Khoa khảo cổ cho biết rằng người Việt sơ khai dần dà nghĩ tới quyền lực siêu nhiên cao hơn các Thần Minh nữa. Những kinh nghiệm nông nghiệp đă cho họ sự suy nghĩ đó.. Quả thực từ lănh vực nghề nông, họ dần dà nghiệm thấy ngày đêm đều đặn thay nhau, mặt trời mặt trăng lặn rồi mọc theo chu kỳ nhất định, và bốn mùa luân chuyển điều ḥa không hề sai lạc. Các hiện tượng thiên nhiên này gợi cho họ tin có một đấng cai quản vũ trụ. Đấng ấy họ gọi là Ông Trời Ông Trời tạo dựng vũ trụ, tạo dựng các loài vật hung dữ, tạo dựng các Thần Minh và tạo dựng con người. Ngài được gọi là Đấng Hóa Công. Đây câu thơ của thi hào Nguyễn Du: Phũ phàng chi bấy Hóa Công Ngày xanh ṃn mỏi má hồng phôi pha Người Việt tin các hiện tượng băo táp, phong ba, sấm sét... chính là sức mạnh oai quyền của Ông Trời mà thôi. Ông Trời cầm số phận con người trong tay. Các Thần Minh chỉ là những đồ đệ để Ông Trời sai khiến mà thôi. Như vậy đạo thờ Ông Trời của người Việt đă có từ thời thượng cổ. Cũng từ thời thượng cổ, người Việt đă tin có thế giới vô h́nh. Con cái của Tổ Tiên Việt tự hào về đạo Trời và nhận quyền uy của Ông Trời trong những câu ca dao dưới đây: Dù ai nói ngược nói xuôi, Ta đây vốn giữ đạo Trời khăng khăng. Khoa khảo cổ cho biết rằng khởi thuỷ người Việt thượng cổ nghiệm thấy cơn mộng mị trong lúc ngủ và hiện tượng chết rồi lại tỉnh. Từ cảm nghiện đó, họ phát sinh ra ư niệm linh hồn khác thể xác. Khi bất tỉnh th́ hồn ĺa thân thể trong chốc lát. Khi chết th́ hồn ĺa khỏi thân xác. Xác chết mà hồn không chết. Khi con người chết, th́ vong hồn ( linh hồn người chết) không bị tiêu diệt nên hằng liên hệ cảm thông với kẻ c̣n sống nhất là giữa những người thân thích ![]() Nông nghiệp là một nghề chính của dân Việt ngay từ thời h́nh thành Xă Hội Việt . Nó là một nghề nặng nhọc cần nhiều nhân lực, nên tổ tiên người Việt thường sinh ra nhiều con và thành lập đại gia đ́nh đông con. Trong gia đ́nh đông con, khi cha mẹ chết đi, th́ người Việt vẫn tin rằng vong hồn cha mẹ tuy âm dương hai đường khác nhau song vẫn thường dự vào cuộc sống của con cháu, của gia đ́nh khi con cháu có điều vui điều buồn điều lo sợ trong đời sống nông nghiệp nặng nhọc . ![]() Tổ Tiên thường phù hộ cho con cháu nên đôi khi cũng báo mộng cho con cháu biết mà đề pḥng tai ách.. Cha mẹ lúc sống là ân nhân thứ nhất của ḿnh, nên con cháu phải kính hiếu để tỏ ḷng biết ơn, lúc chết đi cũng phải sùng bái không những để tỏ ḷng biết ơn mà c̣n mong các ngài khôn thiêng phù hộ cho nữa Như vậy, Đạo Sùng Bái Tổ Tiên của người Việt có từ thời kỳ nông nghiệp manh nha.
Đạo Trời và Tổ Tiên sẵn sàng liên kết với các tôn giáo để xây dựng xă hội Việt
Sống bằng nghề nông, con cái bám vào bố mẹ, bố mẹ bám vào ông bà để cùng nhau sống và dùm bọc lẫn nhau .V́ nông nghiệp là một nghề cần nước và thời tiết tốt th́ người nông gia mới được mùa, mà nước và thời tiết tốt vượt quá khả năng của con người, Khi thiếu nước cày ruộng th́ người ta cầu Trời mưa nước xuống. Trời và Tổ Tiên phải được tôn kính và biết ơn. Tôn kính và biết ơn là những t́nh cảm đặc biệt của người Việt xưa và nay đối với Trời và Tổ Tiên . T́nh cảm đó lan ra mọi người trong gia đ́nh từ vợ chồng con cái, cháu chắt, anh em ruột thịt cho tới những người khác ngoài gia đ́nh , v́ người ta cảm thấy ḿnh không thể sống lẻ loi mà không cần giúp đỡ lẫn nhau. T́nh cảm của đạo Sùng bái Tổ Tiên rất mạnh đến nỗi nó chi phối guồng máy cai trị đất nước từ thời kỳ thành lập nước Văn Lang đầu tiên của dân tộc Việt. Lịch sử cho biết rằng nền hành chánh nước Văn Lang dưới triều đại các vua Hùng Vương là một nền hành chánh tản quyền. Mặc dầu có quyền cao nhất trên đất nước, nhưng vua chia quyền cho các tộc, phong các tộc trưởng làm Lạc Hầu Lạc Tướng trực tiếp cai trị người của ḿnh. Các tộc chính là h́nh thức của xă hội gia đ́nh lớn hoặc nhỏ. Trong xă hội gia đ́nh lớn nhỏ này, t́nh cảm chi phối mọi hoạt động. Có thể nói nền hành chánh người Việt xa xưa nặng về nhân bản và t́nh người. Có thể nói rằng ư thức hệ dân Việt ngay từ xa xưa là ư thức hệ nhân bản lấy người làm trọng. Chính v́ lấy con người làm trọng nên ngay từ nguồn Văn hóa Việt sẵn tinh thần bao dung, mở cửa tiếp thu những tư tưởng tốt đẹp phục vụ cho con người bất cứ từ đâu tới, miễn là đem hạnh phúc cho số phận con người. Ngay từ những thế kỷ đầu Tây Lịch, Văn hóa Việt đă đón nhận Khổng Giáo Lảo Giáo Phật Giáo và Ấn Giáo v́ cùng một cứu cánh phụng sự con người cùng ư hướng thăng hóa tư tưởng tâm linh con người nên tốt, làm vơi đi những khổ đau do sự tranh dành quyền lợi và quyền hành. Về sau này, Văn hóa Việt lại một lần nữa, nhận Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo để tiếp thu những khía cạnh mới của nhân bản ngơ hầu phong phú hóa t́nh cảm tha nhân của ḿnh và thăng hóa giá trị con người. |
|
|
Văn hoá Việt chịu ảnh hưởng tôn giáo ngoại nhập
Nguời Việt nói chung th́ đều thờ Trời và tôn kính tổ tiên, lấy chữ Hiếu thảo làm mẫu mực cuộc sống. Đạo này xuất phát từ ḍng máu người Việt. Ngoài ra người Việt c̣n có những niềm tin khác nhau, những niềm tin này xuất phát từ những nguồn gốc khác nhau. Người có niềm tin này, người có niềm tin kia. Trước năm 1069, khi đất Việt c̣n quốc hiệu Đại Việt miền Bắc tiếp cận Trung Quốc, miền Nam ranh giới tới Đèo ngang tiếp giáp với nước Chiêm Thành, th́ người Việt chịu ảnh hưởng đạo Phật ngành Đại Thừa về mặt tâm linh, chịu ảnh hưởng Nho Giáo về mặt luân lư giao tế xă hội, chịu ảnh hưởng Lăo Giáo về mặt lối sống, chịu ảnh hưởng Đạo Giáo Dân Gian về mặt mê tín dị đoan.
Tất cả
những tôn giáo này đều được nhập cảng từ Trung Hoa trong ḍng
thời gian Bắc Thuộc hơn ngàn năm từ năm 111 trước Công
Nguyên tới năm 939 sau Công Nguyên
. Hiện nay trong
ngành kiến trúc nhà cửa có các loại cửa sổ h́nh bông sen của
Phật Giáo được
phổ cập tại Việt Nam
Chùa Dâu Sau năm 1069, đất Việt bành trướng xuống miền Nam từ thời vua Lư Thánh Tôn, vượt qua ranh giới Đèo Ngang, tới tận Cà Mau vào năm 1802 dưới thời Chúa Nguyễn Phước Ánh. Trong thời gian bành trướng này, vương quốc Chiêm Thành kéo dài từ Đèo ngang tới miền Đông Nam Bộ sát nhập vào đất Việt, th́ Văn Hóa Ấn Giáo của Chiêm Thành sát nhập vào Văn Hóa Việt.
Người Việt Quảng Nam, người Việt Nha trang, người Việt Phan Thiết, người Việt Tây Ninh vvv... chịu ảnh hưởng Hồi Giáo và Ấn Giáo rất nhiều. Đến khi vùng Nam Bộ của vương quốc Chân Lạp sát nhập đất Việt vào năm 1802 th́ Văn Hóa Chân Lạp gồm đạo Phật ngành Tiểu Thừa và Ấn Giáo cũng sát nhập vào Văn Hóa Việt Tháp Chàm taị Mỹ Sơn thờ thần Shiva Ấn Giáo
Vào thế kỷ 16, Thiên Chúa Giáo du nhập đất Việt, Văn hóa Việt lại sẵn sàng đón nhận. Hiện nay con số người Việt thấm nhuần luồng tư tưởng tôn giáo này lên tới 8 triệu người. ![]() Thiên Chúa Giáo đem vào Văn hóa Việt lối kiến trúc Gothic, một lối kiến trúc đặc trưng của người Châu Âu để xây dựng nhà thờ và cung điện ( gothic: phần chính diện được trang trí bằng những khung ô đối xứng,các bông gió trang trí, và những hoa văn họa tiết, cổng ṿm nhọn) Nhà thờ Ḷng Sông ở thôn Sanh Phương, xă Phước Sơn, huyện Tuy Phước, B́nh Định được xây dựng theo lối kiến trúc này ( Các quí vị có thể click Phật Giáo, click Nho Giáo, và click Thiên Chúa Giáo nếu các quí vị muốn t́m hiểu mỗi tôn giáo.
|