Các sắc dân Việt Nam:Nguồn gốc, dân số,phân bố lănh thổ

 

 

 

 

nguồn gốc,dân số

  Chiêm Thành

 

Bahnar

 

 

    Nguồn gốc, dân số,phân bố lănh thổ

                                                                        Bài sưu tầm của K P.

  Nguồn gốc

Theo tài liệu lấy từ  Wikipedia  th́  nhân chủng học phân  tích  nhân loại thành bốn đại chủng: Đại chủng Âu (Caucasoid), Đại chủng Phi (Negroid), Đại chủng Úc (Australoid, hay c̣n gọi là Đại chủng Phương Nam)và  Đại chủng Á (Mongoloid).    Vào thời kỳ đồ đá  giữa (khoảng 10.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay là Đông Dương th́ dừng lại. Nói tới  Đông Dương tức là nói tới Việt Nam ,Campuchia và Lào. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mă Lai  (tiếng Pháp: Indonésien). Người Cổ Mă Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mă Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines.Cuối thời kỳ đồ đá đầu thời kỳ đồ đồng(khoảng 5.000 năm trước đây),tại khu vực mà ngày nay là miền bắc Việt  Nam, miền nam Trung Quốc (từ sông Dương Tử trở xuống), có sự chuyển biến do chủng Cổ Mă Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống. Sự chuyển biến này h́nh thành một chủng mới là chủng Nam Á (tiếng Pháp: austro-asiatique). Do hai lần ḥa nhập với Đại chủng Á mà chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại Chủng Á hơn là những nét đặc trưng của Đại chủng Úc.  Cũng chính v́ thế chủng Nam Á được liệt vào một trong những bộ phận của Đại chủng Á. Chủng Nam Á một đàng  phối hợp với chủng Cổ Mă Lai  để sinh ra Chủng Nam Đảo gồm các dân tộc vùng song Mekong và các dảo nhỏ,  một đàng chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt.Thực ra Bách Việt không có đến một trăm (Bách) dân tộc nhưng chỉ  là một cộng đồng dân cư rất đông  đúc và hỗn tạp.Họ nói một số thứ tiếng  như  Môn-Khơme,Việt Mường, Tầy Thái, Mèo, Dao. .Các dân tộc Bách Việt phần lớn cư trú tại Quảng Đông Trung Quốc trong khi chỉ có một số nhỏ  cư trú tại Quảng Tây Trung Quốc và Bắc bộ Việt Nam bây giờ . Trong số nhỏ này th́ có  dân tộc Lạc Việt và dân tộc Âu Việt.  Họ nói  thứ tiếng  Việt Mường . Dân tộc Lạc Việt thuộc  cộng đoàn Bách Việt được xem như là tổ tiên của người Việt Nam hiện đại. Nước Văn Lang thời Vua Hùng là của Lạc Việt, và kinh đô là Phong Châu  thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay.   Đến thế kỷ thứ 3  vua Thục Phán  nước Thục (phía đông bắc Văn Lang) của người Âu Việt đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 sát nhập hai tiểu quốc  lập nên nước Âu Lạc đóng đô tại thành Cổ Loa tức thành Hànội ngày nay.   Thời đó  ở  phía Nam dọc theo dẫy Trường Sơn là  địa bàn  cư  trú  của các dân tộc  thuộc chủng Cổ  Mă  Lai. Họ  là tổ tiên của  các dân tộc thuộc  nhóm Chàm ( Chiêm Thành sau này).

 

Dân số

Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 . Tỷ lệ tăng dân số b́nh quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước . Dân số Việt Nam gồm 54 sắc dân. Sắc dân đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), 75 triệu chiếm 86,2% dân số. C̣n 53 sắc dân kia gọi là các sắc dân thiểu số.Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, Hmông,  Dao, Giarai, Êdê, Chàm, Sán D́u. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ duRơ măm chỉ có trên 300 người. Sau đây là thành phần các sắc dân đó

a/ Thành phẩn   trên triệu người

Người Hoa   2,3 triệu

Người Tày 1,5  triệu.   

Người Thái 1,328,725 .

Người Mường 1,2 triệu. 

          Người Khmer một triệu

b/ Thành phẩn   trên 100.000  người

 Người  Nùng  856,412.   

 Người Dao 620,538

           Người Gia Rai 317,557 .   

           Người Êdê 270,348

             Người Hre 113,111   

  Người Chăm 132,873

  Người Ba Na 174,456   

              Người San Diu 126,237

            Người So Dang 127,148 Kontum

            Người Sam Chay 147,315

  Người Co Ho 128,723

c/ Thành phẩn   dưới 100.000 và trên 10, 000  người

   Người Raglai 96,931

   Người Mnông92,451

   Người Miao (Hmông)   90,000 )

   Người Tho 68,394

   Người Stieng 66,788

   NgườiKho Mu 56,542

   Người  Bruvan Kieu,55 559

   Người CoTu 50,458

   Người Giaỹ 49,098 Giáy

   Người  Ta Oi 34,960

   Người Mạ 33,338

            Gie Trieng30,243

   Người Co 27,766

   NgườiChoro22,567

   Người Xinh Mun 18,018

   Người Hài  Nh́  17,537 

   Người Chu  Ru  14,978

             Người L ào  11,611

   Người La Chi 10,765

   Người Khang 10,272

d/ Thành phẩn   dưới 10.000  và trên 1000 người

   Phu La  9046

   La Hu   6814

   La Ha   5686

   Pathen 5569

   Lu         4964

   Ngai     4841

   Chut     3829

   Lo Lo    3307  

   Mang 2663

   Co Lao 1865

   Bo  Y 1864

   Cong 1676

d/ Thành phẩn   dưới 1000

   Si La  840

   Pupeo 705

   Brau 313

   O Du 301

   Ro mam 301

 

*Một nhận định về  sắc dân Kinh và các sắc dân  thiểu số :

Theo số liệu tổng điều tra dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người,  sắc dân đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), 75 triệu chiếm 86,2% dân số. C̣n 53 sắc dân kia gọi là các sắc dân thiểu số.

Các dân tợc thiểu số chỉ có  trên 10 triệu người.  Nếu  dựa vào con số mà  suy luận  rằng  con số dân tộc thiểu số chẳng đáng là bao mà quan trọng  hóa  họ.  Nếu hiểu như vậy, th́ quá hẹp ḥi tư tưởng. . Thực sự  trong số  75 triệu người Việt   dân tộc Kinh có  rất nhiều người  có ḍng máu  sắc dân  thiểu số  v́  lai giống.. Vấn đề Lai Giống là  một chính sách  của các vua   chúa từ  thời kỳ nhà Lư  cho tới thời kỳ các Chúa Nguyễn  nhằm đồng hóa  các sắc dân  thành người  Việt bằng cách  đem người Kinh đến ở  trà trộn với  người các sắc dân. Mặc dầu người Lai Giống nói được tiếng Việt, nhưng  họ  có hai ḍng máu  Kinh  và  ḍng máu riêng sắc tộc của họ .   Những người Lai giống vừa có  văn hóa Kinh vừa có văn hóa sắc dân thiểu số. Nếu hiểu như vậy th́  văn hóa   các dân tộc thiểu số không nên coi  nhẹ.  Mỗi sắc dân đều có phong tục  riêng của ḿnh, nghĩa là có những  truyền thống sinh hoạt khác nhau

 

Phân bố lănh thổ

Người Kinh sống trên khắp các vùng lănh thổ nhưng chủ yếu ở vùng đồng bằng, gần các con sông, và tại các khu đô thị. Hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số (trừ người Hoa và người Khmer)  sống ở miền núi và sâu vùng trung du ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Ḥa B́nh và Thanh Hóa. Người Thái đến Việt Nam khoảng từ thế k ỷ 7 đến thế kỉ 13,định cư ở bờ phải sông Hồng ( Sơn La, Lai Châu). Người Tày sống ở bờ trái sông Hồng (Cao Bằng,Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên). Người  Nùng sống ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên). Người Dao đến Việt Nam vào thế kỷ 11 và sống ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên.Các người Gia Rai, Êđê, Chăm chủng  Nam  Đảo đến miền Trung  Việt  vào khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên: Gia Rai và Êđê sống ở  Tây Nguyên rải rác dọc theo dăy Trường Sơn c̣n  Chăm sinh sống ở đồng bằng ven biển miền Trung. Người Chăm cũng là dân tộc có nền văn hóa phát triển nhất với nhiều công tŕnh nghệ thuật, đền, tháp, các hệ thống tưới tiêu.Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mô n-Khmer, trong đó có Ba Na, Bru,  Vân Kiều, và Sán D́u sống ở cánh Bắc Trường Sơn. Người Mnông, Xtiêng, Mạ sống ở đầu phía Nam của dăy Trường Sơn.

Các nhóm dân tộc thiểu số khác không có các lănh thổ riêng biệt; nhiều nhóm sống ḥa trộn với nhau. Một số nhóm dân tộc này đă di cư tới miền Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam trong các thời gian khác nhau:Người Hài Nhi, Lô Lô  đến vào thế kỷ 10; ; các dân tộc Hmông, Cao Lan, Sán Chỉ, và Giáy di cư đến Việt Nam từ khoảng 300 năm trước. Các nhóm dân tộc thiểu số ở trung du và miền núi phía Nam chủ yếu là các dân tộc bản địa và thường sống tại các lănh thổ riêng

Hăy click  coi    video về 54 sắc tộc

 
     
 

Các sắc dân Việt Nam: Mường

 

 

 

 

 

 

nguồn gốc,dân số

 

mường

Chiêm Thành

 

Bahnar

 

 

         Người Mường

                     Bài Sưu tầm

 

Theo Tiến sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm th́ người Mường, cũng là sắc dân Lạc Việt,  chạy vào ẩn núp trong núi rừng, cao nguyên, để tránh sự xâm lăng đô hộ của người Tàu...

Theo giáo sư Lê ngọc Tru  th́ người Mường sống chủ yếu trên các vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Phú Thọ, Ḥa B́nh Thanh Hóa và  dọc theo triền núi  suốt tới tỉnh Quảng B́nh, Tiếng Việt và tiếng Mường tương tự với nhau có lẽ từ một nguồn gốc mà ra.  ví dụ tiếng Mường   Móc Hai  pa tḷy tất nủy không tlu kà tăm ăn lá tô  c̣n tiếng Việt  th́   một Hai ba trời đất núi sông trâu gà tằm ăn lá dâu . Các nhà nhân chủng học cho rằng  người Mường là tiền Việt v́ trong ngôn ngữ, tục lệ có nhiều điểm tương đồng với người Lạc Việt  Người Mường 1,2 triệu. Lại một số nhà dân tộc học đưa ra giả thuyết người Mường về mặt sắc tộc chính là người Kinh nhưng v́ cư trú ở miền núi nên họ ít chịu ảnh hưởng của người Trung Quốc. Dân số người Mường là 1.137.515 người theo kết quả Điều tra dân số năm 1999.

Ngôn ngữ

Tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, rất gần với tiếng Việt

Những từ không dấu trong tiếng Việt th́ giữ nguyên là thành tiếng Mường. như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha= tiêu pha...một số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi= ti,đi, con dê= con tê... Những từ trong tiếng Việt mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" th́ giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc= đông đặc thành tiếng Mường. Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải= của cải, đểu= đểu, giả= giả...

Chỉ những từ có dấu ngă th́ chuyển thành dấu hỏi như: đă= đả, những= nhửng ,những từ có dấu nặng th́ chuyển thành dấu sắc: nặng= nắng, tận= tấn,.và .. những từ có dấu huyền th́ chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc th́ thành dấu huyền.  Tuy vậy cũng có một số từ không theo quy luật: cây tre= cân pheo, xưng hô( chú=ô, cháu= xôn) ,nh́n (ngắm)= hẩu, trông thấy= hẩu kỉa, ở giữa= ở khừa...(khá giống phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh)

Đặc điểm kinh tế

Đồng bào Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, đồng bào trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đ́nh người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo.

Văn hóa

Tôn giáo:

Người mường theo đạo phật, nhưng có sự khác biệt là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ tŕ. Người Mường thờ cúng Tổ Tiên Ông Bà.

Ẩm thực :

Người Mường thích ăn các món đồ như xôi đồ, cơm tẻ đồ, rau, cá đồ. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra rá tăi đều cho khỏi nát trước khi ăn.

Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quư và uống trong các cuộc vui tập thể.

Phụ nữ cũng như nam giới thích hút thuốc lào bằng loại ống điếu to. Đặc biệt, phụ nữ c̣n có phong tục nhiều người cùng chuyền nhau hút chung một điếu thuốc.

Quan hệ Xă hội

Quan hệ trong làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ láng giềng. Gia đ́nh hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha. Quyền con trai trưởng được coi trọng va con trai trong gia đ́nh được thừa kế tài sản

Lễ hội

Đồng bào Mường có nhiều ngày hội quanh năm: hội xuống đồng (Khung mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới...

Văn nghệ

 Kho tàng văn nghệ dân gian khá phong phú, có các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca (ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc), ví đúm, tục ngữ, hát ru em, hát đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi.. Hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa hay Khoá rác) được nhiều người ưa thích. Bọ mẹng là h́nh thức hát giao du tâm sự t́nh yêu.  Cồng là nhạc cụ đặc sắc, ngoài ra c̣n nhị, sáo trống, khèn lù. Đặc biệt, ở người Mường phải kể đến lễ ca. Đó là những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.

 
     
 

  Các sắc dân Việt Nam:  Chiêm Thành

 

 

 

 

 

nguồn gốc,dân số

mường

  Chiêm Thành

 

Bahnar

 

    Chiêm Thành  ( tức Chăm Pa)

                                                    tài liệu từ Wikipedia

Chiêm Thành ( tức Chăm Pa) là một vương quốc độc lập từ thế kỷ 7 tới năm 1832   Lănh thổ  người Chàm( tức Chăm Pa) ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng B́nh, Quảng Trị cho đến Ninh Thuận, B́nh Thuận.  Lănh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên  mở rộng sang tận Lào ngày nay, nhưng người Chàm vẫn duy tŕ lối sống của những người đi biển với các hoạt động thương mại đường biển, và chỉ định cư ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung  Việt Nam                                                       

Vùng lănh thổ

Đầu thế kỷ thứ 11,  Đất Chiệm Thành chia ra làm 5 địa khu là: Indrapura (Quảng Trị,Thừa Thiên-Huế), Amaravati (Quảng Nam)Vijaya (Quảng Ngăi, B́nh Định ), Kauthara (Phú Yên, Khánh Ḥa) và Panduranga (Ninh Thuận B́nh Thuận) .

-Địa khu Amaravati: nay là thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và  Quảng Ngăi.  Thủ phủ Phật Thệ mà sách sử của người Việt thời Lư và thời Lê thường nhầm với thành Đồ Bàn nằm ở gần Qui Nhơn  thuộc tỉnh B́nh Định ngày nay.

Địa khu Vijaya kiểm soát toàn bộ các tỉnh  Quảng Ngăi, B́nh Định và Phú Yên ngày nay.

-Địa khu Kauthara: Thủ phủ là thành phố Kauthara, nay là Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Ḥa.

-Địa khu Pandurang: Thủ phủ là thành phố Panduranga ngày nay là thị xă Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận. .

Đến năm 1069, vua    Chế Củ   (Rudravarman ) của Chăm Pa đă nhượng ba châu Địa Lư  (Lệ Ninh, Quảng B́nh ngày nay),  Bố Chính (các huyện Quảng Trạch, Bố Trach, Tuyên Ḥa tỉnh Quảng B́nh ngày nay)   và Ma Linh (Bến Hải, Quảng Trị ngày nay)  cho vua Lư Thánh Tông của Đại Việt .  

  Lănh thổ Chăm Pa chỉ c̣n từ Thừa Thiên Huế ngày nay trở xuống. Đến năm 1306  vua   Chế Mân (Jayasimhavarman III ) nhượng hai châu Ô, Lư cho nhà Trần. Nhà Trần đổi hai châu này thành hai Châu Thuận và Châu Hóa nay là vùng từ Thừa Thiên – Huế cho đến Đà nẵng .  Đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông   đánh bại quân Chiêm và sáp nhập phần lớn lănh thổ Chiêm. Đồng thời vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên ngày nay thành nước Nam Bàn và từ đây miền đất này không c̣n thuộc cương vực của Chăm Pa.

Như vậy, sau năm 1471 lănh thổ Chiêm chỉ bao gồm các tỉnh Phú Yên – Khánh Ḥa và Ninh Thuận  – B́nh Thuận ngày nay.  Sau cùng Panduranga là lănh thổ Chăm Pa cuối cùng bị  nhà Nguyễn Việt sát nhập. Dưới thời các chúa Nguyễn cũng như đầu thời Nguyễn Panduranga được gọi là Thuận Thành

 

Nhân khẩu

 Thời vương quốc Chăm Pa, dân Chăm gồm hai bộ tộc chính là bộ tộc Dừa (Narikelavamsa) và Cau (Kramukavamsa). Bộ tộc Dừa sống ở Amaravati Vijaya trong khi bộ tộc Cau sống ở Kauthara và Pandaranga. Hai bộ tộc có những cách sinh hoạt và trang phục khác nhau và có nhiều lợi ích xung đột dẫn đến tranh chấp thậm chí chiến tranh. Nhưng các mối xung đột này thường được giải quyết để duy tŕ sự thống nhất của đất nước thông qua hôn nhân   Bên cạnh người Chăm,  c̣n có cả các tộc  thiểu số gốc Nam Đào và Mon-Khmer ở phía Nam   người Việt ở phía Bắc  trong lănh thổ của họ.

 

Thương Mại

Đất Chàm là  con đường chuyển hồ tiêu từ vịnh Ba Tư   tới miền Nam Trung quốc,  và sau này là con đường thương mại trên biển chuyển hàng trầm hương  từ Đông Dương  nơi xuất khẩu tới Ả Rập. Mặc dù giữa Chàm và đế quốc Khmer luôn có chiến tranh, nhưng thương mại và văn hóa vẫn được giao lưu về cả hai phía. Hoàng gia của hai vương quốc cũng thường xuyên lấy lẫn nhau..

 

Văn hóa và nghệ thuật

Ngôn ngữ thông dụng là tiếng Chàm.   Từ thế kỷ thứ 4 văn hóa Chàm gắn với văn hóa Ấ n Độ  được truyền bá vào qua ngả  vương quốc Phù Nam ở Campuchia . Tiếng Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật, và Ấn Giáo đặc biệt là Shiva Giáo, trở thành quốc giáo. Phong cách Mỹ Sơn.Từ thế kỷ thứ 10, tôn giáo và văn hóa đạo Hồi được truyền bá vào xă hội Chăm qua ngả các thương nhân Ả Rập.

                                                                                 Tháp Po Sa Nư ..........>

                                                 ( ở Phan Thiết với nét kiến trúc Ấn Độ Giáo)

 

Kỹ thuật của người Chàm  xa xưa

                                               (  tài liệu về giếng  rút ra từ  tạp chí   Kiến thức 24/9/2009)

 

Một dân tộc rất giỏi nghề đi biển và cũng từng là những hải tặc khét tiếng suốt vũng biển Thái B́nh Dương cho tới vịnh Thái Lan. Trong nước ruộng đất bề bề, đă có kỹ thuật canh tác và biết lập hệ thống dẫn điền, có nền tiểu công nghệ tiến bộ và hữu ích trong đời sống hằng ngày như làm gốm, dệt chiếu vải, đan, điêu khắc và xây cất nhà cửa, dinh thự, đền đài.

 

Giếng thần  thời Chămpa mới được phát hiện tại Hà Tĩnh.

Dù độ sâu của giếng  chỉ từ 2.5 đến 5m nhưng chưa một lần cạn?. Hầu hết các giếng đều nằm gần nguồn nước mặn nhưng nước luôn trong xanh, mát ngọt tự nhiên. Điều đáng  nói là  ở cạnh bên giếng các hộ dân nhà nào cũng bị  nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Những giếng thần ở làng Mai Lâm

 Cách nguồn nước mặn chừng 50 cm. Giếng được ghép đá theo h́nh vuông, đường kính  rộng  2.2m, phiá  dưới đáy được làm bằng khuông  gỗ, bốn phía ghép bốn tấm gỗ cao 80cm. Chỉ sâu có khoảng 3m, dù có vào mùa đại hạn, cây cối khô héo, ao hồ sông suối đồng ruộng nứt nẻ, giếng các hộ dân cạn, nhưng giếng thần  Mai Lâm không  bao giờ cạn  kiệt. Phải chăng  điều này thể hiện  kỹ thuật chọn long mạch  và sự am hiểu về luật phong thủy khi người Chămpa đào và xây cất những giếng này?Những bậc cao niên thường tự hỏi : tại sao  nguồn nước  ngầm lại nhiều và luôn trong  xanh  mát ngọt?. Có rất nhiều chuyện  kỳ bí  liên quan đến giếng thần như chuyện về lời nguyền: Nếu ai tắm giặt tại giếng hoặc đập phá sẽ gặp nạn. Đă có nhiều cái chết bí ẩn  xẩy ra tại giếng.

Giếng ở làng  Bắc Vĩnh Quyền

có tên là  giếng  Cḥm: giếng  thần  được làm bằng g ỗ lim, gỗ trắc hoặc gỗ  trầm  gió, gỗ được ghép dưới giếng. Tuy nhiên  về cách t́m  mạch  nước  xây dựng  th́ không ai hay.

 

Ông Hồ Bách Khoa Phó pḥng  Di Sản Sở  VHTH&DL nhiều năm nghiên cứu về giếng Chămpa tại Hà Tĩnh nhận định:        Những giếng Chămpa  vừa phát hiện có niên đại xây dựng  vào khoảng  trước thế kỷ X. Các giếng  đều h́nh vuông , được ghép bằng đá cuội và đá phiến.  Đến bây giờ chúng tôi  chũng chưa biết  lư giải tại sao giếng có mạch nước ngầm  lớn như thế. Bên cạnh đó  nước luôn  trong xanh , mát ngọt tự nhiên  và không bao giờ cạn. Đây  là một điều bí ẩn cần phải nghiên cứu lâu dài mới lư giải được.. Hiện  15 giếng vừa phát hiện  đều xây h́nh vuông , có một  giếng  đă sửa chửa  lại h́nh tṛn nhưng phía đáy vẫn h́nh vuông. Ngoài ra  trong kỹ thuật  xây dựng giếng Chăm pa, có một thắc mắc chưa lư giải được là những tấm gỗ lát phía dưới làm bằng gỗ ǵ? Dù đă trải qua hàng ngàn năm ngâm dưới nước, nhưng gỗ vẫn c̣n nguyên vẹn.  Hăy click  Videothonhac.htm    coi    video về Chàm văn nghệ

 
 

 

   Trích Những câu chuyện Việt sử tập 4, Toronto 2005, chương “Đường về phương Nam”, mục “IV: Tiêu diệt hay thu hút và hội nhập?”, tt. 39-51.)

                                               TRẦN GIA PHỤNG   (Tháng 11-2011)

Người Việt đă đến sinh sống tại vùng đất của Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp tức nước Phù Nam.  Do đó, có câu hỏi đặt ra là phải chăng người Việt đă tiêu diệt nước Chiêm Thành?  Vấn đề nầy cần được xem xét lại dựa trên hoàn cảnh lịch sử Chiêm Thành, Đại Việt và Đông nam Á.

1.-   NỘI T̀NH CHIÊM THÀNH

Người Chiêm gồm nhiều sắc tộc khác nhau.  Trong mỗi sắc tộc, lại có nhiều thị tộc riêng lẻ.  Những thị tộc nầy thường tranh chấp nhau.  Sử sách ghi nhận, riêng sắc tộc Chàm đă có nhiều thị tộc, mỗi thị tộc có cùng một họ và vật tổ riêng.  Hai thị tộc mạnh nhất là thị tộc Cây Cau (Kramukavamca) ở phía nam, vùng Panduranga (Phan Rang), và thị tộc Cây Dừa (Narikelavamca) ở phía bắc, vùng Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam).(1)  Về sau, những sắc tộc và thị tộc nầy hợp nhất thành nước Chiêm Thành, nhưng các thị tộc vẫn giữ độc lập với nhau.  Đó là chưa kể trên vùng rừng núi Trường Sơn và cao nguyên nam Trung phần, các sắc tộc Churu, Jarai, Raglai… luôn luôn tự trị.  (Cho đến nay, chưa có chính quyền nào có thể đưa các sắc tộc trên cao nguyên nầy vào nề nếp hành chánh trung ương).  V́ vậy tổ chức chính quyền Chiêm Thành không chặt chẽ, không có hệ thống duy nhất từ trung ương xuống địa phương.(2)  Tự nội bộ Chiêm Thành đă có những mầm mống chia rẽ v́ sắc tộc.

Tổ chức xă hội Chiêm Thành vừa khép kín vừa phân chia giai cấp.  Những giai cấp nầy có tính thế tập cha truyền con nối nên có thể gọi là thế cấp.  Giai cấp thượng tầng tăng lữ và quư tộc tuy thiểu số, lại điều khiển hai giai cấp thường dân và tiện dân gồm đại đa số dân chúng.  Giới lănh đạo nầy lo bảo vệ quyền lợi riêng cho đẳng cấp và tộc họ ḿnh, bắt dân đi lính ra trận, xây đền đài, cung điện, các nơi thờ phụng linh thiêng, hơn là lo cho đời sống của dân.  Quyền hành và kiến thức văn hóa chỉ có tính cách tập truyền, không có tổ chức giáo dục và thi cử để tuyển lựa nhân tài trong dân gian.  V́ muốn hạn chế văn hóa giáo dục cho riêng giai cấp lănh đạo, nên tuy tiếp xúc rất sớm với người Việt và người Trung Hoa, nhà cầm quyền Chiêm Thành không du nhập kỹ nghệ sản xuất giấy là vật dụng cần thiết để phổ biến văn hóa, giáo dục và nhất là để lưu truyền văn chương, lịch sử. 

Việc hạn chế văn hóa và giáo dục nầy làm cho đa số người Chiêm chậm tiến, tŕnh độ đại chúng thấp, ảnh hưởng tai hại lâu dài cho Chiêm Thành.  V́ ít được học hay không được học, dân chúng Chiêm Thành thường bị chính quyền đương thời lợi dụng trong công việc riêng của chính quyền, không có điều kiện thăng tiến đời sốngï, nên người dân cảm thấy không tha thiết ràng buộc với chế độ ḿnh đang sống.  Như vậy, ngoài sự chia rẽ v́ sắc tộc, xă hội Chiêm Thành c̣n bị chia rẽ v́ thế cấp. 

Vào cuối thế kỷ 15, sau khi Lê Thánh Tông trả đũa Trà Toàn năm 1471, trong giới lănh đạo Chiêm Thành có tŕnh độ, một số bị bắt, một số bỏ trốn ra nước ngoài, qua Chân Lạp, Mă Lai tỵ nạn.(3)  Người Chiêm c̣n lại như rắn mất đầu, thiếu hướng dẫn và lănh đạo, nên Chiêm Thành càng bị chậm tiến và dễ suy thoái.

Người Chiêm Thành theo mẫu hệ, phụ nữ có nhiều ưu thế hơn nam giới.  Khi tiếp xúc với một xă hội bên ngoài không phân biệt giai cấp, mà lại trọng nam, th́ giai cấp tiện dân bị áp bức của Chiêm Thành, hoặc những người đàn ông Chiêm Thành thích tự do, sẽ có khuynh hướng ngả về theo hướng bên ngoài.  Cả hai điều đó đều bất lợi cho chính quyền và xă hội Chiêm Thành.

Chính quyền Chiêm Thành thường đem quân đi chinh phạt khắp nơi.  Trên đất liền, người Chiêm đưa quân viễn chinh Chân Lạp (Cambodia), Mă Lai, Đại Việt và có khi cả Trung Hoa nữa.(4)  Chiến tranh, cướp bóc có thể xem là một sinh hoạt kinh tế, nhưng loại h́nh kinh tế nầy rất mạo hiểm, không có căn bản vững chắc tại chính đất nước Chiêm Thành.  Những cuộc viễn chinh làm cho nước Chiêm kiệt quệ.  Tài sản quốc gia bỏ vào việc mua sắm vũ khí, nuôi quân, khiến cho đất nước lụn bại, nghèo khổ.  Khi động binh, nam giới ṭng quân ra trận, sẽ thiếu người làm nông, đất đai bị bỏ hoang, không người cày cấy, chăm sóc ruộng vườn. 

Trên mặt biển, người Chiêm tổ chức những đoàn cướp biển.  Cướp biển Chiêm Thành là nỗi hăi hùng một thời cho những thương thuyền trên biển Đông, từ Trung Hoa xuống tới Indonesia.  Khi đế quốc Hồi giáo vùng quần đảo Indonesia sụp đổ, các nước phương tây làm chủ Ấn Độ dương và Thái B́nh dương.  Thương thuyền lớn của người Âu Châu, trang bị súng ống tối tân, làm mất đi quyền lợi của những nước sống bằng nghề cướp biển với những chiếc thuyền nhỏ và vơ khí thô sơ như Chiêm Thành.

Một đặc điểm của người Chiêm khác biệt hẳn với người Việt là đi đến đâu, những nhà lănh đạo Chiêm thích xây dựng những công tŕnh kiến trúc, đền tháp quy mô vĩ đại để thờ cúng thần linh, bắt dân chúng đóng góp công sức cực khổ, và làm hao tốn công quỹ của nhà nước, trong khi người Việt lại chú trọng chăm lo đời sống thiết thực của dân chúng, xây dựng tổ chức xă thôn vững mạnh.

2.-   CHIÊM THÀNH BỊ TRẢ ĐŨA

V́ thường đem quân đi gây hấn, nên Chiêm Thành bị các nước đối phương đến đánh trả.  Quân Chiêm cướp bóc tàn phá Chân Lạp, th́ lại bị Chân Lạp cướp bóc tàn phá khi phản công.  Các thánh địa Chiêm Thành bị hư hỏng hoặc tiêu hủy.  Sau chiến tranh, triều đ́nh Chiêm Thành lại bắt dân tái xây dựng thánh địa.  Riêng thánh tích Po Nagar, tức Tháp Bà ở Nha Trang, bị phá hủy và trùng tu nhiều lần, cho đến khi  người Việt hiện diện từ thế kỷ 17 mới được yên ổn cho đến nay.(5)

Chiêm Thành ít nhất bị người Trung Hoa phá hủy hai lần vào các năm 605 và 1282; người Java hai lần vào đánh cướp vào các năm 774 và năm 787; người Chân Lạp (Cambodia) xâm chiếm vào các năm 950, 1190, rồi đô hộ từ 1203 đến 1220.  Những sự kiện trên đây cho thấy rằng Chiêm Thành đă bị nhiều nước khác nhau đến tàn phá tận gốc rễ từ rất sớm, kể cả trước khi Ngô Quyền lập quốc ở nước Việt.  Có thể nói, Chiêm Thành là nạn nhân của chính tính hiếu chiến của các nhà lănh đạo Chiêm Thành.

Khi nước Việt giành lại độc lập năm 938, và càng ngày càng lớn mạnh, Chiêm Thành luôn luôn thân thiện với Trung Hoa và kiếm cách tấn công nước Việt.  Không kể chuyện nước Việt trả đũa, chính sách nầy sai lầm ở chỗ nếu Đại Việt sụp đổ, th́ Chiêm Thành cũng không chống được Trung Hoa. 

Điểm đặc biệt là hai lần đầu tiên Đại Việt tiến về phương nam là hai lần do các vua Chiêm Thành tự nguyện dâng tặng đất đai.  Vua Lư Thánh Tông viễn chinh năm 1069 chỉ cốt để ổn định biên giới phía nam chứ chưa nghĩ đến việc chiếm đất Chiêm Thành.  Nếu nghĩ đến việc chiếm đất, th́ sau khi chiến thắng vẻ vang, nhà vua tự động buộc địch thủ phải nhường đất, chứ không cần phải bắt Chế Củ về Thăng Long để trừng phạt.  Sau Chế Củ đến Chế Mân.  Cần lưu ư là Chế Mân hoàn toàn tự nguyện tặng đất năm 1306 để làm quà cưới công chúa Huyền Trân, chứ Đại Việt không áp đặt một điều kiện nào đối với Chế Mân.  Việc Huyền Trân qua làm hoàng hậu Chiêm Thành c̣n bị chính triều đ́nh Đại Việt lúc đó phản đối.(6) 

Người Chiêm Thành sau nầy rất hănh diện về nhân vật anh hùng Chế Bồng Nga (Po Bin Swor, trị v́ 1360-1390).  Chế Bồng Nga đă ba lần đánh chiếm kinh đô Thăng Long vào các năm 1371, 1377, 1378.  Tuy nhiên, chính v́ huy động sức dân để đi chinh chiến, chứ không dùng sức dân để xây dựng kinh tế, nên nước Chiêm vẫn không tiến bộ ǵ hơn.  Thêm vào đó, sau khi nước Đại Việt phục hưng, các vua Đại Việt lại đem quân trả đũa.  Nhà Hồ lấy đất đến vùng Amaravati (vùng Quảng Nam), trong đó có thánh địa Indrapura (Đồng Dương, Quảng Nam), là một thiệt tḥi lớn cho Chiêm Thành, nhưng đây cũng là một cái giá trả lại cho những lần liên tục tấn công Đại Việt của Chế Bồng Nga trong 30 năm ông ta cầm quyền.

Một điểm cần lưu ư là nền kinh tế của Chiêm Thành dựa trên căn bản ngoại thương.  Chiêm Thành sản xuất nhiều gia vị và hương liệu như quế, hồ tiêu, trầm hương… Chiêm Thành có một lực lượng hải thuyền mạnh, trao đổi buôn bán với các nước phía nam, nằm dưới sự kiểm soát của các đế quốc vùng quần đảo Indonesia.  Tại vùng quần đảo nầy, đế quốc Ấn Độ giáo Majapahit (thủ đô ở trung tây Java) bao gồm vùng Đông Nam Á, bắt đầu suy vi từ thế kỷ 15, nhường chỗ cho đế quốc Hồi giáo Malacca trên bán đảo Mă Lai. 

Thương nhân Hồi giáo, nhất là người Ả Rập, kiểm soát con đường buôn bán hồ tiêu đông tây, tức con đường chuyên chở gia vị bằng đường biển từ các nước phía đông sang cung cấp cho các nước phía tây.  Do ảnh hưởng của việc buôn bán trao đổi nầy, người Chiêm Thành vốn theo Ấn Độ giáo, cũng chuyển hướng theo Hồi giáo.  Đế quốc Malacca sụp đổ vào cuối thế kỷ 16, do sự xuất hiện của người Tây phương, nhất là người Bồ Đào Nha và người Ḥa Lan.  Do đó, việc giao thương bằng đường biển của người Chiêm Thành gặp bế tắc. 

Lâu nay, Chiêm Thành không mấy chú ư đến nông nghiệp, bây giờ muốn quay lại nền kinh tế trọng nông cũng không dễ.  Chính khi Chiêm Thành đang suy thoái, gặp khó khăn ở trong cũng như ngoài nước, th́ cũng là lúc tổ chức xă hội tại Đại Việt đă vững mạnh và đang phát triển, nhất là lúc đó các chúa Nguyễn đang cần xây dựng Đàng Trong để chống các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

Đối với những nhà lănh đạo Đại Việt biết lo xa, không có cái ǵ bảo đảm sẽ không tái diễn chuyện Chế Bồng Nga, nếu không làm cho Chiêm Thành suy yếu.  Hành động gây hấn tấn công liên tục của người Chiêm hay chính quyền Chiêm luôn luôn tạo một t́nh thế bất ổn thường xuyên ở biên giới phía nam Đại Việt, khiến chính quyền Đại Việt lo ngại và t́m cách hóa giải cơ nguy nầy.  Chính quyền Đại Việt không chủ trương diệt chủng, nhưng họ cần phải triệt hạ lực lượng chuyên quấy phá và đánh tập hậu ở phía nam.

Có lẽ cũng nên thêm một sự kiện đặc biệt khá quan trọng chắc chắn làm cho các chúa Nguyễn lo ngại không ít, đó là vào cuối thế kỷ 16, người Chiêm Thành thường buôn bán với người Bồ Đào Nha ở Ma Cao, thuộc địa của Bồ trên đất Trung Hoa.  Thương thuyền Bồ Đào Nha hay ghé buôn bán trao đổi với người Chiêm ở các hải cảng Cam Ranh và Phan Rang.(7) 

Do các lẽ đó, các chúa Nguyễn cho thi hành chính sách dinh điền, đưa dân tới những vùng đất Chiêm Thành chưa khai thác, mở mang cày cấy vùng đất mới, sống ḥa lẫn với người Chiêm, canh chừng và bảo vệ an ninh biên giới.  Chính sách dinh điền ở nước ta đă phát triển từ đời nhà Trần, khi các vua Trần cho phép các hoàng thân, công chúa thâu nhận những người nghèo đói làm hương binh, để vừa làm ruộng vừa đánh giặc. Chính sách nầy c̣n được gọi là “ngụ binh ư nông”, lấy lính từ trong nông dân.  Chính sách dinh điền là dùng dinh (doanh trại quân đội) bảo vệ và phát triển điền (đất đai), rồi lấy điền làm ra thực phẩm để nuôi dinh. 

3.-   NGƯỜI VIỆT KHÔNG TIÊU DIỆT NGƯỜI CHIÊM

Dân số Chiêm Thành ít mà đất đai Chiêm Thành rộng.(8)  Người Chiêm bỏ hoang đất đai không cày cấy, trong khi người Việt đang cần đất, nên người Việt từ từ tiến xuống khai phá đất đai để sinh sống.  Khi dân Việt đến khai phá, th́ người Chiêm quay qua tấn công.  Những cuộc tấn công nầy trở thành lư do chính đáng cho người Việt đánh trả.  Sự đánh trả qua lại gây chết chóc đau thương cho cả hai bên, chứ không nhất thiết là chỉ bên nầy, hay chỉ bên kia chịu tử vong.  Có điều chắc chắn trong lịch sử bang giao Việt Chiêm, không bao giờ xảy ra nạn diệt chủng như thấy được ở vài nước châu Âu.  Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh cấm tất cả quan cũng như dân, công cũng như tư, không được dùng người Chiêm làm nô tỳ.  Ngày 16-11 năm kỷ mùi (1499), vua Lê Hiến Tông ban chiếu chỉ theo đó “…từ nay trở đi, xứ Quảng Nam không được cướp bắt người Man [chỉ người Chiêm] và mua bán làm nô tỳ.  Ai vi phạm th́ cho phép hữu ty hặc xét trị tội…”(9)

 Triết lư sống căn bản của người Việt là sống cùng với người khác và để người khác cùng sống với ḿnh, nên điểm đặc biệt là dầu khác sắc tộc và tôn giáo với người Chiêm, người Việt sống chung lẫn lộn với người Chiêm, luôn luôn tôn trọng truyền thống và tôn giáo riêng của sắc dân Chiêm, và người Việt không phá hủy các đền đài cung điện hay thánh tích Chiêm Thành.  Các đền tháp của Chiêm Thành được xây dựng từ Quảng B́nh vào đến B́nh Thuận được bảo toàn chu đáo từ khi có sự hiện diện của người Việt cho đến ngày nay.  Nếu chủ trương diệt chủng, người Việt chẳng những tiêu diệt người Chiêm, mà c̣n phá hủy đền đài thánh tích Chiêm để xóa đi toàn bộ dấu vết nước nầy. 

Trươc việc tiệm tiến định cư của người Việt, người Chiêm lại phản ứng theo cách riêng: người Chiêm không thích sống lẫn lộn ḥa đồng với người Việt, mà chỉ sống theo bản làng thị tộc riêng của ḿnh.  Chẳng những người Chiêm sống cách biệt với người Việt, mà chính trong nội bộ, người Chiêm cũng sống theo từng bộ tộc cách biệt với nhau nữa.  Lư do chính có thể v́ giới lănh đạo Chiêm muốn giữ bản sắc văn hóa riêng, tộc họ riêng, và nhất là v́ sự phân chia giai cấp của mỗi thị tộc khác nhau, không muốn con em ḿnh kết hôn với những người khác thị tộc, và không muốn người Chiêm bị cuốn hút theo văn hóa bên ngoài, nên người Chiêm sống rất khép kín.  Do đó, người Việt tiến đến đâu, người Chiêm co cụm rút lui đến đó.  Ngày nay, quan sát các thị tộc Chăm ở B́nh Thuận hay các thị tộc Churu, Raglai, Banhar, Jarai… ở cao nguyên nam Trung phần, vẫn thấy xảy ra hiện tượng quần cư riêng lẻ của người Chiêm.

Cũng có lúc Chiêm Thành tiến đánh Đại Việt, như vào thế kỷ 14, Chế Bồng Nga ba lần đem quân ra tận thủ đô Thăng Long, nhưng người Chiêm lại không cương quyết đ̣i lại đất mà người Việt đă chiếm đóng.  Một nhà nghiên cứu gốc Chiêm Thành cho biết rằng theo quan niệm thần học của người Chiêm, một khi đất đai bị người nước ngoài (Việt) chiếm đóng,thần của người Chiêm không c̣n linh nghiệm, mà thần của những người mới đến (Việt) mạnh hơn, phù hộ cho những người mới đến chứ không phù hộ cho người Chiêm, nên người Chiêm không muốn đ̣i lại đất đai, v́ đ̣i lại ở cũng không tốt.(10)  Do đó, người Việt tiến đến sinh sống tại vùng nào, th́ người Chiêm không đ̣i lại, không chống đối để khôi phục, mà chấp nhận t́nh trạng đă rồi và bỏ đi vùng đất khác.  Thói quen nầy của người Chiêm khuyến khích người Việt tiến măi v́ không gặp cuộc kháng cự nào đáng kể của người Chiêm. 

Một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Chân Lạp (Cambodia) có thể giúp chúng ta suy nghiệm về việc suy thoái của Chiêm Thành.  Tại Chân Lạp, dưới triều đại Suryavarman II (trị v́ 1113-1150), quần thể cung điện đền đài Angkor Wat, Angkor Thom  được xây dựng tại thủ đô Angkor.  Đây là đỉnh cao của nghệ thuật iến trúc Chân Lạp và cũng là đỉnh cao của nền văn minh Chân Lạp.  Angkor bị vua Chiêm Thành là Jaya Indravarman IV tàn phá vào năm 1177.  Sau đó, bị người Thái tấn công năm 1369, 1388, và 1431.  Triều đ́nh Chân Lạp liền dời đô đến Phnom Penh (Nam Vang) năm 1434.(11)  Từ đó, Angkor ch́m hẳn vào bóng tối, không một ai biết đến sự hiện diện của ngôi đền nguy nga tráng lệ nầy, cho đến hạ bán thế kỷ 19, người Pháp mới phát hiện ra Angkor Wat, Angkor Thom. 

Xă hội Chân Lạp lúc đó, khá giống với xă hội Chiêm Thành về nhiều điểm như:  phân biệt giai cấp; giai cấp lănh đạo hiếu chiến, sẵn sàng nhượng đất cho nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của tập đoàn lănh đạo; thiếu tổ chức giáo dục để phổ biến văn hóa; không có sử sách lưu truyền hậu thế.  Do đó, khi giai cấp lănh đạo ưu tú suy thoái, th́ lôi kéo theo sự suy thoái của Chân Lạp, chứ không phải do nguyên nhân nào từ bên ngoài, đến nỗi một hệ thống kiến trúc đồ sộ tượng trưng cho nền văn minh Chân Lạp như Angkor, mà chính những người dân Chân Lạp cũng hoàn toàn quên lăng và bỏ hoang. 

Trở lại vấn đề Chiêm Thành, nếu không có cuộc Nam tiến của người Việt, nghĩa là không có sự chung đụng bên ngoài, với t́nh trạng thích sống biệt lập của người Chiêm (giống người Chân Lạp), th́ phải chăng hiện tượng Angkor đă có thể xảy ra trên đất Chiêm?  Và nếu người Việt không có mặt kịp thời, phải chăng Chiêm Thành đă phải rơi vào tay các nước phương tây từ những ngày đầu của phong trào thực dân, như Philippines gần 400 năm, hoặc Indonesia gần 300?  Hơn nữa, sẽ không biết chuyện ǵ xảy ra nếu nước phương tây đó chủ trương thực dân (trồng người, tức di dân đến định cư), theo kiểu ở Úc hay ở một vài nước Phi Châu?

 Dầu sao, vẫn có những dư luận đổ lỗi cho người Việt về sự suy thoái của Chiêm Thành.  Thứ nhất, người Chiêm ngày nay hầu như ít biết nguyên nhân thực sự v́ sao nước ḿnh bị suy thoái, mà chỉ thấy người Việt sống trên vùng đất cũ của tổ tiên ḿnh, đâm ra oán thán người Việt.  Bản nhạc “Hận Đồ Bàn” cho thấy rơ tâm sự nầy.  “Rừng hoang vu, vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù.  Ngàn gió ru, muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.  Vạc kêu sương, buồn nhắc đây bao lúc quật cường.  Đàn đóm vương, như bóng ai trong lúc đêm trường về.  Rừng trầm cô tịch, đèo cao thác sâu, đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo, ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân, âm thầm ḥa bài hận vong quốc ca…”(12)

Sự đau buồn thương tiếc của người Chiêm rất đáng thông cảm, nhưng nguyên nhân đưa đến sự suy sụp của Chiêm Thành nằm ngay trong nội bộ Chiêm Thành chứ không phải do Đại Việt gây ra.  Hơn nữa, nước Chiêm đâu có mất, đền đài cung điện vẫn c̣n đó, chỉ có chính quyền theo chủ trương phân biệt giai cấp của thiểu số lănh đạo, gồm giới quư tộc và tăng lữ Chiêm suy thoái.  Khi hội nhập vào xă hội Việt, các đền đài cổ tháp Chiêm chẳng những không bị phá hủy hay tiêu diệt, mà c̣n được bảo vệ tốt hơn; bà con người Chiêm được b́nh đẳng và có nhiều điều kiện học hành, thăng tiến cuộc sống, hơn dưới chế độ phân biệt giai cấp của giới quư tộc Chiêm.  Đó là chưa kể chính sách ưu đăi dành cho người Chiêm hay người miền cao nguyên như dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa.(13) 

Đáng tiếc là trong khi đó lại có một số người Việt đă tự hào một cách quá đáng về dân tộc ḿnh, luôn luôn lớn tiếng rằng người Việt anh hùng, “bắc cự Trung Hoa, nam diệt Chiêm Thành”, gây ra một mặc cảm tự tôn không đúng cách.  Chính điều nầy càng làm cho bà con người Chiêm Thành phẫn nộ, gây thêm mối chia rẽ giữa hai dân tộc anh em.  Có điều buồn cười là mặc cảm tự tôn nầy đôi khi lại vội biến thành mặc cảm tội lỗi, cho rằng v́ ḿnh đă diệt Chiêm Thành nên ngày nay ḿnh phải mang tội tổ tông, bị nghiệp chướng, và bị lưu đày trở lại.  Thậm chí khi Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ năm 1975, thấy cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người Phan Rang, tức xứ Panduranga của Chiêm Thành ngày trước, có một giai thoại vô căn cứ được lan truyền cho rằng ông Nguyễn Văn Thiệu là người Chiêm Thành đầu thai trở lại để trả thù người Việt (?).

Những dư luận từ hai phía trên đây đều phát xuất từ cảm quan lịch sử bồng bột, chứ không dựa trên những dữ kiện khách quan của lịch sử.  Chiêm Thành suy thoái v́ nhiều lư do trong đó nguyên nhân quan trọng tiềm ẩn ngay trong tổ chức xă hội và chính quyền Chiêm Thành, chứ người Việt Nam không tiêu diệt Chiêm Thành.  Những biến chuyển lịch sử Chiêm Thành cho thấy Chiêm Thành đă có những mầm mống suy thoái từ rất sớm, và có thể nói chính v́ Chiêm Thành suy thoái mà cuộc nam tiến của người Việt được phần nào dễ dàng và nhanh chóng, chứ không phải v́ Việt Nam nam tiến mà Chiêm Thành suy thoái. 

Phải thẳng thắn nh́n nhận rằng trong việc tiếp xúc giữa hai sắc tộc Việt Chiêm, có thể xảy ra những lạm dụng hà hiếp sai trái của người Việt đối với người Chiêm, nhưng đây chỉ là những hành vi cá nhân, chứ trong lịch sử Việt Nam, chính quyền Đại Việt hoàn toàn không thi hành chính sách diệt chủng đối với người Chiêm.  Đó là điểm cần phải ghi nhận cụ thể.  Người Việt chỉ đến sống chung ḥa lẫn với người Chiêm, trên vùng đất Chiêm Thành xưa, nay thành quê hương chung, tức mảnh đất miền Trung ngày nay.  Bằng chứng cụ thể là người Chiêm hiện vẫn sinh sống ở miền trung và nam Việt Nam, và những người Chiêm thuộc các sắc tộc Churu, Raglai, Banhar vẫn sinh sống ở vùng cao nguyên nam Trung phần. 

Người Việt tôn trọng di sản văn hóa, tập tục, tôn giáo của người Chiêm, không phá hủy, động chạm ǵ đến đền đài thánh địa Chiêm, và nhất là tôn trọng quyền định cư thành những trung tâm riêng lẻ của người Chiêm. Văn hóa và văn minh Chiêm vẫn c̣n đó, kư thác và hội nhập trong ḍng văn hóa và văn minh Việt, đồng thời tạo nên bản sắc phong phú mới cho văn hóa chung giữa các sắc tộc anh em trên đất nước Việt Nam.  Những điệu múa cung đ́nh Huế, những điệu ḥ Nam ai, Nam b́nh, những bản nhạc như “Hận Đồ Bàn” của Xuân Tiên, những lời thơ trong Điêu Tàn của Chế Lan Viên, là những ví dụ điển h́nh về sự phổ biến của văn hóa Chiêm Thành trong văn hóa Việt Nam.

Chẳng những thế, nhiều người Việt c̣n chia sẻ, tin theo những tín ngưỡng của người Chiêm, như thánh mẫu Thiên Y A Na hiện đang được thờ phụng tại Tháp Bà (Nha Trang), hay điện Ḥn Chén tức điện Ngọc Trản (Huế).  Điện nầy là nơi thờ cúng hàng năm của triều đ́nh nhà Nguyễn, nhất là triều đại vua Đồng Khánh (trị v́ 1885-1888).  “Cho đến nay, người Việt quanh vùng [Tháp Bà Pô Nagar], cứ ngày rằm, mồng một, hoặc khi có chuyện riêng tư ǵ đó, đều lên Tháp Bà thắp hương, cầu xin Bà phù hộ độ tŕ.  Tại chân núi Tháp Bà, bên bờ sông Nha Trang, có hẳn một xóm của những người làm nghề cung văn, nhạc công, múa bóng chuyên nghiệp thường xuyên phục vụ các nghi lễ dân gian tại Tháp Bà.  Xóm đó được mọi người gọi là xóm Bóng.”(14)  Người Việt c̣n chịu ảnh hưởng sâu xa văn hoá Chiêm Thành về nhiều mặt như ngôn ngữ, ca dao, truyện cổ, âm nhạc, ca vũ, trang phục, thực phẩm… Như thế, có thể nói văn minh Việt c̣n, th́ văn minh Chiêm Thành cũng tồn tại. 

Nói cách khác, Đại Việt không tiêu diệt Chiêm Thành, mà đă thu hút Chiêm Thành về phía ḿnh và người Chiêm đă hội nhập vào ḍng sống Việt.  Cả hai đă cùng tồn tại cho đến ngày hôm nay và chắc chắn măi măi về sau.  Sự tồn tại của sắc tộc Chiêm Thành và văn hóa Chiêm Thành trong đại gia đ́nh Việt Nam là một đóng góp quư báu thật đáng trân trọng.  Rất mong người Chiêm và người Việt cùng nhau nhận thức lịch sử bang giao giữa hai dân tộc anh em trong quá khứ một cách khách quan, đừng bi quan cũng như đừng hănh tiến, đừng đổ lỗi cho nhau, để cùng đoàn kết, phát huy những nét hay đẹp của văn hóa Chiêm Việt, và hướng đến một tương lai tươi sáng chung cho đất nước. (Trích Những câu chuyện Việt sử tập 4, Toronto 2005, chương “Đường về phương Nam”, mục “IV: Tiêu diệt hay thu hút và hội nhập?”, tt. 39-51.)

TRẦN GIA PHỤNG

(Tháng 11-2011)

   Xin coi video Tháp Champa  B́nh Định: hăy click Champa

CHÚ THÍCH

1.         Dohamide và Dorohiem, Dân tộc Chàm lược sử, Sài G̣n: 1965, tt. 21-22.

2.         Po Dharma, “Góp phần t́m hiểu lịch sử Champa”, Champaka số 1, California: International Office of Campa, 1999, tr. 13.

3.         Pierr-Bernard Lafont, “On the Relations Between Champa and Southeast Asia”, trong sách Proceedings of the Seminar on Champa, Southeast Asia Community Resource Center (viết tắt SACRC), California: 1994, tr. 72.

4.         Dohamide và Dorohiem, sđd. tr. 44.

5.         Tháp nầy đă bị tàn phá bởi người Java năm 774, người Chân Lạp năm 945, và người Chân Lạp một lần nữa vào cuối thế kỷ 12, nhưng từ năm 1653, khi Hùng Lộc vâng lệnh Hiền Vương chiếm vùng nầy cho đến nay, tháp Bà chẳng những được giữ ǵn an toàn mà c̣n được trùng tu lại nữa.  Phan Thanh Giản (1796-1867), thượng thư bộ Lễ triều vua Tự Đức (trị v́ 1848-1883), đă thâu thập những truyền thuyết điạ phương ghi lại trong tấm bia mà ông cho dựng ở đây vào năm Tự Đức thứ 9 (1856).

6.         Ngô Sĩ Liên, Đại việt Sử kư toàn thư, bản dịch của do Nxb. Khoa học Xă hội, Hà Nội: 1993, tập 2, tr, 90.  V́ triều đ́nh phản đối, nên tuy thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân cho Chế Mân trong cuộc gặp gỡ năm 1301, nhưng măi đến năm 1306, cuộc hôn nhân mới diễn ra.  Lúc đó, việc nầy bị phản đối v́ quan niệm phân biệt chủng tộc hẹp ḥi của triều đ́nh.

7.         Pierre Bernard Lafont,  “On the Relations Between Champa and Southeast Asia”, SACRC, sđd. tr. 73.

8.        

9.         Toàn thư, bd. tập 3, tr. 20. 

10.       Ư kiến của tiến sĩ Po Dharma, gốc người Chiêm Thành, chuyên viên về Chiêm Thành làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ, trong cuộc gặp gỡ ngày 13-12-1999 với người viết tại Toronto. (Người viết đă được sự đồng ư của tiến sĩ Po Dharma viết lại ư kiến nầy khi nào có điều kiện.) [Chú thích thêm: Người viết đăng lại nguyên văn bản in năm 2005.  Tuy nhiên vào tháng 11-2011, tiến sĩ Po Dharma mới viết bài phủ nhận việc nầy.  Sự phủ nhận nầy cũng chỉ mới phủ nhận việc giải thích sự kiện không đ̣i lại đất, c̣n sự kiện không đ̣i lại đất rơ ràng là đă xảy ra trong quá khứ, không phủ nhận được.  Ví dụ Chế Bồng Nga ba lần ra đánh Thăng Long, cướp của rồi trở về, chứ hoàn toàn không đ̣i lại hay chiếm lại những phần đất đă mất.]

11.       Encyclopaedia Britannica, vol. 4, U.S.A. 1972, xem chữ “Cambodia”,  phần “History”.

12.       Lời mở đầu bản nhạc “Hận Đồ Bàn” của tác giả Xuân Tiên. 

13.       Thời Việt Nam Cộng Ḥa, chính phủ có riêng một bộ ở trung ương, và mỗi tỉnh ở cao nguyên có một ty chuyên phụ trách vấn đề các sắc tộc ít người.

14.       Ngô Văn Doanh, Tháp cổ Chămpa, Sự thật & Huyền thoại, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994, tr.143.