|
|||||
Ban Biên Tập
Phạm x.Khuyến TrườngThy
Xuân Bích
Nguyễn Lê Hiếu
HươngKiều Loan
Dươngvăn Phối
Đặng văn Minh
PhạmLiên Anh
PhạmKim Liên
Trần v. Quang Nguyễn A.Tuấn
Xin click các mục |
Trang Mỹ Thuật Một chút ư niệm về Mỹ Thuật cho giới trẻ Việt xa quê hương
Nghệ thuật là con đường ư nghĩa nhất, sâu xa nhất dẫn vào thế giới tâm linh. Có hai loại nghệ thuật. Nghệ thuật chủ quan và nghệ thuật khách quan. Nghệ thuật nào cũng làm cho ḷng người rung động để rồi hướng con người vươn tới ư nghĩa của cuộc đời.Đề cập tới nghệ thuật khách quan tức là nói đến các ngành Kiến trúc , điêu khắc và hội họa, Nói đến nghệ thuật tức là nói đến mỹ thuật vỉ hai từ ngữ này có liên hệ chặt chẽ với nhau. Để có ư niệm về nghệt thuật Việt, xin mời quí vị đọc đoạn văn dưới đây: " Vai tṛ Trường Mỹ Thuật Đông Dương" của tác giả Huỳnh hữu Ủy.
Vai tṛ trường Mỹ Thuật Đông Dương Trích một đoạn văn của Tác giả Huỳnh Hữu Ủy
Muốn hiểu được nền nghệ thuật hiện đại Việt nam, chúng ta phải nh́n trở lại vai tṛ của trường Mỹ Thuật Thuật Đông Dương h́nh thành vào giữa thập niên 20 của thế kỷ 20-----. Sự ra đời của Trường Mỹ Thuật Đông Dương ( Ecole des beaux Arts de l’Indochine) đă làm thay đổi toàn bộ cách nh́n, những phương tiện biểu cảm, những lề lối phát lộ đời sống bên trong của người nghệ sĩ. ![]() Trường Mỹ Thuật Đông Dương h́nh thành với mục đích đào tạo nghệ sĩ bản xứ dưới ảnh hưởng của phương pháp và tư tưởng Pháp như đơn xin mở trường của Victor Tardieu được toàn quyền Merlin thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1924. Có lẽ nên trở lại với hoạ sĩ Victor Tardieu (1870-1937) là người đặc biệt rất có công với nền nghệ thuật hiện đại của chúng ta. Năm 1920 được giải thưởng Mỹ Thuật Đông Dương, Victor Tardieu viếng thăm Đông Dương, ông đă có dịp nghiên cứu qua các ngành mỹ thuật, mỹ nghệ của ta, thăm viếng các lăng tẩm, đền đài và đă nhận ra rằng Việt Nam có một nền Mỹ thuật cổ truyền phong phú, khiếu thẩm mỹ của người Việt rất tinh tế nếu được hướng dẫn và huấn luyện chu đáo; lại đưa thêm vào một phương pháp mới khoa học hơn th́ chắc chắn là nền Mỹ thuật Việt Nam sẽ tiến triển nhiều.. Với nhận xét xác đáng ấy, ông đă vận động, nhiều lúc cả với tinh thần tranh đấu để trường Mỹ Thật Hà Nội được ra đời, bổ túc cho các trường mỹ thuật-mỹ nghệ đă được thành loập trước đây. Trường Mỹ Thuật Hà Nội được h́nh thành, bao gồm 4 ban: Kiến trúc, Hội hoạ, Điêu khắc và Mỹ Nghệ thực hành. Thành phần giảng huấn toàn là người Pháp, có một phụ giáo người Việt là Nguyễn Nam Sơn tức Nguyễn văn Thọ.. Một người học tṛ rất được Victor Tardieu yêu mến và vể sau đă làm rạng danh Trường Mỹ Thuật Hà Nội là Lê Văn Đệ, khi nh́n lại quá khứ cũng đă có sự nhận xét “ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội ra đời đă mở một kỷ nguyên mới cho nền Mỹ Thuật Việt Nam, v́ đem lại cho các nghệ sĩ những phương pháp và kỹ thuật chuyên môn Tây Phương về các ngành mỹ nghệ và mỹ thuật. Cá tính thuần tuư của mỗi nghệ sĩ được hướng dẫn, khuyến khích và phát triển dồi dào, do đó được phát triển mạnh. Nhiều nhân tài nghệ sĩ được nâng đỡ để phát huy năng khiếu. Các xu hướng nghệ thuật cũng được hướng dẫn và khuyến khích. Một số thanh niên có thiên tư về mỹ thuật đă được tuyển chọn để áp dụng phương pháp mỹ thuật Tây Phương vào nền mỹ thuật thuần tuư cổ điển của Việt nam Điều đặc biệt ở Victor Tardieu là ông luôn luôn tỏ ra biết quư trọng những tài năng của Việt nam, mặc dù những người nghệ sĩ này bấy giờ trên danh nghĩa vẫn c̣n là học tṛ của ông. Victor Tardieu c̣n có công rất lớn ở chỗ, mặc dù trường cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương luôn luôn bị chính quyền thực dân phản đối; hằng năm, trong kỳ hội đồng tối cao kinh yế Đông Dương, ông thường bị đả kích về các chi phí để duy tŕ ngôi trường này, chi phí nhiều mà chẳng mang lại lợi ích cụ thể nào, ông vẫn hết sức bền chí để bảo vệ sự tồn tại của nó. Những cơn sóng gió qua đi và Trường Mỹ Thuật Đông Dương cũng đă đứng vững, măi cho đến năm 1945 mới phải ngừng hoạt động v́ những biến cố chính trị mới.
( <----------Rửa rau, tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh) Năm 1931, tại Hội Chợ Đấu Xảo thuộc địa Paris, hội họa Việt Nam xuất hiện và được xem như đă thành h́nh, được khen ngợi ở Pháp, rồi ở Ư, Bỉ, Mỹ. Chính Victor Tardieu đă đích thân mang tranh của các họa sĩ Đông Dương về Pháp bày trong dịp triển lăm này. Trong kỳ triển lăm tại Hội Chợ Đấu Xảo tại Paris năm 1931, chỉ mới riêng tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh cũng đă gây được một sự chú ư hết sức đặc biệt với công chúng thưởng ngoạn ở đây. Nguyễn Phan Chánh gửi dự triển lăm sáu bức lụa: Rửa Rau, Em Bé Cho Chim Ăn, Bữa Cơm, Người Hát Rong, Lên Đồng, Chơi Ô Ăn Quan Trong một thư riêng đề ngày 24.5.1931 từ Paris, Victor Tardieu đă viết cho Nguyễn Phan Chánh: ... "Ở đây mọi việc đă diễn ra tuyệt vời. Pḥng tranh của chúng ta đă khai trương cho công chúng vào xem và chúng ta đă đạt được thành công rực rỡ. Tôi vui mừng báo cho anh hay là các bức tranh lụa của anh rất được hâm mộ và người ta đă mua ngay bốn bức trong số đó . "Các bức tranh lụa của anh đă thành công rất lớn, tất cả đều đă bán hết ... Giá tôi có thêm nữa, chắc chắn là tôi sẽ bán hết ngay. Chúng ta lại sắp bày tranh ở La Mă và sau đó ít lâu, ở Luân Đôn. Nếu anh c̣n có những bức lụa như những bức tôi mang theo, tôi bảo đảm là sẽ bán hết cho anh." (Tư liệu của gia đ́nh Nguyễn Phan Chánh. Dẫn theo Nguyệt Tú và Nguyễn Phan Cảnh, “Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh”, NXB Văn Hóa, Hà Nội 1979) Năm sau nữa, vào kỳ Giáng Sinh 1932, báo ảnh Illustration đă in màu rất đẹp và trang trọng bốn bức: Chơi Ô Ăn Quan, Rửa Rau, Em Bé Cho Chim Ăn, và Lên Đồng. Mấy sự kiện nhỏ vừa dẫn cũng đủ cho chúng ta thấy, thông qua Trường Mỹ Thuật Hà Nội, nền nghệ thuật mới đă h́nh thành và đă phát triển tốt đẹp như thế nào ngay từ bước khởi đầu. Riêng về trường hợp Nguyễn Phan Chánh, chúng ta cần thấy rơ một điểm rất cơ bản là, mặc dù nhờ ở Trường Mỹ Thuật Đông Dương mà Nguyễn Phan Chánh đă t́m thấy được chính bản thân ḿnh và thế đứng của ḿnh giữa thế giới nghệ thuật tạo h́nh, nhưng Nguyễn Phan Chánh không phải đă tiếp thụ nền mỹ thuật phương Tây một cách say mê, để rồi dấn bước vào như các bạn đồng môn Lê Phổ, Trần Văn Cẩn, Georges Khánh, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân. Nguyễn Phan Chánh không hoàn toàn nôn nả với cái mới, mà vẫn cứ đi t́m đẹp giữa những điều cũ kỹ, hơi cổ lỗ nữa là khác, với những đường nét và màu sắc đạm bạc từ nhiều tranh cổ Trung Hoa và Nhật Bản, cùng với màu sắc hơi sẫm tối, thanh đạm của đất nước và của chính bản thân ḿnh. Như vậy, chỉ mới trong ṿng vài năm, trường Mỹ Thuật Hà Nội đă đạt được những kết quả lớn lao, ngoài cả sự trông đợi của mọi người, qua các kỳ triển lăm trong và ngoài nước - Triển lăm Mỹ Thuật của Trường Mỹ Thuật Đông Dương (Hà Nội) năm 1929 - Triển lăm Mỹ Thuật Quốc tế tại điện Vincennes (Pháp) năm 1931. - Salon des Artistes Francais năm 1933 tại Paris.
Nhận xét
về cuộc triển lăm của Trường Mỹ Thuật Hà Nội năm 1929, cây bút phê
b́nh Yvonne Schultz trong một bài viết in trên L'Avenir du Tonkin,
in lại trên Tạp chí Nam Phong, số 145, tháng 12. 1929, đă nhận xét:
"Cuộc triển lăm bế mạc đă để lại trong ḷng mọi người những dư âm
của một thành công toàn diện. Dưới sự d́u dắt khéo léo của họa sĩ
Victor Tardieu, những tài năng Việt Nam có dịp thức tỉnh và sinh
hoạt, không phải hoàn toàn theo kiểu Âu Châu, mà là theo một nếp
sống Á Châu đổi mới. Họ đă khai sinh cho một kỷ nguyên. Môn phái hội
họa này, từ nay chúng ta có thể gọi là "môn phái An Nam", sẽ làm
giàu cho Viễn Đông bằng những tác phẩm cấu tạo theo cảm xúc của
người An Nam thế kỷ XX ..." (6) |
||||
|
Nếu các độc giả
muốn t́m hiểu Mỹ thuật
th́ xin khảo sát các ngành kiến trúc, điêu khắc, hội họa và
nhiếp ảnh
-Một Kiến Trúc đặc biệt - a brick house in a village Quầnthể nhà thờ PHÁT DIÊM (video) - a brick house in a city
-- Lời của Đá (Video)
- Sơn Ta
- Sơn Mài
|