Tỉnh, Thành,  Địa Khu   

               nổi danh Lịch Sử và Văn hóa

 

 gồm có:

              - Thành Bình Định  ( xin click Bình Định)

              - Tỉnh Lạng Sơn    ( xin click  Lạng Sơn)

              -  Đất Hà Tiên       ( xin click  Hà Tiên ĐK)

 

              - Rồi  Đèo Ngang  liền dưới đây         

 
 

 

      Đèo Ngang -Quảng Bình

                                   Bài sưu tầm của Đặng văn Minh

 

    Đèo Ngang là đoạn đường trên sườn núi Hoành Sơn cao 256m thuộc  dãy Trường Sơn,  từ Đồng Hới, tiến về Quảng Bình theo Quốc lộ 1A..   Dãy Trường Sơn chạy dài từ Tây sang Đông, ra tới biển, trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Chiêm Thành ngày xưa, và nay là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ở đây, nhìn về phía Tây, là dãy núi kỳ vĩ trông như bức trường thành lẫn khuất giữa ngàn mây. Theo sử liệu thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay từ thời vua Lê Đại Hành (980 - 1005). Kể từ khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc.

Đường qua Đèo Ngang 

 Đèo Ngang là nơi đáng ghi nhớ trên đường mở nước của nhân dân ta. Năm 1301, vua Trần Nhân Tông được vua Chiêm Thành Chế Mân (Pa Jaya Simhavarman III mời sang ngoạn cảnh. Dịp này, nhà vua đã ngỏ ý gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm. Cưới được  vợ đẹp, năm 1306, vua Chiêm cắt phần đất phía Nam làm sính lễ làm lễ dẫn cưới.. Đó là hai châu Ô và Lý.. Nhà Trần đổi châu Ô làm Thuận Châu, ... Hai châu Ô và Lý tức là  khu vực Quảng Trị và Huế  ngày nay

Cách đây 400 năm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ cho Nguyễn Hoàng rời đất Bắc đến đây lập cơ đồ qua câu thơ: “Hoàng Sơn nhất đáy, vạn đại dung thân”.  đây  thời xa xưa vua Lâm ấp đã xây luỹ Lâm ấp để chống giữ quân Tấnrồi đến thế kỷ XVII, quân Trịnh xây dựng một hệ thống đôn luỹ, gọi là  luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Khi dẫn quân ra Bắc đánh giặc Thanh, vua Quang Trung quyết định không đi qua những nẻo đường cũ mà mở  đường mới. Hoàng đế Quang Trung muốn đất nước Việt Nam là một dải, không có sự ngăn chia. Năm 1825, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan  ở đỉnh Đèo Ngang, cao hơn 4 m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba chữ Hoành Sơn Quan.. Nay Hoành Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi góc biển.  Rồi 17 năm sau, vua Thiệu Trị cho dựng văn bia cách Hoành Sơn quan 20 mét,.

 

Tại đỉnh đèo có hàng ngàn bậc đá xuống tận chân đèo. người xưa đã xây, Người ta  ước chừng 2.000 bậc đá. Đây là con đường độc đạo để đi dãy núi Hoành Sơn.  Cũng trên đỉnh đèo, bốn phương lộng gió, và chiều xuống, sương mây nặng dần trên đỉnh núi Cũng chính tại nơi này, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng cảm cảnh:

                                                      “Sớm lên Hoành Sơn ngắm

                                                       Chiều xuống Thạch Bàn tắm...” (*)

                                        (Bài ca đèo Ngang trông ra bể - Trúc Khê dịch)

       

Dưới chân đèo sắc màu xanh thẳm. “cỏ cây chen đá lá chen hoa” những đàn bò nhẩn nha gặm cỏ  nơi những đồi thông xa xa xanh biếc , khiến cho khách lữ hành nhớ tới Bà huyện Thanh Quan với bài thơ “Qua đèo Ngang”của Bà

                                                     Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

                                                      Cỏ cây chen đá lá chen hoa…

Một thi cảnh trên Hoành Sơn

 

Ngược về phía Bắc Đèo Ngang khoảng 3km là Đèo Con, tuy thấp hơn nhưng lại nằm sát ngay trên biển Đá Nhảy. Gọi vậy vì ở đây một bãi đá khá lớn từ núi ăn lan ra biển, to nhỏ, nhấp nhô với rất nhiều hình dạng khác nhau. Sóng biển đập vào bãi đá, ta cứ có cảm giác đá và sóng cùng nhảy, cùng nô đùa với nhau để cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp kỳ thú của rừng và biển.

Đèo Ngang  ngày nay.

Với vẻ đẹp thiên nhiên cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, Đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung.

Trên đỉnh Đèo có đền thờ công chúa Liễu Hạnh. Hằng năm, khách thập phương thường đến viếng, thắp hương cầu nguyện. Tương truyền công chúa Liễu Hạnh con vua Lê Thánh Tông theo vua cha đi chinh phạt phía Nam, khi đến vùng biển Đèo Ngang thì biển nổi phong ba dữ dội như muốn nhấn chìm tất cả. Thấy Long vương nổi giận, công chúa liều mình nhảy xuống biển, hiến mình cho Long vương. Tức thì , biển lặng, thuyền quân yên ổn và cuộc thân chinh của vua Lê Thánh Tông thắng lợi. Nhà vua đã mai táng công chúa dưới chân Đèo, Người dân ở đây kính trọng trước hành động quả cảm của công chúa nên lập đền thờ tôn vinh công chúa.  Đứng trên đỉnh Đèo Ngang du khách thấy sự đổi thay của vùng đất này, màu xanh của lúa, màu đỏ tươi của mái nhà và xe máy của những công trình mới mở…Dưới chân đèo về phía Bắc vốn xưa là cửa biển Xích Mộ. Cửa biển nay đã bị bồi lấp, nhưng bù lại, ngược lên phía Tây, cùng dưới chân đèo, một hồ khá lớn đã được xây dựng, quanh năm đầy nước.

Đèo Ngang với hai bãi tắm Hòn La  và Đèo Con ( phía Hà Tĩnh) trở thành hệ thống du lịch thiên nhiên tuyệt vời.T Đèo Ngang, chỉ cần 15 phút phóng xe máy thì tới bãi biển Hòn La, đây là bãi tắm lý tưởng về độ mặn, độ thoải và kín gió. Sau khi thỏa mãn với làn biển mát trong xanh, du khách có thể phơi mình trên bãi cát vàng óng ánh hay vào rừng phi lao nhậu món hải sâm chỉ độc vùng này mới có. Nếu muốn đi xa hơn, du khách lên thuyền thăm đảo Gió - nơi cư trú của hàng vạn con chim hải âu, hay vào đảo Yến để ngắm những tổ yến xinh xắn treo lơ lửng trên vách đá.

 

 
 

 

 

      Ngang Pass

                              From Wikipeida

     

Ngang Pass (in Vietnamese: Đèo Ngang) is a mountain pass on the border of the two provinces of Quang Binh and Ha Tinh, on the North Central Coast of Vietnam. Ngang Pass is situated on National Road 1A, traversing the Hoanh Son, a side-spur of the larger Annamite Range. The pass is 2,560 m long with the peak of 250 m (750 ft).

From the summit, the views encompass the sandy beaches below, the forested slopes and the cultivated fields farther afield. At the peak is Hoanh Son Quan (lit. Transverse Mountain Gate), a gateway built during Nguyen Dynasty to control traffic on the mountain. The pass was once known to be a traffic obstacle with its winding and steep grade. A modern tunnel has since bypassed the climb, shortening the driving time through the pass as well as making it safer for drivers. The serpentine road ascending the pass is saved for the sightseers only. Ngang Pass is well known in Vietnamese literature in a famous poem by Ba Huyen Thanh Quan. Bước tới đèo ngang bóng xế tà..