MẸ TÔI

                                            CUA  RANG  MUỐI

                                                                tác giả : Hải Lê

 

Khi xưa nhà c̣n nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên gịn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đă lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
> - Cua rang muối thật đó mẹ.
> Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
> - C̣n răng đâu mà ăn?

 
 

 

            BỐ TÔI                              

                                             BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM

                                                           Tác giả  giấu tên

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân. Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đă gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai tṛ của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không c̣n thiếu một thứ ǵ. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi c̣n bé, tôi không hiểu được, v́ sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu t́nh mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, ḿnh là người rất may mắn, c̣n hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả t́nh thương của cha lẫn mẹ.

Sau này t́m hiểu th́ tôi biết, bố tôi là một lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lănh đến Mỹ theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế. Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đă lập gia đ́nh với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong kư ức trẻ thơ, tôi có h́nh dung được h́nh ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, v́ luôn luôn bà đi chung với một người đàn ông nh́n tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xă hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi th́ hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ ǵ.

Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông c̣n thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay v́ ở trạm xe , cách xa nhà tôi 4 dăy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và c̣n thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh h́nh cây thông, Valentine có h́nh trái tim..vv… Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, v́ sợ chúng bạn trêu chọc. Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực ḿnh. Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho ḿnh. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi. Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài h́nh vẽ nhỏ, khi th́ căn nhà, khi th́ ḍng suối, ngọn núi, chim cá và h́nh trái tim với ḍng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những ḍng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”.

Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui. Tôi thường lén ăn trưa một ḿnh để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu. Một hôm, một đứa bạn t́nh cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn pḥng cho mọi người xem. Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất. Bữa hôm đó tôi về, đă làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào pḥng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên v́ tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này th́ trống trơn, không có ḍng chữ hay h́nh vẽ ǵ cả. Nh́n mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ t́nh thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng.  Lúc đó ḷng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố.

Tôi vội về làm lành với bố, và những gịng chữ, những h́nh vẽ yêu thương lại tiếp tục. Những năm c̣n lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín. Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt.

Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng v́ những cử chỉ biểu lộ t́nh cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua h́nh thức khác. Ở cấp đại học, dĩ nhiên không c̣n thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, v́ thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi. Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường th́ sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu. “Này Tammy” Tôi thường trả lời “Dạ, ǵ thế bố?” “Bố thương con nhiều.” “Con cũng thế. I Love You!” H́nh như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu. Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. C̣n số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.) Nhiều lúc bên ngoài b́ thư, địa chỉ được viết bằng bút ch́ và tiếp theo đó là những lá thư có h́nh con mèo và con chó của gia đ́nh tôi, có vẽ những h́nh tháp nhiều từng, h́nh cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước. Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v… Sau chuyến du lịch ấy, tôi t́m hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đă chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm. Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai. Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê. Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm ǵ nữa, bởi bạn cùng pḥng tôi là những đứa bạn hồi c̣n trung học, chúng nó biết rất rơ về những chiếc bao giấy, khăn ăn. Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, c̣n b́ thư và h́nh vẽ th́được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả pḥng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được. Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, th́ chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến. Bạn bè tôi b́nh bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!” Ngày lễ cha, Father’s Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều kư tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đă dạy cho tất cả chúng tôi về t́nh phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đ́nh chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hăy biểu hiện t́nh thương của họ với con cái sau này. Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn. Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, v́ căn bệnh bố càng ngày càng nặng.

Thời gian được ở gần bố không c̣n bao nhiêu lâu nữa. Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua. Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nh́n nó lại một lần.” Tôi lái xe về nhà, và cũng t́m ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian. Có ǵ bên trong? Tôi ṭ ṃ mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nḥa lệ, khi nh́n thấy những tấm h́nh của bố tôi c̣n trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong. Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường c̣n bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, B́nh Long, Đồng Xoài, Khe Sanh… Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục. Bây giờ th́ tôi mới hiểu hết, không c̣n mặc cảm h́nh ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đă một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể ḿnh cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương. Rơ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ v́ t́nh thương con mà thôi.

Ông thật là người cha tuyệt vời Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của ḿnh, nhưng đă trễ! Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với gịng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!” Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời măi măi không c̣n nhận được nữa. Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào ḥm cho bố, c̣n những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ măi bên cạnh cả cuộc đời tôi. Bây giờ th́ những chiếc khăn giấy đă đổi màu vàng khè, nhưng t́nh tôi dành cho người bố càng ngày càng thấm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

 

Happy Father’s Day!     Mừng Ngày Của Bố!

 
 

 

 

          Cụ ông 92 săn sóc vợ tai biến                     

                                     suốt 28 năm từ Việt Nam sang đến Mỹ

 

Tại viện an dưỡng Garden Park

Ngày thứ Hai :   13/ tháng 2/ 2012

  Người  tường thuật:  Ngọc Lan/Người Việt

 

GARDEN GROVE (NV) - “Sống mạnh giỏi cũng vợ chồng mà đau ốm cũng c̣n t́nh nghĩa vợ chồng chứ! Mặc dù không gần gũi nhau, nhưng t́nh thương vẫn phải giữ, chứ đâu có lúc nào phai lợt được.”

Câu nói mộc mạc, chân chất đó chính là của một người đàn ông đă ngoài 90 tuổi, người suốt 28 năm qua miệt mài chăm sóc cho người vợ 80 tuổi bị tai biến mạch máu năo, hiện đang nằm tại viện an dưỡng Garden Park.

Ông Bùi Truyền, 92 tuổi, người miệt mài chăm sóc cho vợ bị tai biến mạch máu năo trong suốt 28 năm qua. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt).  Ông tên là Bùi Văn Truyền (Bùi Truyền), sinh năm 1920, tức năm nay ông đă 92 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Garden Grove, Orange County. Vợ ông là bà Đoàn Thị Cảnh, 80 tuổi, bị “đứt mạch máu năo từ năm 1984, lúc c̣n ở Bến Tre.”   Điều đáng nói hơn nữa là bà ngă bệnh ngay khi ông vừa trở về nhà chẳng bao lâu sau gần 9 năm bị “giam trong xà lim ở Bến Tre” v́ “tội” làm xă trưởng 17 năm ở xă An Hội, tỉnh lỵ Bến Tre trước năm 1975.

***

H́nh ảnh người đàn ông nhỏ nhắn, lúc nào cũng sẵn sàng nở nụ cười, hằng ngày đều đặn vào thăm vợ đang nằm tại nhà an dưỡng Garden Park, lau mặt, bóp tay bóp chân, hút đàm, chậm nước dăi, và ngồi lặng lẽ bên cạnh người vợ hàng tiếng đồng hồ, đă trở nên khá quen thuộc với nhân viên viện an dưỡng lẫn những người thăm nuôi người bệnh tại đó.

Ông Na Nguyễn, giám đốc điều hành chương tŕnh chăm sóc người lớn tuổi Việt Nam của viện an dưỡng Garden Park, nói ngay với phóng viên Người Việt không cần đắn đo khi nghe nhắc đến tên ông Bùi Truyền, “Ông đó là nhất ở đây đó. Ổng chín mươi mấy tuổi rồi mà ngày nào cũng như ngày nào đều vô chăm sóc vợ, không sót một ngày nào.”

 

 “Sống mạnh giỏi cũng vợ chồng mà đau ốm cũng c̣n t́nh nghĩa vợ chồng chứ!   Mặc dù không gần gũi nhau, nhưng t́nh thương vẫn phải giữ, chứ đâu có lúc nào phai lợt được.” Trong h́nh: Ông Bùi Truyền đang dùng máy hút đàm cho vợ trong viện an dưỡng Garden Park. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Vừa cầm ống hút đàm cho vợ một cách thành thục, ông Truyền vừa nói: “Những chuyện này ḿnh làm được, nên không cần nhờ đến y tá. Hồi bả chưa vào đây, ở nhà cũng tôi làm thôi.”

Bà Cảnh vào nằm hẳn ở viện an dưỡng Garden Park này mới hơn một năm, c̣n hai mươi mấy năm trước đó, một tay ông chăm sóc cho bà ở nhà, từ khi c̣n ở Việt Nam cho đến lúc qua Mỹ năm 1997, theo diện H.O.

“Tội lắm cô ơi. Tôi thấy bả nay nằm yếu lắm rồi, nhưng ḿnh biết làm sao bây giờ đây! Số trời đă định rồi, tới đâu hay tới đó.” Ông nói khi đưa tay chải những sợi tóc bạc của vợ, rồi lấy tay vuốt nhè nhẹ lên trán, lên má người vợ đang nằm yên trên giường bệnh.

Dù không nói được, nhưng đôi mắt khi thiêm thiếp, khi như mở lớn hướng về phía chồng của bà Cảnh cho thấy bà nghe hết, và cảm nhận được hết những ǵ ông dành cho bà, từ mấy mươi năm nay. Một điều ǵ đó đầm ấm và gắn bó, quyến luyến đến lạ lùng khi ông ngồi nắm lấy tay bà xoa nhẹ, bóp nhẹ, và bà cũng bóp nhẹ lấy tay ông.

“Bả cho người ta mượn tiền làm ḷ kẹo. Đến lúc đ̣i, họ không trả mà c̣n nói 'xóc hông' nên bả tức lên đứt mạch máu năo luôn.” Ông Truyền nhớ lại nguyên nhân khiến vợ ông mang căn bệnh ngặt nghèo từ 28 năm qua.

Theo lời ông Truyền, năm 1984, sau khi bị “đứt mạch máu năo,” bà Cảnh nằm hôn mê trong bệnh viện Bến Tre cả tháng, “em vợ và thằng con trai tôi đ̣i đem bả về nhà để lo hậu sự nhưng tôi nói c̣n nước c̣n tát, chừng nào má mày 'đi' th́ hăy hay.” Suy nghĩ như vậy nên ông Truyền không đồng ư cho bác sĩ rút dây thở của vợ ḿnh.

Ông cụ 92 tuổi đang xoa bóp tay cho vợ 80 tuổi bị stroke, “Tôi thương con người bả biết điều. Lúc tôi ở tù bả ở nhà lo nuôi con, lo đi thăm nuôi tôi. T́nh nghĩa như vậy, lúc bả bệnh hoạn, ḿnh bỏ bả sao đành.” (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

Không biết có phải từ niềm tin của ông không mà sau đó bà Cảnh “hơi tỉnh tỉnh lại, mở mắt được.” Vậy là ông đưa bà lên bệnh viện Chợ Rẫy.

Theo lời ông kể, “Bả c̣n sống được là nhờ ông Bác Sĩ Đà, người Bắc, mà tôi không có biết họ của ổng.” V́ khi cầm tờ giấy bệnh viện không nhận chữa trị trường hợp của bà Cảnh, ông Truyền đứng “rớt nước mắt” ngoài bệnh viện. Bác Sĩ Đà t́nh cờ nh́n thấy t́nh cảnh đó, đă giúp ông đưa bà vô lại bệnh viện, sau khi tự nhận “đây là chị của Bác Sĩ Đà.”

6 tháng trong Chợ Rẫy là 6 tháng ông Truyền túc trực chăm sóc cho vợ. “Tôi được người ta 'tuyên dương' là nuôi bệnh giỏi đó cô, v́ bả nằm một chỗ như vậy mà không hề bị lở loét chút nào hết trơn,” ông khoe với nụ cười tươi rói.

Rời bệnh viện, ông tiếp tục để vợ ở lại Sài G̣n thêm 3 tháng để t́m người làm vật lư trị liệu cho bà trước khi đưa lại về Bến Tre.

“Về nhà, tôi chặt tầm vông để làm chỗ vịn đỡ cho bả tập đi. Tôi tập hoài mà không được.” Ông buồn so.

Dù có 6 người con, nhưng ông Truyền vẫn giành phần chăm sóc cho bà. “Tôi nhai cơm đút bả ăn, như đút cho con nít vậy đó cô. Qua đến Mỹ tui cũng c̣n nhai cơm đút bả ăn mà. Chỉ có vài năm nay, bả không ăn được bằng miệng nữa, phải cho ăn sữa truyền qua bụng, th́ tôi cũng gắn ống, gắn đây nhợ làm cho bả được hết.”

Không chỉ vậy, lau ḿnh, làm vệ sinh, thay quần áo, cắt tóc, gội đầu, lăn trở bà qua lại cho không bị hầm dễ sinh ra lở loét,... tất cả đều tự tay ông.

“Tự dưng lúc đó ḿnh phải nghĩ ra được cách để làm sao à cô. Tôi đỡ bả lên cho bả dựa vào tôi để tôi lau phía lưng cho bả. Tôi để bả nằm, đầu xích ra khỏi giường rồi kê thau lên gội đầu cho bả. Cái ǵ tôi cũng làm gọn gàng hết đó cô.” Ông lại cười, mắt nh́n vợ, tay lấy khăn giấy chậm nước dăi cho bà.

“Làm những việc như vậy có khi nào cảm thấy bó buộc chân tay, quạu quọ, cáu gắt không bác?” Nghe tôi hỏi, ông lắc đầu quầy quậy, “Không có đâu. Tôi vui vẻ với bả lắm, không có quạu quọ ǵ hết. Đừng bao giờ nghĩ đó là gánh nặng cho ḿnh hết cô à. Đừng bao giờ nghĩ vậy.”

Ngồi trầm ngâm một chút, ông bỗng bật cười, nhớ chuyện đời xưa, “Hồi nhỏ tôi cũng 'trật búa' lắm, cũng đi chơi tung tăng tung ta khắp nơi hết á.”

“Vậy chứ khi bác gái c̣n mạnh khỏe, bác có bồ bịch tùm lum không?” Nghe tôi hỏi, ông già cười ngất một cách khoái chí, “Nói chuyện ra nghe mắc cười chết đi cô! Đàn ông mà, ai cũng thương vợ thương con, nhưng mà làm sao tránh khỏi chuyện đó.”

Ông kể chuyện, lúc đó ông cũng có một “cô bồ.” Ông hẹn bồ đi coi hát mà không biết là vợ “bắt xích lô” đi theo.

“Khi đến nơi, người ta ngồi chật ních hết rồi, chỉ c̣n một chỗ bên ngoài cho tôi, c̣n 'nhỏ' đó ngồi bên trong. Trong lúc 'nhỏ' đó đứng lên để đổi chỗ cho tôi vô trong, 'nó' ra ngoài, th́ bả đă đứng ngay đó nói: 'Thôi, chỗ nào cũng chỗ, ngồi đại đi chứ đổi làm chi.'” Ông kể và cười như nắc nẻ.

Mấy mươi năm rồi mà khi nhắc lại, gương mặt ông Truyền vẫn c̣n đầy vẻ ngạc nhiên, “Bả không chửi bới, không nói nặng tiếng nào hết nha. Bả chỉ nói 'chuyện tôi nói lâu rồi mà cứ chối, hôm nay tôi bắt tại trận rồi th́ không chối nữa hé. Giờ tôi về trước mua trà bánh, lát nữa ông dẫn 'nó' về ăn bánh uống trà rồi ḿnh nói chuyện với nhau ở nhà.'”

Chính từ cách cư xử mà ông Truyền cho rằng “không làm xấu mặt chồng ngoài đường” mà khi về đến nhà, dù bị bà vợ “tát cho hai cái tát vô mặt” ông cũng “nhịn luôn. Ḿnh lỗi th́ ḿnh chịu chứ đâu có dám làm hung với vợ con.”

Dù biết rằng đó là lỗi, nhưng “hồi đó tôi bay bướm quá mà. Sau lần đó, tôi cũng lén lén thêm vài vụ khác. Bả bắt gặp, nhưng không bao giờ bả làm xấu chồng ngoài đường, mà chờ về đến nhà mới làm dữ.” Người đàn ông sống gần hết một thế kỷ cười lớn như che giấu sự “lăng nhăng” một thời của ḿnh. Xong, ông lại ngậm ngùi, xót xa, “Tôi thương con người bả biết điều. Lúc tôi ở tù bả ở nhà lo nuôi con, lo đi thăm nuôi tôi. T́nh nghĩa như vậy, lúc bả bệnh hoạn, ḿnh bỏ bả sao đành. Cũng từ khi bả bệnh rồi, thấy bả nằm vậy là khổ quá rồi, ḿnh c̣n vui sướng ǵ nữa. Nên chuyện bồ bịch cũng chấm hết, tôi chỉ dành thời gian lo cho bả.”

***

Sang Mỹ năm 1997 theo diện H.O, ông Bùi Truyền vẫn tiếp tục công việc chăm sóc tinh thần lẫn thể xác cho người vợ đau ốm của ḿnh, dù “con trai, con dâu cũng có phụ chút chút, bởi đứa nào cũng có công ăn việc làm phải lo.”

Theo ông nói, thời gian trước vợ ông vẫn c̣n có thể nói chuyện, dù chỉ nói một cách ngọng nghịu, nhưng tay chân bà dùng chính là chân tay của ông. Bà ngồi, ông nâng đỡ. Bà nằm, ông lăn trở. Bà ăn, ông đút mớm. Bà lên xe, ông ẵm bồng. Cứ vậy, ông d́u bà đi suốt chặng đường hai mươi mấy năm qua.

“Mặc dù khi bả vô đây nằm th́ tôi có khỏe hơn, nhưng mà buồn lắm, bởi khi bả ở nhà th́ lúc nào tôi cũng nh́n thấy bả. Bả vô đây, tôi về nhà thấy vắng ngắt.” Ông vừa dứt lời, tôi trông thấy người vợ mở mắt hướng đầu về phía chồng.

Ông Truyền bảo: “Bả nghe đó, nghe hết đó. Tội nghiệp lắm. Tôi vô bả mừng, không thấy bả buồn.”

Tôi hỏi: “Bằng cách nào bác biết bà vui hay buồn?”

“Nh́n mắt bả. Có hôm bả nói chuyện nữa, không phải nói thành tiếng mà nh́n môi bả mấp máy, tôi đoán được. Có hôm tôi mặc đồ mới, bả nói 'hôm nay đẹp vậy!' Nh́n môi bả th́ biết.” Ông lại đưa tay vuốt lên tóc vợ một cách tŕu mến.

Ông Sang Vơ, ngoài 80 tuổi, một người “bạn già” của ông Bùi Truyền, nói về bạn ḿnh một cách ngưỡng mộ, “Nói về chuyện chăm sóc người bệnh th́ ổng là đứng nhất. Ổng lớn tuổi như vậy mà ổng chăm sóc bả một cách tận t́nh, ai nh́n thấy cũng phải khen hết. Thật t́nh lắm. Hiếm có người tốt như ổng lắm đó. Nếu người ta ở vào hoàn cảnh ổng cũng phải buồn chứ, đằng này ổng giữ cho tinh thần vui vẻ lắm. Con ổng giành làm, ổng không cho, ổng muốn chính ổng săn sóc vợ.”

“Với bệnh đó nhiều người chăm sóc không kỹ th́ khi vô thăm sẽ nghe hôi, thúi, nhưng ổng sửa soạn một cách đặc biệt, như người mạnh vậy, không có nghe mùi ǵ hết. Ổng là đệ nhất trong việc chăm sóc vợ bệnh đó!” Ông Sang nói thêm.

Mà đâu phải chỉ chăm lo cho bà như vậy, năm 2006, ông Truyền c̣n đưa vợ về Việt Nam cho bà được thăm con cháu tại quê nhà.

“Đưa đi như vậy cực lắm chứ! Nhưng mà phải ráng, phải cho bả về thăm quê hương, thăm con cháu một lần chứ!” Ông cười.

Hỏi ông mơ ước điều ǵ, ngay lúc này, người đàn ông có giọng nói hiền lành chân chất cười một cách hồn hậu, “Giờ tui chỉ ước mong vui vẻ, khỏe mạnh để có thể chăm sóc cho bả thôi, chứ chẳng mong ǵ nữa.”

Hôm nay ngày Valentine, người ta bán hoa hồng nhiều lắm. Nhưng nghĩa t́nh này, liệu có ai mua nổi không?      

 
 

 

               

             Chuyện Thằng Bé Con Thương Phế Binh/VNCH

                                                                                                             Minh Tạo

Sáng nào cũng thấy thằng nhỏ cầm cái lon đứng chầu chực trước quán ăn. Tôi để mắt theo dơi th́ hễ thấy thực khách vừa kêu tính tiền th́ thằng bé chạy vào nh́n vào những cái tô, nếu c̣n thức ăn dư mứa th́ nó vội vă trút vào cái lon rồi chạy ra ngoài đứng ngóng tiếp.Khi cái lon gần đầy th́ nó biến mất, chập sau thấy nó lại có mặt thập tḥ trước quán tiếp tục. Bàn tôi ngồi th́ đứa bé không bao giờ quan tâm tới, v́ mỗi sáng tôi chỉ đủ tiền uống 1 ly xay chừng v́ tôi cũng nghèo, cải tạo mới về sáng nhịn đói ngồi uống cà phê đen như một cái thú hay một cái tật không bỏ được.

 
 

 

Cứ thế, mà hơn một năm tôi mới quen được và t́m hiểu chút ít về hoàn cảnh gia đ́nh của đứa bé. Tôi cố t́nh làm quen với thằng bé nhờ hôm ấy trời mưa, thằng bé đứng nép vào trong quán. Thằng bé đứng nép vào ngày càng sâu hơn trong quán v́ mưa ngày càng lớn chỉ cách tôi chừng độ nửa thước. Tôi vói tay kéo nó ngồi xuống bàn và hỏi nó có thích uống cà phê không?

Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm ǵ ngày nào cũng ra đây? Và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

- “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa c̣n Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ...”

Tôi hỏi tiếp:

- “C̣n con có đi học không?”

Thằng bé nói:

- “Con không có đi học... con ở nhà phụ với má nuôi heo...”.

Đó là lư do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn này. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không c̣n đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa. Và nhờ tánh t́nh hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

Có lần thằng bé hỏi tôi:

- “Chú làm nghề ǵ vậy hả chú?”

Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là “Chú đang làm thinh”.

Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con th́ đă theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đă định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đă bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không c̣n ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết v́ nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều ǵ. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái cḥi nhỏ xíu th́ tôi thật sự không ngờ.

Đứng dưới gốc cây G̣n cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đ́nh 3 người ở th́ chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc th́ thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi ḷ ṃ đến nơi mà hồi năy nó vào. Đến đó mới nh́n rơ th́ thật ra đâu có phải là nhà, một lơm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, th́ nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào.... Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những ǵ hiển hiện trước mắt tôi.

Người đàn ông hốc hác cụt hai gị tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén....

Từ đó, tôi hiểu rơ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn măi ám ảnh hoài "Chuyện thằng bé" mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nh́n tôi v́ nó đă biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó th́ tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm ḷng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn ǵ sau này nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó. Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ th́ bị bệnh gan nặng bụng ph́nh trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da th́ vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đ́nh, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh ḿ cơm gạo về nuôi cha mẹ.

Vợ tôi làm thủ tục bảo lănh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không c̣n cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực v́ phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đă làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút t́nh phương xa.

Mấy năm sau tôi về thăm gia đ́nh, tôi có ghé t́m thằng bé th́ nó không c̣n lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rơ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị t́m cách giúp gia đ́nh nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé th́ mới hay mẹ nó đă qua đời v́ căn bệnh ung thư gan. Chỉ c̣n chèo queo một ḿnh ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm th́ mới biết nó đă xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

Chúa nhật tôi tới t́m thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đă cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa v́ phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đ́nh nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lănh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt v́ chịu không nổi.

Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đ́nh con hết đó, nhưng v́ con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia d́nh con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh ḿ trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô th́ con đừng ngại, cho cô biết nhé”....

 
 

Đời này cũng c̣n có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đ́nh nó như thế nào, tôi chụp h́nh ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lăng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông c̣n có người nhớ đến.

Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đă thể hiện t́nh người trong công việc hết sức cao cả này.

Minh Tạo