|
Khi người ta nói văn, th́ người ta có ư hiểu là văn xuôi . Văn xuôi xưa kia viết bằng chữ Hán, hoặc bằng chữ Nôm, nhưng ngày nay viết bằng chữ Quốc Ngữ. Chữ Hán tức chữ nho được dùng v́ chịu ảnh hưởng của một ngàn năm đô hộ của người Tầu. Chữ Nôm là lối chữ viết mượn dạng chữ Hán và biến cải để làm chữ tượng trưng cho ngôn ngữ Việt. Không xác định được từ lú nào và do ai đă sáng tác ra chữ Nôm, chỉ biết rằng được dùng ngay trong thời kỳ bị Tầu đô hộ. C̣n chữ Quốc ngữ th́ được giáo sỹ Alexandre de Rhodes và nhóm giáo sỹ của ngài dùng mẫu tự La-tinh mà sáng tác ra. Văn xuôi thường dùng để viết các đề tài như diễn văn, phúng điếu, thư từ, công văn, kể truyện. Người ta dùng văn xuôi để viết các tác phẩm bàn về mọi vấn đề tâm sinh lư, khoa học tôn giáo. Những người viết văn xuôi được gọi là các văn sĩ : văn sĩ miền Bắc và văn sĩ miền Nam
Văn sĩ miền Bắc:
Tự Lực Văn Đoàn do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Trường Tam chủ xướng. Văn đoàn này ghi một giai đoạn mới quan trong trong nền văn học nước Việt từ đầu thập niên 1930 đến 1945. Văn đoàn có công làm phong phú hóa nền văn học nước Việt ở thế kỷ 20. Các tác phẩm của Văn đoàn nhằm ba mục đích chính: chính trị, xă hội và văn chương, khai triển các chủ đề hướng về đời sống xă hội nhân sinh, cải cách và xây dựng xứ sở, đề cao t́nh cảm đẹp về quê hương, dân tộc, cổ vơ tinh thần tự lập, tínyh vị tha, tôn trọng nhân phẩm. Về lănh vục văn chương,th́ Văn đoàn nhấn mạnh sự trong sáng và giản dị, đồng thời đả phá những hủ tục và tệ nạn xă hội như quan lieu và cường hào..
Các thành viên trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn lúc đầu gồm một số các cây bút trong ṭa soạn báo Phong Hóa rồi sau thêm một số người. . Theo như bản thảo " Đời làm báo" của Nhất Linh th́ có 7 thành viên:
1-Nguyễnh Trường Tam bút hiệu Nhất Linh.
2-Trần Khánh Dư bút hiệu Khái Hưng 3-Nguyễn Tường Long bút hiệu Hoàng Đạo 4--Nguyễn Thứ Lễ bút hiệu Thế Lữ 5- Nguyễn Tường Lân bút hiệu Thạch Lam 6-Hồ Trọng Hiếu bút hiệu Tú Mỡ 7-Ngô Xuân Diệu bút hiệu Xuân Diệu
Phần lớn các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn đều viết bằng văn xuôi. V́ chủ trương con đường văn học thăng tiến nền văn hóa nước Việt nên các tác phẩm viết bằng văn xuôi thường là các tiểu thuyết luận đề, tâm lư xă hội… nhằm phổ biến những tư tưỡng mới. Sau đây xin liệt kê một số tác phẩm văn xuôi của những thành viên của Tự Lực Văn Đoàn Tác phẩm của Nhất Linh: Nho Phong, Anh Phải Sống, Gánh Hàng Hoa, Đoạn Tuyệt , Lạnh Lùng, Đôi Bạn, Bướm Trắng. Tác phẩm của Khái Hưng: Hồn Bướm Mơ Tiên, Nửa Chừng Xuân, Tiêu Sơn Tráng Sỹ, Trống Mái, Đẹp, Cái Ấm Đất, Anh Phải sống, Gánh Hàng Hoa ( Nhất Linh và Khái Hưng viết chung hai sách này). Tác Phẩm của Hoàng Đạo: Trước Vành Móng Ngựa, Mười Điều Tâm Niệm, Con Đường Sáng, Tiếng Đàn Tác phẩm của Thạch Lam: Gió Đầu Mùa, Nắng TrongVườn, Sợi Tóc,Theo Gịng, Hà nội 36 Phố Phường , Ngày mới.
Phạm xuân Khuyến
( mời coi truyện ngắn của Thế Lữ và của Thạch Lam) xin click |
|||
Văn sĩ miền Nam : các Văn Sĩ Độc Lập Nguyễn Trọng Quản là nhà giáo và viết báo tại sài G̣n vào những năm cuối thế kỷ XIX. Ông đă cộng tác viết bài cho tờ Gia Định Báo và minh họa các sách như Phan Yên Ngoại Sử Tiết Phụ Gian Truân (1910) của Trương Duy Toản. Nguyễn Trọng Quản là học tṛ và sau thành con rễ của Trương Vĩnh Kư, học trung học ở Lycée d'Alger (Bắc Phi) cùng lớp với Diệp Văn Cương và Trương Minh Kư, sau về nước làm hiệu trưỡng tiểu học ở Sàig̣n. Nguyễn Trọng Quản là tác giả truyện Thầy Lazaro Phiền. Ngoài truyện nói trên, ông c̣n viết Truyện Bốn Anh Chà-Và, Truyện Tầm Phào Chẳng Nên Đọc và Truyện Kim Vọng Phu . Đôi
lời giới thiệu
Năm 1987, kỷ niệm 100 năm ngày ra đời cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam - Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản Xin đọc truyện Thầy Lazaro Phiền ( click) |
|
|||
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên-(khai sanh ghi 01.10.1885) tại B́nh Thành, G̣ Công. Ông là con nhà nghèo ở nông thôn lúc nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài G̣n, xuất thân làm kư lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức quận trưởng. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Cuối năm 1946 từ giă chính trường, ông sống hưu nhàn với sự nghiệp văn chương. Ông là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt với phong cách hành văn tiêu biểu cho người Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Xét về đủ mọi phương diện, Hồ Biều Chánh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nam bộ và cả nước. Nếu Trương Vĩnh Kư, Huỳnh Tịnh Của ... là những người tiên phong đặt nền móng cho chữ quốc ngữ th́ Hồ Biểu Chánh là một trong những người đă làm cho quốc ngữ được phong phú. Nhà văn Hồ Biểu Chánh có một cái nh́n thông cảm với số phận của những người nông dân, tá điền chịu cảnh bất công. Cái nh́n thông cảm được phản ảnh một phần nào trong các tác phẩm của ông, ông đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ và các giá trị truyền thống, luân lư và đạo đức gia đ́nh. Những tác phẩm nổi tiếng của ông xuất hiện khoảng đầu nửa thế kỷ XX, với lối hành văn mộc mạc, cách miêu tả bộc trực, sinh động qua các nhân vật đậm chất Nam Bộ, … một số tác phẩm của ông đă được biên kịch và dựng thành phim như: Con nhà nghèo, Nợ đời, Chúa Tàu Kim Quy… Sự nghiệp văn chươngKhi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông. Ông đă có những đóng góp to lớn vào sự h́nh thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một bộ lịch sử phong tục Nam bộ hồi xưa, Tiểu thuyết của ông là một bức tranh sống động về phong tục Việt bằng chữ. Ông thuộc vào một số rất ít nhà văn Việt đă sử dụng cách diễn đạt nôm na, b́nh dị. những từ ngữ b́nh dân một cách tự nhiên, phản ảnh trung thực tâm t́nh và tâm lư của người dân b́nh dị, và nhờ đó các truyện viết của ông dễ gây xúc động cho người đọc, chẳng hạn có những từ “rặt” Nam bộ được chú giải khá thú vị, ví dụ: “Buồn nghiến: buồn nhiều, buồn nát ḷng; Lẹo chẹo: lời qua tiếng lại;Thẳngbúng: và cơm liên tục cho tới da má căng thẳng (ăn ngốn, ăn không thanh nhă)…… Tiểu thuyết của ông được phổ biến rộng răi và đă đi vào ḷng của đại đa số dân chúng miền Nam. Tiểu thuyết của ông thuộc về thời kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lư chủ đạo là thiện thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả con người..
Ông
để lại hơn 100 tác phẩm gồm: 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và
truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập
kư, 28 tập khảo cứu - phê b́nh. Ngoài ra, c̣n có các bài diễn thuyết
và 2 tác phẩm dịch.
|