RƯỢU & TRÀ

   

   Rượu

  Rượu trắng

Nguyên liệu chính là các loại ngũ cốc có hàm lượng tinh bột cao thông dụng như gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, gạo nương lúa mạch, ngô hạt, mầm thóc, sắn, hạt mít, hạt dẻ, hạt bo bo v.v Nhưng các loại gạo nếp cho thành phẩm rượu rất thơm và có độ ngọt nhất định nên được ưa chuộng nhất. Men rượu được chế từ nhiều loại thảo dược như cam thảo, quế chi, gừng, hồi, thạch xương bồ, bạch chỉ, xuyên khung, rễ ớt v.v.

theo những bí quyết riêng của từng gia đ́nh. Rượu được đánh giá là ngon nhất khi có độ tinh khiết cao, trong vắt, sủi tăm lăn tăn, uống có mùi vị thơm, ngọt, cay, có độ cồn tương đối cao (từ 39 đến hơn 45 độ) nhưng êm dịu và không gây đau đầu.

Rượu trắng nổi tiếng, có Rượu ngang  do dân làng Ngang làm ra.  Thời Pháp thuộc có   Rượu Văn Điển   và sau này miền Bắc có Rượu Luá Mới,  hoặc Rượu Nếp MớI, hoặc Rượu Quốc Lủi  ( rượu làm chui, làm lậu thấy bóng Công An là lủi rất lẹ.) Miền Nam nổi tiếng có  Đế G̣ Đen,  dân vùng Long Thành và vùng Củ Chi   thường gọi Rượu  ta  là Rượu  đế

 

    Rượu Cần


Một trong những ấn tượng khó quên của khách phương xa khi đến Tây Nguyên, là những ống cơm lam thơm ngát và chóe rượu say nồng. Hai thức dùng đă trở thành vật linh thiêng trong ḷng người dân bản địa. Đến Tây Nguyên, được người dân mời uống rượu cần, nghĩa là bạn đă là khách quư của làng buôn.Rượu cần là thứ đồ uống quư có trong tất cả các gia đ́nh người Tây Nguyên, dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đăi khách.
Rượu cần được quư v́ nhiều lẽ. Người dân Tây Nguyên cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần th́ lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Thứ nữa, rượu cần được làm khá công phu bằng chất liệu là lương  thực - thứ sản phẩm nuôi sống con người.
 Làm men rượu là công đoạn đầu tiên rất công phu. Người Tây Nguyên có bí quyết dùng vài thứ lá, rễ cây trên núi để ủ men. Những thứ này cùng với củ gừng, riềng xắt nhỏ, phơi khô, giă mịn, trộn với bột gạo và vỏ trấu, đánh thành bánh. Phơi khô lần nữa, cầm trong tay cảm giác nhẹ, xốp là tốt, treo lên giàn bếp để dành dùng dần. Ngày nay có men của người Kinh, nhưng chỉ loại rượu được làm từ men của người Tây Nguyên tự chế mới cho được hương vị thơm ngon riêng biệt. Rượu cần làm công phu nhưng lại dễ tính về chất liệu: Hạt cào (một thứ cỏ mọc ở Tây Nguyên), hạt bo bo, kê, gạo, bắp (ngô), khoai ḿ (sắn) Mỗi loại cho một hương vị ngọt ngào riêng, tuy nhiên được yêu chuộng nhất theo thứ tự vẫn là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp.

 

Chất liệu được nấu chín, tăi ra cho nguội. Men giă nhỏ, trộn đều. Sau khi ủ qua một đêm, mở ra bốc hơi thơm ngào ngạt, là tốt. Trộn với vỏ trấu, theo người làm rượu, là để có độ thoáng cho rượu mới lên men. Chất liệu được cho vào những chiếc chóe nhỏ to bằng gốm, bịt kín miệng bằng lá chuối hoặc ni-lon, để chỗ mát. Chóe ủ rượu có nơi c̣n gọi là ghè, nên rượu cần c̣n được người Tây Nguyên gọi là rượu ghè. Độ chừng một tháng là rượu chín. Cái độc đáo của rượu cần là càng để lâu, nước rượu càng ngọt giọng, nồng nàn chứ không bị chua hay đắng. Ở Tây Nguyên, dù nhà rông của làng hay là nhà sàn của từng gia đ́nh, luôn luôn có một cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đ́nh thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rông th́ cao vút đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong những trái bầu khô, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thông ruột, dài chừng một mét. Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi nâng cần trao cho khách. Bạn nên đỡ lấy cần bằng hai tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần, sát miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca tiếp nước vào chóe. Người Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, cách rót nước như vậy gọi là đong kang. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đă uống hết phần rượu. Cách đong kang này c̣n biểu lộ sự quư mến và tận t́nh của chủ nhà dành cho khách. Cách thứ hai để công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần ḿnh. Người Tây Nguyên mời rượu tinh tế lắm, dù cho bạn có tửu lượng kém đến đâu cũng không thể từ chối uống một kang, nhất là khi các cô gái Tây Nguyên đă cầm sẵn ca nước trong tay, mắt nh́n khách chân thành và tha thiết. Bạn sẽ không lo lắng sợ chủ nhà cho là bê tha và thiếu lịch sự dù có uống say đến ngă lăn quay ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất thích thú và quư bạn hơn v́ cho rằng như vậy là bạn rất chân thành với họ. Cái say của rượu cần không giống cái say của bất cứ loại rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng lâng ngây ngất, và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được măi. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái nắng, cái gió bao la của Tây Nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt.Rượu cần và cơm lam là hai thức không thể thiếu trong các lễ hội ở buôn làng Tây Nguyên. Cũng như uống rượu cần, khách sẽ được chủ nhà trân trọng mời ống cơm lam đầu tiên. Ống cơm dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất, mà phải là đoạn được cô gái Tây Nguyên nướng khéo nhất, nh́n vào màu trúc vẫn xanh tươi. Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng lâng ngây ngất, và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống được măi. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái nắng, cái gió bao la của Tây Nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho du khách không làm sao say khướt.Rượu cần và cơm lam là hai thức không thể thiếu trong các lễ hội ở buôn làng Tây Nguyên. Cũng như uống rượu cần, khách sẽ được chủ nhà trân trọng mời ống cơm lam đầu tiên. Ống cơm dành cho khách không phải là đoạn dài nhất, to nhất, mà phải là đoạn được cô gái Tây Nguyên nướng khéo nhất, nh́n vào màu trúc vẫn xanh tươi. Dùng với rượu, cơm lam là thức nhắm; không có rượu, cơm lam thành lương thực ăn no. Vừa ăn xong, đến buổi uống rượu cần cũng ăn tiếp được mà không thấy ngán. Buổi sáng lên rẫy, mang theo một đoạn cơm lam, một gói muối ớt với thịt con nai khô trên giàn bếp, là làm quên luôn cái nắng ban trưa.Tháng 3, hoa pơ-lang nở đỏ rực trời. Về Tây Nguyên vào mùa lễ hội pơ-thi (lễ bỏ mả), lễ mừng cơm mới, cùng với con trai con gái làng uống rượu cần, ăn cơm lam, thức trắng đêm với những ṿng xoay nhịp nhàng trong tiếng cồng chiêng ngân vang, nghe đâu đây vọng về một thuở hoang sơ hát bài ca đi mở đất, chinh phục núi rừng.

 
   

        Trà  

     Nên uống một tách trà thanh đạm:

 1. Sau khi thức dậy

V́ sau một đêm dài cơ thể đă tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà thanh đạm vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà c̣n có thể hạ huyết áp. Nhất là người cao tuổi, sau khi thức dậy vào sáng sớm, uống một tách trà thanh đạm, sẽ có lợi cho sức khỏe. Lư do phải pha trà thanh đạm, là để tránh màng lót dạ dày bị tổn hại.

 2. Sau khi ăn nhiều dầu mỡ

Protein trong những thức ăn nhiều dầu mỡ thường rất phong phú, thời gian tiêu hóa chậm khoảng bốn tiếng đồng hồ, v́ thế sau khi ăn sẽ không thấy đói. Thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loăng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

 3. Sau khi ăn mặn

 Ăn mặn không có lợi cho sức khỏe, nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa. Uống trà, nhất là loại trà xanh có hàm lượng catechins cao, có thể ức chế sự h́nh thành những chất dẫn đến ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch.

 4. Sau khi ra nhiều mồ hôi

Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

 5. Làm việc trong hoàn cảnh bức xạ

Công nhân khai thác quặng mỏ, bác sĩ y tá làm việc trong bộ phận chụp X quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. V́ những công việc trên ít nhiều bị tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc pḥng hộ.

 6. Những người làm việc về khuya và lao động trí óc

Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, v́ thế nhà văn, học giả và người hoạt động trí óc vào ban đêm nên uống trà, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

 

7. Ca sĩ và người thuyết tŕnh

Làm việc một thời gian dài với cổ họng của ḿnh, nên nhấp những ngụm trà để dưỡng cổ họng và thanh quản, cũng có thể pḥng chống bị khàn giọng và xảy ra t́nh trạng viêm họng.

  8. Người hút thuốc

Người hút thuốc nên thường xuyên uống trà, chủ yếu có bốn lợi ích:

(1) Giảm nguy cơ bị ung thư do hút thuốc: Hàm lượng catechins trong trà có thể ức chế chất Freeradical do thuốc lá gây ra, pḥng ngừa khối u.

(2) Có thể giảm nhẹ ô nhiễm bức xạ do hút thuốc: Chất catechinslipoxygenase trong trà có thể giảm nhẹ sự gây hại của bức xạ đối với cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chức năng tạo máu. Kết quả của những lần thí nghiệm cho thấy, dùng trà để trị bệnh bức xạ nhẹ do phóng xạ gây ra hiệu quả của nó đạt đến 90%.

(3) Pḥng chống bạch nội chướng phát sinh do hút thuốc: Hút thuốc là kẻ thù lớn trong việc làm tổn hại mắt, thúc đẩy phát sinh bạch nội chướng. Carrotere trong trà cao hơn gấp nhiều lần so với rau cải và trái cây thông thường, Carrotere không chỉ có tác dụng pḥng chống bạch nội chướng và bảo vệ mắt, đồng thời c̣n có thể ngừa ung thư, giải độc thuốc lá.

(4) Bổ sung vitamin C bị tiêu hao khi hút thuốc: Vitamin C trong trà khá phong phú, nhất là trà xanh, người hút thuốc uống trà xanh có thể hấp thu lượng vitamin C thích hợp, đặc biệt là khi bạn kiên tŕ dùng trà xanh, hoàn toàn có thể bổ sung sự thiếu hụt vitamin C do hút thuốc gây ra, duy tŕ được trạng thái cân bằng, loại trừ chất Freeradical, tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.

 9. Người bị bệnh tiểu đường

Triệu chứng của bệnh tiểu đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

 10. Khi tháo dạ (tiêu chảy)

Tháo dạ rất dễ làm cho cơ thể thiếu nước, uống nhiều trà đậm, hóa chất hỗn hợp trong trà có thể kích thích màng lót dạ dày, giúp hấp thu lượng nước nhanh hơn so với uống nước thông thường, nhằm nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.

 Hăy click        - Văn Hóa Ẩm Thực

                         - các món ăn

                         -Thơ vịnh món ăn

                         -Mẹo vặt làm Bếp