Câu chuyện về Nguồn-gốc Dân tộc Việt

 

Có nhiều thuyết về nguồn-gốc dân Việt. Về tâm-linh, người Việt và người Mường có chung chuyện mẹ tổ đẻ trăm con rồi phân-chia. Lại có Mẹ tổ Việt là Âu-cơ, Mẹ tổ Tày là Ngu-ky; (theo Hoàng-văn-Chí th́ Ngu-ky nghĩa là nàng rắn/rồng)

Về chuyện Âu-Cơ sinh bọc có trăm trứng, truyền-thuyết Kinh và Mường cùng có, nhưng thay-đổi vài chi-tiết: chuyện Mường sinh 50 trai 50 gái, chuyện Việt kể là 100 trai. Nguyễn-Khắc-Ngữ trong cuốn Nguồn gốc dân-tộc Việt-Nam (Tủ-sách nghiên-cứu Sử-địa, Canada 1985) trích-dẫn chuyện do Jeanne Cuisinier sưu-tầm: Les Muong (Institut d’Ethnology, Paris 1948) để minh-họa thêm sự liên-hệ giữa Việt và Mường hay liên-hệ Âu và Lạc. Hoàng-văn-Chí trong cuốn Duy-Văn Sử-Quan (Hoa-kỳ, 1990) lại kể rằng người Tày (thổ-dân miền Bắc nước ta) nhận mẹ nước là Ngu-ky—nàng rắn—  người Hoa phiên-âm thành Âu-cơ.

Dưạ vào văn-hóa là yếu-tổ nổi mặt ngoài, thường thay-đổi sau một thời-gian, th́ có thuyết là dân từ vùng Tây-tạng theo Cửu-long lập ra Miến và Lào, Cao-mên (Khmer); theo Hồng-hà mà lập ra dân ta. Dựa vào genes, tức là chủng-tộc, có thuyết nhị-nguyên rồi tam-nguyên…Những câu chuyện trên tuy khác nhau nhưng không nhất-thiết trái-ngược loại-bỏ nhau; chuyện nhắm vào các mục-đích khác nhau, áp-dụng vào các thời-điểm khác nhau, nên có điều không giống nhau; nhưng nói chung, các chuyện này mang tính-cách lập-thuyết hơn là sự-thực rứt-khoát rơ-ràng rồi. Sau đây là thuyết nhị-nguyên: Melanesian + Mongoloid

         

 

                    BS Nguyễn Quyền Tài

 

     Con cháu những di dân thường muốn biết tổ tiên của họ là ai và từ đâu đến. Trong những năm gần đây, một số công ti với những kĩ thuật sinh học phân tử đă có thể giúp truy tầm nguồn gốc tổ tiên xa xôi cho những ai muốn biết cội nguồn của ḿnh. Chỉ cần gởi qua bưu điện một mẫu máu đến pḥng thí nghiệm (và đóng một số tiền nhỏ) th́ có thể nhận được kết quả cho biết tổ tiên ḿnh thuộc chủng tộc nào trên thế giới (4,6,7). Nhưng muốn biết lịch sử ḍng giống của ḿnh th́ vẫn phải t́m kiếm trong sách sử.

(Những từ viết tắt: tk: thế kỉ. tcn: trước công nguyên)

BsNguyenQuyenTai.png

 
 

 

            

Theo sách sử:

          Theo các sách xưa, lịch sử dân Việt Nam bắt đầu từ thời Hùng vương, gần 3000 năm tcn. Truyền thuyết cho rằng các vua Hùng thuộc ḍng dơi Viêm Đế, một vi vua huyền thoại trong văn hóa Trung Hoa. Cháu 3 đời của Viêm Đế phong cho con trưởng làm vua phương bắc, con thứ là Lộc Tục làm vua ở phương nam (năm 2879 tcn, theo Tây lịch), đế hiệu là Kinh Dương vương, họ Hồng Bàng, quốc hiệu là Xích Quỷ. Con của Kinh Dương vương là Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra một trăm trứng, nở ra một trăm người con trai. Con trưởng của Lạc Long Quân nối ngôi, xưng là Hùng vương, đặt tên nước là Văn Lang, truyền ngôi được 18 đời, cho đến năm 256 tcn th́ bị Thục Phán chiếm nước, chấm dứt triều đại Hùng vương(*).

Tuy nhiên, bộ Việt sử đầu tiên là quyển Đại Việt Sử Kí do Lê Văn Hưu biên soạn vào cuối

tk 13, nay đă thất truyền, bắt đầu kể chuyện từ thời Triệu Đà (tk 3 tcn)(*)  và không viết ǵ đến các vua Hùng. Kế đến là bộ An Nam Chí Lược của Lê Tắc, soạn vào khoảng giữa tk 14, trong mục “Cổ tích” chép theo Giao Châu Ngoại Vực Kí (sách ra đời vào thời Tấn (tk 3-5) ở Trung Hoa), có viết đến chuyện An Dương vương nhưng cũng không nói ǵ về thời Hùng vương. Bộ Đại Việt Sử Lược, không biết tác giả là ai, soạn xong vào khoảng cuối tk 14, có viết rất ngắn gọn đến Hùng vương, “đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang” và truyền được 18 đời. Bộ chính sử kế tiếp là Đại Việt Sử Kí Tục Biên do Phan Phù Tiên soạn vào giữa tk 15, nay thất truyền nên không thể biết có chép chuyện Hùng vương hay không. Chuyện họ Hồng Bàng và các vua Hùng trong sử Việt có lẽ xuất phát từ các truyện trong Việt Điện U Linh Tập viết vào khoảng đầu tk 14 và bộ Lĩnh Nam Chích Quái viết vào cuối tk 15, kể những chuyện thần ḱ cổ tích, và được Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử trong bộ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư  biên soạn vào cuối tk 15. Từ đó về sau, các sách sử Việt đều ghi chép về các vua Hùng(2).

Những điểm hoang đường trong chuyện các vua Hùng khiến nhiều sử gia đặt nghi vấn là triều đại Hùng vương không có thật. Gốc tích An Dương vương Thục Phán, người sáng lập ra nước Âu Lạc sau khi diệt nước Văn Lang của vua Hùng thứ 18, cũng chưa được các sử gia xác định, v́ theo các sách sử Trung Hoa th́ nhà Thục bị nhà Tần diệt từ năm 315 tcn(3). Dù có thật th́ các vua Hùng và An Dương vương là ḍng dơi những người từ phương Bắc (miền nam Trung quốc ngày nay) đến cai trị dân cư vùng cổ Việt. Vậy tổ tiên người dân bản xứ ở cổ Việt là ai? Và người dân ở cổ Việt trong thời Hùng vương sinh sống ở đó từ bao giờ và tổ tiên của họ từ đâu đến?

Trung tâm nền văn hóa Trung Hoa là lưu vực Hoàng hà ở miền Bắc Trung quốc ngày nay. Về phiá nam, trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc (tk 8-3 tcn), lưu vực sông Dương Tử có ba nước lớn: Sở, Ngô và Việt (, Yuè). Đến tk 4 tcn, nước Ngô chiếm nước Việt. Dân nước Việt di tản xuống miền Nam, xâm lấn dân địa phương và lập thành nhiều nước Việt nhỏ, mà các sử gia Trung Hoa gọi là Bách Việt, như Nam Việt, ở vùng Quảng Châu ngày nay, Mân Việt ở vùng Phước Kiến, Đông Việt hay Đông Âu ở miền Nam Chiết Giang, và Tây Việt hay Tây Âu ở vùng Quảng Tây.

 Lạc Việt là tên mà người Trung Hoa gọi nhóm dân ở miền Bắc Việt Nam thời đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa dân Lạc Việt đều là người di cư từ Trung Hoa xuống. Khoa ngôn ngữ học và nhân chủng học h́nh thái cho thấy những di dân từ miền Bắc xuống không ảnh hưởng nhiều đến thành phần dân chúng địa phương, nhưng v́ họ có tổ chức quân sự chặc chẻ hơn nên áp đảo và cai trị được dân địa phương(3). Văn tịch cổ xưa nhất của Trung Hoa nói về vùng đất này là Giao Châu Ngoại Vực Kí viết vào thời nhà Tấn (265-420) được Lịch Đạo Nguyên trong quyển Thủy Kinh Chú (tk 6) kể lại: “Hồi xưa, khi chưa có quận huyện, th́ Lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng gọi là Lạc dân, người cai quản dân gọi là Lạc vương, người phó là Lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải xanh làm huy hiệu”. Một số sử gia ngày nay cho rằng chữ “Lạc” do người Trung Hoa phiên âm chữ “ló”, vẫn c̣n dùng ở miền bắc Trung phần Việt Nam và nhiều sắc dân Đông Nam Á để chỉ lúa gạo, lúa trồng trong ruộng nước. Người Trung Hoa thời cổ ở lưu vực Hoàng hà trồng lúa ḿ và mạch và chưa biết lúa gạo, và gọi ruộng nước trồng lúa gạo là “Lạc” điền và vùng đất của nhóm dân trồng lúa là Lạc Việt.

 
 

 

Theo khoa khảo cổ:

            Các nhà khảo cổ t́m thấy được ở làng Phùng Nguyên, tỉnh Phú Thọ, và nhiều nơi khác ở tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội, Hải Pḥng và trong lưu vực sông Hồng những di tích của một nền văn ḿnh thuộc cuối thời đại đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng. Người thời Phùng Nguyên (khoảng 3.000 năm tcn) đă biết hợp thành bộ lạc, sống trong những làng nhỏ gồm một số gia đ́nh, và dùng ŕu đá để canh tác. Kỉ thuật đồ đồng phát triển thêm trong 2 thiên niên kỉ sau đó và nền văn minh Phùng Nguyên tiến đến thời đại Đông Sơn vào khoảng tk 7 tcn đến tk 1. Tại Đông Sơn, một làng thuộc tỉnh Thanh Hóa, các nông dân t́m được nhiều dụng cụ như đồ đựng nước, búa ŕu, giáo lao, đồ trang sức, và đặc biệt là trống đồng với những trang trí đặc biệt cho thấy ảnh hưởng của những sinh hoạt miền biển. Đa số học giả cho rằng nền văn minh Việt Nam thành h́nh cùng lúc với nền văn minh Đông Sơn(3).

Câu hỏi kế tiếp: Những người sinh sống vào thời đại Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam từ đâu đến?

 Khảo cổ từ đầu thế kỉ 20 cho biết, trong vùng địa bàn sinh sống hiện nay của người Việt Nam, đă có những người cùng chủng tộc với dân ở các đảo miền Nam Thái B́nh dương sinh sống từ 12 ngàn năm tcn. Dựa vào môn ngữ học, một số tác giả vào cuối tk 20 đưa ra giả thuyết là trong thời tiền sử, vùng  Đông-Nam-Á có hai luồng di dân lớn: luồng thứ nhứt xảy ra vào khoảng 40 ngàn năm trước đây (được gọi là cuộc di dân tợ-Úc(Australoid)), xuất phát từ quần đảo Ấn-Mă(indo-malaysian), đi đến khắp vùng Đông Nam Á và đến tận Úc châu và Tân Ghi-nê(New Guinea). Luồng thứ hai (được gọi là luồng di dân tợ-Mông(Mongoloid)) xảy ra gần đây hơn, vào khoảng 4-6 ngàn năm trước đây, xuất phát từ Hoa Nam (vùng Phúc Kiến và Chiết Giang ở Trung quốc ngày nay) và đi đến các vùng Đông Nam Á. Nếu giả thuyết này đúng th́ dân vùng Đông Nam Á ngày nay (trong đó có Việt Nam) là hổn hợp của hai đợt di dân, tợ-Úc và tợ-Mông(5).

 
 

 

Theo khoa sinh học phân tử:

Trong ṿng 20 năm nay, những phát triển về sinh học phân tử đă có thể giúp những nhà khoa học so sánh những chuỗi DNA của các giống dân trên thế giới để t́m hiểu sự tiến hóa của loài người. Phương pháp xét nghiệm DNA ở các dân vùng Đông Nam Á xác nhận việc hỗn hợp giữa hai luồng di dân lớn. Một cuộc xét nghiệm về mDNA(xem tự vựng) đặc biệt cho thấy là dân Việt Nam có nhiều biến đổi di thể trong DNA nhứt (intrapopulational genetic divergence) và v́ vậy được xem là nhóm dân có mặt lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Á(5).

Trong quá tŕnh phát triển đất nước từ biên giới Hoa-Việt đến mũi Cà Màu, nhiều nhóm dân thuộc chủng tợ-Úc và tợ-Mông khác đă hội nhập vào nhóm dân Việt, như người Chăm, người Miên, người Mường, người Hoa, v.v. và hợp thành quốc gia Việt Nam ngày nay. 

 

Quốc gia Việt Nam:

Một đặc tánh của dân Việt Nam trong suốt quá tŕnh lịch sử, được nhiều sử gia Việt Nam cũng như ngoại quốc ghi nhận, là tinh thần quật cường, chống ngoại xâm, và nhờ vậy, dân Việt Nam đă giữ được nhiều sắc thái xă hội, ngôn ngữ và chủ quyền quốc gia. Dựa vào những sự kiện lịch sử, chúng ta có thể suy luận rằng, mặc dù thành phần cai trị là người từ phương Bắc di cư xuống, dân số người bản địa từng sống ở cổ Việt đông đảo hơn và v́ họ đă có một nền văn minh lâu đời từ trước khi bị xâm lấn, họ đă có thể dành lại quyền tự chủ mỗi khi thế lực của giới cầm quyền từ phương Bắc suy yếu. Xét lại những cuộc kháng ngoại xâm, từ cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng ở tk 1, đến những cuộc kháng Pháp vào cuối tk 19 và đầu tk 20 và cho đến cuộc chiến tranh Hoa-Việt năm 1979, dù người lănh đạo kháng chiến thuộc giới cầm quyền hay xuất phát từ các thành phần dân chúng, dù là người thuộc tầng lớp thượng lưu hay nông dân, người dân Việt, thuộc mọi nguồn gốc dân tộc, đă hi sinh máu xương để ǵn giữ đất nước(**).

Những điều kể trên, ghi lại theo sách sử, là những việc đă qua.

Ngày hôm nay, áp lực di dân từ phương Bắc vào Việt Nam vẫn tiếp diễn và mạnh mẽ hơn bao giờ, không do một cuộc xâm lăng ồ ạt như trong quá khứ, mà bằng những thủ đoạn chánh trị, chèn ép kinh tế, đầu độc môi trường và thực phẩm cùng với đe dọa quân sự, nhằm mục đích làm suy yếu tiềm lực chiến đầu và bảo vệ đất nước của người dân Việt Nam. Giới lănh đạo và dân chúng Việt Nam, ở trong cũng như ngoài nước, cần có kế hoạch dài hạn để đương đầu với hiểm họa hiện nay hầu bảo tồn quốc gia, lănh thổ

 
   

(*)Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Năm 208 tcn, tướng nhà Tần Triệu Đà tấn công và chiếm cứ Âu Lạc. Sau khi chiếm luôn quận Nam Hải của nhà Tần, Triệu Đà xưng vương và thành lập nước Nam Việt; từ đó Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt(1). Khi nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm Nam Việt năm 111 tcn th́ cổ Việt cũng lệ thuộc nhà Hán.

· Đột biến di thể riêng biệt (genetic divergence): một nhóm dân khi sống ở một địa bàn cô lập với những nhóm khác cùng nguồn gốc sẽ truyền cho con cháu những đột biến riêng biệt của những người trong nhóm mà những nhóm kia không có. Số lượng đột biến cao ở một nhóm dân cho biết nhóm dân đó đă sống biệt lập ở một địa phương trong một thời gian dài hơn là những nhóm có số đột biến thấp.

· Khoa khảo cổ: (archeology)

· mDNA: việc t́m hiểu quá khứ bằng DNA chỉ cần dùng tới một loại DNA giản dị, khá đặc biệt. Đó là những DNA nằm trong các thể sợi-hạt(micochodrion), được gọi là DNA sợi-hạt(mitochondrial DNA), viết tắt là mDNA (hoặc mtDNA). Phần lớn các DNA nằm trong nhân(nucleus) của tế bào, c̣n mDNA th́ nằm trong những thể sợi-hạt; những thể sợi-hạt này cũng nằm ở trong tế bào nhưng ở bên ngoài cái nhân. Nhiệm vụ các thể sợi-hạt là biến glucose thành năng lượng.

· Thể sợi-hạt (mitochondrion (số nhiều: mitochondria),  từ tiếng Hi-lạp mitos, sợi chỉ và chondrion, hạt nhỏ): cấu trúc nhỏ, h́nh tṛn hay dài, có rất nhiều ở trong các tế bào và là nơi tạo năng lượng. Thể sợi-hạt chứa các di thể của sinh vật, và các di thể này không biến đổi khi được truyền từ mẹ sang con.

· Ngữ học: (linguistics)

· Quốc gia(nation). Tôi dùng từ “quốc gia” theo nghĩa “nation” của người Tây phương, để chỉ tất cả những nhóm dân có cùng chung một số đặc điểm như ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, nguồn gốc chủng loại hay dân tộc (nhưng không nhất thiết là mọi người phải có chung tất cả các đặc điểm này), và cùng có ư muốn tiếp tục chung sống với trong một lănh thổ tự trị.

· Sinh học phân tử (molecular biology) một ngành của khoa sinh học đặc biệt nghiên cứu, ở tầm mức phân tử, những tác động giữa các thành phần trong cấu trúc của tế bào, đặc biệt giữa các loại DNA và RNA.

· Tợ-Mông (Mongoloid): từ ngữ dùng để tả h́nh thể những nhóm dân da vàng, có g̣ má cao, góc trong của mắt có nếp mí, tóc đen thẳng, như người Mông Cổ, Măn Châu, Trung hoa, Kô-rê, Nhật Bổn, Việt Nam, Thái Lam, Miến Điện, Tây Tạng và Ét-ki-mô ở châu Mĩ. Hiện nay, từ này ít khi dùng trong ngành nhân chủng học.

· Tợ-Úc (Australoid): từ ngữ dùng để tả h́nh thể những thổ dân(aborigines) ở Úc châu, Pa-pua, Mê-la-ni, những người thấp lùn và da đen như dân Negrito ở Phi Luật Tân, bán đảo Mă Lai và các đảo A-đa-man ở vịnh Ben-gan.

 
 

Bài trên kết-luận với thuyết nguồn-gốc nhị-nguyên qua hai đợt di-dân lớn, khoảng 40 ngàn năm

có dân Australoid và 4-5 ngàn năm, có dân Mongoloid. Câu hỏi tiếp là, nếu như con người phát-xuất từ châu Phi, có ǵ—hay có ai—ở Đông-nam Á, trước khi dân Australoid đến đó? Miền đất hoang hay đă có người ở đó?   

Mỗi thuyết về nguồn-gốc đếu có giá-trị và lư-do của nó. Thuyết Mẹ Âu-Cơ nói lên t́nh chủng-tộc giọt máu đào, chuyện mẹ kể con nghe từ thời lập nước, nặng giá-trị tâm-linh; thuyết văn-hóa do người Âu-châu nh́n vào bề ngoài, cảnh sinh-hoạt cộng-đồng có giá-trị gần-gũi hơn bởi văn-hóa chỉ là bề nổi, thay đổi qua vài đời, hai ba trăm năm; thuyết nhị-nguyên Mă-lai Vạn-đảo pha-lẫn từ phía Nam với giống Mông-cổ từ Bắc-phương đi xuống đi xa hơn các thuyết gốc văn-hóa; nó xa-vời mịt-mù, lấy địa-bàn nước ta là nơi hoang-vu có hai khối dân đến sống chung rừ bốn chục ngàn năm đên bốn ngàn năm. Thế cón trước 40 ngàn năm th́ sao? Mà có thực là con người từ Phi-châu chia nhau lên bắc Á hay ra đảo rồi từ hai địa-bàn đó cùng vào Đông-nam Á?Mỗi thuyết về nguồn-gốc đếu có giá-trị và lư-do của nó. Thuyết Mẹ Âu-Cơ nói lên t́nh chủng-tộc giọt máu đào, chuyện mẹ kể con nghe từ thời lập nước, nặng giá-trị tâm-linh; thuyết văn-hóa do người Âu-châu nh́n vào bề ngoài, cảnh sinh-hoạt cộng-đồng có giá-trị gần-gũi hơn bởi văn-hóa chỉ là bề nổi, thay đổi qua vài đời, hai ba trăm năm; thuyết nhị-nguyên Mă-lai Vạn-đảo pha-lẫn từ phía Nam với giống Mông-cổ từ Bắc-phương đi xuống đi xa hơn các thuyết gốc văn-hóa; nó xa-vời mịt-mù, lấy địa-bàn nước ta là nơi hoang-vu có hai khối dân đến sống chung rừ bốn chục ngàn năm đên bốn ngàn năm. Thế cón trước 40 ngàn năm th́ sao? Mà có thực là con người từ Phi-châu chia nhau lên bắc Á hay ra đảo rồi từ hai địa-bàn đó cùng vào Đông-nam Á?

 
                                                     

Thuyết tam-nguyên :

AustroAsiatic + Austro(Poly)nesean + Mongoloid

Có thể chăng là con người Austro-Asiatic (Nam-Á) đă đến Đông-Nam Á và một số ở lại, cấy lúa, đánh cá; nhóm khác ra miền Vạn-đảo; rồi sau này kẻ trước người sau, nhóm Vạn-đảo mới ngược lại và nhóm bắc-Á mới xuôi Nam vào Đông-Nam-Á mà lập thành nhóm tạp-chủng ở đây. 

 
   

Nguồn-gốc kể từ thiên-niên-kỷ gần đây

SEAsiaCirca1100.gif

Chỉ nh́n vào bản-đồ bán-đảo Đông-dương th́ thấy địa-bàn nước Việt ngày nay, vào “khoảng 913 —nghĩa là thiên-kỷ trước—” gồm ba đơn-vị chính-trị hành-chánh:

a-     Tĩnh-hải-quân hay là Giao-chỉ/Giao-châu thuộc Trung-quốc cả gần ngàn năm, có dân Cổ-Việt và dân Trung-quốc chung sống;

b-     Chiêm-thành mà dân chính là Chăm, gốc Vạn-đảo nhưng cũng có những bộ-lạc trên vùng cao, h́nh như giữ ít nhiều đặc-tính của dân Nam-Á nguyên-thủy; và

c-      đế-quốc hùng-mạnh Khmer mà lănh-thổ bao-trùm cả Ai-lao, phần đông Thái-lan, chạy cả sang một phần bán-đảo Mă-lai.

 

Như vậy, xét trong quá-khứ gần ngàn năm, dân ta ngày nay là một ḥa-hợp pha-giống của ít nhất bốn nhóm dân chính: Cổ Việt và Hoa, ḥa-hợp thành Việt-Kinh Bắc; Việt-Kinh Bắc trong cuộc Nam-tiến, ḥa-hợp với dân Chăm—mà trước ta gọi là Chiêm, nay theo chính họ, nên gọi là Chăm—thành Việt-Kinh Trung. Qua khỏi đoạn cuối Trường-sơn, Nam-tiến biến–thành Tây-tiến, Việt-Kinh hai miền ḥa-hợp với dân Khmer; lại có dân Hoa—xưng là Minh-hương, những người nhận phần hương-hỏa cho nhà Minh, dân Hán chính-cống—vào Trung và Nam Việt-Nam, họp thành Việt-Kinh Nam.

 

NamKyLucTinh1841-1862.jpg

Nam-kỳ lục-tỉnh

 

Cuối Trường-sơn, hết Nam-tiến,

chuyển sang Tây-tiến,

thành-lập 6 tỉnh Nam-kỳ.

 

Theo Nguyễn Q. Thắng, vua đặt tên

lục tỉnh dựa theo 6 tiếng cuối của câu thơ:

Khoái mă gia biên vĩnh định an hà

(có nghĩa khoáng là: Phóng ngựa ra roi giữ yên non nước.)