Nghề nghiệp: |
||
|
I- Sự tích trồng Lúa Câu chuyện Lo Yueh/Lạc-Việt (tài liệu của Tiến sĩ Nguyễn Lê Hiếu) Hơn chục ngàn năm trước, khi nhân-loại còn trú chân trong các hang hay lê-la trên các vùng đồng-bằng thì lương-thực thường là những con vật chính mình săn được hay là kéo nhau theo sau những thú-vật cũng đi săn và ăn phần thừa do thú-vật đó bỏ lại. Những món ăn đó thất-thường, tùy hoàn-cảnh từng ngày. Thêm vào đó, họ vươn tay hái những trái thấy ở trên cành, hay là cúi xuống nhặt những quả đã rụng trên mặt cỏ, hoặc quỳ xuống hì-hục đào-bới đất tìm-kiếm những rễ ăn được. Thức ăn hoa-quả-cây-rễ có thể có dễ hơn, ít nguy-hiểm hơn là đi săn nhưng vẫn còn thất-thường. Tới một giai-đoạn nào đó, con người trong buổi phôi-thai của văn-minh, đã nhận ra ba chân-lý: thứ nhất, lý nhân-quả, đặc-biệt là hạt giống có thể sinh ra những cây-cối; thứ hai: lý chuyên-nhất; không những giống cho ra cây mà đặc-biệt hơn nữa, mỗi loại giống luôn luôn cho ra một loại cây và chỉ chuyên-nhất một loại đó mà thôi; và thứ ba, con người có khả-năng và ưa-thích lựa-chọn.Nắm trong tay ba nguyên-lý đó, nhân-loại đã quyết-định chỉ lưạ-chọn trồng một số hạt-giống mà họ biết sẽ cho ra những cây-cối họ ưa-chuộng; nông-nghiệp đã bắt-đầu. Các cuộc khảo-cổ cho thấy bắp xuất hiện trước tiên ở Trung-mỹ; mì và mạch ở Tây-á, sau tràn sang Trung-á và Tàu; năng ở Nam-mỹ. Riêng ở Đông-nam-á, điều-kiện khí-hậu, độ nóng và độ ẩm (độ mưa) đã giúp cho người trong khu-vực đó trồng được lúa gạo. Các loại ngũ-cốc tràn sang lục-địa Á-châu và nơi Trung-quốc ngày nay, mì ở phía bắc và lúa gạo ở phía nam. Không phải ngẫu-nhiên mà sau này, sách-sử Trung-quốc ghi tên dân ta là Lo Yueh—người Việt trồng lúa; theo cú-pháp tiếng Tàu, lúa-Việt—các học-giả Mỹ từ xưa tới nay, thường bắt-chước mà ghi dân cổ ta là Lo Yueh. Các cụ ngày xưa giữ âm Nho-Việt, phát âm thành Lạc-Việt; rồi mới ghi là có Lạc-hầu, Lạc-tướng, Lạc-điền. Vậy thì Lo Yueh là ký-hiệu người phương-tây phiên-âm của người Tàu, Lạc-Việt là ký-hiệu do cách phát-âm của ta; nhưng cách dịch nghĩa sát nhất phải là dân-Việt-trồng-lúa (rice-growing Viet people). (1) Cũng theo khoa khảo cổ, thì ở Đông Nam Á cách đây năm nghìn năm, vùng đồng bằng sông Hồng Bắc Việt khí hậu gió mùa, mùa mưa khí ẩm khiến dân Lạc Việt khai thác nước trồng lúa. ( Lạc Việt có nghĩa là người Việt giồng lúa).. Lúc đầu dân Lạc Việt chưa có nông cụ, nhưng sau nhờ người Tầu mang đồ cầy cấy bằng sắt vào giúp cho nông nghiệp phát triển ( Nhâm Diên dạy dân dùng nông cụ bằng sắt)..Đất sông Hồng thì mầu mỡ mỏng, cầy nông , phải lo dẫn thủy nhập điền. Còn sau này khi quốc gia mở rộng biên giới, thì đất miền nam rộng, lụt lớn, phù sa nhiều, cày sâu, cần khai mương thoát nước. II- Nghề trồng Lúa Nghê thuật làm ruộng ( tài liệu của Giáo sư Dương văn Phối) ![]() Làm ruộng là nghề trồng lúa, lúa xay ra gạo, gạo nấu cơm chúng ta ăn hàng ngày…Hai từ làm ruộng còn cho ta biết nghề làm ruộng của một người. Như người này nghề nghiệp là làm ruộng, người nọ nghề nghiệp là thợ mộc, người kia nghề nghiệp là thợ máy. Có 2 cách làm ruộng 1- làm lúa cấy (NÔNG CỤ---------------->)- 2- làm lúa sạ. 1-Lúa cấy Lúa cấy, thường là vụ mùa 6 tháng từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Nguồn nước chủ yếu là nhờ vào nước trời mưa, năm nào mưa thuận gió hòa có đủ nước thì trúng mùa. Đầu mùa mưa, nông dân cầy đám mạ. Đám mạ có diện tích bằng 1/10 miếng đất mình có. Cái cầy được trâu hoặc bò kéo, cày để úp mặt đất xuống cho chết cỏ, mỗi luống cày ngang độ hai gang tay. Cày đều không để sót (lòi) một đường nào. Mỗi buổi từ 5 giờ sáng đến 10 giờ cày xong một công đất (1000m2). Cày rất vất vả, người Việt mình thường nói “ qua Mỹ cày 2-3 jobs"- ý nói lên sự vất vả đó! Cày xong, người ta bừa cho đất bể ra ( vỡ ra) và trục cho đất nhuyễn ra, lượm cỏ sạch; dùng cái bừa lật ngược răng lên, trâu bò kéo đi vòng khắp mặt đám mạ cho bằng phẳng gọi là trạt, phía dưới cái bừa, người ta để một con cúi ( con cúi là lấy rơm thắt lại như thắt bín (bím). Con cúi này cắt rãnh cho nước rỏ xuống, xong là gieo mạ. Một đám mạ có diện tích 1000m2, phải ngâm 2 giạ lúa (một giạ có 40 lít) và có đám mạ như vậy đủ cấy một mẫu đất(10.000m2). Lúa giống ngâm 24 giờ vớt ra ủ cho lên mộng, mỗi ngày tưới nước lạnh, sau 2-3 ngày lúa lên mộng đều, đem gieo trên đám mạ gọi là gieo mạ, phải giữ cho đám mạ không bị ngập nước. Nếu bất chợt, dùng gàu sòng tát ra, 5-6 ngày mạ lên cao cho nước vào từ từ…..Sau 1 tháng 20 ngày nhổ mạ. Thời gian sau khi gieo mạ xong, người ta cày phần đất còn lại để chuẩn bị cấy, cũng cày bừa, trục, nhổ cỏ……
Mạ được nhổ lên để trên cái ghế nhổ mạ dùng dây tranh buộc từng bó. Nông dân dùng cái cộ ván, cộ ván làm bằng cây mù-u, ngang độ 1 m dài 2m5, có phần mỏ phía trước uốn cong lên, cho dễ lướt trên mặt ruộng khi trâu bò kéo cộ chở mạ đi. Mạ được giậm từng bó cách nhau độ 3m đều trên mặt ruộng. Hôm sau, một số 2-3 chục người đàn bà, họ tháo từng bó mạ, tách ra từng nắm nhỏ, lại chia ra từng 4-5 tép mạ và cấy xuống, cây lúa cách nhau độ 3 tấc. Một người, một ngày có thể cấy xong 1 công đất (1000m2), 3 ngày sau người ta lội rảo trong đám ruộng để sửa cây lại những cây lúa nổi gọi là giậm lúa.
Có lẽ để bớt đi sự vất vã, quên đi sự nhọc nhằn, những chị em đi cấy, thường nói chuyện vui, chuyện nhà cửa, chuyện cô này cậu kia….Nhất là thường nghe tiếng hò vang lên giữa trời đất mênh mông, tạo ra không khí vui nhộn trong cảnh thôn quê thanh bình. Vài anh chị hò, hò ghẹo nhau, hò nói lên tình cảm mình và có nhiều trai gái hò đối đáp nhau rồi dính nhau thành vợ thành chồng (ở quê người ta có mấy từ như cậu nọ lấy chị kia hay gặp, hay đụng…. để nói lên cái ý là 2 người thành vợ chồng). Phải nhận là hò đối đáp nhau, 2 người có năng khiếu đặc biệt, hò cả vài giờ thật hay. Câu hò thường thường là những câu ca dao 6-8. Họ lấy hình ảnh đồng quê… trời mây, cây trái, ruộng vườn…rồi ứng khẩu thành câu hò như: “ Hò.. ơ.. ớ… đến đây, mến cảnh, mến người, mến cô em gái, miệng cười có duyên”. Nếu cô em gái nào đó, cảm thấy mến cậu trai, thì hò đáp lại: “Hò.. ơ…ớ, Em đây phận gái thuyền quyên Anh mến nói vậy, có duyên đâu nào!..” Đôi khi họ dùng một số ý, nên câu 6 trở thành 8-10 chữ và câu 8 trở thành 10-12-16--- nhưng vẫn có vần như thể 6-8: “ Hò…ơ…ớ. Trời mưa trời gió lạnh lùng. Thấy em đi cấy, vất vả nhọc nhằn, muốn thưa cha mẹ, cho đôi ta chung một nhà”. "Hò…ơ…ớ. Anh ơi chớ nói gần xa, Mến thương em thật, dọn nhà qua ở với em". Ít khi họ hò choảng nhau như: "Hò…ơ…ớ Trên trời có vạn vì sao Hai vì sao sáng lọt vào mắt em." Cô nào đó thấy không có cảm tình với cậu nhọ, hò đáp lại: "Hò…ơ.. ớ Trên trời có vạn vì sao. Hai vì sao nặng lọt vào miệng anh ( sao nặng nói lái là xạo)"
Người dân sống ở thôn quê có được tình làng nghĩa xóm, vì sống gần gũi nhau từ nhỏ đến lớn…và làm ruộng nương, vườn tược,họ làm vần công. Làm vần công là thí dụ: Hôm nay anh A đến nhà anh B, để đấp bờ ruộng mà không lấy tiền, rồi ngày nào đó anh B đến nhà anh A phụ làm cho anh A như ban gò. Họ làm vần công có khi chỉ ăn cơm trưa thôi. Cũng vậy một đám công cấy có 30 người, họ lần lượt cấy trả công cho nhau. Nếu trong 30 người, có một người không có ruộng thì 29 người kia phải trả tiền cho người đó, mỗi người một ngày tiền công. Sau khi cấy xong, người nông dân chỉ căm sóc cho đủ nước, sâu bọ….Ba tháng sau là lúa trổ đòng đòng, sau 20 ngày thì bông lúa sắp chín, người dân gọi là cong trái me và độ 10 ngày nữa là thu hoạch.
Những cô thôn nữ dùng lưỡi hái, cắt từng bụi lúa, để gom lại từng mớ lúa độ một ôm tay. Hai ba cậu trai dùng một dụng cụ gồm 2 thanh cây mù u nho nhỏ dài độ 5 tấc được nối với nhau bằng sợi dây cũng độ 5 tấc gấp mớ lúa, đem đập vào cái bồ đập lúa, hột lúa rơi trong bồ, còn lại thân cây lúa gọi là rơm, rơm phơi khô để nấu, hoặc chất thành cây rơm để dành cho trâu bò ăn. Chúng ta nghe nói rơm rạ, rạ là phần dưới dưới đất của thân cây lúa. Rạ để vậy cho mục nát làm phân cho mùa sau, có người nhổ ra đem về ủ nấm. Lúa hột trong bồ đập lúa, được đổ vào bao chất lên cái cộ mỏ cũng làm bằng cây mù u trâu bò kéo về sân lúa. Sân lúa được làm tạm trên vuông ruộng gần đó. Để làm một sân lúa, trước hết người nông dân giẩy gốc rạ, căng bằng mặt đất, tưới nước, đánh 2-3 con trâu đi vòng vòng trên sân cho đất dẽ xuống. Sau đó lấy phân trâu trộn nước dể tráng lên mặt sân cho phẳng cho dễ quét lúa. Một hai ngày sau sân khô mới đổ lúa. Tại sân lúa, người ta cất tạm một cái chòi nhỏ che nắng ban ngày khi phơi lúa, ban đêm ngủ giữ lúa. Mấy chú trâu buộc vào nọc, nằm nghỉ gần đó! Người ta dùng cái bừa vào tung lúa ra cho lá lúa còn sót lại và quét tách rời ra gọi là kiểu lúa, dùng cái trang (làm bằng ván) kéo lúa qua lại cho mau khô, tiếp theo là dê lúa, người ta lấy một chà tre buộc vào ghế, họ đứng trên đó đổ từng thúng lúa xuống chà tre, lúa lép, vài cộng lá lúa còn lại được gió đẩy ra xa đống lúa chất hột. Ở nước ta, có gió chướng từ tháng 10-11 đến tháng 2-3 nên việc dê lúa dễ dàng. Sau đó, chuyển lúa về nhà, chứa trong bồ ( bò lúa làm bằng tre đương (đan). Mỗi bồ lúa chứa 7-8 chục giạ. M7ột công lúa cấy thu hoạch độ 17-18 giạ.
|
|
2-Lúa Sạ - Lúa sạ ( 3 tháng 1 vụ). Vào những năm 1970 trở về sau, nông dân chỉ làm vụ mùa 3 tháng, một năm làm 3 vụ: - vụ hè thu từ tháng 5-6-7 - vụ thu đông từ tháng 8-9-10 - vụ đông xuân từ tháng 11-12-1
Vụ mùa 3 tháng chỉ sạ, công việc làm đơn giản hơn, dùng máy xới. vừa xới vừa kéo theo cái trục. Một công đất xới độ 2 giờ là xong. Người ta để một đầu bẹ dừa hoặc con cúi dưới cái trục, trục không lăn được, đầu bẹ dừa cắt thành rãnh nhỏ, nước rỏ xuống,xong là sạ ngay.
Sạ lúa, phải ngâm lúa giống cho lên mộng, mỗi công đất sạ 20 đến 25 lít lúa. Khi sạ, người ta dùng thúng đựng lúa giống và lội theo từng luống tung đều lúa giống ra khắp mặt ruộng. Sạ xong 3-4 ngày sau, mới cho nước vào từ từ. Độ 15 ngày sau khi sạ, xịt thuốc diệt cỏ dại. Kế đến bón phân và giậm lúa. Vì sau khi sạ, có một số chỗ lúa bị chết, phải nhổ chỗ rậm đem giâm chỗ lúa chết. Ngày nay, người ta làm một dụng cụ như cái bừa cào bằng sắt chỉ có 4-5 răng được uốn cong cong, để móc chỗ lúa rậm đem bỏ vào chỗ lúa chết thế là xong, làm rất nhanh, đỡ tốn công nhiều. Lúa sạ, độ 2 tháng thì trổ đòng và thu hoạch sau đó độ 1 tháng. Một công lúa sạ có thể được hơn 20 giạ lúa. Còn một lối sạ khác không tốn kém nhiều.Như xong vụ hè thu, người ta rải đều rơm trên mặt ruộng, phơi 4-5 ngày cho rơm khô, đốt rơm cho nước vào, sạ lúa ngay, hôm sau rút nước ra. 3-4 ngày sau bơm nước vô từ từ và chăm sóc như xạ có máy xới. Lối xạ này người dân quen gọi là sạ chay.
Vài tục ngữ ca dao về ruộng *Ruộng sâu, Trâu Nái: Nghĩa đen là thông thường ruộng sâu nước mưa và bao nhiêu cỏ rạ mục trôi về đó nên đất tốt.Trâu Nái là trâu cái đẻ con có lợi. Nghĩa bóng:Giầu có của cải toàn đồ tốt, sản xuất nhiều, ngày càng giầu thêm
*Ruộng sâu, Trâu nái không bằng Con Gái đầu lòng: Có ruộng sâu, trâu nái, tuy có lợi, nhưng không bằng có con gái đầu lòng được nhờ sớm có lợi hơn. *Ruộng ai nấy đấp bờ: việc ai nấy lo, phần ai nấy giữ: "Ruộng ai thì nấy đấp bờ Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công"
*Ruộng bề đề, không bằng nghề trong tay: Ruộng đất rộng, tiền của nhiều chưa hẳn là sung sướng vì còn lo mất mùa, lụt lội, trộm cướp, có ngày phải đói. Còn có sẵn một nghề trong tay không sợ đói. Càng làm càng tinh xảo, sống vinh về nghề đó “ nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” Nhưng có một thời nho học cực thịnh, học cốt để làm quan, lại có câu: " Chẳng tham ruộng cả, ao liền Chỉ thương cái bút, cái nghiên anh đồ"
Thế nhưng người dân vẫn quý đất ruộng: Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Những cô gái quê chân đất thật thà Sống với ruộng rẫy cũng được yêu chuộng: Trắng như bônglòng anh không chuộng Đen như cục than hầm làm ruộng anh thương.
Để nói lên sự vất vả về nghề làm ruộng có mấy câu: -Đi cày đang buổi ban trưa Mồ hôi đổ xuống như mưa tháng mười -Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thêm mấy hột, đắng cây muôn phần
Ở thôn quê mọi người và vật đều như có sự phân công, đồng tâm hiệp lực cùng lo chung việc đồng ruộng. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Nước ta hai miền trồng nhiều lúa là miền Bắc và miền Nam, miền Trung ít hơn. Về lúa gạo người ta ví như một gánh lúa. Miền Bắc và miền Nam là 2 thúng lúa, miền Trung là cây đòn gánh.Những tỉnh ở miền Bắc có trồng nhiều lúa như: Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên Ở miền Nam những tỉnh có trồng nhiều lúa như: Long An, Tiền Giang ( Mỹ Tho), Trà Vinh, Đồng Tháp, Sóc Trang, Bạc Liêu. Long An nổi tiếng có gạo chợ Đào, |
người Viết: Dương văn Phối
Cây Dừa là hình ảnh thân quen gần gủi với cô bác ở khắp nơi trên đất nước Việt nam.
Dừa đã chen chân với sỏi đá ở những vùng đồi núi, Dừa đã bám rễ trên những bãi bể đầy cát, Dừa đã chen chúc nhau như họp chợ tại những bờ vườn ở miền Nam Việt Nam.. Dừa đứng vững như chào đón tất cả ai khi đến gần bên Dùa. Dưới bóng Dừa mát rượi, cạnh bờ ao, bờ ruộng, là nơi lý tưởng cho đôi trai gái hẹn hò nhau.
Giả ơn ai có cây Dừa Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương. Miền Nam Việt nam, nếu nói xứ Dừa, người ta nhớ đến Bến Tre, thật vậy Bến tre là rừng Dừa …Ở Bến Tre vào những ngày hè, dưới tàn Dừa mát mẻ, cạnh bên bờ mương vườn, nước lớn đầy ắp, vài cơn gió thoảng qua, đưa hơi nước từ dưới mương bay lên tạo một cảm giác dễ chịu cho ai có dịp ngồi đó. Ngồi đây mà nghĩ đến ly chè đậu xanh, cái béo béo của nước cốt Dừa, cái ngọt ngọt của đường phèn, cái bùi bùi của đậu xanh, cái lành lạnh của nước đá, tất cả cho ai đó không ngần ngại thốt lên: Thấy Dừa lại nhớ Bến Tre Nhớ em như nhớ ly chè đậu xanh |
||
Các giống Dừa Có nhiều loại dừa: Dừa không thân, Dừa lùn. và Dừa cao
1- Dừa không thân: Dừa nước Dừa nước = loại Dừa mọc dưới bùn ngập nước, bụi to không thân, tàu to và dài độ 5m, lá mọc hai hàng hơi xuôi ra ngọn, bẹ gọi là bặp , nở to ôm nhau, phát hoa đực và cái gần nhau, buồng Dừa sai trái và đóng dày trái dài lối 8cm, to bằng nắm tay người lớn , mỗi buồng dừa độ 20-25 trái, trái có khía lãng cơm dày và trong, giữa trái có chứa chút nước ngót ngót, lá dừa nước được chẻ hai để lợp nhà hoặc được róc ra chầm thành từng tấm gọi là lá cần đóp., bặp được chẻ ra làm lạt buộc. 2- Dừa lùn(dừa kiểng) Dừa lùn= giống Dừa thân cao không quá cao 2m, buồng Dừa trổ sà dưới đất. thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng. 3- Dừa cao Dừa cao gồm:
Dừa lửa = giống Dừa bi. lá đỏ, quả vàng hồng. vỏ đỏ sậm
Dừa xiêm
=
giống Dừa cây nhỏ, trái thường nhỏ,
màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống. Dừa dâu: trái rất nhỏ, màu hơi đỏ.
Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).
-Dừa nhập nội như: Cao Hiyo, San Ramon, Lùn Mã Lai. Lùn Guine`…- Dừa lai như pB111, pB121… |
||
Mỗi cây dừa đều gồm:
Dừa
lùn (dừa kiểng)
Dừa là loại cây không to lắm, thân tròn không nhánh,. Từ gốc độ hơn vồng tay người lớn, cây Dừa thân không to vươn dần dần lên ngọn thì còn độ nhỏ hơn một vành nón lá, cây Dừa khỏe cao đến 25m- 30m
Lá Dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu. Tàu lá có bẹ xoè to ôm chặt thân cây, dài đến 5m, lá mọc đối hàng hai hàng. Trên ngọn là tàn lá xoè ra rất đẹp ngả nghiêng theo chiều gió, như thách thức với phong ba bão táp qua bốn mùa theo ngày tháng.
Trái Dừa phát triển từ hoa dừa, Trái Dừa thuộc quả nhân cứng to và tròn độ bằng trái dưa hấu trổ thành buồng trên cổ hũ,
Buồng Dừa có nhiều quả, Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa trung bình từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái. |
Trái Dừa Trái Dừa có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong.từ khi còn non đến khô có nhiều tên gọi như: -Dừa Nạo = trái Dừa cơm mềm, béo, nước ngọt vừa uống -Dừa cứng cạy = trái Dừa quá nạo vừa già, cơm cứng, nước ngọt nhưng hơi hôi dầu -Dừa lắc nước = Dừa quá cứng cạy nước lưng , lắc nghe óc ạch, uống nươc không ngon, để đến khô -Dừa khô = trái Dừa thật già, vỏ khô cơm cứng và dầy lối 1cm, nước hệt vị ngọt và hôi dàu. -Dừa rám vỏ = trái Dừa thật gìà ,qua thời kỳ lắc nước, vỏ trở vàng gần khô. Dừa trăng ăn = trái Dừa không nước cơm hủ hoặc chưa đóng cơm |
||
Dừa có nhiều công dụng. Theo một nhà vườn cho biết là từ khi trổ cho đến khi trái khô là một năm!
Thân Dừa thường dùng làm cầu để bắc ngang con mương nhỏ ,sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, chuồng gia súc.hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa và vá xới cơm,… Bông Dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông Dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt Dừa non hay còn gọi là Củ Hủ Dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây Dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây Dừa ( còn gọi là đuông Dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt Dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.
Trái Dừa
Cơm Dừa và nước Dừa là món ăn cho những gia đình ở miệt ruộng vườn. Cơm Dừa khô được xắt ra từng miếng mỏng, kho với một ít tép cá bắt được ở mương vườn, còn nước Dừa dùng để chan vào cơm mà ăn. Thế là xong một buổi cơm đạm bạc mà xét ra cũng tạm được một ít dinh dưỡng cho cơ thể đối với một số cô bác cơm không đủ no, mặc không đủ ấm. Các sắc dân theo đạo Hồi họ dùng cơm Dừa trong việc chế biến thức ăn, vì họ không ăn mỡ động vật. Cơm Dừa nạo ra vắt lấy nước cốt, phơi khô ép lấy dầu , hoặc đổ vào chảo thắng cho ra dầu ( thắng là nấu cho tan thành nước, hoặc cho ra nước còn cái.), hoặc nấu xà bông. Xác cơm Dừa sau khi ép lấy dầu, còn để chế biến thức ăn gia súc. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước Dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, Cơm Dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã Dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo Dừa được bàn tay khéo léo cần cù của các nghệ nhân, tạo hình dáng nhiều hàng lưu niệm, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… có kiểu cách khác nhau,rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Gáo Dừa ngày xưa khi dồ dùng bằng nhựa chưa có, người ta dùng gáo dừa có tra cáng hoặc không để múc nước. Gáo Dừa và gốc Dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Vỏ trái Dừa gọi là Xơ Dừa. Xơ Dừa khá dai được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kèchống sạt lở ven sông., được dùng đánh dây dùng nhiều việc..Ngày xưa cô bác ở quê dùng xơ Dừa để rửa chén bát. Lá Dừa, Bẹ Dừa, và Mo nang vỏ bọc buồng Dừa phơi khô làm củi nấu nướng phổ biến ở thôn quê, Lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. ,Lá Dừa còn dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón Hoa Dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Dầu Dừa dùng xoa lên tóc .Ngày xưa các cô các chị dùng để xoa lên tóc một ít cho được một mái tóc óng mượt, mỗi khi dự lễ hội. Dầu Dừa còn thoa vào lá chuối để gói bánh ếch để sau khi bánh chín, không dính vào lá. Dừa là loại cây có nhiều công dụng, nên lúc nào nhà vuờn cũng gữ cho dừa luôn xanh tươi tốt.Mặc dù co một dạo, một số nhà vườn đốn Dừa trồng nhãn, nhưng sau đó Dừa vẫn được trồng lại, lá Dừa vẫn che mát khắp bờ vườn. Chúng ta nhận rằng Dừa là lọai cây được đa số nhà vuờn thích trồng nhiều nhất. Sau 40-50 năm, cây Dừa lão (Dừa già) cho trái ít hơn, người ta đốn đi để trồng cây khác. Dưới gốc Dừa lão đó 5-7 tháng sau rễ mục hết , nhà vườn thường trồng cây ăn trái xen vào hay các loại dây leo như khoai tây,rất tốt. Vì rễ Dừa là lọai rễ chùm không có rễ cái, chi chít nhiều lắm. Rễ độ bằng ngón tay dài 1-2m, mọc tủa ra một vùng rộng, đường kính 3m-4m.
Chọn trái Dừa để giống. Dừa ta hay Dừa dâu = Dừa có số trái trên cây từ 60 đến 80 trái, cơm Dừa dày, thân cây phát triển bình thường không dị dạng vết sẹo, lá khít nhau, tán lá phân phối đều, nhiều lá từ 30-40 lá, tuổi cây Dừa từ 15-45 năm Cách ương Dừa Để giúp trái Dừa hút ẩm, nảy mầm nhanh hơn, thì nên vạt một miếng vỏ có đường kính 5-7cm ở phần cuống đối diện với mặt bằng nhất của trái Dừa. Trong mùa nắng ngâm nước 2 tuần trước khi ươm. Sau 3 tháng loại bỏ trái không nảy mầm. Chọn cây Dừa con Cây khỏe mạnh chỉ có 1 mầm, mầm mập, thẳng và gắn chặt vào vỏ Dừa. Mầm cổ thân lớn. Lá phát triển tốt, sớm tách lá kép. Cây không dị dạng và bị bệnh |
||
Trồng cây Dừa con Thời vụ thích hợp nhất là đầu mùa mưa. Ở nơi đất thấp tránh trồng vào đợt mưa lớn nhiều. 1- trồng trên những vườn Dừa cũ. Cây con được trồng giữa 2 cây Dừa cũ. Khi cây con bắt đầu cho trái, thì sẽ đón bỏ cây Dừa lão. Như thế sẽ giúp nhà vườn giữ được thu hoạch khá đều. 2- trồng trên vườn dừa mới.. Đất cát pha, địa hình bằng phẵng dễ thoát nước không cần đào mương, dọn sạch đất, cày xới cho xốp đất, phân chia hố để trồng cách nhau độ 8m cho mỗi cây Đất thịt khó thoát nước, phải đào mương rộng từ 1m-12m, bề mặt bờ vuờn từ 5m5 đến 6m, trồng một hàng Dừa ở giữa. Nếu bề mặt bờ vườn rộng 10m thì trồng 2 hàng 2 bên, cách bờ mương 1m5 Hố trồng dừa Đất phù sa, đất sét thì hố có kích thước 60cm x 60cm x 50cm. Đất cát thì hố có kích thước 60cm x 60cm x 90cm Bón phân trước khi trồng. Phân hữu cơ + xơ dừa, rơm rạ mục. Nếu đất phèn thì thêm vôi bột. Chuẩn bị bón phân đào hố trước một tháng Cách trồng Nên trồng theo hướng bắc nam. Dùng phân hóa học trộn với đất rải xung quanh trái, lấp đất lại cho ngang mặt trái. Sau một năm bón thêm Urê+ Lân Apatid + KCL, mỗi loại phân độ 1kg dần dần thêm liều lượng độ 2kg cho những năm kế tiếp
Cách bón phân Lượng Urê và KCL chia làm 2 lần bón, bón vào đầu và cuối mùa mưa. Loại phân Apatid trên 2 năm bón 1 lần.Trên đất cát có thể dùng Super Lân thăy thế Apathid và phải bón hàng năm với liều lượng khoảng 400-500gr.cây. phương pháp bón phân: -cuốc đều quanh gốc sâu khoảng 10-15cm, cách gốc từ 1m5-2m rải phân và lấp đất lại -Bồi bùn Bồi bùn tốt nhất là vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Khi bồi nên trải 1 lớp mỏng 3-4cm -Tưới nước. Ở những vùng có mực nước ngầm thấp, vào mùa khô tưới nước và bón phân làm tăng năng suất Dừa. Trong mùa mưa, chú ý thoát nước vì cây Dừa cần nước nhưng không chịu ngập nước, rễ Dừa dễ bị úng thối Phòng trừ sâu bệnh Côn trùng như kiến vương ( loại bọ bằng ngón tay cái, mình và cánh cứng láng, đầu có con một gai to như sừng, nguyên là con đuông biến thành) Con đuông cái đẻ trứng, trứng nở ra dần dần thành kiến vương. Con đuông đục phá ở ngọn Dừa và đẻ trứng, lâu ngày ngọn Dừa sẽ chết. Biện pháp phòng trừ kiến vương - Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn Dừa. - Tránh gây vết thương cho cây. - Dùng 300gr mạt cưa trộn với 30gr Basudin 10H hoặc Padam 95wp rải trên các kẻ nách lá từ trên đọt xuống,3 tháng /lần - Dùng thuốc gói Diaphos, vinetox…. treo trên ngọn - Cho muối hột vào bao vải thưa treo trên ngọn - Dùng bong gòn tẩm Basudin 50EC, Fenfis25EC-hoặc hỗn hợp cát với tỏi đập dập và muối nhét vào các lỗ xâm nhập của kiến vương và đuông. Sau đó dùng đất sét trét kín lỗ lại - Các cây bị sâu bịnh sau khi đốn phải đốt tiêu huỷ Chuột Chuột phá hoại bằng cách khoét lỗ ở phần mềm cuống trái để ăn cơm Dừa và uống nước, làm trái rụng. Trái ỡ các lứa tuổi đều bị chuột phá hoại, nhất là ở trái non Phòng trừ chuột -Vệ sinh vườn Dừa -Trồng đúng khoảng cách để tránh cây giao tán ( tàu Dừa) nhau, không cho chuột chuyền từ cây này sang cây khác. Vài cây Dừa xung quanh nhà, có thể dùng tấm thiếc trơn rộng 50cm quấn chung quanh thân cây Dừa không cho chuột leo lên. Đặt bẫy chuột, hoặc bã mồi với đậu phọng hay bắp đâm nhuyễn trộn vào các loại thuốc như:phosphur kẽm, Zinphos 20%.,theo tỉ lệ 1 thuốc 3 đậu, đặt ở gốc cây hay trên ngọn. Bệnh rụng trái non Trái non khoảng 2-3 tháng tuổi bị rụng, các cây mới bắt đầu cho trái thường bị rụng trái non rất nhiều Nguyên nhân rụng trái non Nếu trái rụng trong suốt mùa khô hay sau một vài cơn mưa đầu mùa có thể do đất bị thiếu nước trong mùa khô. Những vùng đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn trong mùa khô, làm bốc phèn và mặn, ảnh hưởng đến bộ rễ. Nếu trái rụng vào lúc mưa dầm kéo dài nhiều ngày kèm theo có hiện tượng nứt đít trái có thể do đất thoát nước chưa tốt, rễ ngộp gây ra hiện tượng trương nước. .Đất thiếu dinh dưỡng nhất là Kali hoặc bón phân quá nhiều đạm cũng làm trái bị rụng. Cách phòng ngừa rụng trái non - Vét mương bồi bùn, cung cấp nước trong mùa khô, thoát nước tốt trong mùa mưa nuớc lũ - Đất bị nhiễm phèn, thì bón phân vôi 3-5kg/cây/năm - Đất nhiễm mặn, thì bón phân hữu cơ hoai 20-30kg/cây/năm - Đất xấu thiếu dinh dưỡng, cây đang thời kỳ cho trái , thì cần bón thêm 0,8-à1kg đạm và Kali từ 1,5 - 2kg/cây/năm -Vảo những lúc trời mưa dầm, thì đục lỗ hình tam giác đỉnh ngược xuống gốc cạnh 10cm, sâu vào thân 5cm cách gốc 0m5 để cho nhựa chảy bớt ra ngoài. Sau 3-4 ngà y dùng 30gr muối ăn cho vào lỗ tam giác dùng đất sét bịt kín lại. Kết luận Có thể nói, Dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Từ lâu, cây Dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình. Ca dao có câu: “Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”.
Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá
mát rượi, nghe tiếng lá Dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức
những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu
Dừa, lấy lá dừa làm
kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên
thì vườn Dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.
Có thể nói, Dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất
khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao,
giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu
thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:
|