( Lấy Ư của bài Tóc vấn -Má Hồng trong tạp chí Xuân Dân Quyền)
Người Việt có câu:" Cái răng cái tóc là góc con người". Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, mái tóc và bộ răng của người phụ nữ Việt dần dần thay đổi để phù hợp với quan niệm vẻ đẹp của mỗi thời. Có lẽ h́nh ảnh người phụ nữ đẹp Việt xưa luôn gắn liền với mái tóc vấn gọn gàng và bộ răng xinh xắn trước khi nh́n vào cách ăn mặc. ![]() Mái tóc Quá tŕnh lịch sử cho biết rằng ở thế kỷ 19, phụ nữ Việt hai miền Nam Bắc để những kiểu tóc khác nhau. Phụ nữ xứ Bắc từ đèo ngang trở ra để tóc dài và rẽ cân đối sang hai bên với đường ngôi chính giữa, buộc lại sát đầu bên cạnh rồi bọc trong một cái khăn hẹp mà dài để quấn một ṿng quanh đầu. Đuôi tóc được cắt bên cạnh để thừa ra một túm phía trên gọi là đuôi gà. Đó là nét duyên dáng đầu tiên của người phụ nữ xứ Bắc nên mới có câu: " Một thương tóc bỏ đuôi gà." Hai thương ăn nói mặn mà có duyên Ba thương má lúm đồng tiền Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua. C̣n phụ nữ miền Trung và miền Nam, có lẽ do ảnh hưởng của người Trung Hoa nhập nhập cư ồ ạt từ thế kỷ 17,nên đă cuộn tóc thành búi phía sau. Một điều đáng chú ư là dù phụ nữ xứ Bắc hay phụ nữ xứ Nam th́ họ đều có dường ngôi rẽ tóc ở chính giữa trán. Bước sang thế kỷ 20, lối sống và kỹ thuật phương Tây bắt đầu tác động đến nếp nghĩ của người Việt. Đối với phụ nữ Bắc, vấn đề đầu tiên tác động đến sự suy nghĩ của họ là địa vị của họ trong xă hội.. Họ không chấp nhận sự giam hăm trong gia đ́nh với công việc bếp núc mà muốn có tiếng nói của ḿnh ngoài xă hội. Thế là người phụ nữ dần dần xuất hiện ở bệnh viện rồi ở các trường học, với vai tṛ y tá, học sinh giáo viên.. ![]() Ư thức được vai tṛ của ḿnh trong xă hội như các phụ nữ Tây Phương, họ bỏ chiếc khăn hẹp dài quấn tóc quanh đầu. v́ cảm thấy cái khăn đă ngăn cản phần nào mái tóc đẹp của ḿnh dù chiếc khăn đó là chiếc khăn nhung sang trọng. Quấn tóc trần khiến cho họ cảm thấy đầu tóc nhẹ nhàng mượt mà hơn. Quấn tóc trần khiến cho cái độn tóc trở nên vô dụng, tuy nhiên những người tóc thừa phải dùng cái độn làm bằng tóc thật thay cho cái độn bằng vải. Từ đấy đă xuất hiện cả một cái nghề thu mua tóc rối để chải thẳng ra kết thành độn tóc. Dần dà người con gái Bắc thị thành muốn làm đẹp bằng rẽ đường ngôi lệch
Từ vấn tóc trần, phụ nữ xứ Bắc c̣n học tập các bạn gái ở Huế và Sài g̣n chuyển sang búi tóc.. Cái hay cuả búi tóc làm cho tóc buông thơng thấp hơn để che kín gáy, tạo nên vẻ duyên dáng hơn. Tuy vậy, vấn tóc trần vẫn được người lớn tuổi ưa chuộng, v́ giữ được vẻ cao sang. Bước sang những năm 30, phong trào " Vui vẻ trẻ trung" được phát động dưới h́nh thức chợ phiên, hội chợ ở nhiều thành phố lớn, là dịp cho nam thanh nữ tú phô bày sắc đẹp, đă thúc đẩy quá tŕnh Âu hóa trang phục của thanh niên Việt. Nhiều kiểu tóc mới đă được báo chí tung ra, đặc biệt lối chải tóc bồng phía trước trán, từ chải bồng đơn giản đến quấn xoắn sâu kèn, khiến cho cái trán trở nên cao hơn,dáng người trở nên thanh thoát hơn " Chịu chơi hơn" Riêng đối với các cô học sinh con nhà gia giáo th́ tóc chỉ chải vuốt ra phía sau vẫn là kiểu tóc phổ biến. Cái nữ sinh mới lớn này chưa có thói quen búi tóc. Các cô kẹp dài tóc buông thơng sau lưng. Mặc dầu mái tóc dài vẫn là niềm tự hào của nhiều cô gái, nhưng tóc chỉ cần dài tới ngang vai : đó là tóc thề . Tóc thề đă tạo nên xu hướng mới cho các thiếu nữ. ![]() Đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai kiểu tóc uốn xoắn (tiếng Pháp gọi là phi-dê) xuất hiện. Lúc đầu chỉ có người lấy Tây và những nữ sinh trường Tây. Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở những thành th́ tạm chiếm, kiểu tóc phi-dê mới thành mốt phổ biến. Rrồi trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, ở miền Nam, các kiểu tóc mốt Tây phương được du nhập,c̣n ở Miền Bắc, trong cuộc sống khắc khổ của thời chiến, phụ nữ cũng cố làm đẹp bằng một vài kiểu tóc học theo các diễn viên màn bạc các nước Đông âu. Suốt thậ p niên 60 và đầu thập niên 70, các hiệu uốn tóc ở Hànội Hải Pḥng có thể đếm trên đầu ngón tay. Bước sang đầu thế kỷ 21, theo đà trang phục thế giới, phụ nữ Việt đă thay đổi lớn về đầu tóc. Các cô gái ngày nay không c̣n sợ bất cứ một thiên kiến nào, họ tự do chọn lựa mốt tóc để làm đẹp. Cách đây không đến một thế kỷ, người phụ nữ đẹp không những phải có làn da trắng hồng mà c̣n phải có hàm răng đen nháy. H́nh ảnh quả dưa hấu bổ đôi đă thành biểu tượng của người đẹp: má đỏ hồng, răng đen tuyền. H́nh dung người phụ nữ đẹp đi vào câu ca dao: Lấy chồng cho đáng tấm chồng, Bơ công tô điểm má hồng rằng đen. Hàm răng đen được coi là chuẩn mục của cái đẹp, không những là đối với phụ nữ mà cả nam giới cũng vậy. Truyền thống nhuộm răng đen ở người Việt đă lâu đời: có lẽ từ thời kỳ cổ đại xa xưa. Theo thư tịch cổ của Trung Hoa để lại th́ người Việt có tục xâm ḿnh và ăn trầu. Trải qua 1000 năm đô hộ của Trung Hoa, người Việt vẫn coi việc nhuộm răng đen là yếu tố văn hóa để phân biệt với các dân tộc khác. Cuối thế kỷ 19, mặc dầu ở tư thế bị Pháp đô hộ, người Việt vẫn không từ bỏ niềm tự hào về hàm răng đen của ḿnh.
Xin m ời độc giả coi phương cách nhuộm răng đen: Để có một hàm răng đen bóng th́ phải trải qua một quá tŕnh xử lư chặt chẽ không kémphần đau nhức. Người b́nh dân thường nhuộm theo phuơng pháp đơn giản rẻ tiền. Nhưng giới quư tộc quan lại th́ nhuộm theo những phương pháp thuốc gia truyền được giữ bí mật. V́ vậy ở Huế, nơi tập trung các ông hoàng bà chúa cùng các quan lại, người t a c̣n lưu giữ được nhiều công thức chế thuốc nhuộm răng, cũng như các thứ thuốc để duy tŕ mầu đen bóng của răng. Ở nông thôn xưa, thường có người làm nghề nhuộm răng đi từ làng này sang làng khác goi là " thầy nhuộm răng". Ở Huế lại c̣n có các bà thầy để nhuộm răng cho các bà mệnh phụ. Người đó mang theo các thứ thuốc, c̣n đồ nghề th́ rất đơn giản có thể t́m tại chỗ, đó là tre để chẻ tăm và lá cây để phết thuốc lên.. Huế nổi tiếng v́ có v́ có những phương thuốc gia truyền,, nên thuốc ở đây được bán ra khắp miền Bắc./ Trước khi nhuộm phải chuẩn bị hàm răng cho sạch. Trong hai hay ba ngày liền, người đó phải đánh răng, xỉa răng bằng vỏ cây khô với than bột.. Một ngày trước khi nhuộm phải nhai chanh lát, súc miệng bằng rượu trắng pha nước chanh. Tác dụng của chanh làm cho lớp men ngoài răng mềm đi, tạo thành những vết lơm sằn sùi trên men răng nhưng không ăn sâu quá để làm hại răng nhờ đó thuốc nhuộm có thể bắt chặt hơn. Được bảo vệ cẩn thận răng nhuộm có thể giữ mầu đen bóng 20 hay 30năm. Khi xuất hiện những vết vàng trên răng, đồng thời mầu đen cũng nhạt đi, người ta goị là răng cải mả, khi đó phải nhuộm lại. Nhuộm răng phải qua hai giai đoạn, nhuộm răng đỏ và nhuộm răng đen. Trong đợt đầu,người thầy phết cao nhuộm răng đen lên lá chuối , lá dừa hay lá cau, cắt vừa hàm răng, rồi ép lên mặt ngoài răng. Người ta bắt đầu làm từ giờ dậu ( 5 giờ chiều) đến khoảng hai giờ sáng th́ thay thuốc.. Người nhuộm răng đêm đó phải nằm ngửa, há mồm, không được đưa đẩy lưỡi động đến lá cao. Đến sáng, sau khi lấy thuốc ra phải súc miệng bằng nước mắm hảo hạng để thải hết chất thuốc c̣n dính ở kẽ răng. Liền từ 12 đến 15 ngày, nguời đó phải luôn há mồm, hướng gió ĐÔNG-Nam, chỉ được ăn cháo, bún chấm nước mắm, nuốt thẳng không nhai. Mỗi lần ăn xong, phải súc miệng bằng một thứ thuốc gọi là thuốc xỉa nước. Tiếp đấy là dùng một thứ thuốc đă chế thành bột gọi là thuốc xỉa khô, dùng ngón tay miết lên mặt răng, đó là giai đoạn nhuộm răng đen. Bấy giờ đă có một hàm răng đen bóng, ánh lên như hạt huyền Khái niệm về cái đẹp thay đổi theo thời gian, và không thể áp đặt. Ngay cả đến những người sống đồng thời tuy thuộc nền văn hóa khác vẫn có thể làm quen và dần dần t́m thấy cái đẹp trong hàm răng đencủa người Việt . |
||
|
sưu tầm qua internet của Nguyễn Quư Đại
“Nón nầy che nắng che mưa Nón lá không xa lạ với chúng ta, ngày nay ở hải ngoại chỉ thấy nón lá xuất hiện trên sân khấu, tŕnh diễn nghệ thuật múa nón và áo dài duyên dáng mền mại kín đáo của thiếu nữ Việt Nam nổi bật bản sắc văn hoá dân tộc, áo dài và nón lá là nét đặc thù của phụ nữ Việt Nam, chắc chắn không ai chối căi. Nếu mặc áo đầm, hay quần tây mà đội nón không tạo được nét đẹp riêng.
Nón dùng để che nắng mưa, có lịch sử lâu đời đă khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét b́nh dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:
- Nón dấu: Nón có chóp nhọn của lính
thú thời xa xưa
Người Việt từ nông thôn cho tới thành thị đều dùng nón lá, nhưng ít người để ư nón lá có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu cm? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón cần phải khéo tay. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đ́nh cũng có thể giúp chuốt vành, lên khung nón. Với cây mác sắc, người làm nón chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành ṿng thật tṛn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ th́ chằm nức vành. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Nghề làm nón lá thường sản xuất từ miền Bắc và miền Trung trong các làng quê sau các vụ mùa, ở các tỉnh miền Nam không thấy người ta chằm nón? Vật liệu làm nón tuy đơn sơ nhưng khó t́m loại lá làm nón, lá mọc ở những vùng núi, sau nầy người ta đem giống về trồng ở vườn, có tên Du Quy Diệp là lá làm tơi thời gian văn minh chưa phát triển, người ta dùng loại lá nầy làm cái tơi để mùa đông chống mưa gió. Một loại khác là Bồ Quy Diệp là loại mỏng và mền hơn để làm nón lá.
Người ta chặt lá nón non c̣n búp, cành lá nón có h́nh nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón. Ở Quảng Nam ngày xưa vùng Bà Rén chuyên buôn bán nón lá, từ đó phân phối đến các chợ như chợ Hội An, có khu bán nón lá nhiều loại. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ gịn v́ khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Người ta dùng cái khung h́nh giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, có 6 cây sườn chính, khoảng cách giống nhau để gài 16 cái vành nón tṛn lớn nhỏ khác nhau lên khung. Cái khung nầy phải do thợ chuyên môn làm kích thước đúng cỡ khi lợp lá và chằm nón xong, tháo nón ra dễ dàng. Nón thường chỉ 16 vành tṛn làm bằng tre cật vót nhỏ đều nhau nối lại, Nón bài thơ nhẹ mỏng chỉ 2 lớp lá trong chen h́nh cảnh và các câu thơ, nón thường độ bền lâu hơn dày có 3 lớp phần trong lót thêm loại lá đót, (loại cây nầy giống cây sậy, khi trổ bông người ta lấy bông làm chổi) Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, nón rộng đường kính thường 41 cm, người ta phết phiá ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Để có được một chiếc nón, phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ
Thời gian chưa có chỉ cước người ta dùng bẹ lá cây thuộc loại thơm (hùm) tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt của lá, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ dùng làm chỉ để chằm nón, hay dùng chỉ đoác. Nhưng sau nầy phát triển người ta dùng cước nhỏ bằng nylon, chằm nón có đường nét thanh nhă hơn. Nón lá đă đi vào thi ca b́nh dân Việt nam: “Nón em chẳng đáng mấy đồng, Nón quai thao, hay nón thúng các cô gái Bắc thời xưa chưa chồng thường dùng, ngày nay đến Hà Nội không c̣n thấy ai đội nón quai thao, trên đường phố cổ trầm mặc dưới bóng cây cổ thụ, thiếu nữ Hà Nội che dù màu, đội mũ lát, đội mũ tân thời, nhưng vào thăm Văn Miếu sẽ thấy tŕnh diễn văn hoá, hát quan họ, các cô đều trang sức giống như thời xưa với chiếc nón quai thao. Thuở xưa, con gái sau khi lập gia đ́nh, bổn phận làm vợ, làm mẹ, họ chỉ chú trọng đến niềm vui tận tụy làm tṛn bổn phận trong gia đ́nh, xao lăng những vẻ đẹp bề ngoài. “Chưa chồng nón
thúng, quai thao Thân phận của những bóng hồng khi về chiều nhan sắc tàn phai:
“C̣n duyên nón cụ quai tơ
Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nghiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt giấu sau vành nón ấy mới cơ hồ e ấp, rạo rực v́ những bâng khuâng… Mỗi thiếu nữ đều có một cái duyên để làm say đắm người khác phái. Nhưng tựu trung, nhan sắc của các nàng cũng không ngoài những điều đă được ca dao truyền tụng. Có nàng đẹp nhờ mái tóc thề hay cắt ngắn, đôi chân mày cong ṿng như vầng trăng non dưới vành nón lá:
“Sao em biết anh nh́n mà nghiêng nón Ở Huế, có nhiều vùng chằm nón nổi tiếng từ xa xưa cho đến bây giờ như: Phú Hồ, Phước Vĩnh, Dạ Lê, Triều Sơn, Nam Phổ, Kim Long, Dương Nỗ, Tân Mỹ, Hương Sơ, Mỹ Lam, làng Chuồn, bên ḍng sông Như Ư, thuộc xă Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế làm nón bài thơ dáng thanh mảnh, độ mỏng, màu nón nhă nhặn người ta c̣n cắt những bức tranh với chùa Linh Mụ, cầu Trường Tiền, con đ̣ trên sông Hương… và đặc biệt nhất là vài câu thơ chất chứa tâm hồn xứ Huế:
“Sao anh không về thăm quê em “Tà áo dài
trong trắng nhẹ nhàng bay Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ. Lựa nón, lựa quai, cũng là một thú vui nên không ít người đă kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng ḿnh với ḍng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề:
“Ḍng nước sông Hương chảy lặng lờ
Nón bài thơ hiện hữu trên khắp nẻo đường và trở nên gần gũi, thân quen trong cuộc sống thường nhật của phụ nữ Huế, dùng nón lá nâng hay đựng xoài, cũng tạo nên nét đẹp mỹ miều. “Anh về B́nh
Định ba ngày Nón bài thơ đặc sản Huế, nón G̣ Găng ở B́nh Định c̣n gọi là nón ngựa làm bằng vành tre cật, chuốt nhỏ như tăm, đan thành ba lớp mê sườn; bên ngoài phủ lớp lá kè non, chằm bằng những đường chỉ tàu trắng muốt và đều đặn. Trên đỉnh chóp được gắn chụp bạc hoặc đồi mồi có chạm trổ long-lân-qui-phụng. Quai nón được làm bằng lụa xanh hoặc đỏ, bản rộng và đều người ta chằm một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời dày công nhọc sức. V́ vậy giá thành rất đắt, nó chỉ dành cho những người cao sang quyền quí, những chức sắc quan lại của triều đ́nh. Dần dần theo nhu cầu của giới b́nh dân, nón ngựa được cải biên thành ngựa đơn rồi nón buôn, nón chũm, rẻ hơn nhiều. Các loại này đều không có chụp bạc, nó được thay bằng những tua ngũ sắc ở chóp nón cho đẹp. Ở các vùng làm nón, ngày cưới, nhà giàu rước dâu bằng kiệu, chàng rể th́ đội nón đi ngựa; c̣n những nhà nghèo cũng ráng sắm đôi nón ngựa cho cô dâu chú rể đội đi trong ngày cưới. Vậy nên có câu ca dao:
“Cưới nàng đôi
nón G̣ Găng Ngày nay các cô gái làm nón hầu như không c̣n giữ được phương pháp làm nón ngựa nữa. Họ quen với công đoạn nhanh, giản tiện và dễ tiêu thụ của chiếc nón trắng mảnh mai - một sản phẩm của quá tŕnh cải cách lâu dài. Để làm loại nón này phải qua nhiều công đoạn. Vấn sườn, lợp lá, chèn lá, chằm và nức. Việc làm lá đ̣i hỏi nhiều tính tỉ mỉ và kinh nghiệm lâu năm. Nghề nón là thuộc thị trấn G̣ Găng, Nhơn Thành - An Nhơn. Nơi đây có một chợ nón lớn họp thường ngày từ 3-4 giờ sáng. Cứ hết một đợt làm được 25-30 chiếc th́ bà con các vùng phụ cận lại mang nón đến bán và mua sắm vật liệu cho đợt sau. Mỗi tháng G̣ Găng có thể cung cấp cho cả nước 50,000 chiếc nón. Gần đây nón G̣ Găng c̣n được xuất cảng sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người. Như vậy, từ vùng núi cao nguyên mưa nguồn gió dữ cho đến các miệt vườn miền Nam: ![]()
“Nhớ nón G̣ Găng Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên h́nh của nó. Ở bất cứ nơi đâu, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng mênh mông, dọc theo sông dài biển cả, đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay… |
|
trường thy Nói đến quê hương là nói đến niềm nhớ, nhất là những ngày xa xứ, lưu vong trên đất lạ miền xa. Trong những nhớ ấy, mỗi quê hương mang một mầu nhớ, và ngay trên đất mẹ mỗi miền lại xanh um những hoài niệm t́nh quê riêng rẽ. Ai mà không từng chép miệng tiếc nuối những hương vị ngọt ngào đă thấm đượm hồn người đến đậm đà mỗi khi nghe nhắc tới:
- dưa La - cà Láng - nem Báng - tương Bần - nước mắm Vạn Vân - cá rô Đầm Sét hoặc nhớ đến những nông phẩm, đặc sản của vùng Ninh B́nh chẳng hạn qua câu ca: - lúa Đồng Vông - bông Đồng Gàng - khoai lang Đồng Bội. Những nhớ ấy thật vô vàn, thật miên man, có khi rạo rực, có khi âm thầm. Trong trái tim con người nếu đă nồng nàn yêu thương th́ cũng không tránh khỏi nhớ nhung ngập ḷng. Một khi đă nẩy sinh nguồn t́nh yêu th́ cũng đă cấy trong đó những mầm luyến nhớ, và khó, thật khó, vạn lần khó khi phủ nhận những kỷ niệm trong đời. T́nh yêu th́ bao la, vượt không gian, vượt cả thời gian, và niềm nhớ cũng vô bờ bến, hầu như không có mức độ để đo lường bởi nó lây lan từ t́nh yêu. Nói đến những nhớ nhung ấy là đi vào thế giới đầy phức tạp và không cùng. Nơi quê hương từ cánh chim, tiếng sáo diều, hương hoa, mầu lá, đường xưa, lối cũ, mưa bụi bay trong mùa xuân Hà Nội, câu ḥ mái đẩy trên Hương Giang, nắng vàng Đà Lạt, mưa Sài G̣n v.v. và v.v. , nói sao cho cùng, bao giờ cho hết. thôi th́ trong phạm vi hạn hẹp này thiết tưởng chỉ xin tản mạn đôi chút về “NÓN LÁ QUÊ HƯƠNG”.
Từ những ngày xa xưa, nón lá đă là một trong những trang phục cần thiết của người dân, đặc biệt là phái nữ. Nón lá dù đă rất quen thuộc và gần gũi với chúng ta, song ngày nay nơi hải ngoại hầu như đă mất đi hay là hiếm thấy những h́nh ảnh duyên dáng với nét đẹp độc đáo của sắc thái dân tộc trên dung nhan mềm mại, kín đáo nhưng đầy quyến rũ của cô gái Việt trong tà áo dài và chiếc nón lá. Ta thử mường tượng xem h́nh ảnh ấy đẹp biết bao qua câu hát: - Em là cô gái Bắc Ninh - Em nghiêng vành nón mái đ́nh nghiêng theo! và ngày nay, một Trầm Vân cũng không quên được nét mỹ miều nên thơ ấy đến độ phải thốt lên qua mấy câu “Trong T́nh Thầm Lặng Chập Chờn Vần Thơ” - Ai qua mấy nhịp Tràng Tiền - gót hồng nhẹ thả nón nghiêng nghiêng chiều! Qủa thật vành nón mỏng manh mà làm chao nghiêng cả vũ trụ người đến độ sóng t́nh quê hương xô dạt cả một trùng khơi ư nghĩ, gom về hai nửa: - nón xưa nghiêng ngả đ́nh thờ - nón nay nghiêng cả ngẩn ngơ ḷng chiều. (xuân bích) ![]() Nón cũng nhiều loại như ta có: · Nón Dấu (dành cho lính thú ngày xưa) - Ngang lưng th́ thắt bao vàng - đầu đội nón dấu vai mang súng dài. (Ca Dao) · Nón Rơm (làm bằng rơm ép cứng) · Nón Gơ (làm bằng tre ghép, dành cho lính ngày xưa) · Nón Lá Sen, c̣n gọi là Nón Liên Diệp · Nón Thúng (làm bằng lá, h́nh tṛn và bầu, giống cái thúng) · Nón G̣ Găng, c̣n gọi là Nón Ngựa (làm bằng lá dứa, sản xuất ở B́nh Định. · Nón Bài Thơ (làm bằng lá trắng và mỏng có ghép h́nh và mấy câu thơ, xuất xứ từ Huế)
Cũng như chiếc quạt giấy, nón lá là vật không xa lạ ǵ với chúng ta; tuy nhiên có lẽ ít ai để ư đến để thấy nón có 16 vành từ nhỏ đến lớn, tượng trưng cho tuổi trẻ, tuổi “trăng tṛn lẻ”, trăng 16 vậy. Lá làm nón, theo tác giả Nguyễn Qúy Đại, có tên là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm mại.
Ở Huế có nhiều nơi làm nón có tiếng như Nam Phổ, Kim Long, Tân Mỹ, làng Chuồn, cạnh ḍng sông Như Ư, thuộc Phú Vang, Thừa Thiên, sản xuất nón bài thơ trông rất thanh nhă với tranh chùa Linh Mụ, cầu Tràng Tiền v.v., và những câu thơ được ghép vô nón thường mang t́nh tự xứ Huế như: - Sông Hương lắm chuyến đ̣ ngang - chờ anh em nhé, đừng sang một ḿnh! (Ca Dao)
Nón không những dùng để che nắng che mưa mà c̣n là yếu tố đưa đẩy đến duyên t́nh lứa đôi: - Nón này che nắng che mưa - Nón này để đội cho vừa đôi ta (Ca Dao) Suốt chiều dài đất nước, người con gái Việt Nam đội nón, che nón, hay cầm nón, cũng đều đă gieo đầy t́nh tự mang dấu ấn văn hóa nhân bản của truyền thống dân tộc, vừa t́nh tứ, vừa duyên dáng, vừa lăng mạn, nên thơ. Trích đoạn trong thi phẩm “Bài Thơ Hà Nội”, nói về 36 phố phường của Hoàng Anh Tuấn, ta nghe: - ………………………………………… - Hàng guốc trưa hè gơ nhịp b́nh an - Khi hàng nón quay nghiêng che mắt thỏ - Anh lúng túng cả Đồng Xuân xấu hổ - Gió mơn man hàng quạt áo đong đưa. Trong cử chỉ khéo léo, khép nép, có phần vờ vĩnh ấy, phải chăng đây là bản tính của người con gái nói chung, nên đă mượn vành nón để ngụy trang cho cái nh́n “chỉ ḿnh ḿnh biết, chỉ ḿnh ḿnh hay”, và nhà thơ Vô T́nh đă ‘bật mí’ - các cô - kín đáo - liếc nh́n - nghiêng vành nón lá – ai ḿnh biết ai? Đến với miền Trung, xứ Huế, xứ của nón bài thơ, Lang Liêu chắc cũng đă có lấn bắt gặp đâu đó bên bờ sông Hương chiếc nón nghiêng vành; không hiểu, mà ai hiểu được tại sao nón lá lại cứ hay nghiêng vành. chắc chắn ở đây không phải là nón không quai như trong Ca Dao có câu: - tṛng trành như nón không quai - như thuyền không lái như ai không ch…! Và Lang Liêu đă viết: - bài thơ chiếc nón bài thơ - bài thơ ngày ấy bây giờ chưa quên bởi : - mỗi lần vành nón em nghiêng - bài thơ lại hiện trên nền nón thơ rồi nữa, thêm một lần nữa, miền sông Hương núi Ngự lại gợi cho ta cái thời hoàng kim qua tà áo với gió và chiếc nón quai lơi :
- gió cầu vương áo nàng tôn nữ - quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ. À ! th́ ra lần này do quai lỏng, song cũng có thể là do người ấy thả lỏng quai chăng. Hẳn là chúng ta cũng đồng ư chiếc nón nghiêng vành nói lên nhiều ư nghĩa và dường như cũng để làm tăng thêm cái duyên dáng của người phụ nữ. Chẳng thế mà cho đến bây giờ một Trầm Vân của hôm nay vẫn thấy ‘’Vành Nón Nghiêng Duyên’’ và viết lên lời tri ân chiếc nón : - nón kia em lỡ bỏ quên - cho anh nhặt được cầm lên đem về - hương thơm ngan ngát tóc thề - bay quanh nhà thả bùa mê vào ḷng - sáng mai trả chiếc nón cong - bỗng tương tư cặp má hồng lúm duyên - ------------------------------------------- - trăm năm giờ đă nên duyên - cám ơn chiếc nón chiều nghiêng ngày nào. Qua những vần thơ trên ta thấy nón đă âm thầm mang những lời t́nh đến cho người yêu như TBT&Nguyệt Xưa đă cảm nhận qua câu hỏi: - có ǵ trong lá trong nan - mà em để lại cho chàng hở em? Trở lại với vùng đất Quy Nhơn, nón vừa là sứ giả của t́nh duyên vừa là sính lễ của duyên t́nh. Cũng trong Ca Dao, kho tàng văn chương truyền khẩu nói về cưới hỏi, chàng trai nào đó hứa hẹn: - giúp em quan tám tiền cheo - quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Riêng chàng trai An Thái đất B́nh Định rất đơn sơ nhưng đầy t́nh ư, bởi nón là để đội trên đầu như trong bài thơ cổ “Thơ Cái Nón” đă có câu: - ṿi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh nên sính lễ của chàng chỉ là đặc sản địa phương: - cưới nàng đôi nón G̣ Găng - xấp lănh An Thái, một khăn trầu nguồn.
Qua h́nh ảnh nón lá nghiêng che dường như đă cho ta ư nghĩa của nghiêng ḷng, của mung lung hoài tưởng, của viễn tượng chờ mong, của một ước mơ vời vợi, và Trầm Vân một lần nữa trong “Mưa Khuya” đă mường tượng: - áo dài mỏng mảnh trắng trong - nghiêng vành nón lá qua ḷng chiêm bao. Vành nón lá quê hương một khi mai mối đưa duyên th́ cũng có lúc nghiêng che như để tránh né điều ǵ. Dầu vậy nghiêng che hay che nghiêng cũng không che dấu được bối rối, bồi hồi, bâng khuâng và lúng túng như Thu Nhất Phương đă có lần gạn hỏi: - sao em biết anh nh́n mà nghiêng nón? Và giả như: - nếu nghiêng nón có nghĩa là từ khước - th́ mười ngón tay em sao bỗng quấn quít đan nhau - nửa vầng má em bỗng thắm sắc hồng đào - đôi chân bước... anh nghe chừng sai nhịp. rồi ở một khía cạnh nào đó, người con gái xưa có thể là e lệ, nhún nhường, song cũng có thể là khéo léo từ chối một cách êm đềm, tế nhị, đều nhờ đến chiếc nón trên tay: - nón em nón bạc quai vàng - th́ em mới dám trao chàng cầm tay - tiếc rằng v́ nón quai mây - nên em chẳng dám trao tay chàng cầm!
Nón lá quê hương đă âm thầm mang theo t́nh tự dân tộc đi vào văn học dân gian như dấu ấn tuyệt vời của văn hóa Việt. Ngày nay nét đẹp duyên dáng ấy không c̣n hay ít thấy xuất hiện trên đường phố thênh thang hoặc trong những ngày lễ hội mà chỉ c̣n may mắn bắt gặp trong một chương tŕnh văn nghệ nào đó có lồng vô những màn dân ca như Quan Họ Bắc Ninh chẳng hạn hay những mục tŕnh diễn y phục truyền thống dân tộc mà thôi. Dầu vậy h́nh ảnh người con gái Việt Nam trong tà áo dài với chiếc nón lá xuất hiện nơi đâu, bất cứ lúc nào – trên đường phố, bên giáo đường, trong sân chùa, hay trên sân khấu đại nhạc hội v.v., vẫn là những h́nh ảnh độc đáo, mang đậm mầu sắc quê hương, tuyệt vời bản sắc dân tộc và c̣n là biểu tượng của Văn Hóa Rồng Tiên vậy. |