

Đoàn rước của 9 xă tuần tự tiến vào đền trong niềm hân hoan của khách hành hương trẩy hội. Sau khi an vị thánh tại ban thờ các tôn thần, kiệu cùng các đồ rước tập kết tại nơi quy định, thành viên các đoàn rước và khách hành hương ra sân đại tế để làm lễ khai hội.Sau lễ khai hội, dâng hương là các tṛ chơi dân gian, các tṛ vui diễn ra cả ngày lẫn đêm trong những ngày hội

Tại đền Dạ Trạch
Sáng ngày 10 tháng 2, đoàn rước nước của xă Dạ Trạch và 4 xă bạn (Hàm Tử, Yên Phú, Đông Tảo, Tứ Dân) thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên được cử hành từ đền Dạ Trạch tiến về phía sông Hồng lấy nước.

Mở đường cho đoàn rước là con rồng dài trên 20m được ba chục thanh niên khoẻ mạnh thay nhau múa theo điệu trống thúc liên hồi khiến cuộc rước thật tưng bừng. Tiếp theo sau là hai hàng các bà, các chị, các cô trang phục đủ màu rực rỡ tay cầm cờ hội (cờ ngũ hành, cờ tứ linh...); trống chiêng; ngựa hồng, ngựa bạch; lỗ bộ, gươm trường bát bửu; phường đồng văn; đội múa sinh tiền, đội múa nón, con đĩ đánh bồng, đội nhạc lễ (bát âm); kiệu rước chóe đựng nước; kiệu rước gậy có nón úp trên đầu gậy, biểu tượng gợi nhớ uy linh của thánh Chử; kiệu đức thánh Chử Đồng Tử; hai kiệu rước nhị vị phu nhân; kiệu rước “Bế ngư thần quan”. Xen vào đội h́nh là các đội tế,  các bô lăo trong trang phục lễ hội truyền thống đi hộ giá kiệu. Các tàn, tán, lọng đi hai bên che cho kiệu.
Ra đến sông Hồng đoàn rước xuống thuyền. Đoàn thuyền của 5 xă thuộc huyện Khoái Châu xuôi sông Hồng đón đội h́nh rước của xă Mai Động (tỉnh Hưng Yên) và hai xă Khai Thái, Tự Nhiên (của tỉnh Hà Tây) ghép thành một đội h́nh lớn. Một cuộc tŕnh diễn du thuyền trên sông và làm lễ lấy nước ở giữa sông Hồng. Kết thúc việc lấy nước đoàn rước lên bờ và rước nước về đền. Khoảng 11h30’ đoàn rước nước về tới đền vừa kịp giờ khai hội. Sau khi kiệu rước nước được đưa vào an vị trong đền, các kiệu rước thánh an vị tại sân đền, đội h́nh ổn định, các đại biểu đến dự đầy đủ. Đoàn rồng tiến qua Cầu Tiên vào cửa đền cúi lạy thánh sau đó lui ra, đoàn múa sinh tiền, múa nón biểu diễn trên cầu. 

Lễ khai hội bắt đầu. Sau lễ khai hội, nhiều hoạt động vui chơi, múa hát, tranh tài được tổ chức tại khu vực đền trong những ngày lễ hội.

 

    Huyền thoại Chử Đồng Tử như sau:

Ngày xưa, ở làng Chử Xá (thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay) có người tên là Chử Cù Vân và con trai tên là Chử Đồng Tử. Hai cha con thương mến nhau rất thắm thiết. Nhà họ Chử vốn nghèo lại càng thêm sa sút sau một trận cháy, trong nhà chỉ c̣n mỗi một chiếc khố. Hai cha con phải thay phiên nhau mà mặc mỗi khi ra ngoài. Khi người cha bị bệnh nặng sắp mất, dặn con giữ khố lại, c̣n cứ chôn ḿnh xác trần. Chử Đồng Tử không nỡ để cha chết trần truồng, dùng chiếc khố độc nhất liệm cha mà đem chôn. Từ đó Chử Đồng Tử không có ǵ che thân, đợi đến đêm mới đi ra câu cá, ban ngày th́ dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Thuở ấy,vua Hùng Vương thứ ba có một người con gái đẹp như tiên, tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi chu du khắp nơi trong nước. Được vua cha cưng chiều, mỗi năm vào độ mùa xuân Tiên Dung ngồi thuyền du ngoạn, có khi ra tận ngoài biển, lắm lúc mê cảnh đẹp quên về.
Một hôm, thuyền rồng chở công chúa Tiên Dung đến vùng Chử Đồng Tử sinh sống . Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy cờ quạt, người hầu rầm rộ, Chử Đồng Tử hoảng sợ, chui vào bụi lau ở băi cát bờ sông, nấp ḿnh xuống đó rồi phủ cát lên che người.
Thuyền rồng ghé vào bờ, Tiên Dung lên chơi trên băi, thấy cảnh thanh tú, sai người hầu quây màn ở bụi lau để làm nơi cho ḿnh tắm, đúng ngay vào chỗ Chử Đồng Tử nấp. Đến khi Tiên Dung xối nước, cát trôi để lộ thân h́nh trần truồng của người trai lạ. Nàng ngạc nhiên hỏi chuyện mới rơ người trai tên là Chử Đồng Tử  t́nh cảnh của chàng rồi lấy quần áo trao cho Chử Đồng Tử mặc để cùng xuống thuyền ăn uống. Người ở trên thuyền hiểu chuyện, cho là một cuộc gặp gỡ lạ lùng. Tiên Dung nghĩ là duyên tiền định, đ̣i kết làm vợ chồng. Nàng bảo chàng: "Tôi đă định không lấy chồng, nay t́nh cờ gặp anh thế này, chắc do là trời xui khiến. " Chử Đồng Tử cho là phận ḿnh thấp hèn, không dám nhận lời, Tiên Dung nói: "Đây là do trời tác hợp, sao anh lại từ chối"? Rồi hôn lễ giữa nàng công chúa với anh chàng trần như nhộng cử hành ngay trên sông.Tin đưa về kinh đô, Hùng Vương giận dữ nói với triều thần: "Con gái ta không kể danh tiết, hạ giá lấy kẻ nghèo hèn, c̣n mặt mũi nào mà trông thấy ta nữa. Từ nay mặc cho nó muốn đi đâu th́ đi, không được về cung". Tiên Dung biết vua cha tức giận, sợ không dám về, bèn cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Lâu dần mở mang thành chợ lớn, gọi là chợ Hà Thám, có phố xá khách buôn nước ngoài lui tới giao thương ngày càng phồn thịnh.
Một hôm có khách buôn đến rủ vợ chồng Chử Đồng Tử đem vàng ra nước ngoài mua hàng về bán sẽ có lăi to. Tiên Dung bảo chồng rằng: "Chúng ta lấy nhau là do trời định, cơm áo cũng do trời cho. Vậy việc này âu cũng là trời xui khiến, chúng ta nên làm".Chử Đồng Tử bèn cùng khách buôn nọ ra đi. Đi thuyền đến một ḥn núi giữa biển gọi là núi Quỳnh Tiên, thuyền ghé vào lấy nước ngọt. Chử Đồng Tử hứng khởi trèo lên cái am nhỏ trên núi gặp một đạo sĩ trẻ tên là Phật Quang. Chuyện tṛ ư hợp tâm đầu, Chử Đồng Tử theo lời Phật Quang giao vàng nhờ khách buôn đi mua hàng c̣n ḿnh th́ ở lại đây học đạo.Đến khi thuyền trở lại, Chử Đồng Tử theo về đất liền. Khi từ giă, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cái gậy, một cái nón và bảo: "Đây là vật thần thông".
Về đến nhà Chử Đồng Tử truyền đạo lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán để cùng chồng đi t́m thày học đạo. Trên đường đi học đạo, một hôm trời tối, hai vợ chồng đi đă mệt mà chưa thấy nhà cửa đâu, mới dừng bước lại, cắm gậy che nón nằm dưới mà ngủ. Vào nửa đêm, tự nhiên chỗ ấy nổi lên thành quách, cung điện kho tàng châu ngọc, màn gấm chiếu hoa, không thiếu một thứ ǵ. Lại th
ấy tiên đồng ngọc nữ, tướng sĩ lính hầu xum xít quanh hai vợ chồng.
Sáng hôm sau, dân ở quanh vùng đều lấy làm kinh dị, thấy các quan văn vơ, lính tráng tấp nập đông đảo như một nước riêng.Họmang hương hoa thực phẩm đến xin làm tôi.

Vua Hùng Vương được tin báo cho là con gái làm loạn, vội phái quân đi đánh. Đoàn quân sĩ nhà vua gần tới nơi, bộ hạ Tiên Dung xin ra chống cự, nàng cười mà bảo rằng: "Tất cả mọi việc đều do ở trời chứ không phải tự ta. Ta đâu dám cự lại phụ vương. Sống hay chết đều nhờ ở trời, dẫu ta có bị phụ vương giết cũng không dám oán hận".
Trời đă tối, quân của Hùng Vương không kịp tấn công, dừng lại đóng ở băi Tự Nhiên, cách đối phương một con sông lớn. Đến nửa đêm trời bỗng nổi băo, sóng gió cuồn cuộn, nhổ cây ở băi, đại quân của Hùng Vương rối loạn. Trong chốc lát thành quách cung điện và bộ hạ của hai vợ chồng Tiên Dung đều bay cả lên trời. Sáng hôm sau, chỗ đó đă hóa thành một cái đầm lớn khiến dân chúng kinh dị một lần nữa . Dân chúng bèn lập đền thờ để cúng tế hàng năm, gọi đầm ấy là đầm Nhất Dạ (Một đêm), thuộc phủ Khoái Châu (Hưng Yên).

 

 
 

  

    6-   LỄ  HỘI  LIM 

              ngày 13 tháng giêng âm lịch, với đặc trưng tiếng hát Quan Họ  

Bắc Ninh  là quê hương của Quan  Họ. Đặc biệt v́ có nhiều di tích lịch sử và nhiều đền chùa nên Bắc Ninh  có nhiều lễ hội. Mỗi  lễ hội  thể hiện nét văn hóa riêng. Hi  Lim là một hội lớn diễn ra hàng năm vào ngày 13 tháng giêng âm lịch  t ại Chùa Lim,  ở huyện Tiên Du, trước lăng tẩm ông Hiếu Trung Hậu  cha  sáng tạo điệu hát Quan Họ .  Chùa Lim nằm trên  đỉnh đồi Hồng Vân Sơn  ( đồi này xưa  trồng toàn cây gỗ Lim).    Ngôi Chánh điện không lớn, tường xây, mái ngói đơn giản, cửa gỗ bàn khoa, không tô điểm Long Lân Qui Phượng như những chùa khác.  Trước sân chùa có hai tháp trụ vuông, khói nhang nghi ngút.  Từ đường cái rẽ vào 2 khu phố, rồi lên đồi th́  tới Chùa Lim. Khách vào chùa, tự động  thắp hương lễ bái, cúng dường vào ḥm công đức rồi quay ra nhập vào các tṛ chơi giải trí  diễn ra khắp ngọn đồi  nơi mà tiếng hát  Quan Họ , tiếng ngâm thơ thật rộn ră  tưng bừng.

Lều Quan Họ  đang trổ tài, giọng ca  vọng ra từ các thùng loa bự, tuy không hài ḥa với  cảnh trí, nhưng nghe cũng rất hay. Diễn viên  trong y phục truyền thống: Áo tứ thân, khăn vành mỏ quạ, hai nam hai nữ đang hát  đối trước một đám khán giả  đứng ngồi chăm chú thưởng thức.  Trong lều, có mấy người ngồi têm trầu cánh phượng.  Lều Quan Họ thể hiện nhiều mầu sắc dân tộc và rơ nét  văn hóa địa phương .   Cách lều Quan Họ không xa, th́  đó  là Lều  Thơ. Lều  Thơ cũng đông khách, các  nhà thơ đang hí  hoáy viết  những ḍng thơ đắc ư để treo lên cho quần chúng thưởng thức, lời thơ ướt  đẫm sương t́nh và chữ nghĩa bén như dao:

Làng Quan Họ

Làng Quan Họ đẹp như mơ

Ngời xinh xinh đến sững sờ nhân gian

 

Chiều Hội Lim

Men nồng trút vợi đắng cay

Nắng nghiêng xuống  ngực mà say yếm điều

Sông Cầu con sóng phiêu diêu

Để ai ngơ ngẩn giữa chiều Hội Lim

 

Tuốt dưới xa  hai lều Quan Họ và  Thơ , đồng bào  bu quanh  một sân khấu lộ thiên, một tốp diễn viên nam nữ  đang múa hát. Nữ diễn viên mặc váy xanh, yếm hồng, lồ lộ đôi vai, hai canh tay trắng ngần. 

 Dưới chân đồi, có một cái hồ. Chung quanh hồ có cắm cờ  và các thứ loa.. Có  mấy lá cờ to mầu sắc tươi cắm giữa hồ. Một chiếc thuyền, trên có 5  thanh niên mặc áo  the thâm và 5 thanh nữ mặc áo tứ thân mỏ quạ. Cái thú  đi nghe Quan Họ, không những  thưởng thức lời ca câu hát mà c̣n được ngắm nhan sắc  của giai nhân.

Lời ca  trong trẻo vang lên từ hệ thống loa trong bờ, con thuyền  từ từ đi qua, một cô  ch́a chiếc mẹt, người xem ném tiền. Khách thưởng ngoạn tỏ ra  điệu nghệ, những tờ giấy hồng 2000 đồng hoặc xanh 5000 đồng chứ không như cúng chùa toàn giấy 200.. Một ṿng hồ  vừa tầm 2 bài ca.  Nhiều bài lời lẽ trữ t́nh: Ngồi tựa song đào, Hoa thơm bướm lượn, C̣ Lả. Riêng bài C̣ Lả  tuy mộc mạc mà t́nh sâu  được nhiều người ưa thích:

Con c̣ c̣ bay lả lả bay la, bay từ từ cửa Phủ, bay ra ra cánh đồng. T́nh tính tang tang tính t́nh, anh chàng rằng anh chàng ơi, rằng có nhớ nhớ cho không, rằng có biết biết cho không.

 Trong dịp hội hè, ăn chơi có quá một tí chẳng ai chấp trách, có lẽ  thế mà hội nào cũng tràn ngập người đi, không những   ở địa phương mà c̣n qua  vùng khác: Mồng 5 Đống Đa, mồng 6 Cổ Loa, mồng 8 chợ Viềng, mồng 10 Triều khúc,13 hội Lim 

 
 

     

   

   7-  LỄ  HỘI VUI XUÂN

Hoa Mai trong Nam, cùng với  Hoa Đào ngoài Bắc nở rộ đón mừng xuân .   Đón mừng xuân hay vui xuân là nét đẹp tiêu biểu của đất nước.

 

Hội hè đ́nh đám, pháo cối nổ rền  và pháo tép lẹt đẹt, nhang đèn nhấp nháy cảnh mưa sa  là đặc tính truyền thống của dân tộc “Bách Việt” ta .    Người người ca hát, ví von tươi cuời vui hưởng xuân khắp xóm làng. Mọi người, giầu nghèo vui Tết thoải mái ba ngày, tận hưởng gió Xuân, t́nh quê đậm đà, nức ḷng dân tộc..già trẻ, lớn bé  đều   súc sắc, súc sẻ, .  

Gia đ́nh nào cũng bánh chưng xanh, thịt mỡ dưa hành, mắm chua,   củ kiệu, nhắm rượu ngon lành.   Rượu th́ đủ mọi thứVào dịp Tết Nguyên Đán  mừng xuân,  người dân Việt  vui  hưởng xuân với mọi thứ rượu  ta.  Rượu ta là loại rượu  được người Việt  cất theo phương pháp cổ truyền, bằng các chất liệu có sẵn trong từng điạ phương. Rượu  ta nổi tiếng, có Rượu ngang  do dân làng Ngang làm ra.  Thời Pháp thuộc có   Rượu Văn Điển   và sau này miền Bắc có Rượu Luá Mới,  hoặc Rượu Nếp MớI, hoặc Rượu Quốc Lủi  ( rượu làm chui, làm lậu thấy bóng Công An là lủi rất lẹ.). Miền Nam nổi tiếng có  Đế “G̣ Đen”, dân vùng Long Thành và vùng Củ Chi thường gọi Rượu  ta  là “Rượu  đế

Giới trẻ quây quần  Đánh Đu 

                                       Đầu năm  mở hội vui xuân

                                 mừng xuân giới trẻ quây quần  đánh đu

 

Múa Lân và các tṛ chơi Đấu vật ,Bịt mắt bắt dê

Ngoài đường phố đông  người qua  lại tấp nập, ông Đồ bầy mực Tầu, giấy đỏ,  viết câu đối chúc tết. Mọi người đua nhau chúc  nhau  trong năm mới nào là Vạn sự như  ư,B́nh an, Tiền bạc chất đầy nhà, Hạnh phúcm no.

  Nói đến vui xuân,  những người  hay chữ  thường nhớ đến  những câu thơ của  Thi sĩ Tú Xương , và  những câu thơ của ông Nguyễn Trăi  liên hệ đến nàng Thị Lộ

Thơ của cụ Tú Xương chúc Tết

                       Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau.

                            Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

                            Phen này ông quyết đi buôn cối, 

                            Thiên hạ bao nhiêu đứa giă trầu !

                             Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang,

                             Đứa th́ mua tước, đứa mua quan.

                       Phen này ông quyết đi buôn lọng,

                            Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng!

Thơ của    ông Nguyễn Trăi  liên hệ đến nàng Thị Lộ

                 Ả ở đâu ?............ .bán chiếu gon..

                    Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n

                    XUÂN XANH nay độ, bao nhiêu tuổi

                    Đă có chồng chưa,  được mấy con !

                   Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,

                   Nỗi chi ông hỏi …hết hay c̣n !..

                   XUÂN XANH nay độ trăng tṛn lẻ. - 

                   Chồng c̣n chưa có, hỏi chi con..! 

 

Nói đến vui xuân  th́ phải nói tới sự gặp gỡ của những người than t́nh, bà con, bạn bè. . Trong khung cảnh này, người ta thường chúc nhau những ǵ tốt đẹp nhất . Nói về những lời chúc th́ có  bài chúc  tết sau đây có một  ư nghĩa  hay hay  ( rút ra từ  Internet, không biết ai là tác giả ). Xin  độc giả thường thức.  

 “Xin gửi đến Bạn lời cầu chúc vừa đủ, vừa đủ thôi...

Vừa đủ HẠNH PHÚC để tâm hồn Bạn luôn thanh cao

Vừa đủ THỬ THÁCH để Bạn được dũng mănh

Vừa đủ MUỘN PHIỀN để Bạn có ḷng nhân ái

Vừa đủ HY VỌNG để hạnh phúc măi ngự trị nơi Bạn

Vừa đủ THẤT BẠI để giữ Bạn khiêm nhu

Vừa đủ THÀNH CÔNG để Bạn luôn kiên cường

Vừa đủ BẠN BÈ để giúp Bạn an vui

Vừa đủ VẬT CHẤT để Bạn được thảnh thơi

Vừa đủ NHIỆT T̀NH để Bạn có thể đi đến cùng các dự tính

Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan nơi Bạn những chán nản ngă ḷng

Vừa đủ NGHỊ LỰC để cuộc sống Bạn mỗi ngày được tươi đẹp và hạnh phúc hơn

Và vừa đủ T̀NH YÊU để Bạn có thể thực hiện tất cả những hy vọng và ước mơ của Bạn!”

 

 
   

              Tṛ chơi của Lễ Hội  dân gian       

Thi thổi cơm

Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi.  Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẻ, vừa đi vừa nấu cơm

Đánh quay

Đánh quay là tṛ chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm.Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ th́ sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều

Chơi chuyền

Tṛ chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tṛn nặng (quả cà, quả ḅng nhỏ...),ngày nay các em thường chơi bằng quả bóng tennis.

Thi diều sáo

Diều sáo là một tṛ chơi phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm ở một số vùng có tổ chức cuộc thi diều sáo như trong hội đền Hùng ở thôn Cổ Tích, Lâm Thao, Phú Thọ. Đây là những chiếc diều thật lớn, bề ngang có khi đến một sải rưỡi tay và có mang một hoặc nhiều chiếc sáo.

Ô ăn quan

 Vẽ một h́nh chữ nhật được chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu h́nh chữ nhật được vẽ thành 2 h́nh ṿng cung, đó là 2 ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó một viên sỏi lớn có h́nh thể và màu sắc khác nhau để dễ phân biệt hai bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô.

 

Mèo đuổi chuột

Tṛ chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành ṿng tṛn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.

Rồng rắn lên mây

Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người c̣n lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:   

Ném c̣n

Với người Việt cổ xưa, tṛ chơi này thường dành cho giới nữ, con nhà quư phái, xưa kia là các mỵ nương, con gái Lạc hầu, Lạc tướng. Đối với các dân tộc Mường, Tày, H’mông, Thái... ném c̣n là tṛ tín ngưỡng hấp dẫn nhất của trai gái trong dịp hội xuân

Đánh roi múa mộc

Roi bằng tre vót nhẵn và dẻo, đầu bịt vải đỏ, c̣n mộc đan bằng tre sơn đỏ. Các đấu thủ đấu tay đôi với nhau: vừa dùng roi để đánh, dùng mộc để đỡ, ai đánh trúng địch thủ vào chỗ hiểm và đánh trúng nhiều th́ thắng, thường đánh trúng vào vai và sườn mới được nhiều điểm.  

Nhún đu

Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đ́nh để trai gái lên đu với nhau.

Kéo co

Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngă về phía ḿnh.

Đấu vật

Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Trong hội làng Mai Động (Hà Nội) có thi vật ở ngay trước băi đ́nh làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nh́, ba và nhiều giải khác.

 

Vật cù

Tṛ vật cù: trên một khoảng sân, thường có khoảng 14 thanh niên trai tráng chia hai bên cởi trần, đóng khố, t́m cách lừa nhau để ôm cho được quả bóng bằng củ chuối gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng  (lỗ nhỏ được đào theo h́nh vuông hoặc tṛn, gần như là vừa khít với quả cù) đối phương th́ là thắng cuộc.

Bịt mắt bắt dê

Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi tṛ bịt mắt bắt dê. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nh́n thấy, những người c̣n lại đứng thành ṿng tṛn quanh người bị bịt mắt.

Kéo cưa lừa xẻ Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.

Cướp cầu

Tṛ tung cầu, cướp cầu là một tṛ chơi mang tính nghi lễ (hoặc phong tục) mang tính bắt buộc ở nhiều lễ hội. Tuỳ từng địa phương có quy định, cách chơi hay tên gọi khác nhau.

Kéo chữ

Tṛ chơi kéo chữ phát triển ở vùng Hoa Lư, Tam Điệp (Ninh B́nh). Một đội kéo chữ có 32 con trai dưới 15 tuổi mặc quần xanh, áo trắng có nẹp đỏ, chân quấn xà cạp, tay cầm gậy dài 1,2m cuốn giấy màu và ở trên đầu gậy có gù sặc sỡ.

Đua thuyền Từ xa xưa ở Việt Nam đă có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là tṛ thi tài mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần,

Thi thơ

Hàng năm, ở một số vùng có tổ chức hội thi thơ như ở Hoa Lư (Ninh B́nh) và Yên Đổ (Hà Nam)

 

Thi thả chim

Chim bồ câu được là biểu tượng cho hoà b́nh - tự do nên thường được gọi là chim Hoà b́nh. Dựa vào những đặc tính ấy của chim. Từ lâu, ông cha ta đă sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhă: thi thả chim bồ câu. Tương truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lư.

Cờ người

Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ c̣n gọi là tướng Bà, trang phục đỏ).

Chọi gà

Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam ) đă trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. V́ vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong tṛ chơi ngày hội, mà c̣n là một thú vui chơi thông thường của nhiều người ở đô thị cũng như nông thôn.

Th́a la th́a lảy

Là tṛ chơi luyện tập sự nhịp nhàng. Giống như tṛ tập tầm vông, song bài ca lại là bài vè Con gái hư - chê tật xấu của các cô gái lười.

Thả đỉa ba ba

Tṛ chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng... ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước.

Tùm nụ, tùm nịu

Căn cứ vào hai câu "Tay nào có? Tay nào không?", đây là một tṛ đố: nắm một vật vào đó trong một tay và ch́a hai nắm tay. Mở tay ra: đúng sai, có không....biết liền.

 

Nu na nu nống

Đám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát.

 
 

Tập tầm vông

Bài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam

nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm

Múa (đội ngũ nhạc, có phường bát âm (hội Phủ Dày)

múa lân, múa rồng, múa sinh tiền, múa bồng.

Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, múa quạt hầu  (Hội Gióng)

múa nến, múa tập thể

múa gậy,

múa nón (LỄ HỘI CHỬ  ĐỒNG  TỬ)

múa rốiTrống, Chiêng (LỄ HỘI THÁNH GIÓNG)

Hát

hát tuồng,

hát đối,

hát ải lao.

hát ca trù,

hát quan họ, (LỄ HỘI ĐỀN ĐÔ  ( LƯ BÁT ĐẾ ):

  (  Please read  festivals: click  Festivals)