Nghề Tằm,Dâu,Tơ, Lụa Việt 

 

 

 I-   Trồng  Dâu nuôi Tằm

Trồng  Dâu nuôi Tằm  là một nghề rất quan trọng nhất là ở các vùng nông thôn  quê hương Việt. Trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, v́ sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, ṿng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày. Đồng thời, cây dâu tằm có thể trồng được ở những vùng có điều kiện đất đai xấu và khí hậu khắc nghiệt mà vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho sản lượng lá dâu cao để cho tằm ăn và thu nhập dâu tằm đem lại thường cao hơn các cây trồng khác. Ở vùng nhiệt đới, trồng dâu tằm không chỉ đáp ứng thu nhập quanh năm mà nó c̣n giải quyết nhiều lao động nhàn dỗi tại nông thôn.

Cây dâu tằm  

Những ruộng dâu xanh mướt ở làng đă ít dần v́ hiện nay làng chủ yếu làm nghề kéo kén, se tơ là chính

    Cây dâu tằm thích hợp với nhiệt độ 25-32 °C,  nhưng  hạn chế sinh trưởng  nếu nhiệt độ trên 40 °C hoặc dưới 12 °C. Cây dâu tằm là cây ưa ánh sáng.V sinh học: Cây dâu tằm là cây  thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8. Nếu đất tốt, chăm sóc tốt tuổi thọ 50 năm. Thân cành nhiều nhựa không gai, trên thân cành có nhiều mầm, mầm đỉnh, mầm nách, khi cắt tỉa mầm có khả năng cho bật mầm. Mặt khác, trồng cây dâu tằm c̣n làm tăng độ che phủ xanh trên các băi đất trống (đất hoang) tham gia vào điều ḥa tiểu khí hậu môi trường vùng đó. Lá hàng năm rụng vào mùa đông. Rễ ăn sâu và rộng 2-3 m, ở tầng đất 10-30 cm và rộng theo tán cây. Tùy theo điều kiện thời tiết trong năm mà quá tŕnh sinh trưởng phát dục trải qua 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (khi gặp điều kiện thuận lợi) và thời kỳ ngủ đông (khi nhiệt độ thấp cây ngừng sinh.

Đất  trồng  cây dâu tằm  cần là đất tơi xốp, giữ ẩm, giữ nhiệt.  Đất không quá chua hoặc quá mặn, mực nước ngầm thấp. Đất cần các  chất dinh dưỡng: Đạm (N), Lân (P2O5), Kali (K2O), Canxi (Ca)

Tằm dâu   (Bombyx mori-Linnaeus)

Tằm dâu thích hợp với nhiệt độ 25-26 °C, thích ánh sáng mờ đều hoăc tối,  và cần không khí thông thoáng.Các bệnh của tằm dâu: đó là các bệnh tằm gai, bệnh tằm do virus, bệnh tằm do vi khuẩn, bệnh tằm vôi, nhặng hại tằm, Bệnh ngộ độc tằm.Để pḥng trừ bệnh tằm: cần thiết phải có các biện pháp Pḥng trừ tổng hợp bệnh tằm .

Tằm dâu là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, ṿng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục khác nhau: trứng, tằm, nhộng, ngài. Mỗi giai đoạn phát dục đều có một vai tṛ quan trọng trong đời sống con tằm           

  • Giai đoạn tằm: là giai đoạn ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín (đủ dinh dưỡng) lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở.

  • Giai đoạn ngài: là giai đoạn trưởng thành con đực và con cái t́m nhau để giao phối và ngài cái đẻ trứng.

     .  Giai đoạn trứng: đối với trứng tằm đa hệ th́ sau khi con cái đẻ trứng 8-10 ngày, ở 25 °C trứng sẽ nở thành tằm con. Đối với trứng tằm lưỡng hệ và độc hệ th́ sau khi đẻ trứng đi vào trạng thái ngủ nghỉ và bắt buộc trứng phải qua lạnh. V́ đây là đặc tính di truyền của tằm lưỡng hệ độc hệ được h́nh thành trong điều kiện giá lạnh của vùng ôn đới,   sau 4-5 tháng lạnh của mùa đông th́ trạng thái ngủ nghỉ (hay c̣n được gọi là hưu miên) bị phá vỡ và trứng được nở ra tằm con. Người ta đă lợi dụng đặc tính này của trứng tằm để bảo trứng lâu dài. Đi với nó là các phương pháp đánh thức ngủ nghỉ bằng các biện pháp nhân tạo.

Đặc điểm trứng tằm: h́nh bầu dục, nhỏ, dẹt, bên ngoài có vỏ cứng, tuỳ theo giống mà trứng có h́nh dạng khác nhau, trứng tằm độc hệ lớn nhất, sau đến là trứng lưỡng hệ, trứng tằm đa hệ là bé nhất, trứng có màu trắng sữa hoặc hơi vàng, trên mặt trứng có nhiều lỗ khí.Tằm dâu căn cứ vào số lứa nuôi trong một năm mà người ta phân ra: tằm độc hệ, tằm lưỡng hệ, tằm đa hệ.

 
 

 

II -Kén tằm

Kén tằm là vỏ bọc bên ngoài của nhộng tằm do những sợi tơ tạo nên từ chất protein trong tằm chín giúp chống đỡ điều kiện ngoại cảnh kẻ thù tự nhiên.

           Chuẩn bị kén cho vào ḷ kéo thành sợi     

                              nhộng tằm                            Chuẩn bị kén cho vào ḷ kéo thành sợi  

Kén được nấu trong những nồi nước sôi và khuấy liên tục. Đây là công đoạn khá cực nhọc của nghề kéo kén          Người thợ khéo léo cho kén qua 1 lỗ nhỏ, kéo thành sợi và cuộn vào guồng

                       Kén được nấu trong nồi nước sôi           khéo léo cho kén qua 1 lỗ nhỏ

                            và khuấy liên tục                                   kéo thành sợi và cuộn vào guồng

Cách đây hàng ngh́n năm người ta đă khám phá sản xuất sợi tơ tằm từ kén tằm: đó là kén tằm bị mềm đi trong nước nóng và các sợi tơ có thể được kéo ra, sợi to mảnh,chắc dai, và đồng nhất có thể sản xuất ra vải đẹp và bền.

Kén tằm có phẩm chất tốt không nhất thiết phải có kích thước lớn mà cần mẩy, nhiều tơ, ít áo kén, dễ kéo tơ và kén phải đồng dạng về h́nh dạng và kích thước.

Kén tằm tốt do các yếu tố: giống và chăm sóc khi tằm chín bỏ lên (mật độ, nhiệt độ, ẩm độ, thông thoáng, ánh sáng).

 

Đặc điểm chủ yếu kén ươm: màu sắc, h́nh dạng kén, kích thước, độ cứng, nếp nhăn trọng lượng kén, trọng lượng vỏ và tỷ lệ vỏ..

 

III -  Sợi tơ tằm

 

Sợi tơ tằm (tơ đơn) là sợi tạo nên kén tằm, nó gồm 2 sợi nhỏ tiết ra từ cặp tuyến tơ của tằm chín và dán chặt vào nhau, được bao phủ bởi 1 lớp keo (sericin - có thể biến động từ 28-30% tuỳ theo giống tằm, nó làm cho sợi to thô ráp và cứng, khi kéo tơ bị người ta tẩy sạch).

Đặc điểm chủ yếu của tơ: chiều dài tơ đơn và độ mảnh tơ. Sợi tơ có thể hút ẩm, bị ảnh hưởng bởi nước nóng, axit, bazơ, muối kim loại, chất nhuộm màu.

Chất lượng sợi tơ được đánh giá theo cấp độ: A, 2A, 3A, 4A, 5A, 6A. Ngoài ra chất lượng tơ được đánh giá thấp hơn sẽ là: B, C, D, E..

 

 IV - Dệt  Lụa

Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng . Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa

 

V-   Nhuộm Lụa

Nhuộm Lụa  bằng Mủ mạc nưaMạc nưa là loài cây thân gỗ, lá to bằng ngón chân cái, dài chừng 7-8cm, cây trồng được khoảng 3 năm th́ bắt đầu cho quả, quả mạc nưa màu xanh, tùy theo điều kiện đất trồng xấu, tốt, tùy thuộc thời điểm đầu mùa hay cuối mùa mà to bằng từ ngón tay út đến ngón chân cái Quả mạc nưa đầu mùa th́ cho nhiều mủ, nhuộm vải rất dư, vải dày, bền nhưng mặt vải lại không bóng. C̣n quả thu hoạch lúc cuối vụ cho ít mủ, nhuộm vải rất hao nhựa nhưng bù lại, mặt vải lại bóng và đẹp.

 
 
 

 

VI-  Những nơi nỗi tiếng về  Tằm Tơ Lụa tại quê hương:

               Làng Cổ Chất , Làng Tân Châu  Làng Mă Châu

 

- Làng Cổ Chất   tỉnh Nam Định chừng  từ lâu đă nổi tiếng về nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa,  nổi tiếng với 2 loại tơ chính là tờ vàng và tơ trắng,    nhưng hiện nay, chủ yếu là làm khâu kéo kén là chính.

Làng Cổ Chất  là  làng thơ mộng bên ḍng sông Ninh  vọng  ra những âm thanh lạch cạch phát ra từ những xưởng kéo tơ thủ công, tiếng máy dệt. H́nh ảnh cả ngôi làng gần như được nhuộm bởi một màu váng óng của những mẻ tơ đang “tắm” nắng cho khô

Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Nam Định với anh th́ về

Nam Định có bến Đ̣ Chè

Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ.”

 

- Làng Tân Châu   tỉnh  An Giang đă nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đây cũng chính là nơi sáng tạo nên loại lụa Mỹ A nổi tiếng một thời. Theo những người lớn tuổi kể lại th́ ngày xưa, chị em phụ nữ mà có được một bộ quần áo may bằng lănh Mỹ A th́ thật là sang trọng. Bộ quần áo ấy chỉ dành để mặc vào những ngày lễ, tết. So với lănh Mỹ A, vải "xá xị Xiêm" - một loại lụa Thái Lan nổi tiếng thời đó - cũng không sánh bằng.

Bên nàng mặc lănh Mỹ A

Đưa đ̣ sang chợ, tưởng xa hóa gần.

Sáng trăng trải chiếu hai hàng

Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ

Quay tơ phải giữ mối tơ

Dẫu năm bảy mối cũng chờ mối anh...

Khung cảnh thanh b́nh trong bài thơ trên là h́nh ảnh thời kỳ đầu của nghề ươm tơ, dệt lụa ở Tân Châu. Thời đó, người ta dệt lụa theo khung dệt cổ. Khổ vải dệt ra chỉ rộng khoảng bốn tấc, khi may quần áo phải nối vải nên không đẹp. Dần dần, làng nghề tạo ra khung dệt khổ 8 tấc, rồi 9 tấc, đồng thời nghiên cứu làm cho lụa đẹp hơn, bền hơn với nhiều hoa văn tinh xảo như : cẩm tự, hoa dâu, hoa cúc, mặt vơng, mặt đệm v.v..

"Trai nào bằng trai hai huyện

Tháng ngày dệt lụa trồng dâu

Gái nào thảo bằng gái Tân Châu

Thờ cha nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn"

 

Làng Mă Châu

Làng Mă Châu xứ Quảng Nam có tên gọi là “Làng lụa Tằm Tang”.

Vào khoảng thế kỉ XVI - XVII, làng lụa Tằm Tang làm ra rất nhiều mặt hàng tơ lụa nổi tiếng như đoạn, lănh, gấm, vóc, … xuất khẩu sang các nước Tây Âu và vùng Viễn Đông qua con đường thương cảng Hội An của xứ Quảng.
Hiện nay, mỗi tháng làng Mă Châu sản xuất được khoảng 10.000m2 lụa các loại, chủ yếu để cung cấp cho các xưởng chế tác đồ may mặc, sản phẩm lưu niệm và xuất khẩu ra nước ngoài.  Ở  Phố cổ Hội An đă h́nh thành khu du lịch làng nghề truyền thống lụa Tằm Tang với nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và giới thiệu sản phẩm. Những sản phẩm lụa Tằm Tang thu hút du khách quốc tế. Ngày nay, lụa Tằm Tang xuất đi nhiều nước, nhất là các nước Đông Âu như Nga, Hungari…

 

VII-  Tục Ngữ, thơ ca về Tằm Tơ Lụa

 

   Tục ngữ

        "Người đẹp v́ lụa, lúa tốt v́ phân"

 

   Thơ Chân Quê của Nguyễn Bính:

... Nào đâu cái yếm LỤA SỒI
Cái giây lưng ĐŨI nhuộm hồi sang Xuân
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ, cái quần NÁI đen

Khoai lang chấm muối ăn bùi

Lấy chồng thợ nhuộm bay mùi mặc nưa

 

Thơ Nguyễn Việt Chiến

 

Mây tơ tằm

 

Sớm nay lác đác sen đồng
Một vài bông nở bên sông lập ḷe
Con sông vừa ngủ vừa đi
Áo phù sa bạc mấy khi được lành
Em về vá áo sông anh

Về mau kẻo sóng nhuộm thành sông mê

Đường lên Thạch Thất, Ba V́
Lúa đồng sắp chín, chim ri đang c̣n
Em giờ vẫn chửa có con
Bánh dầy xôi đỗ vẫn c̣n người mong
Lụa c̣n đau đáu Hà Đông
Mây tơ tằm phủ miền sông Đáy vàng

Ngàn dâu xanh suốt thoi ngang
Đất như lụa dệt bóng làng quê xưa
Đầu làng, ngựa đá gặm mưa
Cuối làng, chó đá sủa chờ trăng lên
Xứ Đoài thăm thẳm mắt sen

Mây tơ tằm nở trên miền đá ong

Chiều mưa lác đác sen đồng
Con sông chảy măi mà không sóng về
Mắt xưa sen bỏ bùa mê
Tằm tơ em lấy mái đê làm nhà
Sông gần bến cũng chẳng xa
Quê sông vẫn chốn thật thà cỏ may

Hẹn em ở hội Chùa Thầy
Tháng giêng lại gặp đ̣ đầy Chùa Hương
Trái mơ tơ tưởng c̣n vương
Thẹn tḥ ngực áo đầm sương tơ tằm
Nón Chuông buông mắt lá dăm
Em xuôi đ̣ dọc anh lầm đ̣ ngang

Để cho bầu rượu dở dang
Một miền mây lụa hoang mang nỗi ǵ
Con sông vừa ngủ vừa đi
Mây tằm tơ dẫn lối về trần gian

 

   Người Sưu tầm  :  Phạm X  Khuyến