Đặc điểm ngôn ngữ Thơ T Do

          của  thi sĩ  Thanh Tâm Tuyền

  

  I-     Thơ Thanh Tâm Tuyền

                 theo ḍng chảy của tiềm thức

 

Thanh Tâm Tuyền theo chân các nhà siêu thực. Chủ nghĩa siêu thực tôn trọng ḍng chảy của tiềm thức, giải phóng cái tôi khỏi “gông cùm” của lô-gích, lư trí, đạo đức và mỹ học truyền thống.    Chính v́ vậy, thơ Thanh Tâm Tuyền chỉ gợi những rung động thuần tuư tinh vi trong sâu thẳm tâm thức con người..

 

Thế giới thơ của ông là thế giới của những giấc mơ mà giấc mơ th́ chập chờn, đứt đoạn.Biểu hiện của thơ là những ảo giác, những trạng thái tâm lí chập chờn tỉnh –mộng, thực – hư… tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ”/ “tôi buồn chết như buồn ngủ”/ “tôi thèm giết tôi”/ “bóp cổ tôi chết gục“… là một giấc mơ, lúc mà thi sĩ quên đi thế giới thực tại, để  sống trong một cơi riêng, cơi vô thức.

 

Giấc mơ, ảo giác, được nhà thơ khai thác một cách tự nhiên. Thanh Tâm Tuyền kể một câu chuyện huyễn hoặc mà hết sức xúc động, xúc động bởi một phần nó như sự thật, một phần bởi điều mà người muốn nói: sự tội nghiệp, đáng thương của một kiếp người cho dù kẻ đó nắm trong tay quyền lực gần như tuyệt đối, có thể làm khuynh đảo thế giới:

 
 

 

Xin đọc bài thơSầu khúc – 5

             Hắn bước ra giữa sân khấu d́u theo một

            bóng h́nh tưởng tượng. Không, một bóng

            h́nh trong suốt. Hắn gục đầu vào vai người

            ấy mà khóc, không nước mắt, chỉ thấy hai

           hàng khói đục thở ra theo lỗ mũi mờ mịt

                           (…)

               ........................................Tên hề hiện

           nguyên h́nh là Napoléon, Napoléon mắm

         môi đang khóc.

        Mày chỉ là tên hề buồn, tên hề buồn nhất

       thế giới chẳng làm ai cười nổi.

    Ngay cả trong cơi thực, thế giới vẫn như một giấc mơ, những cảm giác mong manh mơ hồ choán ngợp. Thực hay mơ khó mà phân biệt nhưng nó là cơi thực đấy! bởi câu chuyện người kể lúc tỉnh, chuyện giữa ban ngày nhưng nào ai biết! :

Xin đọc bài Thành phố  I I

             .............bỗng nhiên hè đường tách

            ĺa khỏi linh hồn, rồi những mặt nhà những

            cḥm

            cây xe cộ nghĩa là thành phố đáng ghét như

            thù

            nghịch    ................                               

 

 1-   Thơ Thanh Tâm Tuyền  đi sâu vào tâm thức con người

          bằng cách phá vỡ tính liên tục của ḍng chảy cảm xúc

 

Thơ Thanh Tâm Tuyền  thường  cắt mạch liên tưởng, tạo khoảng trống khoảng trắng.. Khoảng trống, khoảng trắng là những “vùng khuyết” mà tác giả tạo ra, ở đó tác giả không nói hết điều ḿnh cần nói. Cũng có thể đó là lối nói “bóng gió”, lối diễn đạt h́nh tượng hay tính đa nghĩa mà tác phẩm gợi nên… Khoảng trống khoảng trắng đ̣i hỏi độc giả phải dùng kinh nghiệm, tri thức, cảm giác, phán đoán mà bổ sung vào để thể nghiệm, để hiểu điều tác giả muốn nói.

        Trật tự cú pháp  trong thơ nhiều lần bị tước bỏ bằng cách ngắt câu, bằng cách tước bỏ các liên từ, quan hệ từ liên kết bộ phận câu. Bài thơ như là sự tập hợp những ngữ đoạn, những mệnh đề vốn rời rạc trong ngôn ngữ hằng ngày.

 Cấu trúc thơ Thanh Tâm Tuyền nh́n bề ngoài có vẻ rời rạc, ngôn ngữ thơ như những nhát cắt. Câu trong thơ ông là một phán đoán không đầy đủ, những tam đoạn luận rời rạc. Kết hợp ngôn từ trong thơ thường rất xa lạ.

Chẳng hạn trong bài thơ Của em

          trái tim ngọn lửa xanh

           áo mùa đông

          ngón tay út ngây thơ nền vải

 

 Có thể hiểu câu thơ bằng cách khôi phục ngôn từ liên kết trong câu ,

chẳng hạn: trái tim như ngọn lửa xanh áo mùa đông/

 trái tim ngọn lửa xanh cùng với áo mùa đông/

 trái tim ngọn lửa xanh mong manh như  áo mùa đông…

Như  vậy sự kết hợp ngôn từ liên kết trong thơ theo một sự cao hứng, một ḍng cảm xúc vô thức nào đó chi phối, chỉ có thể là cảm xúc.

 2-    Thơ Thanh Tâm Tuyền đi sâu vào tâm thức

   hiện ra như bức tranh siêu thực với những h́nh ảnh đầy biến ảo

 

 Những câu thơ Thanh Tâm Tuyền như một bức tranh siêu thực với những mảng màu được kết hợp với nhau ngẫu nhiên, những mảng màu ấy không đem đến một h́nh ảnh cụ thể nhưng nó chứa đựng trong đó vô vàn h́nh ảnh đầy biến ảo. Thụy Khuê viết: “Phải nói thêm rằng, tính cách dang dở, dứt đoạn, này là tính cách chung của văn học nghệ thuật thế kỷ XX: Picasso “cắt” mặt các cô gái Avignon (Mesdemoiselles d’Avignon) ra làm nhiều mảnh, tung lên tranh, thể hiện những khuôn mặt đang chuyển động, với nhiều góc cạnh, kể cả khía cạnh nội tâm; để thay thế những bức chân dung cổ điển, hoàn mỹ, vẽ những  khuôn mặt im ĺm – chết, không có trong thực tế

 
 

 

  3-    Thơ Thanh Tâm Tuyền đi sâu vào tâm thức  

                            biểu đạt  tính đa nghĩa

 

Thơ Thanh Tâm Tuyền đi sâu vào tâm thức biểu đạt  một lúc nhiều ư niệm. Đặc biệt  là h́nh tượng trong những bài thơ đậm chất tượng trưng như: Phục sinh; Mặt trời; Mắt biếc; Kiến trúc; Hoa; Chim; Mưa ngủ; Lệ đá xanh; Mai; Cỏ; Dạ khúc; Sầu khúc; Đêm; Đoản khúc; Mặt trời t́m thấydẫn đến nhiều cách hiểu, nhiều ư nghĩa nội dung.

 Nhà thơ tạo cho h́nh tượng tính “đa nhân cách” để nó có thể sống cùng lúc nhiều số phận, ở đó mỗi độc giả bắt gặp một số phận khác nhau, thậm chí cùng lúc bắt gặp nhiều số phận, nó c̣n phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và sự nhạy cảm của mỗi người.     

Những từ ngữ thông thường   trong  câu  thơ nhưng được kết hợp với nhau theo những tiêu chuẩn mới, h́nh thức mới khiến câu thơ bỗng nhiên mang những ư niệm mới:    từ những cái cụ thể mà tạo ra những cái trừu tượng.

Chẳng hạn trong bài thơ    Mai 2  

             mùa hè lên tiếng cười

             trong bàn tay nước suối

             mùa tóc phun

           đẹp những khu rừng không bóng cây

 

Người đọc không lạ ǵ những từ ngữ rất thông thường trong kho tàng từ vựng tiếng Việt như: ”mùa hè”/ ”tiếng cười”/ ”bàn tay”/ ”nước suối”/ ”mùa”/ ”tóc mun”… nhưng khi chúng được Thanh Tâm Tuyền kết hợp trong những “vũ điệu” mới th́ đến những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó ḷng mà giảng nghĩa.

 
 

 

Thơ Thanh Tâm Tuyền   có thể có   bảy loại ư nghĩa

1)  Nói vật này mà như nói tới vật khác, v́ giữa các sự vật ấy có nhiều điểm giống nhau;

2)  Ư nghĩ mơ hồ do quan hệ ngữ pháp không chặt chẽ và ngữ cảnh cho phép;

3)  Một từ trong một văn cảnh mà giảng hai nghĩa đều thông;

 4)  Lời trần thuật của tác giả có mâu thuẫn, không nhất trí, nhưng đều thể hiện trạng thái chung của tư tưởng nhà văn;

5) Tác giả vừa viết ư này nhưng lại hé ra một ư khác chân thực hơn, thuộc vô thức;

6) Ư nghĩa mặt chữ của lời trần thuật vừa trùng lặp vừa mâu thuẫn khiến cho người đọc có thể giải thích trái ngược nhau;

7) Một từ có hai nghĩa, hai loại giá trị mơ hồ, nhưng lại là hai nghĩa trái ngược nhau do văn cảnh quy định.”

 

   Bài thơ Chim   là một bài thơ đa nghĩa với những câu thơ ḱ bí:

        tôi ru chim trong cổ họng

      mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm

         tim kinh ngạc

       đời tạo câu cười thiên nhiên mai’

 
 

 

Vẫn thấy xuyên suốt một h́nh tượng Chim, nhưng người đọc khó ḷng mà hiểu nổi ư nghĩa của h́nh tượng ấy: chim là ǵ? Qua biểu tượng tác giả hàm ư về một  vấn đề ǵ chăng? Chắc chắn thế nhưng rồi ai cũng bất lực tuyệt vọng khi đi t́m cách giải.

Không chỉ những bài thơ nói trên mới đa nghĩa, cả những bài thơ có tính “khả giải” cao cũng chứa đựng nhiều bí ẩn. Đằng sau những câu chữ thông dụng có liên kết khá mạch lạc là những ẩn số mà khi giải mă người ta có thể thu được kết quả đa trị “nhiều nghiệm” thậm chí là “vô số nghiệm”. 

   Xin đọc mấy câu  của bài thơ  Nhịp ba:

              ngực anh thủng lỗ đạn tṛn

              lưỡi lê thấu phổi

              con tim c̣n nhẩy đập

             nhịp ba nhịp ba nhịp ba

 

   Cái “nhịp ba nhịp ba nhịp ba” đều đặn ngân vang ấy chứa đựng nhiều ư nghĩa. Đó là nhịp điệu cuộc sống, nhịp điệu con tim anh con tim tôi, con tim mỗi chúng ta… hay là sự thanh thản của mỗi con người trong cuộc đấu tranh vươn tới những ǵ tốt đẹp. Nhịp ba là nhịp của sự sống cả khi đă “trúng đạn rồi”, nhịp điệu bất diệt của đời người không bao giờ dứt.

 

Trong thơ Thanh Tâm Tuyền tính đă nghĩa được đẩy lên một mức cao: bất khả giải cả những người tự tin và ngạo mạn nhất cũng không dám nói “tôi đă hiểu hết bài thơ”. Thơ Thanh Tâm Tuyền chỉ gợi, gợi ở chiều sâu vô thức, gợi bởi những lớp nghĩa đa tầng, những h́nh tượng đa nghĩa, những liên kết đa chiều

 

  4-    Thơ Thanh Tâm Tuyền đi sâu vào tâm thức

                 đậm chất văn xuôi, không vần, đậm chất đời thường ,

 

  a/-   Thơ đậm chất văn xuôi

           Chất văn xuôi trong thơ Thanh Tâm Tuyền thể hiện một cách rơ nét .

 

  -Bài thơ có h́nh thức như những trang văn xuôi:

       Xin đọc mấy  câu bài thơ Mưa ngủ :

Tôi đứng nh́n mưa bên sông, mưa nửa

ḍng nước. Ôi nếu được ngủ dưới  mái

tranh, mùi đất bốc mưa mới đầu mùa ấm

phổi hơn một hơi thuốc lá.

 

Tôi sẽ đưa em về bên ấy, nền nhà ẩm và em

chân đất.Từ bỏ thành phố nhà máy xe điện

xe buưt ánh đèn ngă tư. Tôi can đảm như

thế. Con đường vào làng men chân đê hoa

cỏ hoang dại nói tâm hồn những vật những

người sắp   gặp...................

 
   

 - Bài thơ có xuống hàng mà không viết hoa đầu ḍng:

Hầu hết thơ Thanh Tâm Tuyền có xuống hàng, mới nh́n thoáng qua nó có h́nh thức kiểu như thơ tự do trong phong trào Thơ mới, hay thơ tứ tuyệt, ngũ ngôn thơ bảy chữ, tám chữ… Nhưng không, thơ Thanh Tâm Tuyền có xuống hàng mà không viết hoa đầu ḍng, ư thơ hàng dưới vẫn tiếp tục ư hàng trên, thực chất vẫn chỉ là một câu kéo dài:

   Xin đọc mấy  câu bài thơ  Tôi không c̣n cô độc

                                 Cảm ơn mọi người

                                 cảm ơn hội xuân rộng lớn

                                 những người dự hôm nay

                                 tôi thấy những cặp mắt ngước

                                 những búp tay hồng bâng khuâng

                                mầu áo trưng vui

                                tôi c̣n nh́n thấy đi vào

                                ở cuối dăy

                                một người hôm qua         

 
   

  b/-Thơ không vần

 

Thơ Thanh Tâm Tuyền không vần bởi lẽ vần g̣ bó và giới hạn cảm xúc, vần dễ đưa thơ vào ngơ cụt. Thơ không vần giải phóng cảm xúc nhà thơ, giúp thi sĩ diễn đạt điều ḿnh muốn nói. Thơ không vần là bước cách tân táo bạo của thế hệ Thanh Tâm Tuyền mà ông là một tác giả tiêu biểu. Thanh Tâm Tuyền không chia ḍng như thơ truyền thống, câu thơ kéo dài, xuống ḍng đột ngột, số chữ trong câu cũng bất thường có khi một chữ, vài ba chữ, lại có khi hàng mấy chục chữ.

 

 c/-  Thơ đậm chất đời thường

 

Thanh Tâm Tuyền viết về cuộc sống với nhiều sắc thái khác nhau: có cái bi lẫn cái hài, có niềm vui nỗi buồn có sự trái ngang dang dở, có thành và bại, có tốt xấu đan xen…

Đề tài trong thơ rất đa dạng:

     đó là những con người thân thuộc : là Liên là Đĩnh, là Minh Châu Phương Thảo, là Quách Thoại…,  

    đó là những chuyện thường ngày trong cuộc sống: Bằng hữuGửi Quách Thoại; Của Duy Thanh; Chiều trên phi trường; Một chỗ trên ô tô buưt; Thành phố; Đừng bắt tôi từ biệt “ 

 
   

 Chuyện thường ngày trong cuộc sống có th  là những vật liệu của công nghiệp và thành phố. Thành phố trong thơ ông như một công trường xây dựng đầy những vật liệu nhân tạo. Tất cả đều dang dở, ngổn ngang, thậm chí hỗn độn.

Xin đọc mấy  câu bài thơ  Bến tàu

            người thuỷ thủ già

            xuống bến tàu

           sớm mai

            biển tím thổi gió mặn vào sông

           thành sắt đỏ hoen

 

Chuyện thường ngày trong cuộc sống có th   là những mẩu chuyện

ới h́nh thức tự sự.

 Khá nhiều bài thơ có kết cấu tự sự nhưSầu khúc  3; Sầu khúc  5; Đêm 4; Đêm  10

Đó là những chuyện kể có nội dung, có nhân vật, có t́nh huống… Dấu vết tự sự c̣n là những mẩu đối thoại, những hô ngữ, từ t́nh thái, lời kể…, những h́nh thức ngôn ngữ này chiếm số lượng vô cùng lớn:

– các con ơi cha anh chết đều chưa đầy ba mươi

– tôi tự hỏi sự t́nh cờ nào đưa chúng ta gần nhau

– Tôi biết những người khóc lẻ loi

– Tôi gặp người trại chủ Đông – Âu

– Tôi hỏi: từ bao giờ anh thôi là anh để là em?

– Em biết không? Em biết không?

– Đêm nay anh không ngủ, anh cô đơn, anh bị chiếm đoạt

– Có ai gọi tên tôi giữa phố

– Không không tôi không trút hơi thở đêm nay/ Đừng bắt tôi từ biệt

 

   II-     Thơ Thanh Tâm Tuyền nổi bật

                các thuật ngữ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…

 

  1- So sánh trong thơ

 

So sánh là đối chiếu sự sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi h́nh, gợi cảm cho sự diễn đạt.

So sánh   theo Từ điển thuật ngữ văn học, là đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm của hiện tượng này qua đặc điểm của hiện tượng kia.

Theo đó so sánh thường có hai vế, vế được so sánh và vế dùng để so sánh, chúng được nối kết bởi một quan hệ từ (như, giống, bằng, không bằng, thua…).

Thơ Thanh Tâm Tuyền thường xuyên có các h́nh ảnh so sánhcó lối so sánh khuyết phương diện, có lối so sánh đảo, có lối so sánh trùng điệp .    

Lối so sánh trùng điệp   là  lối so sánh nhiều lớp giúp người đọc h́nh dung ra những đặc điểm, tính chất, trạng thái sự vật: 

Xin đọc mấy  câu bài thơ Đêm

        Anh xô ngă em từ chóp đỉnh hạnh phúc

        Khuôn mặt vỡ tan

        Như cẩm thạch

        Như nước mắt

        Như muôn đời

       Không hối hận

Chú ư những h́nh ảnh dùng để so sánh vớikhuôn mặt vỡ tan”, ta thấy sự vật thứ nhất: “như cẩm thạch”, chỉ tính chất tan nát của vật lí học, không c̣n ǵ nguyên vẹn, “như nước mắt” lại chuyển sang một trạng thái khác, nỗi đau. Rồi như muôn đời – không hối hận nói lên sự quyết liệt trong hành động xô ngă em từ chóp đỉnh hạnh phúc.

 Tuy hai h́nh ảnh được so sánh và dùng để so sánh ấy không mấy ăn nhập với nhau nhưng cũng đủ làm rơ điều nhà thơ muốn nói. Thanh Tâm Tuyền nhiều lần mở rộng vế dùng để so sánh như vậy.

 
   

Những h́nh ảnh dùng để so sánh trong thơ rất b́nh thường giản dị nhưng được nhà thơ làm mới bằng những kết hợp xa lạ, tạo nên những liên tưởng bất ngờ thú vị.     Xin quư độc giả  2 câu thơ cũng trong bài thơ Đêm

         Với máu trong tim

         Chảy nhanh như máy móc đau ốm

                                

Nét tương đồng là Chảy nhanh”, giữa hai sự vật:    “máu” và ”máy móc đều nhanh nhưng là máy móc đau ốm”, nó thể hiện trạng thái mệt mỏi, một cuộc sống khô khan đơn điệu của con người.

 Những h́nh ảnh Thanh Tâm Tuyền sử dụng để so sánh là những h́nh ảnh cụ thể lấy từ cuộc sống đời thường, những ǵ chúng ta có thể nh́n thấy sờ thấy và nghe thấy để làm nổi bật, làm rơ đối tượng cần được so sánh (cũng là những sự vật cụ thể, hữu h́nh). Nhưng khi hai cái hiện thực hữu h́nh ấy kết hợp với nhau lại tạo nên cái vô h́nh, trừu tượng.

 
   

  2-   Ẩn dụ   trong thơ

           

* Ẩn dụ là gọi tên sự vật hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật hoặc hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi h́nh, gợi cảm cho sự diễn đạt. 

 Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ẩn dụ là “phương thức thể hiện cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới th́ giấu đi một cách kín đáo

Thanh Tâm Tuyền  đă  xử dụng ẩn dụ vào thơ nhằm tránh  sự nhàm chán,  nhằm làm bài thơ trở nên nhiều ư nghĩa tăng chiều sâu cho tác phẩm”, nhằm kích thích bạn đọc “đồng sáng tạo.

Ẩn dụ Thanh Tâm Tuyền  xử dụng những đặc trưng sau đây: 

 1/-   khía cạnh phân tích

 về h́nh thức:      

             Cửa sổ trời những mắt chưa quen   ( bài thơ   Của em)

 

  về màu sắc:

            cuộc đời tối tăm  (Liên những bài thơ t́nh thời chia cách)”

            Thế giới sương mù trong trí nhớ Sầu khúc 4

 

 về chức năng:.

              công trường máu xương   (Mắt biếc)

 
 

 

về thuộc tính nào đó

        thành phố đau từ mỗi cột đèn (liên,những bài thơ t́nh thời chia cách)

       Cả đời là sa mạc (Đêm 4)

       Anh ch́a hai bàn tay khô héo (Sầu khúc),

 

 về đặc điểm bề ngoài nào đó:

          một con chó sói

               thứ chó sói lang thang (Phục sinh)

 

về nghĩa nhưng có sự trừu tượng hóa

        ngực cháy lửa (Phục sinh)

       tim rũ rượi   (L đá xanh), 

     

 Gọi tên sư   vật để chỉ người:...

       Anh đụng tới loài côn trùng kinh hoàng đang thở (Sầu khúc 4 )

 

   Chuyển tính chất của một vật sang một vật khác: ..

       Tương lai thét đớn đau        ( bài thơ Đêm  9)

       quá khứ chết đi không một lần than tiếc   ( bài thơ   T́nh cờ)

  2/-   khía cạnh ngữ pháp

 

     Ẩn  dụ có thể xuất hiện ở danh từ, động từtính từ

danh từ              cửa trái tim…(Phục sinh) 
động từ             quá khứ chết đi ( bài thơ   T́nh cờ)

tính từ               huyệt lạnh (Sầu khúc 1)

 

  3/-   khía cạnh   chức năng

                có thể chia ẩn dụ thành ba loại: 
1) Ẩn dụ định danh cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ cũ.

                cửa trái tim…(Phục sinh) 
2) Ẩn dụ nhận thức, là nguồn tạo nên hiện tượng đa nghĩa

              cuộc đời tối tăm

3) Ẩn dụ h́nh tượng là phương tiện diễn đạt có sức mạnh biểu cảm. Ẩn dụ được dùng trong thơ trữ t́nh. 
-        Vd.                 tôi thấy những cặp mắt ngước

                                 những búp tay hồng bâng khuâng

                                mầu áo trưng vui

 
 

 

 Ẩn dụ  mà  Thanh Tâm Tuyền sử dụng

  a/-     có thể đươc thấy trong một cụm từ nhằm diễn đạt một đối tượng:

   -“nắng thuỷ tinh”; “đứa nhỏ linh hồn”; “con chó đói không màu”; “nước đen sâu thao thức”;         “    từng chuỗi cuộc đời”; “ngực cháy lửa”; “mở cửa trái tim”…(Phục sinh)

-“   giọt lệ pha lê”; “trận băo cơn điên” (Của Duy Thanh)

-”  cuộc đời tối tăm”; “thành phố đau”; “rực rỡ nhớ thương”(Liên những bài thơ t́nh thời chia cách)

-   ngọt hiền măng sữa”; “cười tiếng suối” (Người yêu)… 

 

  b/- có thể đươc thấy trong một cấu trúc hoàn chỉnh, đó là một câu đơn, câu nhiều thành phần…

 

– đêm ngă xuống khoảng th́ thầm tội lỗi (Phục sinh)

– anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương/ giam hoà b́nh

 trong trại tập trung địa ngục (Mắt biếc)

– quá khứ chết đi không một lần than tiếc/ hôm nay thiếp dưới lần

 chăn gai (T́nh cờ)

– mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm (Chim)

– Cuộc đời cứ mở tṛn những con mắt thản nhiên nh́n tội lỗi (Đêm 5)

– Đừng vội ném chuỗi cười xuống huyệt lạnh (Sầu khúc 1)

– tiếng kèn rách vô h́nh dáng (Đêm 9)

– Tương lai thét đớn đau (Đêm 9)

– anh mang nhốt tự do vào công trường máu xương (Mắt biếc)

Em hoàng hôn trút áo/ ngực gọi đêm về (Mai)

 
   

  c/- có thể đươc thấy trong suốt bài thơ,

                    làm cho bài thơ là một ẩn dụ toàn diện

 

  Đó  là  những bài thơ  sau đây:

           Mắt biếc; Kiến trúc; Hoa; Chim Tĩnh vật,; Mai; Cỏ; Đêm; Li nước trong (Đoản khúc), Đen… Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy

 

Thường Thanh Tâm Tuyền sử dụng những chất liệu xa lạ với nhau để thực hiện một phép ẩn dụ, người đọc sẽ ngỡ ngàng trước sức liên tưởng táo bạo của thi sĩ nhờ vậy h́nh ảnh ẩn dụ trong thơ ông có chiều sâu sáng tạo. Bằng tài năng nhà thơ đă thực sự làm mới ngôn ngữ thơ, làm mới phép ẩn dụ bằng những chất liệu không trộn lẫn vào đâu, màu sắc siêu thực đi vào từng con chữ, ở đó ta chỉ có thể nhấm nháp mà thưởng ngoạn từng h́nh ảnh thơ vừa quen vừa lạ: 

 
   

     3- Hoán dụ trong thơ  

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi h́nh, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

·                    Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

·                    Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;

·                    Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

·                    Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

 

Xin  đọc câu thơ bài thơ   Bến tàu

            “rưng rưng bắp tay hải cảng”…

Câu thơ   này  vừa lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể vừa mang ư nghĩa tượng trưng mang màu sắc siêu thực. 

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, hoán dụ “phương thức chuyển nghĩa từ  ngữ đối tượng này được gọi bằng từ ngữ vốn chỉ một đối tương khác nhờ một quan hệ lôgic, vật chất, lịch sử hay thói quen đă liên kết hai đối tượng lại

Trong thơ Thanh Tâm Tuyền,   một h́nh ảnh được hoán dụ nhiều lần bằng những đối tượng khác nhau tạo nên những đợt sóng giúp độc giả t́m thấy ở đối tượng được nói tới nhiều đặc tính.

Chẳng hạn  trong   bài  thơ  Ca ngợi t́nh yêu 3   Có thể t́m thấy cấu trúc mở rộng bằng thủ pháp hoán dụ:                               

            Trang sách khởi đầu viết

            mắt người cần ánh sáng

           môi người cần mặt trăng

            bàn tay đ̣i mặt trời

          và ngực em tự do

            .............

Cấu trúc mở rộng như vậy, kết hợp với phép điệp cú pháp, tạo nhạc tính và nhấn mạnh nội dung tư tưởng, cảm xúc nhà thơ. Toàn thân ”người” sống dậy cảm xúc: ”mắt”, ”môi”, ”bàn tay”, ”ngực” hướng tới những ǵ trong sáng cao đẹp: “ánh sáng”, ”mặt trăng”, ”mặt trời”, ”tự do”.

Chẳng hạn  trong   bài thơ Của em , có thể t́m thấy cấu trúc mở rộng bằng thủ pháp hoán dụ

 

            Cửa sổ trời những mắt chưa quen

           Trán hoang đồng cỏ

            Run đường môi kỉ niệm

           Đi qua những thành phố đầy tim

Cấu trúc mở rộng như vậy nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc của thi nhân.

                                                           

Trong phép hoán dụ của Thanh Tâm Tuyền ta bắt gặp những chất liệu mới, những cách diễn đạt mới  tạo nên   những h́nh ảnh mà  độc giả, không thể lí giải, không thể cắt nghĩa:

– mắt ai cười sao vỡ (T́nh yêu giữa đám đông)

– viền cỏ/ bồng tóc nâu (Hoa)

– trái tim ngọn lửa xanh/ áo mùa đông  (Của em)

– Tiếng cười tan thành khói trên những búp tóc rối (Đêm 6)

– Núm lưỡi lửa cháy tan lời ân ái (Đêm 8)

 
   

4- Tính chất giống nhau của ẩn dụ và hoán dụ trong thơ

 

        Trong thơ Thanh Tâm Tuyền có sự giao thoa giữa ẩn dụ và hoán dụ,

Bài thơ   Mặt trời  có câu:

                      không gian tâm hồn trong nhà ngục tâm hồn

                      thế giới nói thêm lời hoa cỏ thiên nhiên

 

Rơ ràng “không gian tâm hồn”, “nhà ngục tâm hồn là những ẩn dụ cho một thế giới, cho một môi trường nhưng cũng có thể hiểu nó là một hoán dụ cho cuộc sống của một con người bởi tâm hồn là một phương diện trong đời sống con người.

 

Bài thơ Mặt trời  có câu

                   trái tim ngọn lửa xanh

Trái tim ngọn lửa xanh ẩn dụ cho sức mạnh của  của  t́nh  cảm  nhưng cũng có thể hiểu nó là một hoán dụ chỉ h́nh ảnh một con người

 

Bài thơ Đêm 8  có câu

                “núm lưỡi lửa cháy tan lời ái ân”

 h́nh ảnh núm lưỡi lửa cháy tan lời ái ân vừa là ẩn dụ cho sức mạnh của lời nói ma quái, quyến rũ… nhưng cũng có thể hiểu nó là một hoán dụ nhằm chỉ một con người

 

Ẩn dụ, hoán dụ trong thơ Thanh Tâm Tuyền làm nên nét đặc sắc trong thơ ông, v́ chất liệu và cách diễn đạt mang đặc trưng Thanh Tâm Tuyền khác biệt nhiều so với những tác giả khác.
 
   

.    III-  Thơ Thanh Tâm Tuyền chứa nhiều điệp ngữ

 

Điệp ngữ là “một từ, cụm từ, một câu hoặc một đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ư nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc người nghe

Trong hai tập Tôi không c̣n cô độc và Liên, Đêm, Mặt trời t́m thấy 

 Điệp ngữ được Thanh Tâm Tuyền sử dụng khá nhiều. Điệp ngữ rất đa dạng và linh hoạt.

 

  1-    Dạng điệp ngữ phổ biến nhất

 

Có thể nói phép điệp ngữ ở vị trí đầu ḍng thơ, điệp một từ, một cụm từ, điệp cú pháp là h́nh thức phổ biến nhất trong hai tập thơ.

 Những h́nh thức điệp này có khi tồn tại riêng lẻ, có khi kết hợp với nhau trong một đoạn thơ các câu thơ được láy đi láy lại ngân nga như màn hợp xướng:

 

 – Là chiều nơi mắt em/ Là chiều nơi nghĩa địa (Sầu khúc 3)

– Những cây leo yếu đuối/ Những cỏ non dại dột (Đêm 3)

 – Những buổi chiều ban mai/ Những nhớ nhung bầu trời/ Những vuốt

  ve trên bàn tay (Sầu khúc 7)

 – Sự sống c̣n một người/ Sự sống c̣n nhiều người  (Nhân danh)

 -ở thành phố thiếu thốn/ ở làng mạc đoạ đày(Bài ca ngợi t́nh yêu 4)

– Cả đời là sa mạc/ Cả tôi là tự do (Đêm 4)

– những thống nhất quê hương/ những yên lành độc lập (Mắt biếc)

 
   

  2-   Dạng điệp ngữ  giăn cách

 

  Mỗi lần điệp lại một đơn vị cú pháp, bài thơ được chia ra các bộ phận như một khổ thơ:

  Điệp ngữ bài thơ Vĩ tuyến

 

         Nói thầm với nhau

                 bằng bàn tay

                người nằm đường ngăn trên trán đau

       nói thầm với nhau

               bằng vuốt ve

      người nằm đường ngăn tim rách nát

 

  Điệp ngữ ở bài thơ Li nước trong (Đoản khúc)

       6 ḍng thơ chia làm 3 khổ đều đặn:

                          Là người ḿnh yêu

                                  Bên những miền xứ chết

                         Là đường con tim

                                 Trên bàn tay quên lăng

                       Là trí nhớ không

                                Trong thời gian bất tỉnh

 

   3-    Dạng điệp ngữ toàn phần trong một ḍng rồi điệp cách ḍng

                    ở những vị trí khác nhau trong khổ thơ:

   Trong bài thơ     Sầu khúc 4

                    Em biết không? Em biết không?

                    Anh chối từ một nửa thế giới

                   Thế giới sương mù trong trí nhớ

                   Muốn chạm vào đỉnh nào bén ngọn của thân em

                   Anh đụng tới loài côn trùng kinh hoàng đang thở

                   Em biết không? Em biết không?

 

   4-    Dạng điệp ngữ hoàn toàn

                   ở phần kết thúc bài  thơ tạo nên vĩ thanh.

 

   Các câu thơ như được kéo dài, ngân nga trầm bổng bởi âm hưởng của lời thơ không bao giờ tắt : 

          Trong bài thơ  Định nghĩa một bài thơ hay        

                              – một người hai người và ba người

                                một người hai ngườy giờ.

                               Thành phố là một tín hiệu       

       Trong bài thơ  mắt biếc                    

                           – mắt biếc  mắt biếc

                              mắt biếc

      Trong bài thơ    Nhịp ba                

                             t́nh yêu tự do măi măi

                               t́nh yêu tự do

                               măi măi anh ơi

 

Như vậy hoàn toàn có thể khẳng định điệp ngữ là biện pháp nghệ thuật được nhà thơ vận dụng khá nhiều và đa dạng, nhằm tạo nên nhịp điệu hài hoà trong âm hưởng câu thơ góp phần tạo nên nhạc tính cho thơ.

 
   

    IV-   Thơ Thanh Tâm Tuyền nhịp điệu giàu nhạc tính

 

   Nhịp điệu  thơ  Thanh Tâm Tuyền là  ”nhịp điệu của tâm hồn”, nhịp điệu của h́nh ảnh”. H́nh ảnh trong thơ  liên tiếp ḥa hợp mà những tiếng và chữ gợi ra như những ngân vang, những khoảng im lặng chứa đựng  sự xúc động. Đó là nhịp điệu thành h́nh của những cảm xúc.

   Nhịp điệu thơ giàu nhạc tính bởi những “làn điệu” du dương của nó:

Xin đọc   bài thơ Đen   để kiểm chứng : 

 

       Một người da đen một khúc hát đen

       bầu trời đen sâu không cùng

       những ḍng nước mắt

      Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng

Bằng giọng của máu của tuỷ của hồn bắt đầu ngày tháng

Giữa rừng không lời rừng măi trống không

 

Bài thơ Đen    trên đ ây   đậm đặc phong khí da đen; gây nhiều ấn tượng mạnh . Bài thơ  giàu nhạc tính nhờ sự lặp lại các đơn vị ngôn ngữ, lặp lại các từ, cụm từ, các câu thơ, đoạn thơ. Sự lặp lại như vậy tạo nên “tính vần” cho thơ, tạo nên âm hưởng nhịp nhàng đều đặn, tạo nên làn điệu” du dương

 
   

Cũng Xin đọc  thêm bài thơ Đừng bắt tôi từ biệt  để kiểm chứng

 

                                Không không tôi không trút hơi thở đêm nay

                              Mặc thần chết đứng múa trên đầu lưỡi

                                Không không tôi chối lậy cả hai tay

                               Tôi c̣n muốn sống ,c̣n muốn sống

                               ḷng tôi chứa chan đau khổ

                               hồn tôi tràn trề chua cay                          

 

Ở đoạn thơ trên ta thấy có sự lặp lại những từ: “không”,”tôi”, “v́”,điệp ngữ: “tôi c̣n muốn sống c̣n muốn sống“, có lặp lại cấu trúc cú pháp: “V́ ḷng tôi chứa chan đau khổ/ V́ hồn tôi tràn trề chua cay. Hầu hết thơ Thanh Tâm Tuyền lặp lại các thành tố như trên, sự lặp lại có thể gần nhau cũng có thể xa nhau.   Chính v́ vậy   mà thơ  giầu nhạc tính

 
   

Nói đến nhịp điệu ngôn ngữ phải nói đến sự chia cắt ḍng âm thanh, mà khi đọc, người đọc cảm thụ một cách trực tiếp.  Có hai thứ  nhịp điệu:

Một là nhịp điệu trùng với ngữ nghĩa, tức là ngắt nhịp, ngoài việc tạo tính nhạc c̣n có giá trị biểu đạt nội dung thơ.

Hai là, nhịp điệu không trùng với ngữ nghĩa, ngắt nhịp khác đi, ngữ nghĩa sẽ khác.

 Thơ Thanh Tâm Tuyền có cả hai trường hợp ngắt nhịp như vậy nhưng đặc sắc hơn có lẽ là cách ngắt nhịp không trùng với ngữ nghĩa. Do thiếu sự liên kết nên nhiều câu thơ Thanh Tâm Tuyền có độ mở rộng cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ điệu, nó phụ thuộc vào thói quen hay cách cảm của người đọc, một câu thơ có đến vài ba cách ngắt nhịp:

– cảm giác ngủ một vùng yên tĩnh (Mặt trời)

– Cửa sổ trời những mắt chưa quen (Của em)

– ngón tay út thơ ngây nền vải (Của em)

– những rừng gió kể chuyện bể khơi (Của Duy Thanh)

– mái sáng đường nằm chiêm bao biển giận dỗi (Chim)

– mặt trời kêu xuống thái dương những mầu ánh sáng thơm

 (Chim)

– đau xé trời đêm không sao bánh máy quay vũ khí (Chim)

– Mùa hè lên tiếng cười trong bàn tay nước suối (Mai 2)

                                                          (…)

Thơ khác văn xuôi chính ở phương diện nhịp điệu.

 Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng của câu thơ.

Dẫu rằng  văn xuôi nghệ thuật cũng phải có nhịp điệu, không g̣ bó mà tương đối tự do. nhưng  nhịp điệu của thơ Thơ văn xuôi Thanh Tâm Tuyền khác với nhịp điệu tự do của văn xuôi  ở ch thơ văn xuôi có nhịp điệu bên trong”,nhịp điệu tâm hồn” cộng hưởng cùng từ ngữ. Có những câu thơ tưởng như không có nhịp điệu, kỳ thực nhịp điệu của chúng được ẩn giấu ở chính giọng điệu thơ.

Xin đọc   bài thơ Thành phố  II  đ kiểm chứng 

 

 Rất nhiều khoảnh khắc bỗng nhiên hè

đường tách

 ĺa khỏi linh hồn, rồi những mặt nhà những

cḥm

 cây xe cộ nghĩa là thành phố đáng ghét như

 thù

 nghịch, tôi bơ vơ suốt buổi chưa hết kiếp

buồn

 phiền. Tôi kẻ tội đồ vượt ngục, những vách t

ường

 hắt hủi những tiến động nguyền rủa, muốn

một

 hồn người yêu đương mà không gặp nên

thành

 phố là nơi đầy ải ghê gớm chứa chấp

những cô

 đơn chống chọi...........

 
   

Thơ văn xuôi Thanh Tâm Tuyền mang h́nh thức phân ḍng , nhưng câu thơ kéo dài số chữ, không vần, nhịp thơ tự do .  Tuy nhiên Thơ văn xuôi   rất giàu nhạc tính:,  nhạc tính của thơ có được nhờ những từ liên kết: “rồi”,”nghĩa là”, “nên”, “v́”, giúp câu thơ kéo dài một cách tự nhiên như một khúc ngâm, sự lặp lại “tôi” như một nhạc tố, như một vần ẩn trong thơ.

 

Đến đây, chúng ta có thể hiểu thơ là ngôn ngữ mà trong đó   nhịp điệu điều khiển cú pháp. Và trong thơ, nhịp điệu có nhiệm vụ điều chỉnh ngữ điệu, ngữ nghĩa. Những trường hợp đó, câu thơ nói được nhiều hơn dự định của tác giả.

 Bản thân h́nh thức câu thơ trở thành phương tiện phụ trợ của thơ, nhưng thơ Thanh Tâm Tuyền không coi trọng h́nh thức như thơ truyền thống. Ông quan niệm câu thơ chỉ là h́nh thức bề ngoài của thơ, h́nh thức mà thực ra không có nó th́ thơ vẫn có thể tồn tại.

 Sưu tầm:  PXK