Phong tục ăn bốc

 

 

            Tục ăn bốc

                                                     Ts Nguyễn-Lê-Hiếu

Trong một kỳ trước, nhân nói về ăn đũa, tôi có thưa rằng không phải mọi người ở nước ta ai cũng ăn đũa. Vậy ngày hôm nay, xin thưa chuyện về nhóm người Việt-Nam có truyền-thống không dùng đũa. Tiêu-biểu là nhóm dân ở Nam-phần, miệt Châu-đốc An-giang, nơi có nhiều địa danh quen mà lạ : “Cà Mau,” “Sóc Trăng,” “Sa Đéc” v.v Những người ṭ-ṃ đi t́m-hiểu căn-cùng giải-thích như sau: Cà Mau thực sự là đọc trại từ Tưc Khmâu, (Tức là nước, Khmâu là đen), chỉ vùng đất bồi phù sa màu đen đục; - Sóc Trang là do chữ SrokTlang có nghĩa là khu vực làng xă chứa kho vàng: Xứ kho vàng - Sa Đéc do chữ Phsar nghĩa là chợ, và Đéc có nghĩa là sắt, có lẽ là địa điểm chợ bán hàng đồ sắt

Các địa danh này mang dấu vết văn hóa của người Khmer trong dân gian c̣n được gọi là người Miên, một sắc dân bản địa, sanh sống tại chỗ trước đó, trước khi người Việt-kinh vào Nam khai-phá thêm vùng đất mới.

( Gái Việt gốc Khmer--------------->)

Lại c̣n nhóm vương-quốc Chiêm-thành. Ông Đỗ-Hải-Minh là một dân Việt gốc Chăm, tên thực là Dohamide; tốt-nghiệp Quốc-gia hành-chánh; thời Đệ-nhất cộng-ḥa, ông Ngô-Đ́nh-Nhu áp-dụng chính-sách ḥa-hợp sắc-tộc, đề-nghị Việt-hóa tên thành Đỗ-Hải-Minh. Ông Minh tả quê ông như sau : Ngôi làng sanh-quán của tôi có tên khác lạ đối với ngôn-ngữ Việt: làng Koh-Ta-Boong, trong sử sách Việt được phiên âm thành Cỏ-Đầm-Bôn, dưới thời Pháp-thuộc là Ka-Tam-Bong, tên gọi chánh-thức của một đơn-vị hành-chánh cấp Xă. Dịch theo tiếng Chăm, Koh có nghĩa là cồn, là cù lao, c̣n Ta-boong th́ là cây gậy, ngụ ư h́nh dáng của cù lao này giống như một cây gậy

(<----------- Dân Chàm tụ tập tại đền tháp)

Vào cuối thập niên 1940, thời thuộc Pháp, xă hội người Chăm ở Koh-Ta-boong c̣n rất khép kín…Do thiếu giao lưu về văn hóa và xă hội, giữa người Chăm bên này bờ và người Yuôn (tức là người Việt) bên kia bờ rạch, dưới tác-động của tinh-thần phân-chia “ta và họ” nói chung, đều có ít nhiều thành-kiến với nhau về một số vấn/đề trong nề-nếp sinh-hoạt hằng ngày. Như các dân Hồi-giáo khác, dân Chăm tại Koh-Ta-boong không dùng đũa mà ăn bốc với năm ngón tay mặt.

Vậy là ngay tại nước ta, cũng có nhóm dùng đũa và nhóm ăn bốc. Và bên nọ chê bên kia về cách thức ăn-uống này. Người Việt quen ăn đũa, cho rằng ăn bốc là chậm-tiến, trễ văn-minh. Người Chăm quen ăn bốc, chê người Việt là thiếu văn-hóa tâm-linh, không kính-trọng rizki vốn là ân-phước của Đấng Allah ban cho loài người. Tóm lại, mỗi bên lấy thói quen sinh-hoạt của ḿnh làm chuẩn, chê nề-nếp sinh-hoạt nề-nếp khác lạ của nhóm kia.

Thuộc nhóm dân thiểu-số, khi ra Châu-đốc theo học cùng người Việt, ông Dohamide có phần nào mặc-cảm—mà ông khéo tŕnh-bày là cảm thấy có những mặt không ổn mà không ăn bằng đũa là một.

Sau Đỗ-Hải-Minh vào phái-đoàn ta tại Hội nghị các nước Hồi Giáo Đông Nam Á và Viễn Đông lần đầu tiên do Chánh-Phủ Malaysia tổ chức ở Kuala-Lumpur. Bữa đại tiệc— ông Minh kể lại— khách các nước đều cùng ngồi xếp bằng trên nền nhà, cùng thoải-mái ăn bốc theo một phong-cách tự-nhiên không khác ǵ tập-tục ăn bốc của người Chăm tại làng quê Koh- Ta-boong của tôi cả. Các mặc-cảm trong người tôi lúc ấy mới nhẹ-nhàng được giải-toả và tôi mới được rơ dứt-khoát không thể nói bên nào văn-minh bên nào lạc-hậu cả; người Yuôn và người Chăm thuộc hai nền văn minh khác biệt nhau, một bên được mệnh-danh là nền văn-minh đôi đũa, một bên là nền văn-minh bốc tay. Ngoài ra, c̣n một nền văn-minh khác đă được ghi nhận trong một buổi tiếp chuyện nhân Hội- nghị quốc-tế kể trên, đó là nền văn-minh muỗng-nỉa của Âu Tây.

Kết-luận là trong một xă-hội đa văn-hóa, lẽ-dĩ-nhiên phải có những dị-biệt. Ta phải biết và cảm-thông với những văn-hóa chung-quanh, tránh việc cố-chấp nặng về bản-ngă, lấy văn-hóa ḿnh làm chuẩn mà dè-bỉu văn-hoá người khác-biệt. Nhưng muốn biết trân-trọng văn-hóa khác, ḿnh cũng phải biết về văn-hóa của ḿnh; chứ không thể như người trần-trụi, đầu rỗng-tuếch, túi hành-trang xẹp-lép, ngơ-ngơ ngẩn-ngẩn, thấy ai làm sao th́ tôi làm theo vậy, như kẻ vô-hồn bị cuốn vào mê-hồn-trận. Có bản-lănh trân-trọng văn-hóa ḿnh, biết cảm-thông tôn-trọng văn-hóa người, ấy là ch́a-khóa hài-ḥa trong xă-hội đa-văn-hóa ngày nay, và là phương-tiện cải-tiến chung trong xă-hội và cho xă-hội.