Vấn Dề Văn Hóa Việt

   

                  Văn hóa của quê hương Việt 

                        Bài viết  của Phạm xuân Khuyến

Lạc Việt chính là  tổ tiên của người Việt Nam ngày nay.  Lạc Việt  là  một trong số các dân tộc Bách Việt. Bách Việt có nghĩa là nhiều dân tộc Việt, chứ không phải là 100 dân tộc như truyền thuyết.  Các nhà sử học và nhân chủng học xác nhận rằng  Bách Việt thuộc chủng Nam Á mà chủng này  có do chủng Cổ Mã Lai và chủng Đại Á phối hợp  mà  ra.  Phần lớn các dân tộc Bách Việt  cư trú tại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây và nói nhiều ngôn ngữ.  Còn riêng   dân tộc Lạc Việt  thì sinh sống lâu đời tại đồng bằng miền Bắc Việt Nam  theo sự khảo cứu  của  Tiến sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm. Cũng theo sự khảo cứu  của Tiến sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm thì người Mường, cũng là sắc dân Lạc Việt,  chạy vào ẩn núp trong núi rừng, cao nguyên, để tránh sự xâm lăng đô hộ của người Tàu... Giáo sư Lê ngọc Trụ cùng một lập luận nêu trên  khi ông nói rằng  dân tộc Việt đã lâu đời sinh sống tại đồng bằng Bắc Việt  và tại những vùng triền núi  suốt tới tỉnh Quảng Bình, chung hoà với người Mường. Tiếng Việt và tiếng Mường tương tự với nhau có lẽ từ một nguồn gốc mà ra.  ví dụ tiếng Mường   Móc Hai  pa tlòy tất nủy không tlu kà tăm ăn lá tô  còn tiếng Việt  thì một Hai ba trời đất núi sông trâu gà tằm ăn lá dâu . Các nhà nhân chủng học cho rằng  người Mường là tiền Việt vì trong ngôn ngữ, tục lệ có nhiều điểm tương đồng với người Lạc Việt 

Theo  các  học giả khảo cứu  thì người dân tộc Lạc Việt thành lập nước Văn Lang dưới quyền Vua Hùng cai trị đóng đô tại Phong Châu ( tỉnh Phú Thọ ngày nay). Người dân nước Văn Lang   nói ngôn ngữ Việt Mường.  Đến thế kỷ thứ 3 TCN, nước này  đổi tên thành Âu Lạc  sau khi Thục Phán chiếm được ngai vàng  của  vua Hùng Vương thứ 18, bởi lẽ  trong   quốc gia  có sự hiện diện  của dân tộc  Âu Việt cũng là một dân tộc  trong tập đoàn dân tộc Bách Việt.  Thục Phán trị vì nước Âu Lạc với tước hiệu An Dương Vương, đóng đô tại thành Cổ Loa tức thành Hànội ngày nay. Dưới thời An Dương Vương người nước Âu Lạc cũng vẫn  nói  thứ tiếng  Việt Mường . Có lẽ sự kiện Lạc Việt  và Âu Việt  hợp nhất với nhau thành một  nước Âu Lạc mà   sau này có  truyền thuyết cặp vợ chồng  Lạc Long Quân  (Lạc Việt)Âu   (Âu Việt) là  Thần tổ  dân Việt.  Lạc Long Quân là biểu tượng của dân tộc Lạc Việt , còn Âu Cơ là biểu tượng của dân tộc Âu Việt. Lạc Long Quân Âu kết hợp với nhau bền chặt biểu tượng cho   cho hai dân tộc Lạc Việt và Âu Viêt  hợp nhau thành nước Âu Lạc.  Dù tên nước là Văn Lang hay  là Âu Lạc  thì  dân trong  quốc gia có  những sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt đoàn thể. Những sinh hoạt đó chính  là văn hóa của một dân tộc. . Văn hóa phát triển theo dòng thời gian và không gian  Qua bao nhiêu thời đại, nước Việt  lớn dần  từ  nhỏ bé, rồi lớn hơn bây giờ là một nước lớn trên 80 triệu dân, gồm biết bao nhiêu sắc dân. Quốc gia càng lớn về đất đai về dân số,về sắc dân, thì văn hóa càng trở nên phức tạp và đa dạng. .

Muốn  đi sâu vào văn hóa, thì phải hiểu  ý nghĩa  của chữ văn hóa một cách súc tích, nhất là  trường hợp Văn hóa Việt  một văn hóa phức tạp  gồm trên 50 sắc dân. Văn hóa không phải chỉ có nghĩa là trình độ học vấn  như nhiều  người thường hiểu, mà văn hóa còn  có ý nghĩa lối sống, lối suy nghĩ , lối hành động của những người cùng một dân tộc tồn tại từ xa xưa cho tới ngày nay. . Theo học giả Đào  duy Anh  thì văn hóa  có một ý nghĩa  bao quát, chỉ  chung các sinh hoạt  của con người từ  phong tục, tạp quán  bình thường  cho đến những sinh hoạt  kinh tế, chính tri, xã hội, tín ngưỡng ( tôn giáo), và ngay cả  học thuật, tư tưởng nữa.   Theo định nghĩa của Tyler thì Văn hóa là những năng khiếu  và tập quán  thụ đắc  bởi con người với tư cách  là một thành viên  của xã hội.  Theo định nghĩa của Lowie, thi văn hóa   là tất cả những gì  cá nhân thu  thập được  từ cộng đồng  xã hội như một di sản  của quá khứ, chứ không  do các cố gắng  của bản thân.  Còn theo tự điển bách khoa Encyclopedia Britannica  vol. 15 th, edition 1991, thì văn hóa  được định nghĩa là những hình thức  tổng hợp  các kiến thức, niềm tin, và hành vi của con người, có nghĩa  văn hóa bao gồm  ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục , cấm kỵ, luật lệ, giáo dục, kỹ thuật, nghệ thuật, nghi thức lễ bái.v. v. , những sinh hoạt gia đình, những sinh hoạt xã hội của một dân tộc tồn tại từ xa xưa cho tới ngày nay.  Khi khảo cứu văn hóa của một dân tộc , các học giả  đều nhận định rằng  yếu tố tôn giáo đóng vai chủ động  trong mọi lãnh vực sinh hoạt văn hóa.  Nói đến tôn giáo , tức là   nói  đến niềm tin. Lịch sử niềm tin tăng trưởng  trải qua các thời đại từ thô sơ đến tinh lọc và chính xác.

Hỡi thế hệ trẻ  Việt hải ngoại yêu quí,  dù các bạn là công dân Úc, công dân Mỹ, công dân Pháp, công dân Đức .vv.. nhưng người  ta vẫn nhận ra các bạn là  dân da vàng. Nếu các bạn  không biết gì về văn hóa quê hương gốc gác của  cha mẹ  mình, thì các bạn sẽ  bị  coi thường, bị người ta nhìn bằng nửa con mắt.  Vậy đã  đến lúc các bạn  phải tìm hiểu văn hóa Việt, văn hóa của quê  hương mình.  Chúng tôi nghĩ rằng thời gian này  là thời gian  cần thiết  môn học  về văn hóa  Việt  phải  phổ biến  trên khắp thế giới nơi nào có người Việt Nam cư ngụ bởi lẽ  họ và con cháu họ dễ quên  văn hóa Việt và không còn  biết gì về văn hóa  Việt  khi sống chung với các dân tộc khác.

 
 

 

     The culture of our Vietnamese homeland

Lac Viet was  the ancestral nation  of   the Vietnamese people. Lac Viet was one  of  Bach Viet nations.    Bach Viet  means   many Viet nations, not one hundred  nations. Historians  as well as  anthopologists affirmed that  Bach Viet  belonged to South-Asian race   which  was combined  from  the mixture of   the ancient Malaysian race and  the Asian race. Most of  Bach Viet nations  lived  in   two  provinces Quảng Đông (Guǎngdōng; Wade-Giles: Kouangtong) and Quảng Tây (Guǎngxī; Wade-Giles: Kuang-hsi) and spoke many kinds of  languages. As for  Lac Viet, this nation was  located from ancient  times in the plains of  North Vietnam  according to the research of   Dr Hương Giang Thái Văn Kiểm. Also according to the research of   Dr Hương Giang Thái Văn Kiểm, the  Muong people  were also originated from Lac Viet. They  lived on the  highlands to avoid the invaders from China.  Professor Lê ngọc Trụ has the same idea cited above when he  said that  Lac Viet was located from ancient times at the plains of  North Vietnam  and along the highlands down to Quang Binh province, together with the  Muong people.  The Vietnamese language  and the Muong language  have  many similar  traits  for example Móc Hai  pa tlòy tất nủy không tlu kà tăm ăn lá tô  ( the Muong language) and một Hai ba trời đất núi sông trâu gà tằm ăn lá dâu ( the Vietnamese language). The anthropologists  say that  the  Muong   are the primitive  Vietnamese people.

According to the scholars,   Lac Viet people built  a country named  Van Lang under the reign  of  Hung Vuong  dynasty with the capital Phong Chau  (  PhuTho  nowadays).    In the  third century  B.C.  Van Lang  was renamed   Au Lac, after  Thuc Phan  occupied the throne of Hung Vuong   18th, because  this  country was composed  of not only Lac Viet but also  Au Viet. Au Viet  was also  a member of Bach Viet group.  Under the reign of  An Duong Vuong , the people of Au Lac spoke  the Viet-Muong language.  Maybe the union of  Lac Viet and Au Viet as a country  was a fact  leading  to the legend about  a family  in which Lac Long Quan  as a husband and Au Co as his wife  became the ancestors of the Vietnamese people .. Lac Long Quan was the symbol of  Lac Viet and  Au Co was the symbol of Au Viet. They  became  the symbol of  the union  of Lac Viet and Au Viet as a country. Though  the country   was called Van Lang or Au Lac, its   people had    individual or  collective activities . These activities  themselves were the culture of  the country. The culture  developed through  space and time. Through  many  periods, the Vietnamese country  grew up step by step from  being  Van Lang, a small country to becoming a bigger country.  It enlarged its borders from  Frơntier Nam Quan to Cape Ca Mau and finally  became a great  country of more than  80 millions people comprising many nations. The bigger the country  was about  the area and population, the more complex and multilateral the culture was.

If we want to go deeply into the culture, we should  understand the   prolific meaning of the culture, especially in the case of the Vietnamese  culture, a complex culture of a country of more than  50 nations  Culture does not only mean the degree of learning as many Vietnamese  people  imagine, but culture  has  a very  broad meaning. It  signifies  the way of living, the way of thinking , the way of acting  of  all the people living in the same   nation. Speaking  about culture means  speaking about the   mental, psychological, and biological activities of each individual and of the whole community  through  all the periods  of the history of  a nation.  . According  Mr Đào  Duy Anh,  a Vietnamese scholar,  culture signifies  all the   human activities from customs, traditions, ordinary habits, to all the social, economical  political, and religious activities, even to  all  artistic  studies and  ideas.   According  Mr Tyler's definition,  culture signifies  skills and  habits acquired by human beings as members of the society.  According to Mr Lowie' s definition,  culture signifies all the things acquired  by individuals  from the social community as  the inheritance of the past not  from  their own  efforts. According to Encyclopedia Britannica, culture signifies  the whole  combination of knowledges, beliefs  and  human behaviors. in other words, culture embraces  languages, ideas, beliefs. habits, laws, education, techniques. arts, ceremony..

When  researching  about the culture of a nation, all the scholars  agree that the religion is an important factor leading   all  fields of culture. Speaking  about  religion    means speaking about faith. The history  of the faith has developed through  the periods . Faith always   looks towards  the  absolute   verity  

Dear Vietnamese young generation living  abroad,

 Though you are Australian, US, French, British, German citizens, you are permanently Vietnamese people in the blood. Your complexion shows it.. If you  do not know  anything about the culture of  your parents' birthplace in Asia, you will be  despised. So it is time  now for you  to learn something  about the Vietnamese culture,  the culture  of your homeland. We think that  this time  is the time for the Vietnamese culture  to be taught for the Vietnamese people living  in the world,  because they and their children forget it  or do not know  anything about it.. .

   

 ( By Pham xuan Khuyen)

 
 

 

             

        Văn hóa  & Ngôn ngữ

                 Bài viết của  Trần Nguyên

 

  1-  Định nghĩa Văn hóa và Ngôn Ngữ

 

Văn hóa  là sự tồn tại chất lọc  những tinh hoa  của loài người qua quá trình sinh hoạt  và phát triển.

 

Ngôn ngữ là một phương tiện  được hình thành tự nhiên  theo quy luật tự nhiên để thể hiện  văn hóa, để duy trì được  văn hóa  từ thế hệ này sang thế hệ khác.  Ngôn ngữ ở đây được hiểu là  tiếng nói và chữ viết

 
 

 

  2-  Mối tương quan giữa ngôn ngữ và văn hóa

Văn hóa không thể tồn tại nếu không được minh họa  bằng ngôn ngữ, bởi lẽ đã có rất nhiều kỳ tích, kỳ quang của thế giới được khai quật có niên đại từ cả nhiều năm trước, nhưng vì thiếu chi tiết  trong minh họa bằng ngôn ngữ nên không thể tái tạo đúng  như nền văn hóa đó. Ca dao Việt có câu:Trăm năm bia đá thì tròn

Vật chất có thể bị  biến thể , nhưng ngôn ngữ thì chỉ tiến và phát triển cập nhật  theo quá trình phát triển của xã hội

Không có  bộ phim câm nào thể hiện nổi những đề tài nóng bỏng  về những biến động b của xã hội nếu không được dẫn  giảng bằng ngôn ngữ ( tiếng nói và  chữ viết)

Nếu thu nhỏ  mô hình đất nước  thành một gia đình , thì  văn hóa   đất nước  được ví như một người chồng,còn ngôn ngữ  thì được ví như một người vợ chung thuỷ giữ gìn những thành quả hiện hữu của người chồng và sinh ra  con cái cháu chắt  mang tế bào genes của người chồng. Đối với đất nước quê hương Việt, thì văn hóa Việt không thể tồn tại  nếu không có ngôn ngữ Việt  ( tiếng nói và chữ viết)

Nếu hiểu  Văn hóa Việt là chồng,  và ngôn ngữ Việt  là vợ , thì  những đứa con  của  văn hóa đó và ngôn ngữ đó  chính là :

-Kho tàng ca dao   tục ngữ  truyển khẩu rồi đến  các tập thơ  bất diệt như  Kiều, Lục Văn Tiên, Bình Ngô  đại Cáo và  những tác phẩm  văn xuôi hiện đại .

 
   

Những câu ca dao tục ngữ truyển khẩu là kho tàng văn hóa Việt truyền thống quy tụ từ nhiều sắc tộc, từ nhiều vùng miền và từ tín ngưỡng khác nhau nhưng bản chất  đều hướng  con người đi vào chiều sâu nội tâm, phát triển tính nhân văn, tính cộng đồng, lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, và tình cảm gia đình

Thử khảo sát một  chút  về văn hóa Việt truyền khẩu:

1/-  Nhiều ẩn ý

 Bài ca  Thằng Bờm

Thằng Bờm có cái quạt mo

 Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi một xâu cá  mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông  xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm sôi Bờm cười

Bài ca  rất  thường nhưng nhiều ẩn ý.  Có thể coi  Bài ca Thằng Bờm như một câu chuyện ngụ ngôn, một chuyện cười đúng nghĩa,  cũng có thể là một chuyện hiện thực phê phán cũng đúng.

2/-Kinh nghiệm  có  cơ cở  Khoa Học

Bài ca  Chuồn chuồn:

 Chuồn  chuồn bay thấp thì mưa,

 bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Bài ca  Cơn m ây

 Cơn đàng đông  vừa  trông vừa chạy

Cơn đàng nam vừa làm vừa chạy

Cơn đàng tây mưa dây gió dật

Lúa chiêm thấp thoáng đầu bờ

Hễ nghe  tiếng  sấm phất cờ mà lên

Bài ca  Chuồn chuồn Bài ca  Cơn m ây làm ột chuỗi những câu ca dao tục ngữ  nói về sinh hoạt  thuần nông  của dân tộc Việt   lấy kinh nghiệm dân gian  làm nền tảng  nhận định   nhưng lại  thực tế  và hiện đại  có đủ cơ sở khoa học kỹ thuật .

3/- Đặc thù nhưng  chuẩn về phong cách thuần Việt  

 Văn hóa vùng miền, nông thôn, vùng thị tứ, vùng đô thị   dù có khác nhau về hình thức  nhưng hoàn toàn giống nhau về  tính thuần việt:lòng yêu nước, tính đoàn kết, tình gia đình, tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, luôn luôn lấy con người làm trọng tâm

 a-   Đặc thù 

Cứ đến một vùng nào đó, địa phương nào đó,  đều bắt gặp nhiều nét đặc thù về địa phương đó, chẳng hạn  một số  cộng cụ đặc sản địa phương.Ví dụ đi Huế sẽ mua và tìm hiểu được lịch sử nón bài thơ, mua được cả khuôn làm nón, ăn được cơm hến.     Còn muốn  mua và tìm hiểu  về tranh Đông Hồ  hay gạch bát Tràng, thì ta phải   đi Hà nội

b- Chuẩn về phong cách thuần Việt 

 Nhưng có một điều :  các sản phẩm vừa nêu lại thể hiện  rất chuẩn về phong cách thuần Việt  : Ví dụ  trên tranh Đông Hồ có cảnh quê cây tre Việt . Trên  các họa tiết của đồ gốm sứ Bát Tràng  cũng có  những cảnh tượng với nội dung truyền thống tương tự.

Kết luận 

Văn hóa Việt là một thành quả khổng lồ đã được gạn đục khơi trong  suốt bề dầy lịch sử dân tộc. Để bảo tồn  và phát huy sức mạnh của nó chúng ta cần  những thế hệ kế thừa  vun trồng ngôn ngữ  để  làm việc này.

 
   

             Văn Hóa Lúa Nước Với Dân Việt 

Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm Nước Việt  là một nước thuộc vùng Đông  Nam Á. Rồi  theo kết quả khảo cổ  của giới khoa học quốc tế, thì khoảng 15.000 năm trước, băng hà bắt đầu tan, nước biển dâng, trở nên nóng và ẩm, tạo điều kiện cho cây lúa ra đời  ở Đông Nam Á , khiến cho Đông Nam Á là  quê hương đầu tiên của cây lúa.

Riêng về cây lúa nước  thì các tài liệu nghiên cứu đều xác nhận người Việt cổ là tổ tiên của nền văn hóa lúa nước thông  qua đồ gốm trộn trấu, đồ đồng, đồ sắt, vào thời kỳ Đông Sơn khoảng 13.000 năm trước trước Công Nguyên.  Di tích nền văn hóa này từng tồn tại ở một số tỉnh Miền Bắc và Miền bắc Trung Việt (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng, dọc theo sông Hồng, sông Mã sông Lam

Khoa Khảo Cổ cho ta một bộ sưu tập về lưỡi cày rồi lưỡi  cuốc, lưỡi thuổng, lưỡi xẻng, lưỡi rìu, bằng đồng và bằng sắt vào giữa và cuối thời kỳ Đông Sơn Riêng  lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao; lưỡi cày cánh bầu dục hay  hình thoi được phân bố ở vùng đồng bằng Bắc Việt, lưỡi cày hình thoi được phân bố tập trung ở vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang phân bố ở vùng làng Vạc.     Cuốc bao gồm lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc chữ U, cuốc hình quạt, v.v.  Rìu có rìu chữ nhật, rìu tứ diện lưỡi xoè, rìu hình lưỡi xéo, hình bàn chân, rìu lưỡi lệch.

 

  Theo Khoa Khảo Cổ, thì từ  thời Hùng Vương,  nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, trên khắp lãnh thổ từ trung du đến đồng bằng, dọc theo các con sông.  Theo  các nhà khảo cứu thì  cuốc là dụng cụ  được dùng đầu tiên, rồi đến lưỡi cày  thay thế .   Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội Việt. Nói đến lưỡi cày thì phải nghĩ đến  Con Trâu.   Hình trâu và hình khắc hoạ trên mặt trống đồng chứng tỏ cư dân thời Hùng Vương đã sử dụng trâu, bò làm sức kéo trong nông nghiệp. Về công cụ gặt hái   thì   cái liềm là dụng cụ, hiện còn di tích về  cái liềm thời kỳ Đông Sơn ở làng Vạc chứng tỏ  sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương.

 

Nghề trồng lúa nước lệ thuộc vào thiên nhiên: mưa lụt bão táp, hạn hán và đòi công sức thật là vất vả mới có miếng ăn.  Biết  khôn ngoan thích ứng với thiên nhiên, người Việt lại nhận ra  năng lực cộng đồng: “Khôn độc không bằng ngốc đàn, “Một cây làm chẳng nên non”.  Chính vì  vậy,  người Việt  từ  xưa  đã hợp tác  tương trợ lẫn nhau, nên hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh dưới dạng  làng xã., Những cộng đồng văn hoá làng xã đông đúc quy tụ men theo chân ruộng của vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã , sông Lam… Những hội hè đình đám, lễ lạt trong năm, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật cộng đồng đều sản sinh từ văn minh lúa nước. Nông nghiệp trồng lúa nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên đã đưa đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Việt 

 
 

 

 I-  Đặc điểm  của văn hóa  lúa nước

 

1-Ruộng nước

Đầm lầy hoặc đồng  lầy là quê hương  của Lúa nước . Ở đó nước  là nhu cầu cho  Lúa phát triển.   Mực nước từ 100 mm đến 150 mm trong  một tháng  cần để giúp cho cây lúa tăng trưởng và kết hạt tốt. Những khu vực đồng bằng và các lưu vực các con sông chảy qua các miền nhiệt đới nhiều mưa sẽ là môi trường thuận lợi cho cây lúa nước phát triển. Ví dụ như đồng bằng sông Hồng... thích hợp cho cây lúa nước. Cây lúa nước năng suất cao khi hàng năm các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã... mang theo một lượng phù sa mùa nước lũ mới vào bồi đắp  tăng thêm hoa mầu. .

 

  2- Nhiệt độ khoảng 21 - 27°C

Nhiệt độ môi trường thích hợp nhất cho Lúa nước phát triển  là  khoảng 21 - 27°C.   Đất Việt  có nhiều tháng nhiệt độ này. Cây lúa nước phát triển tốt khi sống ở những khu vực khí hậu phù hợp như các vùng nhiệt đới chẳng hạn.

 

3- Giống  loại lúa  nước

 Giống  loại lúa  nước cũng là một yếu tố tăng năng suất và phẩm chất cho cây lúa nước mà các cư dân trồng lúa nước đặc biệt coi trọng. Người Việt cổ  đã phát hiện ra sự khác nhau về năng suất của các loại  lúa nước, một loại lúa nước mọc ở các triền đất khô ẩm và một loại lúa nước mọc ở khu vực ngập nước của lưu vực các con sông lớn là hoàn toàn khác nhau.

 

 4- Thời vụ

Đ  Nước, Nhiệt độ Giống lúa  phù hợp với nhau ngõ hầu  cây lúa nước phát triển, thì Thời vụ  trồng lúa là yếu tố quan trọng.

Người Việt trước đây trồng lúa chủ yếu vào vụ mùa, nên gọi là lúa mùa. Về sau, do tiếp xúc với người Chiêm (hay Chăm) nên có thêm lúa chiêm (hay lúa chăm). Như vậy, hằng năm người Việt canh tác lúa vào hai mùa chính: lúa chiêm và lúa mùa. Tục ngữ đã ghi lại cách gọi tên lúa theo hai vụ này: "Chiêm xấp xới, mùa đợi nhau"; "Chiêm bơ bãi, mùa phải thời", nghĩa là mạ chiêm thì có thể cấy chênh nhau về ngày nhưng mạ mùa thì phải đúng thời gian, vào một khoảng nhất định, đó là lúc có sao tua rua. Cũng chính vì vậy, sao tua rua là một trong những ngôi sao làm bạn với nhà nông: "Tua rua đi bắc mạ mùa".

 Điều này thúc đẩy việc sáng chế ra lịch tính ngày, tháng, năm và các mùa trong năm của các cư dân trồng lúa nước.. Âm Lịch ( lịch mặt trăng) giúp cho người nhà nông biết nước thuỷ triều lên xuống  như thế nào, để dùng vào việc làm ruộng nước  và để biết ngày tháng  gieo mạ , trồng lúa.

Nắm vững được  những đặc điểm của nông nghiệp lúa nước, những cư dân Việt  có thể mở rộng  diện tích trồng trọt bằng  hệ thống dẫn thuỷ nhập điền hoặc  hệ thống thuỷ lợi.

  Hệ thống dẫn thuỷ nhập điền đảm bảo đủ nước và không thừa nước, để cây lúa sinh trưởng.  Còn hệ thống thuỷ lợi mở rộng đất đai trồng trọt tăng lượng  thu hoạch lúa hàng năm.  Nói chung thì cả hai hệ thống nêu trên đều chú trọng đắp bờ ruộngdẫn nước theo các con kênh vào ruộng và khống chế lượng nước bằng độ cao của lối thoát nước. Hệ thống đê điều hai bên sông phải  thường xuyên vững chãi  để  đề  phòng xy ra mưa lớn, bão, úng, lụt, tràn ngập ruộng  lúa.   Ông cha ta đã bắt đầu đắp đê ngăn lũ lụt từ hàng chục thế kỷ trước.. áp dụng kỷ luật cấy trồng nghiêm ngặt về thời vụ, tưới tiêu, về hạt giống, chăm bón…

Kỹ thuật trồng lúa nước nghìn năm của người Việt được tổng kết trong 4 chữ “Nước, phân, cần, giống”, ngày nay đã đạt tới trình độ trở thành “tinh hoa” và cụ thể hóa trong các công đoạn: Xếp ải nỏ, chọn giống tốt, gieo mạ khay, cấy mạ non ngửa tay thẳng hàng, tưới nước phù sa theo thuỷ triều, đắp đê tạo ra các kênh tưới tiêu...

 

5-  Khác biệt  giữa đặc tính của vụ Lúa Mùa và vụ Lúa Chiêm

 

Các vụ lúa cổ truyền chính vùng Đồng bằng sông Hồng là lúa mùa và lúa chiêm.

Vụ lúa mùa:

Từ ngữ  "mùa" được dùng để chỉ "thời gian trồng lúa" (mùa lúa) và "thời gian thu hoạch lúa" (mùa màng), rồi chuyển thành tên gọi chỉ một loại lúa (lúa mùa). Vụ lúa mùa  cần nhiều nước nên hàng năm gieo cấy một vụ lúa vào mùa mưa nhiều (hè thu),.

 Vụ lúa mùa: (mùa sớm, mùa trung và mùa muộn), bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.  Vụ lúa mùa (mùa sớm,)sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . . Vụ lúa mùa  (mùa trung và mùa muộn), sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Ttuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.

 

Vụ lúa chiêm

Vụ lúa chiêm xuất hiện khi có giống lúa xuất xứ từ đất Chiêm Thành quen chịu khí hậu khô của Trung bộ, được đưa ra Bắc gieo cấy vào mùa ít mưa (đông xuân) rất thích hợp.

Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 (vào cuối năm âm lịch) hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 5 (hè năm sau).. Lúa chiêm làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa  (mưa rào), nên phải dùng giống có khả năng chịu rét.  Lúa chiêm xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Lúa chiêm kỳ làm đòng rất cần các yếu tố dưỡng chất thiên nhiên, trong đó có chất được tạo nên nhờ tác nhân sấm chớp cơn giông. Vì thế, dân gian có câu:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên!” 

 
 

 

        II -    Dấu ấn văn hoá lúa nước của người Việt

                                     thể hiện qua tục ngữ khá rõ

 

1-  Các từ liên hệ  đến  lúa

  a/--  Cây lúa đến thời kì chín rộ, có màu vàng mơ:  hạt lúa,hạt thóc

 Nếu hạt lúa còn ở trên cây chưa thu hoạch thì gọi là hạt lúa.

tục ngữ "Lớn bát cơm, to bó lúa",

 Từ lúa có biến thể ngữ âm là

tục ngữ "Khôn như tiên không tiền cũng dại, dại như chó có cũng khôn".

Nhưng khi đã mang lúa về nhà phơi khô để cất giữ được gọi hạt thóc

tục ngữ "Thóc lúa về nhà, lợn gà ra chợ".

Chủ yếu có hai loại: lúa tẻ và lúa nếp. Lúa tẻ nấu thành cơm dùng trong bữa ăn hằng ngày, còn lúa nếp nấu thành xôi dùng vào dịp lễ, tết. Lúa nếp ngon hơn lúa tẻ:

tục ngữ "Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp

 

b/--  sản phẩm tách từ hạt lúa ra: cám, tấm, trấu, gạo, bột

tục ngữ,    "trai về nhà bốc cám rang";

       "No cơm tấm, ấm ổ rơm";

       "Trấu trong nhà, thả gà đi đâu

       "thóc gạo về ngài, tấm cám về tôi";

       "Có bột mới gột nên hồ"; "

 

c--thực phẩm chế biến từ hạt lúa : cơm, xôi vò, xôi gấc

tục ngữ     "No cơm ấm áo"; "No cơm ấm cật".

        "Cơm tẻ no, xôi vò chẳng thiết"

        "Ăn mày đòi xôi gấc"

       "Cơm hàng cháo chợ, ai lỡ thì ăn".

 

 d--Các  kiểu cơm do cách nấu: cháo. bánh đúc, bánh chưng

tục ngữ    "Cháo nóng húp quanh, công nợ trả dần"; "Ăn cháo đái bát

       "Bánh đúc bẻ ba, mắm tôm quệt ngược cả nhà tan hoang"

       "Ăn chực đòi bánh chưng"

 

 e--các công cụ biến lúa thành thóc thành gạo,:

                          chày, cối, cối xay, dần, nia sàng

 

tục ngữ: "Khôn khéo vá may, vụng về chày cối"

              "Nhác đâm thì đổi chày, nhác xay thì đổi cối"

              "Hát khi xay lúa, múa khi tối trời"

              "Xay thóc có chàng, việc làng có mõ".

 

Ca dao     "Ra đường ông nọ bà kia,

       về nhà chẳng khỏi cái nia cái sàng".

 

g-- đơn vị đo lường : lưng cơm trong bát,

        Ca dao :  "Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,

                       uống nước cầm chừng để dạ thương ai".
 
 

 

 2-   Các từ liên hệ đến thời kì phát triển cây lúa

 

Cây lúa có quá trình phát triển khoảng bốn tháng.Trong khoảng thời gian này,

 a/- Cây lúa được gọi bằng những tên khác nhau:

                      Giống, mạ (má), lúa con gái, lúa dậy thì, lúa chín.

Tục ngữv Giống:"Nhất nước nhì phân, tam cần tư giống,

                              Muốn ăn lúa phải tìm giống";

 

Tục ngữ v  Mạ: -"Mạ chiêm đào sâu chôn chặt

                              mạ mùa chôn chặt mà đi";

                        - "Trồng khoai đất lạ, gieomạ đất quen"

                             - "Mạ già ruộng ngấu";

                      - "Mạ mùa sướng cao,mạ chiêm ao thấp"

                             -Trâu lên mạ xuống".

                          "Lúa giỗ ngã mạ, vàng rạ mạ xuống"

 

 b/-  Cây lúa được gọi  tên  theo  loại Lúa chiêm, lúa mùa

    Tục ngữ    "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,

                      hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên";                         

                       "Gió đông là chồng lúa chiêm,

                       gió bấc là duyên lúa mùa".

 

  c/- Cây lúa được gọi lúa trổ bông:

   Tục ngữ    "Lúa trổ mâm xôi, dẫy nồi chồng vợ";

 

  d/- Cây lúa được gọi lúc lúa chín cây

   Tục ngữ    "Lúa chín hoa ngâu đi đâu chẳng gặt";

  

  e/- Cây lúa được gọi lúc gặt xong rơm, rạ

Phần trên cây lúa phơi khô thì gọi rơm. còn phần dưới thì gọi là rạ hay gốc rạ

  Tục ngữ     "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén";

                     "Ôm rơm dặm bụng";

 
 

 

 3-  Các từ gọi tên thời tiết, thời vụ gắn với việc trồng lúa

 

Thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng lúa.

  a/-Kinh nghiệm thời tiết  khi nhìn  sao  Rua và trăng:

 Tục ngữ  về sao Rua

         "Sao rua đứng trốc, lúa lốc được ăn";

"Tua rua một tháng mười ngày,

cấy trốc luống cày cũng được lúa xôi";

"Tua rua bằng mặt cất bát cơm chăm,

 tua rua đi nằm, cơm chăm đã cạn"

 

Tục ngữ  về trăng:

"Muốn ăn lúa tháng năm trông trăng rằm tháng Tám";

"Muốn ăn lúa tháng mười trông trăng mồng tám tháng tư";

 "Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu";

"Trăng mười bốn được tằm,

tỏ trăng hôm rằm thì được lúa gieo".

 

b/-Kinh nghiệm thời tiết mưa nắng, sấm, chớp, gió

Tục ngữ  về nắng, mưa:

              "Nắng tốt dưa mưa tốt lúa";

               "Mồng tám tháng tám không mưa bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi";

            "Mồng chín tháng chín không mưa, mẹ con đi sớm về trưa mặc lòng,

              Mồng chín tháng chín có mưa, mẹ con bán cả cày bừa mà ăn";

            "Tháng Tám mưa trai tháng hai mưa thóc";

 

Tục ngữ  về sấm:

             "Tháng mười có sấm cấy trên nấm cũng có ăn";

             "Lúa chiêm đứng nép đầu bờ, hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên";

 

Tục ngữ  về gió:

                  "Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau";

                "Gió đông là chồng lúa chiêm,

                 gió bấc là duyên lúa mùa".

 

 4. Các từ ngữ gọi tên thứ tự việc canh tác lúa nước.

-Tục ngữ  "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"

                  "Nhất ruộng, nhì mạ, thứ ba canh điền";

                   "Cày cấy, bón phân phải kể anh phạt bờ cuốc gốc".

 

5. Các từ ngữ về cách thức làm đất  : đất ải, đất dầm ngấu

Tục ngữ  "Đất không ải, rải thêm phân":

       "ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi";

       "Một cục đất ải bằng một bãi phân";

       "Cày ải hơn rải phân".

 

Tục ngữ  "ải thâm không bằng dầm ngấu";

         "Thứ nhất phân ngấu, thứ nhì ngấu tươi",

 

6. Các từ ngữ về cách thức làm cỏ:

 Nói đến làm ruộng là phải diệt sạch cỏ:

Tục ngữ  "Ăn cơm làm cỏ chẳng bỏ đi đâu";

               "Một búi cỏ, một giỏ thóc";

               "Một lượt cỏ, thêm một giỏ thóc".

 

  7. Các từ ngữ về cách thức cày, bừa

Tục ngữ  "Cày cạn khoẻ trâu, cày  sâu tốt lúa";

       "Cày gãi bừa chùi, lúa thui thóc lép

        Cày sâu bừa kép, lúa đẹp bông sây";

       "Cày sâu làm đầu lúa tốt";

       "Thứ nhất cày nỏ thứ nhì bỏ phân".

Tục ngữ  về Cày bừa theo vụ mùa

                 "Chiêm đi đơn, mùa đi kép".

 

Tục ngữ về kiểu cày chưa đúng cách:

                    "Cày thưa bừa mệt";

                 "Cấy sáng cấy tối, gặp phải chân bừa dối toi ăn".

 

8. Các từ ngữ về đi cấy

Tục ngữ

                  "Chẳng cấy lấy đâu có thóc, chẳng học lấy đâu có chữ

           "Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu".

            "Cấy thưa thừa thóc, cấy dày thì cóc được ăn

          "Gié thừa cấy nỏ, chiêm thừa bỏ đi";

           "Vụ mùa cấy lúa cao, vụ chiêm cấy lúa trũng".

              "Lúa mùa thì cấy cho sâu,

            lúa chiêm thì gửi cành dâu cũng vừa"

 

 9. Các từ ngữ về  tưới,đắp đìa,đắp bờ,gàu dai, gàu sòng

Tục ngữ

"Đất điền đất thổ, ruộng cao tưới trước, ruộng thấp tưới sau";

"Không nước không phân chuyên cần vô ích";

"Làm ruộng thì phải đắp đìa, vừa dễ giữ nước, khi về dễ đi";

 "Làm ruộng thì phải đắp bờ, may cờ thì phải viền đường mép".

"Cao bờ thì tát gàu dai, gàu sòng chỉ tát được nơi thấp bờ".

 

 

 10.  Các từ ngữ về  gặt lúa

Khi lúa chín, người nông dân thường dùng hái, liềm (còn gọi là A, vì nó có hình giống như chữ A):

 

Tục ngữ     "Lúa phơi màu, trông nhau liềm hái";

          "Cắt rạ thì dùng bằng A, quét nhà thì dùng bằng chổi

 

11.   Các từ ngữ về  so sánh

a/    thóc gạo là thước đo tính giá trị trong lời nói:

 Tục ngữ  "Lời nói quan tiền thúng thóc".

 

 b/   Thóc gạo được coi là thước đo nhiều giá trị khác nhau trong xã hội.

Tục ngữ     "Ông tiền ông thóc, ông cóc gì ai";

                   "Bà tiền bà thóc, bà cóc gì ai";

                  "Không tiền không gạo mạnh bạo gì thầy";

                  "Không tiền không gạo mạnh bạo xó bếp";

                  "Ngồi đống thóc, móc đống tiền".

 

c/  Thóc gạo là thước đo sự giàu nghèo:

Tục ngữ  "Khen nhà giàu lắm thóc";

                 "Con học, thóc vay".

                "Chứa tiền chứa thóc thì giàu";

                "Làm ruộng không trâu, làm giàu không thóc";

                    "Chứa tiền chứa thóc thì giàu";

                "Nhà giàu mua vải tháng ba, bán gạo tháng tám mới ra nhà giàu";

                "Làm ruộng không trâu làm giàu không thóc

 

d/   Cuối cùng, thóc gạo còn là thước đo sự khôn dại:

Tục ngữ  "Mạnh vì gạo bạo vì tiền

               Không tiền cũng dại, dại như chó có cũng khôn";

 

12-  Các từ v đơn vị đong thóc : thưng, đấu

Tục ngữ  "Ba thưng cũng vào một đấu";

"Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu";

 "Được vài đấu thóc khấn trời làm mưa".

 

13-Các từ v đơn vị đựng

a/  đựng lúa, gạo  bằng  

                  bồ, cót, bát, giỏ, thúng , lẫm đống,

Tục ngữ  

: "Tháng giêng ăn nghiêng bồ thóc";

bồ còn thóc hết";

"Thóc cót thóc bồ";

"Thóc gạo đầy bồ cũng nhờ anh phạt bờ cuốc góc";

 "Dòm giỏ bỏ thóc";

 "Một lượt cỏ, một giỏ thóc";

 "Cày sâu cuốc bẫm, thóc đầy lẫm khoai đầy bồ";

  "Nắm cỏ giỏ thóc";

  "Lời nói thúng thóc, lời nói dùi đục cẳng tay";

 

b/  đựng cơm  bằng bát, chén, đọi, môi, thìa...,

Tục ngữ   "Có bát mát mặt;

                "Lớn bát cơm to bó lúa";

                "Một nút lạt một bát cơm";

                "Cơm ba bát áo ba manh";

                "Ngồi mát ăn bát đầy,

                "lầy cầy không đầy bát";

 "              "Sợ bát cơm đầy không sợ thầy to tiếng";

                "Ăn cháo đái bát";

                "Bớt bát cơm mặt còn hơn nợ nần";

                "Một quả cà bằng ba chén thuốc";

                "Một chén thuốc ta bằng ba chén thuốc tàu";

                "Lời nói đọi máu"; "Ba voi không được đọi xáo".

 

c/  đựng chứa người, vật  bằnggiỏ ,bồ, đống ,bè, bị, thuyền

Tục ngữ  "Một giỏ sinh đồ,

       một bồ ông cống,

       một đống ông nghè,

       một tiến sĩ,

       một bị trạng nguyên,

       một thuyền bảng nhãn".

 
 

 

III-Vai trò con Trâu trong  nền văn hóa nước

Nói đến nông nghiệp  lúa nước, hình ảnh con trâu xuất hiện.  Trâu là một động vật có vú và thích nghi với hệ thái sinh thái đầm lầy. Cỏ hoang chung quanh đầm lầy là thức ăn hàng ngày của chúng. Loại trâu thường thấy hiện nay là loại trâu nhà. Chúng là hậu duệ của trâu rừng vốn sinh sống vùng đầm lầy Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa.  Đầm lầy là nơi sinh sống của loại trâu và cũng là quê hương của Lúa nước. Sống bằng  gạo thóc sản phẩm của lúa nước, dân  Việt thuần hóa  loại trâu  để dùng vào việc  chuẩn bị  đất  ruộng  trồng lúa và  đập lúa. Trong khung cảnh đồng quê  người và trâu gắn bó với nhau như hình với bóng:  

Ca dao:

Ai ơi cùng vợ cùng chồng

 chồng  cày vợ cấy con trâu đi bừa

 

Trâu đã cùng với con người Việt  một nắng hai sương, sớm hôn tận tuỵ với nền văn minh lúa nước. Trâu giúp con người tạo dựng đời sống vật chất, cùng với con người chịu đựng nắng sớm mưa chiều, những giọt mồ hôi tưới trên đồng xanh :

Quốc văn Giáo Khoa Thư

 Ai bảo chăn trâu là khổ ?  Chăn trâu sướng lắm chứ. Ngồi trên mình trâu, đầu đội nón mê như lọng che, tay cầm cành tre nhu roi ngự, tai nghe chim hót trên cành cây, mắt trông bướm lượn trong đám cỏ xanh .

Ngoài sự cộng lực  làm nên của cải, trâu còn chia sẻ niềm vui thanh thản trong những chiều nhàn hạ, gợi lên khúc ca hồn nhiên đầy thi vị làm phong phú hóa cánh đồng thi ca miền quê :

 

Ca dao

bao giờ dồng ruộng thảnh thơi

nằm trâu thổi sáo vui đời Thuấn Nghiêu

 

Bà  Huyện Thanh quan cảm kích tình gắn bó giữa người và trâu  trước cảnh chiều hôm, mục đồng gõ sừng trâu hồn nhiên ca hát  trên đường đưa trâu về chuồng mà có câu thơ :

Gác maí ngư ông về viễn phố,

 gõ sừng  mục tử  lại cô thôn

  

   Chăn trâu là khổ  thì làm sao có người đồng tình ca  ngợi  chăn trâu hết lời bằng  những giai điệu mượt mà, thướt tha :

Ai bảo chăn trâu là khổ ? Chăn trâu sướng lắm chứ, Ngồi mình trâu, phất ngọn cờ lau và miệng hát nghêu ngao… Nằm đầu non gió mát.. Khoai  lùi bếp nóng ngon hơn là vàng (   Bài ca Em bé quê  của Phạm Duy,)

 

 

         IV-   Lễ Hội liên hệ với  văn hóa Lúa Nước

Dân Việt là một dân tộc  sống bằng nghề nông lúa nước . Vì vậy cứ đầu mùa xuân, vua đại diện  nhân dân  ngự đến  Đàn Xã Tắc  để tế tự các thần đất, thần sông , thần lúa cùng thần tứ thời,  Thổ Thần Cốc Thần. Tại các tỉnh, cũng có Đàn Xã Tắc, các quan Bố Chánh thay mặt vua hành lễ. Lễ nghi tế tự đều theo điển lễ  do Chu Công và Khổng Tử quy định.

Khi tế xã tắc xong, thì một quan khâm mạng  cầm cầy để cầy một luống sở tịch điền  ngõ hầu  làm hiệu mở đầu nông vụ.  Sau lễ  mở đầu nông vụ,các dân làng Việt lần lượt tổ chức các buổi lễ hội để kỷ niệm và đánh dấu nông vụ.Các lễ hội thường diễn ra từ tháng giêng  đến tháng ba trong mùa xuân hoặc vào tháng  bảy  tháng tám trong mùa thu, vì hai mùa này  là những thời tiết quan hệ đến mùa màng trong một năm.

Trong các lễ hội này thường có việc tế tự. Lễ hội nào cũng có việc tế tự dưới hình thức cầu đảo với Trời cho mưa thuận gío hoà. Tế Tự  để cám ơn Trời và cầu đảo để Trời thương . Chung chung thì lễ hội nào cũng có những  nghi lễ :  cúng bái, dâng lễ vật, và rước kiệu, rồi sau đó có các trò chơi.    Lễ hội nào cũng là dịp thi các thổ sản của  nông nghiệp

Người khảo cứu:  Phạm xuân Khuyến