Nghệ thuật Nhiếp  Ảnh

   

                 Lịch sử Nghệ thuật Nhiếp  Ảnh đất Việt

                                     Bài khảo cứu  cuả  Kim Liên Phạm

Trong số các bộ môn Nghệ thuật Việt, trong cũng như ngoài nước, Nhiếp Ảnh là bộ môn mà sinh hoạt ít được biết đến nhất; trong khi đó, Nhiếp Ảnh lại là bộ môn đem về cho đất Việt  nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng và bằng Tưởng lệ Danh dự nhiều hơn bất cứ bộ môn Nghệ thuật nào khác.
Xin tŕnh bàyTài-liệu ngắn sau đây về sinh hoạt Nghệ thuật Nhiếp Ảnh Việt từ ngày nhiếp ảnh được đưa vào đất Việt năm 1869 .
Năm 1865, cụ Đặng-Huy-Trứ, nguyên là một vị quan dưới triều vua Tự-Đức, khi đi sang Trung-Hoa công-tác theo chỉ thị của vua Tự-Đức, đă mua v
một bộ máy chụp và rửa ảnh từ Trung-Hoa . Về  nước, cụ mở Hiệu
Ảnh Cảm-Hiếu-Đường  tại Hà-Nội vào ngày  14-3-1869 và thuê một người Hoa là Dương-Khải-Trí  trông coi.    Việc này được chính cụ Đặng-Huy-Trứ ghi lại trong bộ sách "Đặng Hoàng Trung Văn" quyển III tờ 6, 7 và 8, viết bằng Hoa ngữ, hiện lưu-trữ tại thư-viện Trung-ương, Hà-Nội.
Từ 1869 tới thập-niên 1930, ngành  nhiếp ảnh phát-triển mạnh lan ra toàn cơi  đất  Việt.  Công lao  phát-triển nhờ cụ Nguyễn-Đ́nh-Khánh, tức Khánh-Kư, quê tại thôn Lai-Xá, xă Kim-Chung, huyện Hoài-Đức, tỉnh Hà-Đông.

T  thập-niên 30 phong-trào chơi ảnh nghệ thuật bắt đầu phát-triển  nhờ  vào các nhiếp ảnh -gia Vơ-An-Ninh, Phạm-Ngọc-Chất, Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Văn-Khải...

Trong thập-niên 30 và 40, nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam phát-triển, nhưng rất chậm. Nhiếp ảnh thỉnh thoảng được triển lăm như một " nghệ thuật khéo tay" trong một góc chợ phiên hay đấu xảo.

Vào năm 1951, cuốn sách  " Để Chụp và Rửa ảnh Mau Chóng " (sau đặt tên lại là Chụp và Rửa ảnh) tại Hà Nội,do nhiếp ảnh gia Lê Đ́nh Chữ xuất bản.

Năm 1952, lần đầu tiên có cuộc triển lăm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề Triển- lăm Ảnh Mỹ- thuật 1952 do công lao của   21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam. Cuộc triển lăm này là một mốc khởi đầu quan trọng của Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt .

Năm 1953  là lần thứ hai Triển lăm Nghệ thuật Nhiếp ảnh   cũng  tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 56 ngh sĩ nhiếp ảnh và 165 tác phẩm nhiếp ảnh

Năm 1954 là lần thứ  ba Triển lăm Nghệ thuật Nhiếp ảnh cũng tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 36 ngh sĩ nhiếp ảnh và 96 tác phẩm nhiếp ảnh

Từ 1955 tới 1975  tại miền Nam, những cuộc Triển lăm Ảnh và Thi Ảnh được liên tục tổ chức hàng năm (có năm hai hoặc ba lần triển lăm hoặc thi ảnh); Từ 1958, Miền  Nam đứng ra tổ chức các cuộc Thi Ảnh Quốc tế : ảnh nghệ thuật được gửi đi triển lăm và dự thi ở nhiều nước trên thế giới.  Các nhiếp ảnh gia miền Nam đoạt nhiều tước hiệu và giải thưởng cao trên ảnh trường quốc tế như Khưu Từ Chấn, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, Trần-Linh, Nguyễn Bá Mậu, Phạm Văn Mùi, Đơn-Hồng-Oai, Trần Đại Quang, Lư-Lan-Siêu, Lê Anh Tài..

Các Hội Ảnh ở  Miền  Nam cho tới năm 1975:
* Hội Nhiếp ảnh Việt Nam.
* Hội
Ảnh KBC.
* Hội Ảnh 
Việt Mỹ.
* Hội Ảnh
Nghệ thuật Việt Nam.
* Hội Ảnh Tinh Vơ, Nghĩa An và Vân Trang của người
Việt gốc Hoa.

Cũng trong thời gian này, một số sách nhiếp ảnh được xuất bản như :
* "Bước Đầu Chụp
Ảnh " của Nguyễn Cao Đàm, 1965.
* "Bước Đầu Nhi
ếp Ảnh Nghệ thuật của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1967.
*
Nhiếp Ảnh Nghệ thuật Bước Hai" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1972.
* * "Những Kiệt Tác Nhi
ếp Ảnh 1974" do Nguyễn Ngọc Hạnh xuất bản, 1975.

 
 

 

         Nghệ thuật nhiếp ảnh  Việt được đánh giá trị cao

Nghệ thuật nhiếp ảnh được đánh giá trị cao v́ đem về   đất Việt  nhiều huy chương.  Sở dị các nhà  nhiếp ảnh chuyên nghiệp thành công  như vậy v́ nắm được những điều cơ  bản sau đây:

1/   Hiểu được sự kỳ diệu của “Bóng” trong một bức h́nh, nh́n nhận và nắm bắt được nó. Họ nhận ra được cái khoảng đen mà mặt trời đang chiếu xuống… rồi nhờ vào sự tính toán và sắp đặt ánh sáng, họ đạt được nghệ thuật nhiếp ảnh “Bóng” tới chỗ  hoàn hảo . Nhiếp ảnh là một bộ môn mới mẻ và đổi thay liên tục. Những người đam mê ảnh là những người dấn thân vào cuộc đua bất tận của kỹ thuật  và khao khát kiếm t́m những cảm xúc mới.

C:\Users\Owner\Desktop\DuongQuan\DQ==Them\Slide3.JPG 

2/ Về  nghệ thuật  chụp ảnh chân dung

Ảnh bán thân th́  không nên chụp thẳng mặt, không được nh́n thấy cả hai tai (đây là ảnh hồ sơ).Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nh́n vào máy hoặc nh́n đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nh́n thấp xuống . Đồng thời nhiếp ảnh gia đặt máy camera, sao cho không gian phía mặt người quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.

3/  T́nh cảm hội nhập vào ảnh

các loại h́nh nghệ thuật Nhiếp ảnh phải chuyển tải sinh động theo nhịp thời đại của đất nước. các loại h́nh đó nên được  chụp  lúc nhiếp ảnh gia cảm xúc đối với thiên nhiên, đối với cuộc sống con người và đối với sự đổi thay của Tổ quốc .

C:\Users\Owner\Desktop\DuongQuan\Duong Quan==03=y\Slide30.JPG

 

4/  Về nghệ thuật chụp ảnh mở

Làm mờ ảnh là một phần thú vị của nghệ thuật nhiếp ảnh. Tuy nhiên để tạo được một bức ảnh mờ mang tính nghệ thuật đúng nghĩa cần phải nắm được kỹ thuật, trải nghiệm qua thực hành và cũng cần một chút may mắn. Đối tượng có thể áp dụng hiệu ứng mờ cũng khá đa dạng, có thể là chim chóc, hoa lá, thậm chí cả ảnh phong cảnh thông thường. Nhiếp ảnh gia nên tận dụng  màn sương  trong ảnh phong cảnh. Ảnh phong cảnh mà có màn sương mờ đôi khi cho người xem cảm giác về chiều sâu ảnh.

 

5/ Nghệ thuật  chơi trăng

Qua  ống kính , mặt trang  dù khuyết hay tṛn, dường như trở thành  các đồ vật gần gũi với cuộc sống con người dưới con mắt nhiếp ảnh gia.   Ở đó, người nhiếp ảnh gia có thể vẽ, ném, bắt hay kéo trăng.....

 

6/  Hướng về phong cách lư  tưởng  mà  nhiếp ảnh gia  mong muốn 

Phong cách của một nghệ sĩ nhiếp ảnh là một thể loại ảnh nhất định trong một thời đại nhất định để biểu đạt tư tưởng, t́nh cảm của ḿnh, trên cơ sở nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật nhiếp ảnh khiến cho công chúng khi xem bức ảnh của họ, sẽ nhận ra ngay tác phẩm ấy là của tác giả nào. Nhiều tác giả tuy có chung một trường phái nghệ thuật nhưng mỗi tác giả lại có phong cách riêng, do bản chất, tŕnh độ ngôn ngữ tạo h́nh nghệ thuật và khả năng phát hiện thẩm mỹ ngay trong hiện thực của mỗi người.Chẳng hạn cũng là trường phái ‘ảnh như tranh thuỷ mạc’ nhưng mỗi tác giả có cách biểu đạt riêng. Một nhà nhiếp ảnh có phong cách, người đó thường chọn cho ḿnh một mảng đề tài tương đối gần gũi với nhau. Thí dụ đề tài phong cảnh sơn thuỷ, phong cảnh kiến trúc, phong cảnh nông nghiệp… và suốt cuộc đời họ sáng tạo cho đề tài đó.   Tuy nhiên tổng thể những biện pháp kỹ thuật, kỹ xảo nhiếp ảnh" riêng của nhiếp ảnh gia phải làm sao để tránh sự nhàm chán. Theo sự nhận xét  c ủa Hội Nhiếp Ảnh  đất Việt  (ông Trần Mạnh Thường  là đại diện ) th́ ở đất Việt  tuy phong trào nhiếp ảnh lên cao, nhiều nhà nhiếp ảnh đoạt đựơc nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, nhưng chưa có một nghệ sĩ nào có phong cách đủ , để khi nh́n vào bức ảnh không cần xem tên tác giả, vẫn có thể đoán ngay tác phẩm đó của ai.

 

Để kết thúc  về nghệ thuật  Nhiếp Ảnh của  người Việt  đă tới tŕnh độ  độ cao như  chúng ta vừa khảo sát ,xin quí vị độc giả  thưởng thức tài nghệ của một nhiếp ảnh gia  đất Việt thân yêu. Đây Video mấy video chứng tỏ nghệ thuật nhiếp ảnh của  nhiếp ảnh gia Hương Kiều Loan:

        Các Video sau đây:Tiếng Thu, Trái đắng,Thu bên rào, Chút đó đây, mùa Thu bên em,  mùa Đông lụa đỏ

 (xin click video thơ nhạc. Khi đó các độc giả t́m click Hương Kiều Loan1Hương Kiều Loan2,Hương Kiều Loan3,Hương Kiều Loan4,Hương Kiều Loan5,Hương Kiều Loan6