I-  Tản-mạn lịch-sử I-01

                Nhà Khúc

Kim-Khanh Nguyễn-lê-Hiếu & Bs Hiếu

Từ thời xa-xưa, trận Bạch-đằng năm 938 và việc Ngô-Quyền xưng vương năm 939 thuờng đuợc coi là điểm mốc chấm dứt thời Bắc-thuộc và mở đầu nền tự-chủ của nuớc ta. (1) Sang đời Hậu-Lê, Đại-Việt Sử-kư toàn-thư theo ư của Đô-Tổng-tài Quốc-sử-quán Vũ-Quỳnh lại đổi lấy Đinh-Tiên-hoàng làm điểm mốc mở đầu bản-kỷ. (2) Điều này cũng tuỳ theo nguời học và viết sử. (3) Nên hiểu rằng việc chuyển-tiếp ngàn năm đô-hộ sang thời độc-lập không phải việc một ngày một tháng, một chiến-thắng mà là một thời-khoảng tiệm-tiến qua nhiều năm, lắm sự-việc, duới nhiều đời để sửa-soạn cho chiến-công của Ngô-vương.

Thời Mạt-Đuờng và loạn Nam-bắc phân-tranh

Khi chính-quyền trung-ương Tàu mạnh th́ ta thuộc về họ. Khi bên họ loạn-lạc th́ ta thuộc về chính-quyền ở phương nam gần gũi với ta. Như cuối đời Hán, nuớc Tàu chia ba gọi là thời Tam-quốc th́ ta thuộc về Đông-Ngô. Thời Mạt-Đuờng, Chu-Ôn là loạn-quan sửa-soạn cuớp ngôi nhà Đuờng. Lúc đó, anh Chu-Ôn là Tiết-độ-sứ Tinh-hải-quân Toàn-Dục bị Độc-cô-tổn thay-thế mà Độc-cô-tổn không thuộc phe-cánh của Chu-Ôn nên bị chuyển sang Hải-nam rồi bị giết tại đó. (4) Nuớc ta không có nguời cai-trị. Khúc-Thừa-Dụ vốn là Hào-truởng Chu-Diên, đuợc ḷng dân, bèn đưa quân vào chiếm đóng phủ-thành Đại-la, xưng quyền Tiết-độ-sứ rồi xin triều-đinh Mạt-Đuờng công-nhận quyền cai-trị địa-phương (905-906). Nhà Đuờng—và Chu-Ôn—miễn-cuỡng chấp-nhận, phong họ Khúc làm “Tiết-độ-sứ tuớc Đồng-b́nh chương-sự”. Đến năm sau, Chu-Ôn diệt nhà Đuờng và lập nên nhà Hậu-Lương. Nhiều địa-phương không chịu, nổi loạn, có đến muời nơi xưng vương xưng đế gọi là thời Thập-quốc. Nhà Hậu-Lương cũng chỉ cai-trị vùng Trung-nguyên mà thôi; mà tại đây, cũng không bền, rút cuộc, năm gịng-họ nối tiếp nhau là Hậu-Lương, Hậu-Đuờng, Hậu-Tấn, Hậu-Hán và Hậu-Chu. Nên thời Nam, Bắc phân-tranh cũng c̣n gọi là thời Ngũ-đại Thập-quốc. (5)

Nhà Khúc tính chuyện lâu-dài

Lúc tàn Đuờng, Khúc-Thừa-Dụ đuợc nhà Đuờng công-nhận làm Tiết-độ-sứ th́ ông tính chuyện lâu-dài, phong cho con là Khúc-Hạo làm “Tinh-hải hành-quân tư-mă quyền-tri-lưu-hậu” nghiă là chỉ-huy quân-sỹ và sẽ kế-vị quyền Tiết-độ-sứ. Chẳng bao-lâu, Khúc-Thừa-Dụ mất, Khúc-Hạo kế-vị. Cùng lúc đó, Chu-Ôn mới cuớp ngôi nhà Đuờng lập nhà Hậu-Lương bèn công-nhận Khúc-Hạo làm “An-Nam đô-hộ, sung Tiết-độ-sứ”.

Ít lâu sau, triều-đinh Hậu-Lương vững-vàng hơn, muốn giảm quyền họ Khúc. Lại muốn mua-chuộc Tiết-độ-sứ Quảng-châu Lưu-Ẩn lúc đó không bắt-chuớc các nơi xưng vương; nên mới phong cho Lưu-Ẩn chính-thức làm Tiết-độ-sứ Tĩnh-hải-quân (909). Thành ra nuớc ta, tên là Tĩnh-hải-quân trên thực-tế do Khúc-Hạo “sung Tiết-độ-sứ” cai-trị; nhưng theo danh xung, phải thuộc quyền Tiết-độ-sứ chính-thức Lưu-Ẩn. Hai cọp tranh một rừng, nguời có thực, nguời có danh. Khúc-Hạo là nguời khôn-khéo cho con là Khúc-Thừa-Mỹ sang giao-hảo với Lưu-Ẩn. T́nh-trạng kéo dài muời năm không xảy việc chiến-tranh. Cho đến năm 917 th́ t́nh-thế thay-đổi. Bên ta, Khúc-Hạo mất, Khúc-Thừa-Mỹ lên thay. (6) Cũng năm đó, ở trung-nguyên, nhà Hậu-Lương buớc vào giai-đoạn cuối, vài năm sau sẽ mất v́ nhà Hậu-Đường. Về phiá Quảng-châu, Lưu-Ẩn mất (911), em là Luu-Nghiễm lên thay. Tới đây, Quảng-châu mới nổi lên chống Trung-nguyên, Luu-Nghiễm xưng vương (917), lập thành một trong số Thập-quốc, kéo dài đuợc hơn nửa thế-kỷ.

Nuớc Nam-Hán dứt nhà Khúc

Quảng-châu có nhiều dân (cổ) Việt. Lúc đầu, Luu-Nghiễm tính theo gương nhà Triệu khi xưa (7) mà tiến về phía nam lập nghiệp. Nên xưng tên nuớc là Đại-Việt (917) tính việc sát-nhập nuớc ta vào Quảng-châu. Nhưng năm sau, gia-tăng tham-vọng, đổi tên nuớc thành Đại-Hán, đối đầu với chính-quyền Trung-nguyên, lúc đó là Mạt-Lương và ngay sau đó, là nhà Hậu-Đuờng (thay nhà Hậu-Lương). Nam-Hán càng lộ-liễu trong mưu-toan thôn-tính Tịnh-hải-quân.

Khúc-Thừa-Mỹ tính tựa vào Trung-nguyên mà chống tham-vọng của Nam-Hán, cho nguời sang nhà Hậu-Lương xin nhận tiết-việt. Nhà Hậu-Lương phong cho Khúc-Thừa-Mỹ làm Tiết-độ-sứ, cai-quản Giao-châu (919). Nhưng nhà Hậu-Lương không giúp ǵ đuợc cho Khúc-Thừa-Mỹ v́ chỉ vài năm său, chính nhà Hậu-Lương cũng xụp-đổ, Hậu-Đuờng thay (923).  (8)

Nam-Hán sang chiếm Tinh-hải-quân, bắt Khúc-Thừa-Mỹ về Quảng-châu, cho nguời Lư-Tiến sang làm thứ-sử Giao-châu, để binh-tuớng phụ-giúp. (9)

Nhà Khúc mất, nhung dân-gian vẫn nhớ, gọi ba nguời là Khúc Tiên-chúa, Trung-chúa và Hậu-chúa.  Lê-Quư-Đôn khi liệt-kê các Lich-tích nuớc ta, ghi rằng Xă Lỗ-xá huyện Cẩm-giàng có đền thờ Khúc Tiên-chúa. (10)  

Dương-Diên-Nghệ

Họ Dương là một tuớng cũ của họ Khúc. Khi Khúc-Thừa-Mỹ bị bắt và nhà Nam-Hán chia đất cai-trị (923) th́ Dương-Diên-Nghệ (11) không hàng-phục mà bỏ đi tụ-tập anh-tài đuợc ba ngh́n nguời, đều nhận làm con nuôi. Năm 930, khởi-nghiă. Nam-Hán muốn thu-phục, phong tước; nhưng Dương-Diên-Nghệ nhất định đánh, giết tuớng giặc, đuổi Lư-Tiến, chiếm thành Đại-la, cũng tự-lập làm Tiết-độ-sứ. Đuợc bảy năm, bị nha-tuớng là Kiều-Công-Tiễn giết mà cuớp quyền. (937)

Bảo Ngô-Quyền mở đầu nền tự-chủ không hẳn là đúng: chính các chúa họ Khúc cũng đă xây-dựng nền tự-chủ rồi, chỉ xin lệnh Trung-nguyên để đuợc công-nhận về mặt đối-ngoại mà thôi. Nói rằng có công thắng quân Hán ở Bạch-đằng-giang th́ bảy năm truớc, Dương-Diên-Nghệ cũng đă giết tuớng Tàu đuổi thứ-sử mà tự lập rồi. Cái khác-biệt với các Tiết-độ-sứ đi truớc là Ngô-Quyền không giữ tuớc hành-chánh cai-trị của triều-đ́nh phương Bắc mà xưng Vương, đặt trăm quan, dựng nghi-lễ trong triều-đinh, định màu sắc các đồ mặc. Rơ-ràng là cũng giống Khúc-Thừa-Dụ khi truớc, tính truyện lâu-dài cho con-cái, nhung mưu-sự tại nhân, thành sự tại Thiên! Ngô-Quyền tiếp nối nghiệp cha vợ là Dương-Diên-Nghệ mà lại vô-tâm không nghĩ rằng con Nghệ là Tam-Kha buồn v́ mất nghiệp nhà. Thế nên nghiệp nhà Ngô không vững, kỷ nhà Ngô không dài. Dương-Tam-Kha bỏ cháu mà tiếm lại quyền xưng Dương-B́nh-vương. Con Ngô-Quyền là Ngô-Xương-Văn hạ cậu, thu lại quyền làm Ngô-Hậu-chúa, hiệu Nam-Tấn-vương. Nhung lúc đó, ḷng nguời đă phân-tán, cháu nội Ngô-Quyền là Ngô-Xương-Xí  chỉ c̣n làm một trong số đông-đảo sứ-quân hùng-cứ một phương, sau theo về Vạn-Thắng-vương Đinh-Bộ-linh. Nhà Ngô mất, loạn sứ-quân yên, nhà Đinh thành-lập.

Ghi chú.

1-       Lời Ngô-Sỹ-Liên: “Sử xưa chép (Bản-kỷ) bắt đầu từ vua Ngô; ấy là v́ cớ nhà-vua vốn nguời nuớc Việt ta, trong lúc Nam, Bắc phân-tranh (ở bên Tàu) có tài dẹp loạn, dạy nuớc để kế-tiếp chính-thống của Hùng-vương, Triệu-Vũ.” Sử xưa đây chỉ vào cuốn Đại-Việt Sử-kư (ĐVSL) của Lê-Văn-Hưu cùng Phan-Phu-Tiên thảo truớc; Ngô-Sỹ-Liên dùng làm tài-liệu gốc.

2-  Vũ-Quỳnh (1453-1516) nguời làng Mộ-trạch, Hải-dương, đậu tiến-sỹ năm 1478 lúc 26 tuổi, làm Đô-Tổng-tài Quốc-sử-quán. Năm 1511, Vũ-Quỳnh dâng bộ Đại-Việt thông-giám thông-khảo (Thông-giám) chép từ Hồng-Bàng-thị đến Muời-hai sứ-quân về truớc làm Ngoại-kỷ, từ Đinh-Tiên-Hoàng đến năm đầu Thái-Tổ Cao-Hoàng-Đế bản-triều đại-định thiên-hạ làm Bản-kỷ, gồm 26 quyển. Vũ-Quỳnh bị giặc giết sau khi về hưu-trí trên đuờng về quê nhà.

Ngô-Sỹ-Liên thi đỗ tiến-sỹ từ năm 1442 duới thời vua Lê-Thái-tôn. Sang đời Lê-Thánh-Tôn, sử ghi vua không ưa Ngô-Sỹ-Liên, có lần mắng họ Ngô :  trong lúc Lệ-Đức-hầu (Lê Nghi-Dân) cuớp ngôi, Sỹ-Liên có nhiệm vụ chấn-chỉnh phong-hóa và phép-tắc trong nuớc, Nhân-Thọ có nhiệm-vụ tham-tán mưu-kế ở nơi màn-truớng của vua, nói về phần tín-nhiệm và đăi-ngộ kể cũng đă hậu. Nay Lệ-Đức-hầu mất nuớc, các ngươi không biết chết theo với nguời đă cho ḿnh ăn lộc ngày truớc. Các ngươi thật là bầy tôi gian-tà bán nuớc".   Ngô-Sỹ-Liên (và những người viết tiếp) viết Đại-Việt Sử-kư toàn-thư (Toàn-thư)  vào năm 1479, 37 năm sau khi họ Ngô đỗ tiến-sỹ. Trong Toàn-thư, phần Phàm-lệ ghi rằng lấy nhà Đinh làm mốc độc-lập là theo ư của Vũ-Quỳnh. (Ghi trong phần Phàm-lệ về việc soạn Toàn-thư -điều 1).

Bùi-Văn-Nguyên khi giới-thiệu cuốn Tân-đính Linh-Nam chích-quái (Khoa-học Xă-hội, Hà-nội, 1993:10) cho là của Vũ-Quỳnh, viết rằng Ngô-Sỹ-Liên chấp-bút Toàn-thư, “duới sự chỉ-đạo của Đô-Tổng-tài Vũ-Quỳnh” và “Ngô-Sỹ-Liên có tham-khảo bộ sách này (ĐV Thông-giám  của Vũ-Quỳnh) để viết bộ Toàn-thư. Điều này không đúng v́ cuốn Toàn-thư lúc đầu viết xong năm 1479, nghiă là 32 năm truớc cuốn Thông-giám năm 1511. Suy từ đó thấy rằng Phàm-lệ điều 1 đă đuợc các sử-gia viết tiếp Toàn-thư thêm vào sau chứ không phải do chính Ngô-Sỹ-Liên viết.

3-  Trong Việt-Nam sử-luợc (VNSL), Trần-Trọng-Kim xếp nhà Ngô vào thời tự-chủ và Đinh-Tiên-Hoàng mở đầu thời độc-lập. Trong The birth of a nation, Keith Taylor nhấn mạnh vào vai tṛ chính của nhà Ngô.

4-  Độc-cổ-tốn là tể-tuớng duới thời vua Đường Chiêu-tông (889-903). Khi Chu-Ôn giết Chiêu-tông và lập Ai-đế làm vua cuối nhà Đường th́ Độc-cổ-tốn bị cử sang làm Tiết-độ-sứ Tinh-hải-quân thay Chu Toàn-Dục vốn là anh Chu-Ôn. Theo Đại-Việt sử-luợc (ĐVSL) Q.I.

5-  Thời Ngũ-đại bắt đầu từ Chu-Ôn cuớp ngôi nhà Đuờng lập nhà Hậu-Lương (907) cho đến khi nhà Tống thay nhà Hậu-Chu (960). Nam, Bắc phân-tranh c̣n kéo dài lay-lắt thêm mươi năm nữa cho đến khi nhà Nam-Hán phải đầu hàng nhà Tống (971).

6-  Sách ĐVSL chép Khúc-Thừa-Mỹ là em (chử không phải là con) Khúc-Hạo như các sử-sách khác ghi.

7-  Nhà Triệu lấy nuớc Âu-lạc chiếm đuợc của nhà Thục gom với đất cũ của ḿnh là quận Nam-hải mà lập ra nuớc Nam-Việt, xưng đế phương Nam, một thời toan ngang-ngửa chia thiên-hạ với Lưu-Bang lúc đó lập nghiệp ở phương Bắc. Sau nghe lời thuyết-phục của Lục-Giả, bỏ đế-hiệu mà xưng thần với nhà Hán.

8-  Hậu-Lương do Chu-Ôn khai-sáng năm 907, đuợc hai đời, 16 năm; đến 923 mất về tay Lư-Tồn-Húc, nhà Hậu-Đường.

9-  Khi Khúc-Thưà-Mỹ tính theo nhà Lương th́ gọi Nam-Hán là nguỵ-đ́nh (triều-đ́nh ngụỵ so với nhà Hậu-Lương). Nay bị Lưu-Nghiễm bắt, Nghiễm hỏi: “Gọi ta là ngụy sao nay lại tới đây?” Khúc-Thừa-Mỹ cúi đầu chịu tội. Nghiễm giam-giữ. Nhưng về sau, khi tuớng của Khúc-Thừa-Mỹ là Dương-Diên-Nghệ nổi dậy chống Nam-Hán th́ Khúc-Thừa-Mỹ mới bị giết.

10-          Lê-Quư-Đôn trong Kiến-văn tiểu-lục, Q.X, Linh-tích (nói về các dấu-tích linh-thiêng, lăng, miếu v.v.)  

11-          Có nơi ghi là Dương-Đ́nh-Nghệ.

Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ sở cho nền độc lập sau này. Y phục vẽ theo tượng của hai vị tại đền thờ.

(Ảnh và lời được sưu tầm) 

 
 

 

 

II- Tản-mạn lịch-sử I-02

Vua Ngô-Quyền

Nguyễn-Lê-Hiếu

Sử ghi là năm kỷ-hợi, (939) Ngô-Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ-Loa (thuộc huyện Đông-anh, tỉnh Phúc-yên); vua đặt quan-chức, chế triều-nghi, định phục-sắc và chỉnh-đốn việc chính-trị trong nước, chí muốn dựng nghiệp lâu-dài. Trần-Trọng-Kim khen Ngô-Quyền trong th́ giết được nghịch-thần, báo thù cho chủ, ngoài th́ phá được cường-địch, bảo-toàn cho nước, thật là một người trung-nghĩa lưu danh thiên-cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô-Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc-thuộc hơn một ngh́n năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lư, Trần, về sau này được tự-chủ ở cơi Nam vậy. (1)

Giết nghịch-thần

Đầu thế-kỷ thứ 10, nước ta c̣n phụ-thuộc vào nhà Đường và mang tên Tĩnh-hải quân. Khi nhà Đường mất, các địa-phương dần-dần nổi lên chống chính-quyền trung-ương mà chính chính-quyền trung-ương cũng không ổn-định, năm gịng-họ thay nhau làm vua là nhà Hậu-Lương, Hậu-Đường, Hậu-Tấn, Hậu-Hán và Hậu-Chu.  Họ chỉ nắm được khu Trung-nguyên c̣n các vùng xa nổi lên, chỗ xưng vương, nơi xưng đế, có tất-cả mười nước khác nên thời đó, sử c̣n gọi là thời Ngũ-đại-thập-quốc. Nam-Hán là một trong thập-quốc, ở miền Quảng-châu giáp ngay bắc Tĩnh-hải-quân; nhân đó sang chiếm Tĩnh-hải-quân bắt Khúc-Thừa-Mỹ, lúc đó đang là Tiết-độ-sứ trung-thành với chính-quyền trung-ương, mang về Quảng-châu. Một tướng cũ của họ Khúc là Dương-Diên-Nghệ nổi lên đánh quân Nam-Hán, tự lập làm Tiết-độ-sứ, nối-tiếp thời tự-lập từ thuở c̣n họ Khúc. Được bảy năm th́ bị một nha-tướng là Kiễu-Công-Tiễn giết đi. Tiễn không được mọi người phục. Chính con trai của Tiễn là Công-Chuẩn không theo mà rút về Phong-châu. Con Công-Chuẩn tức là cháu nội Tiễn tên là Kiểu-Công-Hăn rút về theo con rể của Dương-Đ́nh-Nghệ là Ngô-Quyền.

Từ Ái-châu, Ngô-Quyền mang quân ra đánh và giết được Kiểu-Công-Tiễn trong không đầy một năm. Khi thành-công đắc-chí, Ngô-Quyền không trả lại quyền cho con Dương-Diên-Nghệ là Dương-Tam-Kha— mà cũng là em vợ ḿnh — mà tự lập nghiệp Vương.

 

Phá cường địch bảo-toàn cho nước

Nam-Hán thấy bên ta lục-đục bèn sai con trai là Hoằng-Tháo mang binh-thuyền sang, tiếng là giúp Kiểu-Công-Tiễn; nhưng khi quân Hán tới th́ việc trong nước đă yên.

Ngô-Quyền nghe tin Hoằng-Tháo tiến quân vào nơi cửa biển, bèn cho cắm cọc lớn đầu có bịt sắt dưới ḷng sông. Đến lúc nước thủy-triều dâng lên mới sai quân dùng thuyền nhỏ ra khiêu-chiến mà giả vờ thua. Hoằng-Tháo đuổi theo. Lúc ấy nước thủy-triều rút xuống, cọc bày ra. Hoằng-Tháo chống trả túi-bụi, rồi th́ nước chảy rất mạnh vào hết các thuyền đang vướng mắc nơi cọc. Ngô-Quyền ra sức đánh-phá dữ-dội. Quân Nam-Hán chết ch́m quá nửa và Hoằng-Tháo bị giết. (2)

Xưng vương

Tước Tiết-độ-sứ là một chức do các triều-đ́nh Trung-quốc bổ ra để cai-trị các địa-phương xa-xôi như ở Tĩnh-hải-quân. Thấy các thập-quốc tự-lập, Ngô-Quyền bắt chước, xưng Vương, tức là cắt đứt mọi ràng-buộc với phía Bắc. Vua đặt quan-chức, chế triều-nghi, định phục-sắc và chỉnh đốn việc chính-trị trong nước, chí muốn dựng nghiệp lâu-dài.  

Nước ta chịu cảnh Bắc-thuộc cả ngàn năm, có nhiều anh-hào tuấn-kiệt nổi lên chống quân Tàu; thắng dăm bảy năm có Hai Bà Trưng, vua Tiền Lư Nam-đế và vua Triệu-Việt-vương. C̣n dư th́ vài tháng hay một hai năm như Bà Triệu, vua Mai-hắc-đế, Bố-Cái đại-vương…(3)

Kể từ Ngô-Quyền đại thắng trận Bạch-đằng trở về sau nước ta mới được độc-lập, vua ḿnh, đất nước ḿnh, dân ḿnh. Các sách sử phần nhiều ghi công khai-sáng ra nước sau hơn một ngàn năm nô-lệ. Taylor, khi nghiên cứu về Việt-nam, đă gọi thời Ngô-Quyền là buổi sinh-tạo ra quốc-gia. (4)

Vua trị-v́ được có bảy năm đến năm Giáp-th́n 994 th́ băng. Khi mất, mang con ra gửi-gấm em vợ là Dương-Tam-Kha, con trai Dương-Diên-Nghệ.

 

Đổi đời

Dương-Diên-Nghệ tính anh-hùng, coi tướng-sĩ như con em. Sử chép ông có ba ngàn con nuôi. Cách xử-sự nghe tựa như thời những anh-hùng Thủy-hử! Trong số ba ngh́n người con đó, ông lựa một số làm gia-tướng thân-cận. Trong đó có Đinh-Công-Trứ (cha Đinh-Bộ-Lĩnh) và Kiều-Công-Tiện. (5) Lại gả con gái cho Ngô-Quyền cho về giữ quê nhà Ái-châu (Thanh-hóa).

Khi Kiểu-Công-Tiễn làm việc tàn-bạo th́ các tướng cũ—những người con nuôi khác—hướng về Ái-châu quy-tụ quanh gia-đ́nh Dương-Diên-Nghệ mong báo thù. (6) Lúc đó, họ Dương c̣n có con gái và rể là Ngô-Quyền, lại c̣n con trai là Dương-Tam-Kha, em của Dương-thị. Hiển-nhiên là anh rể lớn hơn, và chắc cũng tài-giỏi hơn, nên cầm đầu phe nghĩa-quân đi phục-thù cho chủ-tướng.

Sau khi thành-công trả thù được cho chủ-tướng, có thể cũng có ư-kiến là phải lập Dương-Tam-Kha như là tiểu-chúa? Có thể là uy của Ngô-Quyền, nhất là sau khi phá được quân Nam-Hán, đă quá cao nên rút cuộc Ngô-Quyền xưng vương, lập Dương-thị làm hoàng-hậu, sử không ghi có việc phản-đối chính-thức. (Chuyện này làm người ta nghĩ đến chuyện đời sau, Trịnh-Kiểm là rể cũng nối nghiệp cha vợ là Nguyễn-Kim, bỏ qua hai em trai của vợ ḿnh là Nguyễn-Uông và Nguyễn-Hoàng. Đây có thể là những trường-hợp anh-hùng tạo thời-thế, không theo tiểu-tiết thường-t́nh chăng?)

Chắc là Dương-Tam-Kha không ưng-ư nhưng thế-cô phải cắn răng chịu đựng. Khi Ngô-vương băng, ủy-thác con cho Dương-Tam-Kha những mong là cậu sẽ vun-sới cho cháu. Đây là lúc Dương-Tam-Kha cho rằng thời-cơ đă đến, bèn lấy lại ngôi quư trước của cha ḿnh, anh rể tạm đoạt ngày trước, nay ḿnh thu lại. Con trai lớn của Ngô-Quyền là Ngô-Xương-Ngập phải đi trốn. Con trai nhỏ là Ngô-Xương-Văn th́ Tam-Kha mang cháu về nuôi săn-sóc tận-t́nh như con ḿnh vậy.

 

Đổi dời

Trong buổi b́nh-minh của nền độc-lập c̣n đang chập-chững, truyền-thống chưa có nên có các đổi dời giữa chúa-tôi, anh rể-em vợ, giữa cậu và cháu chưa có lệ rơ-ràng nên mấy đời ngắn-ngủi xen kẽ: Dương-Diên-Nghệ bảy năm, Tiền Ngô bảy năm, Dương Tam-Kha bảy năm, Hậu Ngô mười-lăm năm. Nhưng sang thời Hậu-Ngô th́ lại làm Tĩnh-hải-quận Tiết-độ-sứ, nhận phụ-thuộc Nam-Hán mà trong nước loạn-lạc sang đời các sứ-quân! (7) Nghĩ ra, cha phá quân Nam-Hán mà xưng vương một cơi, con sai sứ sang thỉnh mệnh vua Nam Hán rồi nhận tước phiên-thuộc thời xưa. Cái công xây-dựng tự-chủ tự-lập của Ngô-Vương Quyền không bền. Cho nên đến thế-kỷ 16, khi Ngô-Sỹ-Liên và các tác-giả kế-tiếp theo ư của Đô-tổng-đài Quốc-sử-Quán Vũ-Quỳnh xếp Ngô-vương vào ngoại-kỷ, để Đinh-tiên-hoàng thống-nhất đất-nước mở đầu bàn-kỷ. (8)

Ghi-chú

 

1-      Trần-Trọng-Kim: Việt-nam sử-lược, 1920

2-      Ngô-Sỹ-Liên và các sử-gia kế-tiếp: Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư

3-      Bà Trưng: ba năm; Tiền-Lư-Nam-đế: bốn năm; Triệu-Việt-vương, 23 năm; Hậu-Lư Nam-đế, 31 năm. Các cuộc khởi-nghĩa của Triệu-Ẩu, Bố-Cái đại-vương và Mai-hắc-đế ngắn-ngủi trong một năm.

4-      Keith Taylor: The Birth of Vietnam, 1983

5-      Dương-Diên-Nghệ cho rể là Ngô-Quyền làm thứ-sử Thanh-Hóa c̣n Đinh-Công-Trứ (cha Bộ-lĩnh) làm thứ-sử Ái-châu; giữ Kiều-Công-Tiễn bên ḿnh làm gia-tướng.

6-      Con và cháu Kiều-Công-Tiện không theo cha và ông trong việc phản-nghịch mà theo Ngô-Quyền; nhưng dưới thời Hậu-Ngô, Kiều-Công-Hăng cũng nổi dậy thành sứ-quân; có thể là mấy người sứ-quân này có cảm-t́nh sâu-đậm với họ Dương hơn là với họ Ngô chăng? Và gián-tiếp, không chống-đối việc Dương-Tam-Kha lấy lại ngôi chúa?

7-      Làm vua được bốn năm, sau khi anh là Thiên-Sách-vương mất, Nam-B́nh-Vương cho sứ sang xin lệnh của Nam-Hán và được Nam-Hán cho lại chức Tiết-độ-sứ, giống như Dương-Diên-Nghệ và mấy chúa họ Khúc. Công cải-cách của Ngô-vương đặt quan-chức, chế triều-nghi, định phục-sắc tính chuyện lâu-dài thành mây-khói.

8-      Hai cuốn sử thời Hậu-Lê, một của Ngô-Sỹ-Liên (và các sử-thần kế-tiếp), một của Vũ-Quỳnh, (Đại-Việt Thông-giám Thông-khảo, 1511) đều ghi Đinh-Tiên-Hoàng là vua mở đầu bản-kỷ, sau khi thống-nhất đất-nước trong nền tự-chủ. Vũ-Quỳnh là Binh-bộ thượng-thư, Quốc-tử-giám tư-nghiệp kiêm sử-quan đô-tổng-đài.

Ngô Vương Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Tranh vẽ theo lối fantasy art và luật phối cảnh của lối truyện tranh mới. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ư nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm

(Ảnh và lời được sưu tầm) 

 
 

 

   Tản-mạn lịch-sử I-03

Đinh-Tiên-Hoàng

                                                                   Tác  giă:   Kim-Khanh Nguyễn-lê-Hiếu & Bs Hiếu

Sử nước ta có thể chia làm nhiều giai-đoạn: phần đầu có người gọi là tiền-sử nghĩa là phần trước khi sử được ghi lại thành sử viết; cũng c̣n gọi là sử truyền-khẩu, gồm các cổ-tích lịch-sử như chuyện Âu-cơ sanh trăm trứng, chuyện Sơn-tinh Thủy-tinh gây băo-lụt hàng năm hay chuyện thần Kim-Quy giúp vua Thục xây thành Cổ-loa, v.v. Sử viết bắt đầu khi người Hán chiếm nước ta, đưa tiếng Hán và chữ Hán sang, ghi lại các dữ-kiện lịch-sử vào trong các pho sử-sách, thành ra sử viết bắt đầu vào thời Bắc-thuộc, kéo dài hơn ngàn năm. Cho đến năm 939, Ngô-Quyền mới xóa hẳn được cái nạn ngoại-xâm, quyền cai-trị  nay thuộc về tay người ḿnh. (1) Nhưng cái thuở mới lập nước đó, truyền-thống chưa có, tổ-chức c̣n luộm-thuộm đơn-sơ, chưa tạo nên được một triều-đại nhất-thống kéo dài. Nào Dương-diên-Nghệ đánh Hán mà lập làm chúa, song chưa tổ-chức triều-đ́nh, ba ngàn tướng-sĩ đều coi như con nuôi không có thứ-bực rơ-rệt. Sau Dương-Diên-Nghệ bị Kiều-Công-Tiện sát-hại. (2)  có tướng khác  con rể của Nghệ, tên Ngô-Quyền, mang quân từ Thanh-hóa ra giết họ Kiều trả-thù cho họ Dương, song không lập con Dương-Diên-Nghệ là Dương-Tam-Kha lên thay cha mà lại tự-lập làm vua (3). Được mấy năm, Ngô-Quyền mất, Dương-Tam-Kha lúc đó là em vợ Ngô-Quyền lại bỏ cháu lấy lại ngôi-vị của cha ḿnh khi trước. Rồi mấy năm nữa, con Ngô-Quyền lại truất cậu mà lên thay. Bấy-giờ đă loạn-lạc lắm rồi, con Ngô-Quyền lên làm vua nhưng các địa-phương không tuân-phục. Đến đời kế-tiếp, cháu nội của Ngô-Quyền th́ nước có mười-hai tướng-quân, mỗi người giữ một vùng, lớn th́ một hai tỉnh, nhỏ chắc một hai huyện, gọi chung thời đó là loạn Thập-nhị sứ-quân (4). Thành ra lúc đó không c̣n quân Hán nhưng nước chưa được thống-nhất, không c̣n bị Bắc-thuộc nhưng vẫn chưa ra thể-thống một quốc-gia, một nước có tổ-chức vững-chắc, có quan-trị quan-nhậm. Phải chờ mươi năm nữa lúc đó Đinh-Bộ-Lĩnh mới thu-phục được các sứ-quân, kẻ theo hàng-phục, kẻ thua tan-tác. Nhà Đinh lập-quốc, mở đầu thời Độc-lập Thống-nhất cho nước ta với sáu gịng-họ liên-tiếp nối nhau là Đinh, Lê, Lư, Trần, Hồ và Hậu-Lê.

 Hôm nay xin tản-mạn qua về sự-nghiệp ḍng-họ mở đầu giai-đoạn độc-lập là nhà Đinh. (5)

Theo phần lớn các sách th́ Vua tên là Bộ-Lĩnh, sau lên làm vua xưng đế-hiệu là Tiên-Hoàng. Thế nhưng theo Phan-Kế-Bính trong cuốn Nam-Hải dị-nhân th́ thấy nói tên ông là Hoàng, khi theo về sứ-quân họ Phạm, được cho chức-vụ Bộ-lĩnh. (6) Quê chép là động Hoa-lư, nay thuộc về huyện Hoa-lư, tỉnh Ninh-b́nh. Chữ động đây không hẳn là một cái hang-động nhưng là một đơn-vị dân-cư ở miền cao, miền núi. Sau này ta phân-biệt miền đất cao, miền núi rừng th́ có dân sắc-tộc như Mường, Mán, Thổ, Tày tụ-tập thành bản, vụ hay động; c̣n miền thấp, miền đồng-bằng, dân đông-đúc sống tương-đối thuần-nhất, giống nhau, gọi là Kinh, lập thành các đơn-vị dân-cư gọi là làng, xă hay thôn. Thế th́ có thể Đinh-Bộ-Lĩnh gốc Mường? (nhưng cũng nên ghi-nhận là vào thế-kỷ thứ 10 th́ dân Cổ-Việt nói chung không phân-biệt rơ-rệt Mường và Kinh như vào các thế-kỷ 17-18 về sau.)

Chính-sử ghi cha là Đinh-Công-Trứ, một trong các tướng-sĩ từ thời Dương-Diên-Nghệ và Ngô-Quyền. (7) Tục-truyền ở động Hoa-lư có con rái-cá cực to, vợ ông Công-Trứ một hôm ra suối tắm, bị con rái-cá hiếp, về mới thụ-thai. Sau Công-Trứ mất, bà mới sinh ra Đinh-Bộ-Lĩnh. Ở miền xuôi người ta tắm sông, tắm hồ, tắm ao; đây v́ là dân Việt-cổ ở trên non, trong động nên tắm suối. (8) Dân trong động bắt được con rái-cá ăn thịt, quẳng xương ra đường, bà Công-Trứ nhặt về dấu trên gác bếp. Âu đó cũng là một hành-động khác-thường của một vị phu-nhơn.

Bộ-Lĩnh thông-minh, nhanh-nhẹn mà lại rất giỏi về nghề lội nước; phải chăng đó là di-tính của rái-cá? Chỉ biết là trong khi Bộ-Lĩnh chăn trâu ngoài đồng cùng với lũ mục-đồng trong động th́ có thầy địa-lư Tàu đi qua, thấy ḍng sông bên động nước sâu chảy xoáy mạnh; thầy nghi là có mạch-huyệt tốt; bèn hỏi có đứa trẻ nào lội giỏi th́ xuống xem dưới sâu có ǵ lạ. Bộ-Lĩnh nhận lời lặn thật sâu th́ thấy dưới đó có một con ngựa đá đứng; lên kể cho thầy địa-lư. Thầy thưởng tiền, rồi lại thuê Bộ-Lĩnh thử cầm nắm cỏ dứ cho ngựa xem nó làm ǵ.

Bộ-Lĩnh làm theo lời th́ thấy ngựa đá há mồm ngoạm nắm cỏ. Lại lên báo-cáo cho thầy địa-lư mà lănh thưởng nữa. Thầy địa-lư hí-hửng, cho là đă t́m được nơi đắc-địa, huyệt quư gọi là thủy-mă-huyệt.

Bộ-Lĩnh cũng suy ra rằng đấy là huyệt tốt, bèn về xin mẹ chỉ cho mả cha ở đâu hầu đem cải-táng tại huyệt quư. Bà bèn đem gói xương rái-cá đưa cho Bộ-Lĩnh. Bộ-Lĩnh đem xương nhồi trong bó cỏ rồi lặn xuống dứ cho ngựa đá nuốt. Từ đó, Bộ-Lĩnh sinh ra bạo-tợn, lũ trẻ mục-đồng đều e-sợ, tôn làm tướng; đi bẻ lau làm cờ chơi giả đánh trận; thường lần nào cũng thắng. Có lần thắng xong mang ḅ của chú giao cho giữ mà làm tiệc khao quân. Chú giận, đánh đuổi. Bộ-Lĩnh chạy đến bờ sông, hết đường th́ thấy có con rồng hiện ra cơng qua sông khiến cho người chú kinh-hăi mà nguyện xin đi theo. Theo các chuyện ngày xưa, ai có số sau làm vua, lúc gặp tai-nạn thường có rồng hiện ra giúp. Đây cũng là truyền-thuyết rồng ra cứu vua vậy. (9)

Trong số 12 sứ-quân, Bộ-Lĩnh sang theo Trần-Lẫm. Sau Trần-Lẫm mất, Bộ-Lĩnh lên thay, mang quân đi đánh các sứ-quân khác, đánh đâu được đó, nên tự xưng là Vạn-Thắng-Vương. Lần-lần, các sứ-quân, người theo hàng, người bỏ trốn, Bộ-Lĩnh thu nước nhà về một mối, bèn xưng hoàng-đế, đặt kinh-đô ở động Hoa-lư, sửa-sang thành-quách, lập cung-điện, tổ-chức triều-đ́nh, lập quân-đội, dùng các tướng vơ theo ḿnh từ trước, lại dùng nhiều tăng-ni trong việc hành-chánh; có lẽ v́ các vị này biết đọc kinh-kệ và sách kinh-điển nên vua mời tham-gia vào chính-sự.  Bên trong, lập 5 hoàng-hậu, ngang như nhau. Ngoài triều-đ́nh, làm luật nghiêm-ngặt, hai bên bày vạc dàu và chuồng cọp; kẻ gian, người căi lịnh đều bị nghiêm-trị, ai cũng sợ.

 V́ thế mà kể từ khi Dương-Diên-Nghệ ra quân năm 931 cho tới khi Đinh-Tiên-Hoàng lên ngôi năm 968, sau gần bốn chục năm, nước ta mới thực-sự hợp-nhất và thanh-b́nh.

Trước Ngô-Quyền xưng Vương làm vua một cơi là nhờ theo sức-lực lại có chiến-công hiển-hách đuổi được quân Nam-Hán. Nay Bộ-Lĩnh xưng là Hoàng-đế, ngụ ư là ḿnh có mệnh Trời thế-thiên hành-đạo, thay Trời mà trị dân.  Do đó mới phong cho con là Liễn làm Nam-Việt-Vương, quyền-hành Nam-Việt-Vương Liễn có cũng là do Đinh-Tiên-Hoàng ban cho. Lại sai Liễn sang giao-hiếu với Tàu, Tàu nhận cho Liễn làm Tiết-độ-sứ, lại phong vua làm Giao-chỉ Quận-vương. (10).  Cái dở là thanh-b́nh được mươi năm, vua thương con nhỏ là Hạng-lang, muốn dành ngôi báu hoàng-đế cho trong khi con lớn Đinh-Liễn đă phong làm Nam-Việt-Vương nay lại bị gạt ra. Đinh-Liễn đă theo cha ra trận từ thuở đầu công lớn. Có lần Liễn bị bắt, Bộ-Lĩnh ra quân; bên địch bắt được Đinh-Liễn, treo lên cột dọa bắn nếu Bộ-Lĩnh không chịu hàng. Vua nói là đă làm tướng ra quân th́ không c̣n lo việc gia-đ́nh là tiểu-tiết. Nói rồi xua quân ra trận, mặc số-phận của Liễn. Đich thấy vậy bèn hạ Liễn xuống thôi không dọa giết nữa. Kể về tư-cách làm tướng th́ là người giỏi, quyết tâm; nhưng xét về t́nh-nghĩa cha-con th́ vua có vẻ coi nhẹ số-mạng của Đinh-Liễn. (11)

Có chuyện kể thêm là thầy địa-lư Tàu, mấy năm sau trở sang nước ta mang cốt  tổ định táng vào thủy-mă-huyệt th́ thấy huyệt đă bị chiếm mà vua th́ phát lên, sự-nghiệp hùng-dũng bèn t́m cách trả thù, xin vào bệ-kiến mà thưa rằng: “ Ngài được huyệt quư là nhờ phúc nhà, nhưng có ngựa mà không có kiếm th́ tung-hoành chưa được vạn dặm. Nếu như buộc thanh kiếm bên cổ ngựa th́ công-nghiệp c̣n hiển-hách gấp bội.” Vua tưởng thật, cho buộc kiếm vào. Ai ngờ, nước xoáy mạnh, kiếm cứa cổ ngựa đá, ít lâu sau, đầu ngưạ găy rớt, bộ xương rái-cá văng ra khỏi huyệt, sự-nghiệp lừng-lẫy bỗng tan-tành, ngôi báu sang tay họ khác. (12)

Nhưng mà nghĩ cho kỹ, mầm mất nước v́ loạn là ở cái cảnh bỏ-trưởng-lập-thứ. V́ bất-măn nên Liễn cho giết Hạng-lang. Rồi sau cả hai cha con Đinh-Tiên-Hoàng và Đinh-Liễn đều bị Đỗ-Thích sát-hại. Triều-đ́nh lập con thứ là Vệ-Toàn mới lên 6 tuổi lên nối ngôi, mẹ là Thái-hậu Dương-Vân-Nga cùng đại-thần là Thập-đạo tướng-quân Lê-Hoàn phụ-chính. Lúc đó quân Tàu sang xâm-chiếm, quân-sỹ sợ vua c̣n bé không kham được việc nước, lại không biết đăi-ngộ quân-tướng cho đúng mức, bèn tôn Lê-Hoàn lên làm vua. Dương-Thái-Hậu đồng ư. (13) Nhà Đinh mất, nhà Lê lập.

Ghi-chú

1-      Một cách chia sử nước ta là tính ra năm giai-đoạn: a- Truyền-khẩu, b- Bắc-thuộc,

c- Độc-lập và thống-nhất, d- Độc-lập và phân-chia Bắc-Nam và đ- giai-đoạn cận-đại (thế-kỷ 18 đến nay).

Dương-Diên-Nghệ và Ngô-Quyền cùng đánh đuổi quân Nam-Hán, nhưng Ngô-Quyền mới xưng-vương, lập triều-đ́nh; tuy-nhiên chỉ tồn-tại được có mấy năm, khi mất th́ con trai Dương-Diên-Nghệ thu lại quyền-hành.

2-      Dương-Diên-Nghệ có phong-cách một hảo-hớn, coi các tướng-sỹ như con, nên gọi là có 3,000 con nuôi; chưa tổ-chức thành triều-đ́nh quy-củ.

3-      Khi Dương-Diên-Nghệ bị Kiều-Công-Tiễn giết th́ rể là Ngô-Quyền từ Thanh-Hóa ra giết Tiễn trả thù cho cha-vợ nhưng không trao quyền cho con trai của Nghệ là Dương-Tam-Kha, chắc lúc đó c̣n nhỏ. Sau này, lớn lên, khi Ngô-Quyền chết, Tam-Kha lấy lại quyền.

4-      Sử sau gọi là Thập-nhị sứ-quân nhưng chắc là có nhiều hơn là 12 nhóm, xuất-hiện theo nhiều năm khác nhau, thí-dụ như Đinh-Bộ-Lĩnh cũng đă nổi lên từ thời Hậu-Ngô. Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư có ghi vụ Bộ-Lĩnh làm loạn một phương, hai vua Hậu-Ngô mang quân đi đánh. Lại chú thêm Bộ-Lĩnh cũng chiếm một khu nhỏ đánh nhau với cháu. Sau chú phải theo cháu, và cháu th́ lại theo sứ-quân Trần-Lăm.

 5-      Nhà Đinh mở đầu giai-đoạn lịch-sử nước Việt-nam độc-lập và thống-nhất, gồm có sáu họ nối nhau liên-tiếp là Đinh, Lê, Lư, Trần, Hồ và Hậu-Lê, được gần 500 năm, bị ngắt quăng khoảng hai mươi năm khi nhà Minh sang xâm-chiếm.

6-      Phan-Kế-Bính: Nam-Hải dị-nhân, xb tại Hà-nội, 1912; sau in lại nhiều lần.

7-      Thuyết nói rằng Ngô-Quyền là con rể được Dương-Diên-Nghệ cho làm thứ-sử Thanh-Hóa c̣n Đinh-Công-Trứ, cha Bộ-lĩnh làm thứ-sử Ái-châu?

8-      Chuyện vật hiếp người thụ-thai thời nay nghe thấy hoang-đường, xong thời cổ-xưa, Đông-Tây đều có kể những vụ này. Chuyện cổ Hy-lạp kể nữ-hoàng Sparta tên là Leda làm t́nh với con bạch-nga—do Thượng-đế Zeus biến thành h́nh con bạch-nga đó—mà thụ-thai sinh ra Helena người đẹp thành Troie và hai anh-em sinh-đôi Castor và Pollux hiện là tuổi song-sanh trong khoa tử-vi Âu-tây. Tô-Vũ sứ nhà Hán sang Hung-nô, bị bắt giữ ở rừng-rú, cũng lấy vượn mà sinh ra con.

9-      Có thuyết nói là Bộ-Lĩnh giết ḅ (hay lợn) khao quân bị chú đánh, cậu bé chạy ra tới sông được rồng cứu. Có thuyết khác nói là chuyện xảy ra khi Bộ-Lĩnh là thủ-lănh một nhóm và chú là thủ-lănh nhóm khác; hai bên (tiểu sứ-quân?) tranh-dành đánh nhau, Bộ-Lĩnh thua, chạy tới sông, được rồng cứu.

10-      Vương có hai nghĩa, tước Vương là tước cao ở trên năm tước Công, Hầu, Bá, Tử và Nam. Vương cũng có nghĩa là Vua một nước nhỏ do Hoàng-đế bổ-nhiệm. Hoàng-Đế là người có mệnh Trời làm chủ thiên-hạ (hay một vùng đất thật lớn), có thể chia lănh-địa thành nhiều khu-vực nhỏ mà cho các Vương, Công, Hầu v.v. quản-trị, theo chế-độ phong-kiến từ thời nhà Chu bên Tàu.

11-      ĐVSKTT, kỷ nhà Ngô, chuyện Hậu Ngô-Vương, hai vua đi đánh (tiểu sứ-quân) Đinh-Bộ-Lĩnh không xong bèn mang mạng Liễn ra dọa Đinh-Bộ-Lĩnh.

2-      Phan-Kế-Bính, sđd.

3-      ĐVSKTT, kỷ nhà Đinh, chuyện Phế-Đế. Dương-Hậu khoác hoàng-bào cho Thập-đạo tướng-quân. Phế-đế tiếp-tục ở với mẹ; lớn lên theo Lê-Đại-hành đi đánh giặc, sau tử-trận.

 
    

        Tản-mạn lịch-sử I-04

Nhà Đinh mất nước

Chuyện Hoàng-hậu hai vua

                                                                        Tác giả:   Kim-Khanh Nguyễn-lê-Hiếu & Bs Hiếu

 
 

 

Chuyện Đinh-Tiên-Hoàng, đến đoạn chót, Vua bị ám-sát, ngôi truyền cho con mới lên sáu.   Rồi triều-đ́nh suy-tôn quan Thập-đạo tướng-quân Lê-Hoàn lên ngôi thiên-tử. Thái-hậu mặc  áo long-cổn cho Lê-Hoàn, sau thành hoàng-hậu của vua mới.    Có người hỏi:    “Thế là việc ǵ  cũng tại phụ-nữ phải không?” Bài này cải-chính điều đó, muốn minh-oan cho Bà Thái-hậu, và quy trách-nhiệm cho chính vua Đinh.

Có người kể sử ta bắt đầu từ thời Triệu-Đà, bên ngoài chống nhà Hán, bên trong tổ-chức  triều-đ́nh quy-củ, có sử ghi-chép đầy-đủ các sự-việc quan-trọng. (1) Lại có người kể thời Triệu vào trong giai-đọan Bắc-thuộc, cho rằng sử ta chỉ khởi đầu với Ngô-Quyền, người đă phá-đuổi quân Tàu ở sông Bạch-đằng vào năm 939 dựng nền tự-chủ. (2)

Thời Hậu-Lê, theo Vũ-Quỳnh, sử chép bắt đầu từ Đinh-Tiên-Hoàng để tỏ rằng nhà vua đă thống-nhất được cả nước, mở-mang thời độc-lập (kéo dài chín trăm năm). (3) Hơn nữa, cũng  từ thời này, sử-gia ghi chép sự-việc dùng niên-hiệu nước ta. Do đó nên ghi-nhận tầm quan-trọng của kỷ nhà Đinh, khi lập nước cũng như khi mất nước. (4)

Những người tin về phong-thủy và khoa địa-lư cho rằng nhà Đinh mất nước v́ mất thủy-mă-huyệt, cái huyệt quư có con ngựa đá nằm dưới sông sâu. Tục-truyền rằng Bộ-Lĩnh chăn trâu ngoài đồng cùng với lũ mục-đồng trong động, th́ có thầy địa-lưTàu đi qua, thấy ḍng sông bên động nước sâu chảy xoáy mạnh th́ nghi là có mạch-huyệt tốt; bèn hỏi có đứa trẻ nào lội giỏi th́ xuống xem dưới sâu có ǵ lạ. Bộ-Lĩnh nhận lời lặn thật sâu th́ thấy dưới đó có một con ngựa đá đứng; lên kể cho thầy địa-lư. Thầy thưởng tiền, rồi lại thuê Bộ-Lĩnh thử cầm nắm cỏ dứ cho ngựa xem nó làm ǵ. Bộ-Lĩnh làm theo lời th́ thấy ngựa đá há mồm ngoạm nắm cỏ, lại lên báo-cáo cho thầy địa-lư mà lănh thưởng nữa. Thầy địa-lư hí-hửng, cho là đă  t́m được nơi đắc-địa, huyệt quư gọi là thủy-mă-huyệt. Bộ-Lĩnh cũng suy ra rằng đấy là huyệt tốt, bèn về xin mẹ đem gói xương rái-cá gói trong bó cỏ rồi lặn-xuống dứ cho ngựa đá nuốt. (5) Do đó mà Bộ-Lĩnh sự-nghiệp phát-huy rực-rỡ huy-hoàng.

Câu chuyện kể thêm là thầy địa-lư Tàu, khi thấy huyệt đă bị chiếm th́ bèn t́m cách trả thù, xin vào bệ-kiến mà thưa rằng:“Ngài được huyệt quư là nhờ phúc nhà, nhưng có ngựa mà không có kiếm th́ tung-hoành chưa được vạn dặm. Nếu như buộc thanh kiếm bên cổ ngựa th́ công-nghiệp c̣n hiển-hách gấp bội.” Vua tưởng thật, cho buộc kiếm vào. Ai ngờ, nước xoáy mạnh, kiếm cứa cổ ngựa đá, ít lâu sau, đầu ngưạ găy rớt, bộ xương rái-cá văng ra khỏi huyệt,  sự-nghiệp lừng-lẫy bỗng một ngày tan-tành, ngôi báu sang tay họ Lê. (6)

Người không tin khoa địa-lư cũng có thể tin ở số-mệnh qua một câu chuyện khác.

 Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư  (ĐVSKTT) có ghi rằng:

Ngày trước, khi vua (Lê Đại-hành) c̣n hàn-vi, thường đánh cá ở sông Giao-Thủy, kéo lưới được viên ngọc khuê to nhưng va vào mũi thuyền, sứt mất một góc. Đêm ấy vào ngủ nhờ ở chùa Giao-Thủy, giấu ngọc ở dưới đáy giỏ cá, đợi sáng ra chợ bán cá. Bấy giờ vua đang ngủ say, trong giỏ có ánh sáng lạ, nhà sư chùa ấy gọi dậy hỏi duyên-cớ, vua nói thực và lấy

ngọc khuê cho xem. Sư than rằng: "Anh ngày sau phú-quư không thể nói hết, chỉ tiếc phúc không được dài". (7)Vậy là có số tốt được ngọc quư nhưng lại gặp cái điều ngắn hạn là do va-chạm sứt mất góc ngọc.Lại có người tin ở Thiên-thư, sách Trời có ghi trước các sự-việc trần-thế, thỉnh-thoảng được người có thần-nhăn vạch cho người đời hay trước chút đỉnh qua các câu sấm bí-hiểm.

Đại Việt Sử Lược (ĐVSL) ghi rằng vào năm thứ 5 niên-hiệu Thái-B́nh (tức năm 974), nhà vua có được bài sấm:

"Đỗ Thích thí Đinh Đinh

"Lê gia xuất Thánh minh

"Cạnh đầu đa hoạnh tử

"Đạo lộ thiểu nhân hành.” (8)

 

có nghĩa là:

"Đinh Đinh Đỗ Thích giết

"Nhà Lê lên trị v́

"Tranh ngôi nhiều kẻ chết

"Ngoài đường ít nguời đi.”

 

Có nghĩa là Đỗ-Thích giết  Đinh Tiên-Hoàng và Nam-Việt-Vương Đinh-Liễn, giết một lúc hai vua nên dùng điệp-ngữ Đinh Đinh; nhà Lê sẽ lên ngôi thay nhưng rồi các vương con vua Lê sẽ đánh nhau tranh-dành ngôi báu; người không dám ra đi đông ngoài lộ. Như vậy là mọi-việc đă định-đoạt trong sách Trời từ trước.

ĐVSKTT c̣n ghi thêm mấy câu sấm tiếp theo như sau:

Thập nhị xưng đại vương,

thập ác vô nhất thiện,

thập bát tử đăng tiên,

kế đô nhị thập thiên"

 

       Có nghĩa là:

Mười hai người xưng đại vương (nói nhà Đinh dẹp loạn sứ-quân), toàn ác không một thiện, (ư chỉ vào Lê Ngoại-triều?) mười tám con lên tiên, (thập-bát-tử, chiết-tự, đi chung với nhau thành chữ Lư) sao kế đô hai chục ngày (chỉ nhà Lư sẽ tiếp-nối nhà Lê và dời ngôi (ra Thăng-Long). Người ta cho là số trời đă định như thế. (9)

Những câu chuyện tản-mạn trên ngụ-ư việc nhà Đinh mất là do một nguyên-do siêu-nhân thiên-định chứ không phải là tại chính con người tạo ra. Đinh-Tiên-Hoàng trở thành một nạn-nhân của định-mệnh tựa như những nhân-vật trong một bi-kịch cổ-Hy-lạp. (10) Chúng ta thử phân-tích xem trách-nhiệm của con người Đinh-Bộ-Lĩnh là bao-nhiêu trong vụ mất nước này.

 

T́nh cha-con

 

Khoan nói đến việc bỏ-trưởng-lập-thứ mà nh́n vào việc Vua đối-xử với các con.ĐVSKTT chép vào năm Quư-Sửu (953), hai vua Thiên-Sách-Vương và Nam-Tấn-Vương chỉ làm chủ có vùng kinh-đô Hoa-lư mà thôi, c̣n bên ngoài, các sứ-quân mọc lên như nấm  thách-thức chính-quyền trung-ương của Triều-đ́nh (Hậu) Ngô. Bấy giờ người động Hoa-Lư là Đinh-Bộ-Lĩnh cậy núi-khe hiểm-cố, không chịu giữ chức-phận làm tôi. Hai vương muốn cất quân đi đánh; Bộ-Lĩnh sợ, sai con là Liễn vào triều làm con tin để ngăn chặn việc xuất quân. Liễn đến, hai vương trách tội [Bộ Lĩnh] không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn đem theo đi đánh. Hơn một tháng, không đánh nổi, bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ-Lĩnh, nếu không chịu hàng th́ giết Liễn. Bộ Lĩnh tức giận nói: "Đại-trượng-phu chỉ mong lập được công-danh, há lại bắt chước thói đàn-bà xót con hay sao?". Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Liễn mà bắn. Hai vương kinh-sợ: "Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái-tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn-nhẫn như thế, c̣n treo con nó làm ǵ". Bèn không giết Liễn mà đem quân về. (11)

“Nó tàn-nhẫn như thế “  là phán-định của hai vua Ngô.

 
 

 

 Bày vạc dàu và cũi cọp trong sân triều-đ́nh là dùng uy trị quốc. Có thể là cần-thiết sau cảnh loạn-lạc từ khi Ngô-Quyền mất từ mấy chục năm trời. Không thấy ḷng nhân-đạo với con và với người chung-quanh, mà chỉ thấy uy-vũ và toàn-trị theo ư riêng. Khi uy-vũ c̣n ḱm-kẹp, triều-đ́nh yên-ổn. Khi mà quyền-uy thả lỏng, loạn dễ xảy ra.

Bây giờ nói đến việc bỏ-trưởng-lập-thứ. Sau mươi năm ḥa-b́nh, vua có vẻ tự-măn. Ḿnh xưng đế, phong con trưởng có công-phu trận-mạc làm Nam-Việt-Vương. Cho Liễn giao-thiệp với Tàu nên Liễn được tước phong của Tàu. Mười năm sau, sinh con nhỏ lại thiên-vị, tính chuyện bất-công về đạo-đức và bất-trí về chính-trị. Nên sử chép:

Kỷ-Măo, [Thái-B́nh] năm thứ 10 (979). Mùa xuân, Nam-Việt-Vương Liễn giết hoàng-thái-tử Hạng-Lang. Liễn là con trưởng của vua, thuở hàn-vi cùng chịu gian-khổ, đến khi định yên thiên-hạ, ư vua muốn truyền ngôi cho, mới phong làm Nam-Việt-Vương, lại từng xin mệnh và nhận tước phong của nhà Tống. Sau vua sinh con nhỏ là Hạng-Lang, rất mực yêu quư, lập làm thái-tử. Liễn v́ vậy bất-b́nh, sai người ngầm giết đi. (12)

Nếu bảo rằng trái ư vua mà giết thái-tử là tội nặng, thế th́ chảo dầu và chuồng cọp để đâu không dùng? (13) Chẳng qua Vua cũng biết rằng ḿnh làm quấy mà Liễn đủ-vây-đủ-cánh nên nhắm mắt bỏ qua. Cũng là thượng bất chính th́ hạ tắc loạn vậy. Vậy th́ loạn đầu mối từ trong nhà xẩy ra, h́nh-phạt không thi-hành cho đúng mức, uy-vũ không c̣n, quyền-lực thả lỏng, kẻ dưới mới có dịp mưu nọ tính kia.

 

Nghĩa vợ-chồng

 

Khi Ngô-Quyền lên làm vua, sử chép: Mùa xuân, vua bắt đầu xưng vương, lập Dương-thị làm hoàng hậu. Khi Đinh-Tiên-Hoàng lên làm vua th́ lập 5 hoàng hậu (một là Đan Gia, hai là Trinh Minh, ba là Kiểu Quốc, bốn là Cồ Quốc, năm là Ca Ông). (14)

 

Lê-Văn-Hưu phê-b́nh:

Trời đất cùng che chở, mặt trời mặt trăng cùng chiếu soi, mới sinh-thành muôn vật, nảy-nở mọi loài, cũng như hoàng-hậu sánh với ngôi vua, cho nên mới có thể đứng đầu tiêu-biểu cho nội-cung, tác-thành cho thiên-hạ. Từ xưa chỉ lập [hoàng-hậu] một người để chủ việc nội-trị mà thôi, …(nay Vua)  ch́m đắm trong t́nh riêng, cùng lập 5 hoàng hậu. (15)Mà chắc là về sau Vua c̣n những vợ khác nữa; mà cách lấy vợ cũng khác thường. Đánh người, thắng, lấy phụ-nữ nhà người ta tưởng như là thân-t́nh, coi như là thường-t́nh. Về sau, hậu-quả không tốt-đẹp.   Nhật-Khánh là con cháu của Ngô Tiên-chúa Quyền, trước xưng là An-Vương, cùng 12 sứ-quân mỗi người chiếm giữ một vùng. Tiên-Hoàng dẹp yên, lấy mẹ Khánh làm hoàng-hậu, lấy em gái Khánh làm vợ Nam-Việt- Vương Liễn, c̣n lo sinh-biến, lại đem công-chúa gả cho Khánh, ư muốn dập hết ḷng oán-vọng của hắn. Nhật-Khánh bề ngoài cười nói như không, nhưng trong ḷng vẫn bất-b́nh, bèn đem cả vợ chạy sang Chiêm-Thành, đến cửa biển Nam-Giới, rút đao ngắn xẻo má vợ kể tội rằng: Cha mày lừa dối ức hiếp mẹ con ta, lẽ nào ta v́ mày mà quên tội ác của cha mày hay sao? Cho mày trở về, ta đi đằng khác t́m kẻ có thể cứu ta. Nói xong bèn đi. (16)

 

Hoàng-hậu Dương-Vân-Kha

 

Lập xong năm hậu, lại có thêm một bà nữa. Có người nói bà là vợ Nhật-Khánh; điều này chắc không đúng v́ sử chép vua lấy mẹ chứ không phải lấy vợ Nhật-Khánh. Dân vùng Thanh-Hóa nói bà hoàng-hậu mới này là con Dương-Tam-Kha tức là cháu vợ vua Ngô-Quyền, tên là Dương-Thị-Ngọc-Vân. Dân Ninh-B́nh lại nói—và nhiều người tin truyền-thuyết này—bà tên Dương-Vân-Nga, con ông Dương-Thái-Huyền, bạn cũ của Đinh-Công-Trứ. (17) Điều chắc hơn là khi vua Đinh băng th́ con là Vệ-Vương Toàn—cũng có nơi ghi là Tuệ hay Duệ—được lập lên thay cha. Khi giặc Tàu sang xâm-chiếm, triều-đ́nh cử Thập-đạo tướng-quân Lê-Hoàn dẫn binh-sỹ ra chống đối th́ có quan Phạm-Cự-Lượng nói với binh-sỹ:

Nay chúa-thượng c̣n trẻ-thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công-lao, th́ có ai biết cho ? Chi bằng trước hăy tôn-lập ông Thập-đạo làm Thiên-tử, sau đó sẻ xuất quân th́ hơn". Quân sĩ nghe vậy đều hô "vạn-tuế ".

Thái-hậu thấy mọi người vui ḷng quy-phục bèn sai lấy áo long-cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng-đế. Từ đó Hoàn lên ngôi Hoàng-đế, đổi niên hiệu là Thiên-Phúc năm đầu [980], giáng vua làm Vệ Vương. (18) Sử lại chép Lê-Hoàn lập Hoàng-thái hậu nhà Đinh là Dương-thị làm Đại-Thắng-Minh Hoàng-Hậu. Bà trước kia là vợ của Tiên-Hoàng, mẹ đẻ cuả Vệ Vương Toàn. Nay Lê-Hoàn lập làm Hoàng-hậu. V́ chuyện bà khi trước chấp-thuận trao áo long-cổn cho Lê-Hoàn, nay lại nhận làm hoàng-hậu nên sử thời sau ghi là bà có t́nh-ư với Lê-Hoàn mà lấy ngôi vua của con trao cho t́nh-nhân. Điều này chắc phải xét lại. Chỉ biết rằng Đinh-Tiên-Hoàng có hiệu là Đại-Thắng-Minh Hoàng-đế và Dương-Vân-Nga lấy hiệu là Đại-Thắng-Minh Hoàng-hậu; nghĩa là vẫn giữ danh-hiệu cũ của chồng chứ không lấy tên-hiệu vua mới. Nên có thể đặt giả-thuyết là bà và Lê-Hoàn cùng giữ ngôi vua như hai anh em nhà Hậu-Ngô vậy. Rồi sau hai người mới lấy nhau chăng?Sau đó, không thấy sử chép chi về bà cho đến tận 20 năm sau, năm Canh-tư (1000), bà mất. Trong hai-chục năm đó, Phế-đế lấy lại tước Vệ-vương cũng đi trận-tiền nhiều lần mà không sao. Nay bà mất th́ năm sau, (1001) Vệ-vương Toàn tử-nạn ở trận-tiền.Vua đi thuyền vào Cùng-Giang để đuổi giặc. Giặc bày trận hai bên bờ chống lại, quan-quân bị hăm ở [giữa] sông, vua cũ [nhà Đinh] là Vệ-Vương Toàn trúng tên chết tại trận. Vua kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ. (19)

 

Kết-luận

 

 Nhà Đinh mất là v́ Vua bị ám-sát, con nhỏ nối ngôi không đương nổi đại-sự nên triều-đ́nh tôn người khác lên. Dương-Vân-Nga đă chấp-thuận việc chuyển quyền-hành sang cho họ Lê, vẫn giữ tên của chồng cũ và che-chở cho con được hai mươi năm.Về sau, tục dân lập đền thờ, tô tượng hai vua Tiên-Hoàng và Đại-Hành và tượng Dương-hậu cùng ngồi, hồi đầu thời Hậu-Lê vẫn c̣n như thế. Sau An-Phủ-Sứ Lê-Thúc-Hiển nhiễu-sự bắt bỏ, cho người cuốn lụa đưa tượng Bà ra ngoài. Ấy là v́ đời sau, chịu ảnh-hưởng Tống-Nho, đặt nặng vần-đề đàn-bà chỉ có một chồng rồi đâm ra chê-trách bà Dương-Vân-Nga.

Trách-nhiệm mất nước ở đây chính là ở Đinh-Tiên-Hoàng, thứ nhất, nhẹ ḷng tha-thiết với con-cái, sẵn-sàng hy-sinh con trai con gái cho sự-nghiệp đế-vương của ḿnh, rồi bỏ trưởng lập thứ, gây chia-rẽ trong gia-đ́nh; thứ hai là t́nh vợ-chồng cũng có phần lỏng-lẻo, trong cung đă có năm bà, mà bên ngoài cũng c̣n thêm-thắt, khi lấy vợ như bắt tù-binh phe thua trận; thứ ba, vua không chịu trau-dồi cái đức đối với tả-hữu chung-quanh mà chỉ dựa vào uy-dũng. Thành thử khi ngôi báu về tay bé trai lên sáu th́ thấy ít có ḷng luyến-tiếc mà lại có nhiều ư mong chuyện đổi-thay. Thế là ngôi vua chuyển sang họ Lê vậy.    

 
 

           

Tản-mạn lịch-sử I-05

Nhà Lư lập nước

                                              Nguyễn-Lê-Hiếu

 

Nhà Lư thay nhà Lê, dựng lên một triều-đại lâu-dài hơn hai thế-kỷ. Trước đó là t́nh-trạng tự-chủ mới dành được; các vị anh-hùng tạo thời-thế nhưng chưa dựng được truyền-thống cho ḍng-họ vương-triều vững-chắc cho nên các triều-đại thay-đổi mỗi thế-hệ, khoảng hai, ba chục năm.

Nền tự-chủ non-trẻ

Đầu thế-kỷ thứ 10, dân ta vươn ḿnh thoát khỏi kiếp nô-lệ ngàn năm và khởi-sự xây nền tự-chủ. Giai-đoạn độc-lập của nước ta có thể chia làm hai giai-đoạn. Giai-đoạn đầu tạm gọi là giai-đoạn độc-lập-và-thống-nhất khoảng năm thế-kỷ, cả nước là một, một kinh-đô, một ḍng-họ vua. Tiếp theo là giai-đoạn độc-lập-nhưng-phân-chia, lúc đầu từ thời nhà Mạc và nhà Lê-trung-hưng tranh-giành quyền-lực, chia thành Bắc-triều Mạc chiếm-giữ kinh-đô Thăng-long và Nam-triều Lê khởi lên lại từ Thanh-hoá Tây-đô; lúc sau là Đàng-ngoài chúa Trịnh và Đàng-trong chúa Nguyễn, ḱm-kẹp nhau gần hai thế-kỷ; tiếp theo có cảnh loạn-lạc thời anh-em nhà Tây-sơn và Nguyễn-Ánh tranh-hùng, nước chia-ba-xẻ-bốn cho tới khi vua Gia-long thống-nhất sơn-hà vào đầu thế-kỷ 19. (1)

Sự-việc nhà Lư chiếm ngôi nhà Lê xảy ra vào lúc gần đầu giai-đoạn độc-lập và thống-nhất. Vừa tỉnh giấc sau hơn một ngàn năm bị đô-hộ của người láng-giềng to-lớn phương bắc, dân ta có một lớp lănh-đạo anh-hùng thành-công, tự tạo hay chiếm-đoạt quyền-lực cho ḿnh. Họ cai-trị một thời-gian tương-đối ngắn, năm-mười năm, cho đến khi bị thay-thế bởi một lănh-đạo mới xuất-hiện. Họ không có thời-giờ xây-dựng một ḍng-họ lâu-dài, chưa kịp tạo nên một ḷng trung-thành vững-chắc, không những cho con nối-dơi mà c̣n ngay cho chính bản-thân họ. Những anh-hùng đó không thọ và con nối ngôi thường c̣n trẻ quá so với các cộng-sự-viên, tướng-lănh cũ của cha. Tướng họ Khúc là Dương-Diên-Nghệ đuổi quân Hán, nắm quyền được sáu năm. Kiều-Công-Tiện giết họ Dương, Ngô-Quyền giết họ Kiều, rồi làm vua được sáu năm; con quá nhỏ. Con Dương-Diên-Nghệ lấy lại quyền-hành, giữ được năm năm. Sau đó, con Ngô-Quyền lại nắm quyền được dăm năm. Nhưng đến lúc đó, các anh-hào xưng hùng xưng bá khắp nơi : đó là thời sau này gọi là Thập-nhị sứ-quân. Đinh-tiên-Hoàng thống-nhất đất-nước, trị-v́ được 12 năm, bị giết; con nhỏ, quyền-hành lại sang họ khác: Lê-Hoàn. Lê-Đại-hành làm vua được 24 năm, con là Long-đĩnh, 4 năm. Ngôi vua chuyển sang họ Lư.

 
   

 

 

Vua Lê Ngoạ-triều, đâu là sự thực?

 

Trước khi có chữ viết để ghi-chép sử th́ đă có chuyện dă-sử, cổ-tích lịch-sử. Khi có sử chép, người dân thường thích đọc thơ sử dễ nhớ hơn là sử viết. Dân ta biết nhiều về Đại-Nam Quốc-sử diễn-ca (ĐNQSDC) như là về đoạn

Bà Trưng quê ở châu Phong,

Giận người tàn-bạo thù chồng chẳng quyên

 

hay là đoạn về Trần-quốc-Toản may cờ sáu chữ Phá cường địch báo hoàng ân được tóm-tắt trong hai câu

Hoài-văn tuổi trẻ trí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.

 

Về t́nh-cảnh vua Ngoạ-triều mà nhiều người muốn mang ra để bào-chữa cho việf thoán-đạt của nhà Lư, ĐNQSDC viết

Ngoạ-triều thí-nghịch hôn-dung,

Trong mê tửu-sắc, ngoài nồng h́nh-danh,

Đao-sơn, kiếm-thụ đầy thành,

Thuỷ-lao, bào-lạc, ngục-h́nh gớm thay.

Bốn năm sầu oán đă đầy,

Vừa tuần Lê rụng, đến ngày Lư sinh. (2)

 

Đoạn này kể tội của vua Ngoạ-triều : thí-nghịch là v́ giết anh là Trung-tôn, làm vua ba ngày th́ bị giết ; tửu-sắc ư nói vua uống rượu, chơi-bời hoang-dâm quá độ ; nồng h́nh-danh là có h́nh-phạt quá nặng-nề ai nghe cũng sợ ; đao-sơn, kiếm thành là tội phạt bị chém-giết rất nhiều ; thuỷ-lao là cái chuồng-tù d́m tội-nhân dưới nước ; bào-lạc là vạc-dầu.

Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư ( ĐVSKTT) ghi lại những chuyện bêu-riễu vua Ngoạ-triều kể lại, lẽ-dĩ-nhiên, dưới thời nhà Lư :  

Vua làm việc càn-dỡ giết vua cướp ngôi, thích dâm-đăng tàn-bạo, muốn không mất nước sao được?...Có lần vua róc mía trên đầu sư Quách-ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười. (3)

Những h́nh-phạt và chê-bai về tửu-sắc này th́ ta thấy các đời trước cũng có : vạc dầu chuồng cọp có từ thời Đinh v́ sau thời loạn-lạc, cần có h́nh-phạt nặng để giữ khuôn-phép. Về hiếu-sắc, các vua Đinh, Lê có năm hoàng-hậu. Sau vua Lư Thái-tổ có lập sáu bà, cuối đời lại thêm ba bà nữa, thành chín bà, vượt quá thời trước. Thành ra những tội kể không phải là mới của riêng vua Ngoạ-triều. Nhưng dù sao th́ cũng là lư-do để một số quan và sư vin vào để mà ủng-hộ Lư-Công-Uẩn cướp ngôi nhà Lê.

Mùa Đông, tháng 10, ngày Tân-hợi, (Năm Kỷ-dậu, 1009), vua băng ở tẩm-điện, gọi là Ngoạ-triều, v́ vua mắc bệnh trĩ phải năm mà coi chầu (Dă-sử chép : vua say đám tửu sắc phát ra bệnh trĩ).

Tháng ấy, ngày Quư-sửu, Lư-công-Uẩn tự lập làm vua. (4)

 

Thâm-t́nh giữa hai vua và Sư Vạn-Hạnh

 

Lê-Long-Đĩnh dành cho Lư-công-Uẩn một sự ưu-ái đặc-biệt. Khi Lê-Trung-tôn bị thí, các quan chạy toán-loạn, bỏ vua ; riêng Lư-Công-Uẩn ôm xác vua mà khóc. Long-Đĩnh khen là trung, thăng chức, cho coi quân hộ-vệ. Khi có sấm rằng có người họ Lư sẽ cướp ngôi, vua truy-tầm những người họ Lư ở trong nước nhưng vẫn tin dùng Lư-Công-Uẩn. (5)

Khi Long-Đĩnh băng, Đào-Cam-Mộc xui Lư-Công-Uẩn cướp ngôi, Lư-Công-Uẩn từ-chối. Nghĩ ra, có thể nói là họ Lư cũng có chút t́nh, không vội-vàng nhảy-xổ theo đề-nghị lần đầu. Lại đến hôm sau, họ Đào nói thêm lúc bấy-giờ Lư-Công-Uẩn mới chịu; phải chờ 24 tiếng, lại được thêm các quan khác cùng suy-tôn, lúc đó Lư-Công-Uẩn mới chép-miệng đưa-chân theo. Những chuyện này, hiển-nhiên, chỉ được truyền-tụng dưới đời Lư-Thái-tổ, chưa có thể nghe thấy thời nhà Lê. (6)

Sư Vạn-Hạnh được nhà Lê quư-trọng. Khi đi đánh quân Tống, Lê-Đại-hành cho

mời (Sư) vào triều để hỏi về sự được-thua. Ông đoán trong ba bảy ngày, quân-giặc tất-nhiên phải lui. Rồi sau quả đúng như nhời ông nói. (7)

Vậy mà đến đời con Lê-Đại-hành, Sư lại mưu việc phế nhà Lê. Tục-truyền rằng lúc đó có cây bị sét đánh, trong thân có câu sấm :      

Thụ căn điểu điểu, Mộc biểu thanh thanh

Hoà đao mộc lạc, Thập bát tử thành…

 

Dịch nghĩa là

Gốc cây thăm-thẳm, Ngọn cây xanh xanh

Cây hoa đao rụng, Mưới tám hạt thành…

 

Sư Vạn-Hạnh giảng là :

Gốc (là vua) th́ (yểu) yếu, Ngọn (bề-tôi) lại (thanh) thịnh

Hoà-đao-mộc (ba chữ ghép lại là chữ) Lê sẽ mất (lạc),

Thập-bát-tử (ba chữ ghép lại thành chữ ) Lư sẽ lập (thành)

 

Ư nói chung là nhà vua th́ non-yểu, bề-tôi lại cường-thịnh, nhà Lê tất mất, nhà Lư tất nổi lên. (8)

 

Tư-tưởng soán-nghịch

 

Sư lại c̣n đi xa hơn việc giảng sấm. Sư ôm-ấp tư-tưởng soán-nghịch. Sư xúi Lư-Công-Uẩn làm việc thoán-đạt. Thành ra tu-hành mà c̣n nặng-nợ việc đời. (9) Điện-tiền Chỉ-huy-sứ, phụ-trách an-ninh triều-đ́nh, chỉ-huy quân cận-vệ của nhà vua, không ngăn-cản ư của sư, chỉ giấu sư về chùa cho chuyện khỏi lộ. Nghe như không hoàn-toàn ngay-thẳng trong tư-duy mặc-dù chưa lộ-liễu làm điều nghịch.

Việc giảng sấm thành ra không phải là chuyện đời sau diễn-giải việc xảy ra từ trước ; mà là một phương-thức chiến-tranh tâm-lư có kèm theo một chút đe-doạ. Khiến cho chính Lê-Long-Đĩnh cũng phải lo t́m kiếm họ Lư để pḥng-ngừa.

Lại chính con trai Lư-Công-Uẩn, tuổi mới hơn mười mà cũng có cái gọi là « khẩu-khí thoán-nghịch ». Thấy con trai chơi mà cứ lo về lễ-nghi, Lư-Công-Uẩn bảo con : « Con nhà tướng th́ phải lo học vơ đi chứ » . Cậu con đáp : « Tướng mà cũng có lúc Trời cho th́ phải nhận mệnh vậy. Trông như nhà Lê thay nhà Đinh đó ». (10) Thế th́ cha đỡ đầu là Sư Vạn-Hạnh và con là Phật-mă đều có ư thoán-nghịch cả. Nên loạn nói là ở trong cả nhà này mà ra cả. Khác xa với Trần-Hưng-đạo đuổi mắng con nhỏ không « chuyên-chính trung-quân ».

 

Vài chuyện xầm-x́ ngoại-sử

 

Chính-sử ta chép là các quan suy-tôn quan Thân-vệ lên ngôi. Lại có sách viết là việc có tŕnh cho Thái-hậu, tức là vợ Lê-Long-Đĩnh, mẹ của con-nít đáng lẽ phải nối ngôi cha. (11) Sử Tàu ghi là Lư-Công-Uẩn chiếm ngôi của con vua mới băng. Dă-sử ghi là Lê-Long-Đĩnh bị ám-sát. Đấy là lời Ngô-gia b́nh sử.

Lư-Thái-tổ rất căm-phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai-minh-vương, nhân lúc Khai-minh-vương bệnh-tật, sai người vào đầu-độc giết đi rồi dấu kín việc đó, nên sử không được chép ?  (12) 

 Lại có sách cũng ghi là em Long-Đĩnh tranh-dành nhưng bị Lư-Công-Uẩn đánh bại.

Chí-Trung (Vua Lê-Long-Đĩnh) mất, con đương nhỏ, em là Minh-Vĩnh (13)tranh ngôi, Công-Uẩn đuổi và giết Minh-Vĩnh, tự lĩnh công-việc Giao-châu. (Tin tới triều-đ́nh nhàTống) Tống-Chân-tông nói :« Chí-trung bất-nghĩa mà được ngôi, nay Công -Uẩn bắt chước làm bậy, lại càng đáng ghét ». (14)

Nhưng những việc này không được ghi vào chính-sử. Câu hỏi là có phải v́ chịu ảnh-hưởng thế-lực của triều-đ́nh Lư hay không ?

 

Xét lại các chuyện bêu xấu Lê-Long-đĩnh

 

Đưa ra vần-đề dùng vạc-dầu chuồng cọp th́ đời Đinh đă có ; hoạ chăng là Long-Đĩnh dùng nhiều hơn chăng ? Cũng nghe nói vua hiếu sắc ; khi em là Minh-Xưởng đi sanh Tàu, lúc về, có mang theo một phụ-nữ Tống, gọi là Tiêu-thị, vua thu-nạp làm cung-nhân. Có gọi là hiếu-sắc hay không nếu so với các vua trước sau ? Vua Đinh, vua Lê lập mỗi người năm hoàng-hậu ; vua Lê lại lấy hoàng-hậu cũ của vua Đinh ; Lư-Thái-tổ lúc đầu lập sáu, sau lập thêm ba nữa. ĐNQSDC ghi là

Sóng t́nh ch́m-nổi ái-hà

Chín ngôi hoàng-hậu, phép nhà cũng sai. (15)

 

Long-Đĩnh chỉ lập có bốn hoàng-hậu Lại c̣n việc gọi tên là Ngoạ-triều. ĐVSKTT ghi 

vua băng ở tẩm-điện, gọi là Ngoại-triều, v́ vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu (Dă-sử chép : vua say-đắm tửu-sắc phát ra bệnh trĩ). (16)

Đại-Việt Sử-lược (ĐVSL) chép tương-tự :

Vua qua đời tại pḥng ngủ trong viện. Hiệu là Ngoại-triều, v́ vua có bệnh trĩ phải nằm để thị triều. (17)

Hiệu hay miếu-hiệu hay thuỵ-hiệu, là tên-hiệu dâng lên sau khi vua băng, dùng làm tên thờ. Thường-thường lấy cái hay cái đẹp của vua mới mất mà diễn-tả. Việc nhà Lư đặt tên Ngoạ-triều như vậy nói lên cái ư bêu-riễu chẳng tốt-lành của triều-đại sau. (18) Các sử khác như An-nam chí-lược, Việt-sử Tiêu-án  không dùng tên Ngoạ-triều mà gọi tên Long-Đĩnh hay Chí-Trung. C̣n giải-thích say-đắm tửu-sắc mà sinh ra bệnh trĩ th́ không có căn-bản y-học vững-chăi. Lại bảo phải nằm mà coi chầu, nếu có, th́ chỉ là trong giai-đoạn cấp-tính của bệnh trĩ, cái đó dễ hiểu. Nhưng nh́n lại cuộc đời sôi-động của vua, từ thời c̣n làm hoàng-tử cho đến khi lên làm vua th́ cái việc nằm-dài-coi-chầu cũng không có căn-bản lịch-sử. Vua đích-thân cầm quân đi đánh giặc từ lúc làm hoàng-tử cho đến sau khi lên làm vua, như đánh trại Phù-lan, châu Phong và Ái-châu (1005), châu Đô-lương, Vị-long rồi Hoan-châu và Thiên-liễu (1008), Hoan-đuờng và Thạch-hà ngay ba tháng trước khi mất (1009) ; vậy sao lại gọi là nằm coi chầu ? 

Nói chung th́ cho tới đây, các anh-hùng lập-nghiệp chỉ được một thời-gian trên dưới mươi năm, cho đến Lê-Hoàn truyền ngôi được đời con tổng-cộng ba chục năm đă là tiến-bộ hơn trước rồi. Phải chờ đến nhà Lư, lúc đó thanh-b́nh lâu hơn, việc nước có kỷ-cương hơn, nên mới thực-sự lập được ḍng-họ giữ ngôi được 8, 9 đời, hơn hai-trăm năm. Việc nhà Lư soán-nghiệp nhà Lê cũng là thường-t́nh của nước ta vào thời-điểm chưa ổn-định đó. Việc « nói xấu » vua Long-Đĩnh chỉ là một mánh-khoé chính-trị để giải-thích sự-việc với lư-do mệnh trời thay-đổi. Ngày nay, đọc lại sử, nên gạt ra những chuyện xầm-x́ đời sau gán cho đời trước, thực-sự đó không phải là lịch-sử mà chỉ là một lại tản-mạn khi trà-dư-tửu-hậu

 
 

 

Ghi-chú

1-  Một cách để phân-chia các giai-đoạn lịch-sử nước ta là :

a-  thời Tiền-sử

b-  thời Bắc-thuộc

c-   thời Độc-lập và Thống-nhất : 939-1527.

d-  thời Độc-lập và Phân-chia : 1527-1802

e-  thời Cận-đại

 

2-  Lê-Ngô-Cát & Phạm-Đ́nh-Tuư : Đại-nam Quốc-sử Diễn-ca, (ĐNQSDC) Hoàng-Xuân-Hăn tựa và dẫn, Trường-Thi, Sài-g̣n,  bản in lần thứ ba, Xuân-thư in lại, TX 1976. Các câu 331-2 ; 1073-4 ; 807-12.

 

3-  Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư (ĐVSKTT) bản-kỷ, I : Kỷ-dậu. Nhiều sử chép là Quách-ngang. Đại-Việt Sử-lược (ĐVSL) ghi là đức Tăng-thống Quách-măo.

 

4-  ĐVSKTT,  Kỷ-dậu, 1009.

 

5-  Có lần vua ăn quả khế thấy có hột mận, lại càng tin lời sấm, ngầm t́m người họ Lư để hại nhưng vẫn một ḷng tin vị Điện-tiền Chỉ-huy-sứ Lư-Công-Uẩn mà ông cho là người trung-tín, dựa theo cách cư-xử khi vua Trung-tôn bị hại : Lư-Công-Uẩn ôm xác vua mà khóc trong khi các quan khác tránh né.

 

6-  Những chuyện về Sư Vạn-Hạnh và Đào-Cam-Mộc xúi Lư-Công-Uẫn lẽ-dĩ-nhiên chỉ phổ-biến sau khi  cuộc đảo-chánh cung-đ́nh đă xong. Tuy-nhiên, các câu sấm được truyền-khẩu từ trước cho nên vua mới lo diệt người họ Lư. Ngay cả tên Ngoạ-triều cũng chỉ xuất-hiện dưới đời Lư chứ chắc không ai dám dùng tên bêu-riễu đó khi vua c̣n sống và cầm quyền.

 

7-  Ngô-Tất-Tố : Văn-học đời Lư (VHĐL), Xuân-thu in lại tại Hoa-kỳ, k.năm. tr.28-9

 

8-  Lời giảng ghi trong các cuốn sử ĐVSKTT, Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục (KĐĐVTGCM), Đại-Việt Sử-lược (ĐVSL) và Việt-sử Tiêu-án (VSTA) đều ghi-chép với vài dị-biệt nhưng đại-ư giống nhau như trong bài.

 

9-  Lư-Công-Uẫn nghe xong th́ đẹp ḷng nhưng sợ lộ chuyện nên đem Sư về giấu tại chùa Tiêu-sơn. Sau khi lên ngôi, đưa về làm Quốc-sư.  Sư mất năm thứ chín đời vua Lư-Thái-tổ (1018).

 

10- KĐVSTGCM, Chính biên, Q.II.

 

11- VSTA, Khai-minh-vương : Rồi (Đào-Can-Mộc) mang việc ấy (suy-tôn Lư-Công-Uẩn) tâu với Thái-hậu, cùng phù Công-Uẩn lên điện, lên ngôi vua…

 

12- Bs Hồ-Đắc-Duy : Bản án của Ngoạ-triều Hoàng-đế,  trên diện-đàn chimviet.free.fr, trích-dẫn Đại-Việt Sử-kư, tr.185.

 

13- Vua sai em sang Tầu xin Kinh ; tên nhiều bộ sử ghi là Minh-Xưởng ; An-nam Chí-lược ghi là Lê Minh-Vĩnh . (q. Đệ-thập-nhất)

 

14- An-Nam Chí-lược, q. Đệ-thập-nhị.

 

15- Đại-Nam Quốc-Sử diễn-ca, câu 839-40

 

16- ĐVSKTT, bản kỷ, 1 ; xem chú-thích 4.

 

17- ĐVSL, q.1

 

18- Việt-điện U-linh, bản dịch của Đinh-Gia-Khánh & Trịnh-Đ́nh-Dư (sic), Văn-học, Hà-nội, 2001, tr.109 : ghi tên vua là Lê-Ngọc-Triều; bản dịch của Lê-Hữu-Mục, Khai-trí, Sài-g̣n, 1960, tr.112 : ghi Lê-Ngoạ-Triều.

 

 Xin đọc            Hậu Duệ  Triều Lư  Việt   tại  Hàn Quốc

 

   
 

 

          

Tản-mạn lịch-sử I-006

Trần-Thái-tổ

                                      NguyễnlêHiếu

 

Trong chương-tŕnh tản-mạn lịch-sử hôm nay, chúng ta kể chuyện nhà Trần chiếm ngôi nhà Lư; nhắc qua đến Trần-Cảnh được Lư-Chiêu-hoàng truyền ngôi, tưởng  như vua đầu nhà Trần, có miếu-hiệu là Trần-Thái-Tôn. Sau đó, sẽ nói tới Trần-Thừa, miếu-hiệu Trần-Thái-Tổ; ít được nhắc đến trong chính-sử nên có nhiều người không biết đến.

 

Vài hiểu-biết căn-bản

 

Trước khi đi vào vấn-đề, xin thông qua vài hiểu-biết căn-bản về danh-hiệu các vua thời xưa và cách truyền ngôi đời Trần. Các tên Thái-tổ, Thái-tôn không phải là tên vua tự chọn mà là miếu-hiệu nghĩa là tên triều-đ́nh và vua tiếp-nối dâng-tặng sau khi vua băng. Do đó, đời Lê-Lợi chưa có Lê-Thái-tổ; ông mất, triều-đ́nh dâng miếu-hiệu là Lê-Thái-tổ, nghĩa là ông tổ lập ra ḍng-dơi vua nhà Lê. Đấy là vấn-đề danh-hiệu. (1)

Về phương-thức nối ngôi, vua có thiên-mệnh; khi vua mất, thiên-mệnh chuyển sang người nối ngôi, thường-thường là một hoàng-tử. Nhà Trần xử-sự khác. Vua thấy hoàng-tử đă có-vẻ khôn-lớn th́ truyền-ngôi cho rồi lui về làm Thượng-hoàng; vẫn nắm quyền-hành. Khi vua con lêu-lổng, Thượng-hoàng gọi các quan, mang cả triều-đ́nh về. C̣n doạ thay con khác làm vua. (2) Vậy là Thượng-hoàng vẫn c̣n thiên-mệnh và vua con, trên thực-tế, là vua tập-sự, một thứ hoàng-thái-tử “có ngai nhưng thiên-mệnh chưa tới”. Nói cách khác, đời chính-trị một vua nhà Trần có ba thời: thời vua tập-sự chưa có quyền (khi c̣n Thượng-hoàng chặn trước), thời làm vua thực khi Thượng băng và thời ḿnh lên Thượng-hoàng (có vua con nhưng vẫn nắm quyền). Ấy v́ thế mà Thái-thượng nhà Trần xưng là Hoàng —Hoàng trong tiếng Hoàng-đế, kẻ có thiên-mệnh — khác với Vương (do một Hoàng-đế bổ-nhiệm). (3)

 
 

 

Trần-Thái-tôn Cảnh

 

Cảnh lấy Chiêu-thánh rồi, theo “chính-sử”, được Chiêu-hoàng nhường ngôi cho. Xưng là Thiện-hoàng (vua được nhường ngôi) sau đổi ra Văn-hoàng. Cảnh và Chiêu-hoàng là anh-em con-bác-con-cô, cha Cảnh và mẹ Chiêu-hoàng là anh-em ruột. (4)

Chính-sử ghi là Trần-thị, vợ Huệ-tông và mẹ Chiêu-thánh, tư-thông với em họ là Trần-thủ-Độ; đẩy được vua Huệ-tông bỏ ngôi ra tu tại chùa, bèn bàn mưu ở trong cung làm tờ chiếu để vua nhà Lư truyền ngôi cho nhà Trần

Trần Cảnh, vẫn theo chính-sử, hạ mẹ vợ Trần-thị từ ngôi Thái-hậu nhà Lư thành Thiên-cực công-chúa rồi tác-thành cho lấy em họ là Trần-thủ-Độ. Dùng Độ làm Quốc-Thượng-phụ, tôn mẹ làm Hoàng-thái-hậu, cha làm Thái-thượng-hoàng, thay nhà vua giữ chính-quyền trong nước trong nước có việc ǵ to lớn th́ Thượng-hoàng ở trong cung nghe lời tâu-bày để quyết-đoán. (5)

 

Chuyện nhà họ Trần

 

Ông Trần-Cảnh: tên Trần-Lư, gốc đánh cá, nhà giàu có, nhiều người theo; gặp thời loạn, có bè-đảng chân-tay tạo thế-lực tại địa-phương. Vợ họ Tô, nhà cũng có chút thế-lực; em vợ là Tô-trung-Từ cũng có bày-tôi theo pḥ. Hai họ Trần và Tô có liên-kết.

Năm Kỷ-tỵ (1209), triều-đ́nh gặp loạn. (6) Vua lánh kinh-đô. Thái-tử Sảm về Hải-ấp, được Trần-Thừa tôn làm Thắng-vương; Sảm phong Trần-Thừa làm Minh-tụ, lấy em vợ Thừa là Tô-trung-Từ làm Điện-tiền chỉ-huy-sứ, (7) lập con gái thứ hai của Thừa làm Nguyên-phi. Khi triều-đ́nh ổn-định lại, vương-tử Sảm được Tô-trung-Từ là chú Trần-thị đưa về kinh-đô trong khi Trần-thị về nhà ḿnh lánh-nạn. Rồi Trần-Lư bị giặc giết, quyền sang tay con thứ là Trần-tự-Khánh, có con trai lớn là Trần-Thừa cùng phụ-giúp.  

Cuối năm Canh-ngọ (1210), vua băng. Sảm nối ngôi, đem thuyền rồng mấy lần xin đón vợ nhưng Trần-tự-Khánh bắt-bí, không cho. Vua đón-mời ba lần Khánh mới cho em gái về. (8) Trong khi đó, Tô-trung-Từ thao-túng ở giữa triều-đ́nh: giết thái-uư nhà Lư là Đỗ-kính-Tu, giết Quan-nội-hầu là Đỗ-thế-Quy. (9) Vua lập Trần-thị làm nguyên-phi, nhận cậu vợ Tô-trung-Từ làm Thái-úy đứng đầu trong triều, phong anh vợ là Trần-tự-Khánh làm Chương-thành-hầu ở bên ngoài xa. Sau Tô-trung-Từ lấy vợ người nên bị giết. Trần-tự-Khánh cùng anh là Thừa và em họ là Trần-thủ-Độ mấy lần mang quân xâm-nhập kinh-đô, vào đến cả cung-điện nên Thái-hậu và vua phải e-sợ. (10) Thái-hậu ghét luôn nguyên-phi vốn là em Khánh, hành-hạ khổ-sở và mưu độc nguyên-phi. (11) Mùa đông năm Bính-tư (1216), vua thương vợ, theo nguyên-phi chạy sang trú bên Khánh. Từ đó, họ Trần dần-dần nắm binh-quyền. Trần-thị lập làm hoàng-hậu. Hai anh nắm binh-quyền, Trần-tự-Khánh thành Thái-uư phụ-chính, Trần-Thừa làm Nội-thị phán-thủ, tiến-phong tước Liệt-hầu.  Thái-uư Khánh những lúc triều-bái nhà vua th́ không phải xưng tên, Nội-thị Phán-thử Thừa khi có lễ-tiệc lớn được cho ngồi dự ở điện Thiên-an. (12)

Sau mười mấy năm kể từ khi pḥ thái-tử Sảm (năm 1210), Trần-tự-Khánh chưa kịp làm việc thoán-đạt th́ mất (cuối năm 1223). Thừa lên thay làm Phụ-quốc Thái-uư, vẫn khi vào chầu không xưng tên. (13) Nhưng kể từ đây, sự-việc diễn-tiến mau hơn. Không đầy một năm, vua truyền-ngôi cho Chiêu-Thánh, lúc đó lên 7, rồi xuất-gia lên chùa tu. Năm sau nữa, Ất-dậu (1225), tháng mười, tuyển con-em quan-viên vào hầu Chiêu-hoàng; tháng mười-một, Thủ-Độ loan-báo “Bệ-hạ đă có chồng”; ngày 21 tháng ấy, có chiếu truyền ngôi; ngày mồng một tháng chạp, Trần-Cảnh lên ngôi. Mọi việc xảy ra trong không đầy hai tháng: bé gái gặp rồi lấy chồng và nhà Trần thay nhà Lư. (14)

 

Trần Thừa

 

Chính-sử quy việc thoán-đạt cho Trần-thủ-Độ, Điện-tiền chỉ-huy-sứ v́ ông là chỉ-huy quân-đội, canh hoàng-cung lại là chú Trần-Cảnh. Sự thực, đây chỉ là một dàn-xếp gia-đ́nh, nữ-chúa truyền ngôi cho chồng. Thủ-Độ có sự giúp-sức bàn-mưu của mẹ Chiêu-hoàng lúc đó đă thôi vua Huệ-tông và có t́nh-ư với Thủ-Độ. Vậy đâu có cần đến vũ-lực như các chỉ-huy quân-đội thời trước cướp ngôi của ấu-chúa cho chính ḿnh. (15)

Đến đây, nên xét lại vai tṛ của Trần-Thừa, cha Trần-Cảnh, lúc đó là Phụ-quốc Thái-uư, người nắm quyền chính-trị và là người sau này trực-tiếp hưởng lợi trong việc thoán-đạt. Ông giữ vai-tṛ kín-đáo, sau thành Trần-Thái-tổ, việc mà nhiều người không biết đến, kể cả vua Tự-Đức là người thích đọc và b́nh về sử Việt trong cuốn Khâm-Định cương-mục. (16)

Trần Thừa tinh-hoa không xuất-phát ra ngoài như em là Khánh; cho nên khi cha bị giết, Khánh nắm quyền trong nhà cai-quản quân-gia. Nhưng Thừa không phải là người ngồi yên thụ-động mà trái lại, khá sinh-động. Khi Trần-thị về kinh-đô th́ vua dùng cậu vợ là Tô-trung-Từ làm thái-uư. Họ Tô không hoàn-toàn tin-cậy các cháu ngoại. Hai bên hơi gườm nhau. (17) Năm Tân-mùi (1211), Từ và con rể Từ bị giết, Thừa muốn thu-phục tả-hữu của Từ, đặc-biệt là Nguyễn-Trinh, không được bèn xui âm-mưu giết Trinh. (18)

Nhiều lần, Khánh xâm-phạm kinh-đô chống vua, Thừa có tham-dự. Năm Giáp-tuất (1214), Thừa và Khánh đánh hữu-ngạn sông Lô, Thủ-Độ đánh mặt tả-ngạn. Quân nhà vua thua, phe Trần chiếm được thuyền rồng. Cuối năm ấy, quân Trần đi cướp lấy các vật trong phủ nhà vua. Rồi lại đốt phá gần hết cung-thất và nhà dân trong kinh-thành. (19)  

Năm Bính-tư (1216), vua và vợ sợ Thái-hậu phải về theo Khánh. Khánh thành Thái-uư coi việc chính-trị ngoài triều-đ́nh c̣n Thừa làm Nội-thị Phán-thủ coi sát việc trong cung-điện nhà vua. Con lớn Thừa là Liễu làm Quan-nội-thủ. Con trai Khánh tước vương. Hai anh-em họ Trần xếp-đặt gia-đ́nh kiểm-soát triều-đ́nh nhà Lư. (20)

Năm Đinh-sửu (1217), Thừa chia quân sáu đạo đánh Nguyễn Nộn (lúc đó theo pḥ Thái-hậu và giữ công-chúa) trong khi Khánh đi đánh Châu-na, Phong-châu. (21)

Năm Mậu-dần (1218), Thừa lại mang quân đi Bắc-giang đánh Nguyễn-Nộn, mở đê gây lụt, quan-quân theo thế-nước mà đánh, thắng lớn, bắt được vợ con Nộn. (22)

Năm Canh-th́n (1220), Thừa cùng Khánh mang quân theo đường Quy-hoá đánh Hà Cao. Cao cùng vợ con tự-tử. (23)

Tháng chạp Quư-mùi (1223), Khánh chết; tháng sau, Thừa thay làm Thái-uư.

Tới đây, các sách sử chép khác nhau. Đại-Việt Sử-kư Toàn-thưKhâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục chép tháng giêng năm Giáp-thân, tức Kiến-giai thứ 14 (1224), Thừa làm Thái-uư; tháng 10 cùng năm Giáp-thân, vua truyền ngôi cho Chiêu-Thánh. Tháng 10 năm sau, Ất-dậu (1225), tuyển con-em các quan trong đó có Trần-Cảnh vào hầu Chiêu-hoàng, tháng 12 truyền ngôi cho Trần-Cảnh. Chiêu-hoàng làm vua được 13 tháng, đám cưới Chiêu-hoàng và Trần-cảnh dàn-xếp trong không đầy hai tháng.

Đại-Việt Sử-lược viết từ đời Trần ghi khác. Thừa làm Thái-uư cả năm Giáp-thân; đầu Ất-dậu đánh Nghệ-An. Đến tháng 6 vua mới truyền ngôi cho Chiêu-Thánh, rồi 5 tháng sau, tháng 12  Ất-dậu, các quan quản-lănh thuyền-rồng, chuẩn-bị pháp-giá đi đón Thừa về làm Thái-thượng cho con là Trần-Cảnh lên làm vua thay vợ; sự-việc xảy ra trong ṿng dăm tháng.

 

So-sánh Thừa, Khánh và Thủ-độ

 

Khánh xuất-sắc, năng-động, thích đứng mũi, làm chỉ-huy, chức Thái-uư. Khánh lộ-liễu giỡn chơi với tả-hữu ngụ-ư sẽ cướp ngôi nhưng chưa kịp làm việc dữ. Năm Mậu-dần (1218), một hôm ngồi nghỉ ở trạm Nỗ, Khánh ngang-nhiên nói với tả-hữu: “Như ta làm vua, bọn các ông xem ta bắn cái cành cây nhỏ kia một phát th́ trúng”. Rồi quả-nhiên bắn trúng. Quân tướng vừa sợ vừa phục. (24) Thủ-Độ, ít học, chuyên việc binh-bị, nhiệm-vụ thiên-lôi, lo về an-ninh vương-quốc. Ông công-nhận không biết chữ-nghĩa ǵ, c̣n phải rong-ruổi đông-tây, chịu làm phận chó-săn nhận việc dữ như toan-tính giết Liễu khi Liễu nổi loạn; ấy là v́ lo hậu-vận nhà Trần. (25) Thừa kín-đáo; có lúc hành quân bên ngoài, nhưng chức-vụ chính là Nội-thị Phán-thủ, kiểm-soát việc kín trong cung-điện. Khánh làm thái-úy cả chục năm, nhà Lư vẫn c̣n. Thừa lên thay Khánh làm thái-uư được có hơn một năm mà nhà Lư mất, nhà Trần lập.

Điểm quan-trọng là sử viết đời Trần ghi vua Huệ-tông xuất-gia tháng mười năm trước, Chiêu-Thánh lên ngôi tháng sáu năm sau, đưa Trần-Cảnh vào tháng mười, Cảnh lên ngôi tháng mười-hai. (26) Tấn bi-kịch hợp-thức-hoá việc đổi trào diễn ra trong dăm tháng: từ tháng sáu đến hết tháng mười một. C̣n trong khoảng thời-gian trước đó, vua đă xuất-gia, Chiêu-thánh c̣n nhỏ, mẹ tư-thông với Thủ-Độ, bác là Thái-sư Thừa  nắm quyền-hành xử-sự chắc như là vua thật! Sử ghi là mẹ Chiêu-hoàng bàn với Thủ-Độ để dàn-xếp. Nhưng có-lẽ chính là bàn với anh là Thái-sư Thừa rồi cho Thủ-Độ nhận vai bạc-ác?

Nhà sử-học Lê-văn-Lân tại Hà-nội cho hay là sách An-nam tức-sự của sứ-giả nhà Nguyên ghi Thừa đă đoạt ngôi nhà Lư; và dẫn thêm một bài minh trên một quả chuông ở Bạch-hạc có ghi vua Thái-tông là đời vua thứ hai của nhà Trần. (27)

Trần-Thái-tổ

Triều-đ́nh tôn Thủ-Độ làm Quốc-phụ; Thủ-Độ chỉ muốn giữ phần binh-bị, đề-nghị Thừa làm Thượng-hoàng tạm coi giữ quốc-chính, đợi một vài năm nữa nước nhà thống-nhất, sẽ lại giao trả quyền-chính cho vua, cùng hưởng-phúc thanh-b́nh. Bấy giờ Trần-Thừa mới xưng là Thượng-hoàng cầm chính-quyền.

Năm 1231,

Thượng-hoàng xuống chiếu rằng trong nước, hễ chỗ nào có đ́nh-trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Ấy là v́ Thượng-hoàng khi hàn-vi từng nghỉ ở đó, có một nhà sư bảo rằng: “Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại-quư”. Nói xong th́ biến mất. Đến nay, vua lấy được thiên-hạ mới có lệnh này. (28)

Năm 1234, Thượng-hoàng băng; táng ở Thọ-lăng; miếu-hiệu Huy-tông. Năm 1248, đổi miếu-hiệu của Huy-tông, gọi là Thái-tổ. (29)

Cốt chuyện hôm nay là trên thực-tế — cũng như là có bằng-cớ hiển-nhiên nhưng “chính-sử” không ghi — vua đầu nhà Trần là Thừa, miếu-hiệu Thái-tổ chứ không phải là Cảnh, tức Thái-tôn, “đời vua thứ hai nhà Trần”. C̣n cái việc thay gịng-họ, đổi vương-triều trong lịch-sử cũng chỉ là thường-t́nh theo lẽ thịnh-suy, có chăng chỉ là chuyện trà-dư tửu-hậu.

 
 

 

Ghi-chú

 

1-            Theo lệ trong các vương-triều xưa, vua mất gọi là Đại-hành Hoàng-đế. Khi táng, đặt miếu-hiệu. Hai vua nhà Tiền-Lê không có miếu-hiệu nên Lê-Hoàn gọi là Đại-hành. Hiển-nhiên, Ngoạ-triều không phải là tên tự-xưng hay miếu-hiệu; mà là tên riễu do nhà Lư đặt cho. Các đời, Lư- Trần, Hậu-Lê thường chọn Thái-tổ, Thái-tông v.v.

 

2-            Năm Quư-tỵ (1293), Nhân-tông truyền ngôi cho con là Thái-tử Thuyên (tức là Anh-tông). Một lần vua quá say, Thượng-hoàng đến, các quan ra đón mà vua không biết; Thượng-hoàng hạ chiếu cho triều-đ́nh về nghe lệnh tại Thiên-trường. Khi tỉnh dậy, vua hốt-hoảng chạy đuổi theo; giữa đường gặp được người học-tṛ, nhờ làm tờ biểu tạ-tội rồi mang theo về phủ Thiên-trường, hai người quỳ tại sân phủ. Sau Thượng-hoàng răn-dạy một hồi, nói ư rằng Thượng-hoàng có nhiều con có thể thay ở ngai vàng. Ngô-sỹ-Liên phê-b́nh: “Vua kế-vị không khác ǵ hoàng-thái-tử, như thế th́ có hợp đạo không?” (Đại-Việt sử-kư Toàn-thư (ĐVSKTT), Mậu-ngọ, 1528)

 

3-            Theo quan-niệm và truyền-thống phong-kiến, có thiên-mệnh mới thành Hoàng-đế, chỉ thay Thượng-đế mà hành-đạo trị thiên-hạ. Hoàng-đế phong Vương cho chư-hầu, cai-trị một phương; Vương lệ-thuộc vào Hoàng-đế. Các vua ta, đối với Tàu thi xin lập làm Vương, nhưng trong nước, xưng Hoàng-đế. Một thí-dụ là Đinh-tiên-Hoàng, xưng đế, phong cho con là Đinh-Liễn làm Nam-Việt-vương, coi việc nước.

 

4-            Trần-Lư có con là Trần-Thừa, Trần tự-Khánh, Trần-thị-Dung (gả cho Thái-tử Sảm, vua Lư Huệ-tông) và một số con gái nữa, trong đó có Trần-tam-nương (gả cho tướng Nguyễn Đường; sau Đường chết, lại gả cho Hầu tước Đoàn-văn-Lôi). Dung lấy Huệ-tông, sanh ra công-chúa Thuận-thiên và công-chúa Chiêu-thánh. Gả cho hai con trai của Trần Thừa, là Liễn và Cảnh. Vậy là hai con trai của anh lấy hai con gái của em gái.

 

5-            Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục (KĐVSCM), Chính-biên, Q.VI, năm Ất-dậu. Trần-Thủ-Độ là cháu gọi Trần-Thừa là bác, vậy là em họ Hoàng-hậu Trần-thị-Dung. Hai người tư-thông với nhau. Sau khi đẩy vua Huệ-tông xuất-gia đi tu, Thái-hậu Dung dàn-xếp cho con gái ḿnh lấy cháu trai Cảnh. Khi Cảnh làm vua, cho mẹ vợ lấy Thủ-Độ, lập cha làm Thượng-hoàng.

 

6-            Kỷ-tị (1209) : Vua giết Phạm-bỉnh-Gi. Thủ-hạ của Gi là Quách-Bối mang quân vào cung, dùng xe của vua chở xác chủ rồi bắt hoàng-tử Sảm về Hải-ấp. Sau Trần-Thừa đón hoàng-tử về Lỵ-Nhơn lập làm vua. Trong khi đó, vua cũng chạy chốn.

 

7-            Minh-tụ : Theo Lịch-triều hiến-chương  của Phan-huy-Chú, ‘‘Minh-tự là một tước để phong cho những người có công, theo lời chua’’, KĐVSTGCM, chính-biên, Q.V, Canh-ngọ-1150.

            Điện-tiền Chỉ-huy-sứ : Chức quan trông nom binh-lính trực ban ở trước điện nhà vua (chú-thích trong KĐVSTGCM, Chính-biên, Q.II, năm Kỷ-dậu-1009).

 

8-            Năm Canh-ngọ, tháng 11, liệm vua Cao-tông. Vua sai đón Trần-thị, Khánh không cho. Mùa xuân Tân-mùi-1211, (bản-dịch ghi nhầm là Tân-tỵ) tháng giêng, vua lại cho đi đón Trần-thị, Khánh vẫn chưa cho. Lần thứ ba đi đón, Khánh mới sai Phùng-tá-Chu đưa về. Đại-Việt sử lược, (ĐVSL) Q.III, năm Tân-tỵ-1211

 

9-            Tô-trung-Từ (có sách ghi là Tự) bị nhiều người trong triều-đ́nh chống-đối. Đỗ-kính-Tu là Thái-uư do Huệ-tông lập tháng 11 năm Canh-ngọ (1210); sang tháng chạp, Từ d́m xuống nước cho chết ở bến Đại-thông. Quan nội-hầu là Đỗ-thế-Quy chốn dưới linh-cữu vua Cao-tông, bị bọn Từ bắt, làm tội cho đến chết tại chợ Đông. Mấy người này mưu diệt họ Tô nhưng thất-bại. Cuối năm, vua cho Từ làm Chiêu-thảo đại-sứ, sang tháng 3 năm sau, Tân-mùi (1211), làm Thái-uư. Đến tháng 6, Từ bị Quan-nội-hầu Vương-Thượng giết.

 

10-        Cuối năm Kỷ-tị (1209), khi Cao-tông mất, Khánh mang quân về đóng Tế-giang, nói y định đi viếng tang cùng với Tô-trung-Từ. Đến cuối năm sau, Canh-ngọ (1210), sau khi Từ chết, Khánh lại mang quân đến Tế-giang. Thái-hậu và vua e-sợ. Vua lánh lên Thái-nguyên. Sau sang Bắc-giang, Khánh nhập kinh-sư cho tướng đi đón vua về kinh. Vua sợ lại chạy đi Lạng-châu. Năm Giáp-tuất (1214) chia quân đánh kinh-sư. Rồi vào cướp-phá cung-điện nhà vua. ĐVSL, Q.III, Canh-ngọ (1210)-Ất-hợi(1215).

 

11-        Thái-hậu là người cực-ác, luôn-luôn lo bảo-vệ vua. Để tránh việc Khánh có thể cải-lập vua khác, một đêm bà cho giết Nhân-quốc-vương và hai vương-tử khác. Bà rất nghi-ngờ nguyên-phi Trần-thị vốn là em Khánh, nên xúi vua giáng nguyên-phi xuống làm ngự-nữ. Thái-hậu chỉ phu-nhân mà nói là bè-đảng của giặc…bỏ thuốc độc vào món ăn của phu-nhân ; mỗi bưă ăn, vua chia cho phu-nhân một nửa…Thái-hậu lại sai người cầm chén thuốc độc bắt phu-nhân phải chết. Vua lại ngăn không cho, rồi đêm ấy cùng với phu-nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự-Khánh. ĐVSKTT Bản-kỷ, Q.IV, Bính-tư (1216)

 

12-        ĐVSL, Q.III, Bính-tư (1216)

 

13-        ĐVSKTT, Bản-kỷ, Q.IV, Quư-mùi (1223). Lời chua trong KĐVSTGCM giải-thích : Phụ-quốc Thái-uư : theo sách Lĩnh-ngoại-đại-đáp của Chu-khứ-phi, viên quan đứng đầu hàng các quan của An-nam gọi là Phụ-quốc-Thái-uư, cũng như Tể-tướng vậy.

 

14-         Ất-dậu (1225) Tháng 10, dùng Trần-Cảnh làm Nội-thị chính-thủ. Tháng 12, Trần-Cảnh lên ngôi hoàng-đế. ĐVSKTT ghi ngày 1 tháng chạp. (KĐVSTGCM ghi là ngày 21 tháng chạp). Tính ra không đầy hai tháng.

 

15-        Lê-Hoàn là Thập-đạo tướng-quân, Lư-Công-Uẩn là Điện-tiền Chỉ-huy-sứ, cả hai cùng là chỉ-huy quân-đội, phần nào dựa vào vũ-lực để soán ngôi.

 

16-        Vua Tự-đức có nhiều lời phê trong cuốn KĐVSTGCM ; về chuyện nhà Trần thay nhà Lư, vua không biết Trần-Thừa có miếu-hiệu Trần-Thái-tổ : Thực là việc lạ, suốt ngh́n xưa chưa hề có…Dầu chẳng mượn danh-nghĩa là « bệ-hạ có chồng », thiên-hạ thế-nào chắc cũng về tay họ Trần. Họ Trần lấy được nước, đều là nhờ công-sức Thủ-Độ, cũng như vua Thuận-trị nhà Thanh với Đa-nhĩ-cổn, chứ Trần-Thái-tông có ǵ đáng khen đâu ? Cho nên nhà Trần không có miếu-hiệu là Trần-Thái-tổ.

 

17-        Khi vua Cao-tông mất (1209), Trần-tự-Khánh mang quân về Tế-giang, tính rủ cậu là Tô-trung-Từ cùng đi viếng tang. Từ nghi-ngờ Khánh hai ḷng. Khánh bèn kép quân về. Sau Từ nắm được triều-đ́nh nhưng Khánh ở bên ngoài, hai họ Trần và Tô không hợp-tác.

 

18-        Thái-uư Từ ban đêm sang Gia-lâm tư-thông với công-chúa Thiên-cực (người khác, không phải là Thái-hậu Trần-thị sau này cũng gọi là công-chúa Thiên-cực rồi lấy Thủ-Độ) bị chồng của công chúa là Vương-Thượng giết. Con rể của Từ cũng bị Nguyễn Trinh, một tướng của Từ giết để chiếm vợ là Tô-thị (em họ Thừa). Thừa dụ Trinh về hàng, Trinh không theo nên Thừa âm-mưu xui Tô-thị giết.

 

19-        ĐVSL, Q.III, Giáp-tuất (1214)

 

20-        sđd, Q.III, Bính-tư (1216). Tháng chạp, phong Liễn làm Quan-nội-hầu. Lúc đó, Thừa 33 tuổi ; Liễu có thể khoảng trên-dưới mười tuổi ? Sau này lấy Thuận-thiên công-chúa, lúc đó mới sinh được mấy tháng. Sang năm sau Cảnh rồi Chiêu-thánh mới sinh (cuối 1217, đầu 1218).

 

21-        sđd, Q.III, Đinh-sửu (1217) : Mùa hạ, tháng 4, Thái-tổ chia quân ra làm sáu đạo để đánh Nguyễn-Nộn.

                                                                                                                                      

22-        sđd, Q.III, Mậu-dần (1218) : Thái-tổ ta lănh các đạo binh bao vây Nguyễn-Nộn tại Bắc-giang

 

23-        sđd, Q.III, Canh-th́n (1220)

 

24-        sđd, Q.III, Mậu-dần (1218)

 

25-        Khi Thái-tôn lấy Thuận-thiên, vợ của Liễu v́ đang có bầu, Liễu nổi loạn ; song yếu-thế, phải sang thuyền nhỏ gặp Thái-tôn xin hàng. Thủ-Độ nghe tin, mang kiếm sang thuyền đ̣i giết nhưng Thái-tôn lấy ḿnh che, xin tha. Thủ-Độ tức lắm, ném gương xuống sông nói : «Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các ngươi thuận-nghịch như thế nào ». ĐVSKTT, Bản-kỷ, Q.IV, Ất-dậu (1125) và Q.V, Đinh-dậu (1237).

 

26-         ĐVSKTT, Q.III, Ất-dậu (1225) ; Tháng sáu, nhà vua nhường ngôi cho con thứ hai là Công-chúa Chiêu-thánh.

 

27-        Lê-văn-Lan : Lịch-sử Việt-nam, Hỏi & Đáp, Khoa-học và Đời sống, Hà-nội : 2004, tr.72-3.

 

28-        ĐVSKTT, Bản-kỷ, Q.V, Thân-măo (1231)

 

29-        ĐVSKTT, Bản-kỷ, Q.V, Giáp-ngọ (1234) và Mậu-thân (1248) đổi miếu-hiệu Huy-tông gọi là Thái-tổ ; KĐVSTGCM, Chính-biên, Q.VI : Giáp-ngọ (1234) và Mậu-thân (1248), tháng giêng mùa xuân. Truy-tôn miếu-hiệu Huy-tông làm Thái-tổ.