|
5-Sả

Sả hoặc cỏ sả, sả chanh, hương mao là loại cỏ lá dài như lá lúa,
sống lâu năm, mọc thành từng bụi. Cây và lá sả có một mùi thơm đặc
biệt có thể hòa hợp với nhiều thực phẩm như thịt, tôm, lươn, ếch,
cua ..Sả giúp món ăn dễ tiêu hóa hơn
Có nhiều món ăn có thể nấu với sả như ếch xào sả ớt, bún bò Huế, mì
căn xào sả, thịt gà nạc xào củ sả, cá chiên ướp tỏi sả, lươn rang
muối hoặc hầm với sả, pha nước mắm chấm với sả và nhiều vật liệu
khác...
Vì có mùi thơm nên tinh dầu sả được dùng để làm nước hoa, xà phòng
thơm.
Lá sả nấu sôi với lá chanh, ngải cứu làm nước xông, kích thích đổ mồ
hôi, giải cảm.
Nước chiết củ sả có tính cách lợi tiểu, ra mồ hôi.
Cây sả trồng ở góc vườn vừa đuổi muỗi vừa khiến cho rắn không dám
bén mảng tới gần nhà |
|
|
6-Tía
tô

Tía tô hay tử tô là loại thảo thân thẳng có lông, lá mọc đối mép có
khía răng, mầu xanh tím hoặc tím tía.
Tía tô được trồng khắp mọi nơi để làm gia vị hoặc làm thuốc. Tất cả
các bộ phận của cây từ lá, hoa, củ tới cành, hạt đều dùng được,
nhưng dùng nhiều nhất vẫn là lá.
Bún chả Hà Nội mà không có mấy là tía tô xanh xanh- tím tím ăn sam
với rau sống thì cũng mất ngon.
Món giả ba ba, ốc nhồi, ếch, đậu phụ với mấy lá tía tô thái nhỏ chan
lên bát bún là món ăn rất độc đáo.
Lại còn đậu phụ chiên chấm với mắm tôm kèm vài lá kinh giới, tía tô
để mấy cụ nhâm nhi chút rượu; cà bung đậu phụ tía tô cho người muốn
giảm béo; cháo trắng thật nóng kèm thêm vài củ hành ta, mấy lá tía
tô thái nhỏ thì mồ hôi đầm đìa, cảm lạnh ra đi, người bệnh thấy khỏe
khoắn, nhẹ nhõm...
Về phương diện y hoc cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, phát tán
phong hàn, giải độc, tiêu tích, hạ khí.
Y học dân tộc mình dùng tía tô để trị ngoại cảm, nôn mửa, kích thích
tiêu hóa, chữa ho, hạ đàm, giảm hen suyễn, tê thấp, giải ngộ độc cua
cá, cầm máu, giúp ngủ ngon, kháng vi khuẩn, nấm, phòng ngừa sẩy thai,
kích thích đổ mồ hôi ...
Hạt tía tô có nhiều tinh dầu được dùng ở Nhật Bản, Ðại Hàn quét lên
dù, lên giấy để tránh thầm nước.
Dân Nhật cũng hay uống trà tía tô để kích thích tuần hoàn, bổ thần
kinh, giảm cân; rửa mặt gội đầu với nước tía tô để da, tóc khỏi khô.
7-Kinh
giới

Kinh giới hoặc khương giới có vị cay ấm với công năng trừ phong,
giải độc, tiêu viêm, cầm máu.
Món ăn gồm có bún, đậu phụ, mắm tôm với rau sống, lá kinh giới ở ngõ
Phất Lộc Hà Nội luôn luôn đông khách, dù là món ăn rất bình dân.
Rau muống xào với tỏi mỡ phải ăn kèm với vài lá kinh giới mới ngon
miệng.
Chả cá, bún chả Hà Nội, các món gỏi cần có mấy lá kinh giới kèm với
rau sống thì mới thỏa mãn khẩu vị.
Hoa và lá kinh giới được dùng trong dân gian để chữa cảm mạo, nhức
đầu, hoa mắt, nóng sốt, viêm sưng cuống họng, nhức mình, nôn mửa, đổ
máu cam, đại tiểu tiện ra máu, lở ngứa ngoài da..
Có nghiên cứu nói đậu phụ ăn với kinh giới có thể phòng chống loãng
xương ở phụ nữ, nhờ có estrogen thực vật trong hai loại thức ăn này
Danh y Trung Hoa Hoa Ðà đã thành công chữa một sản phụ bị băng huyết
bằng bột hoa kinh giới sao khô tán nhỏ
8-Xương
sông lá lốt

Xương sông là loại cây cỏ, thân đứng, lá mọc so le hình mác, cạnh
khía răng. Rau có nhiều ở vùng nhiệt đới. Toàn cây có mùi rất đặc
biệt, tương tự như mùi dầu hôi.
Lá là bộ phận được dùng để làm gia vị và thuốc chữa bệnh.
Vì có mùi hơi lạ, nên không ai ăn lá xương sông sống mà được dùng để
gói thịt heo, thịt bò nướng chả. Lá sẽ tái đi, tinh dầu ngấm vào
thịt và cho một vị béo ngậy khác thường.
Lá xương sông nấu canh thịt, canh cá ăn rất ngon..
Nước lá xương sông đun sôi được dùng để chữa cảm sốt, ho sởi, trúng
phong, đầy bụng ...hoặc rang nóng rồi chườm lên khớp xương đau nhức.
Xương sông thường đi đôi với lá lốt.
Lá lốt to như lá trầu không, có vị nồng, hơi cay.
Lá lốt gói thịt heo hay thịt bò băm nhỏ, thêm gia vị mắm muối rồi
nướng than hồng, khi ăn chấm với mắm nêm pha chanh, ớt, đường, tỏi...
Lá lốt thái nhỏ nấu với ốc là món ăn rất hấp dẫn.
Lá lốt có tác dụng chữa đau xương, tê thấp, đổ mồ hôi tay, đầy hơi,
tiêu chẩy...
Nước sắc lá lốt được dùng để ngâm chân tay khi đổ nhiều mồ hôi ... |
|
|
Rồi lại còn
rau ngổ
um lươn;
Ngò gai

ăn với thịt heo luộc chấm mắm tôm chua xứ Huế; khế chua, chuối
xanh, hành sống, gừng già, kinh giới, tía tô, mùi tầu ăn với thịt ba
chỉ luộc chấm mắm tép đồng ruộng; giềng lót nồi cá kho tộ, giềng kết
nghĩa với “cầy tơ” bẩy món; me, muỗm, nhót nấu canh thịt canh cá; lá
chanh non ăn với thịt gà đồng quê luộc, bộ ba lá mơ tam thể, đinh
lăng và lá sung kết hợp với gỏi cá, nem chạo; khế chua nấu riêu với
cua đồng ...
Và nhiều ngọn rau thơm khác nữa....
Nhà văn ẩm thực danh tiếng Băng Sơn của Hà Nội có viết: “Gia vị chỉ
là vai phụ trong sân khấu bữa ăn, nhưng thiếu vai phụ này thì vai
chính chả diễn được với ai. Người diễn viên phụ chỉ ra sân khấu
thoáng qua, nhưng ấn tượng để lại là không thể phai mờ”.
Thật là một nhận xét rất xác đáng!
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Texas-Hoa Kỳ |
|