Những đặc điểm văn hóa

            của 6 tỉnh vùng Tây Bắc nước Việt

 

 Vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh :

Lào Cai,   Lai Châu,   Điện Biên Sơn La ,Yên Bái  và Ḥa B́nh

Điện Biên Lai Châu Lào Cai   là 3 tỉnh có biên giới với  Trung Hoa. Riêng Điện Biên c̣n có biên giới với Lào.

A Pa Chải là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước  Trung Hoa và Lào  thuộc xă Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ   khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là "1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy".

 
   

Mốc    O   (zero)
 

  Mốc  O (zero) dựng ở  A Pa Chải .    A Pa Chải  nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nh́ và một số dân tộc thiểu số khác  trong đó có dân tộc  H'Mông .   A Pa Chải trong tiếng Hà Nh́ có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.

Chợ phiên A Pa Chải, nằm ở ngă ba biên giới Lào-Việt-Hoa.   Vào các ngày 3, 13, 23 mỗi tháng đều có chợ phiên ở đây.   Người dân ba nước qua lại trao đổi hàng hóa với nhau. Chợ phiên không có ǵ đặc sắc, hàng hóa không nhiều, v́ đây không phải cửa khẩu quốc tế, buôn bán chỉ là “tiểu ngạch”.    Tuy nhiên,   Chợ phiên A Pa Chải  là nơi trao đổi  3 văn hóa  Lào-Việt-Hoa

Điện Biên  giáp với các tỉnh  Vân Nam của Trung Hoa ở phía Bắc,tỉnhPhongsaly của Lào ở phía Tây, các huyện Pak Xeng, Pak Ou thuộc tỉnh    Luangprabang của Lào ở phía Tây Nam.

               

                        Mốc 17   thuộc địa phận xă Mù Cả, Mường Tè, Lai Châu

                        Mốc 100      thuộc địa phận thành phố Lào Cai

 

VùngTây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân .  Riêng tỉnh Sơn La diện tích và dân số lớn nhất

 

Dân tộc 

Vùng Tây Bắc có các  Dân tộc  : Việt,  Dao H'Mông Tai,  Giấy, Thai Hà  Nh́,

                                                     Tày,   Mường  Lào Cống,    Si La    ( 12  dân tộc )

   Việt   ( Kinh)  &   Dao              ở  cả  6 tỉnh

   H'Mông                                   ở    5   tỉnh  trừ  Ḥa B́nh

    Tày                                        ở    4   tỉnh  trừ  Lai Châu  & Sơn  La

    Tai                                         ở    3  tỉnh  Lai Châu & Sơn  La  & Hoà B́nh

   Thai                                         ở    2   tỉnh  Điện Biên   &  Lao Cai

    Giáy                                       ở    2   tỉnh  Điện Biên  &   Lai Châu 

    Mường                                   ở    2   tỉnh  S ơn La  & Hoà B́nh

 

      Lào Hà Nh́,  CốngSi La       chỉ ở  tỉnh     Điện Biên

 
 

 

Đời sống Kinh Tế

Tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rơ rệt:

Vùng rẻo cao  (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên;

 Vùng rẻo giữa  (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công;

C̣n ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhien thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác.

Nương  rẫy, ruộng ở vùng Tây Bắc được thực hiện ở các  dộ cao khác nhau :

 

Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Thái.

Riêng  về  cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Th́n, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế trang trại

 
   

Đời sống văn ngh

  VùngTây Bắc là tên gọi theo phương vị lấy thủ đô Hà Nội làm chuẩn, là địa bàn của các tỉnh: Điện Biên,Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Ḥa B́nh,  xứ sở của hoa ban nở trắng rừng,. Các dân tộc Tây Bắc từ xa xưa rất ưa thích múa. Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc vừa mang đậm bản sắc văn hóa các tộc người, lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Trong mỗi điệu múa c̣n chứa đựng tâm hồn, t́nh cảm và cả cốt cách của người dân miền núi.   Múa dân gian Tây Bắc hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bởi trong đó chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nhiều khát vọng của con người. Múa như ngọn lửa diệu kỳ cháy măi lên ca ngợi những ǵ là tốt đẹp nhất của t́nh yêu và cuộc sống.   Chúng ta hăy làm quen với một số điệu múa nổi tiếng của các dân tộc ở Tây Bắc.

 
   

Dân tộc Thái nổi tiếng với điệu múa x̣e.    Những cuộc tụ họp đông vui có thể múa xoè quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.

Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian của người Thái Tây Bắc sống măi với thời gian, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Để rồi qua mỗi điệu múa, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin bước vào một ngày mới tốt đẹp hơn. Cũng v́ vậy các điệu múa Thái đă trở thành vốn văn hóa quư báu, là niềm tự hào của người Thái Tây Bắc

Theo các già làng cho biết, có tới 32 điệu xoè, nay chỉ c̣n giữ được một số điệu. Xoè ṿng sôi nổi bao nhiêu th́ xoè điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Xoè nón th́ thật duyên dáng và hấp dẫn... Các cô gái Thái trong điệu xoè nón với chiếc nón trong tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bông hoa trắng muốt. Có lúc nón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai, nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xoay tṛn trước ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm múa .

 

Dân tộc Mường nổi tiếng với điệu Múa sạp

Múa sạp   là điệu múa dân gian đặc sắc trong những dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4 cm, dài 3 đến 4 m). Khi múa, người ta đặt 2 sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội h́nh càng phong phú sinh động .

 

Tốp đập sạp: Mỗi đôi trai gái ngồi 2 đầu một cặp sạp con và gơ theo nhịp 4/4, cứ 3 lần gơ sạp con lên sạp cái th́ một lần gơ 2 sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gơ vừa hát.

Tốp múa: Lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội h́nh uốn lượn quấn quưt, biến đổi ngang, dọc, chéo, tṛn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau th́ không bị kẹp chân vào. Cứ 2 tốp gơ sạp và nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động. Cuộc vui kéo dài không biết chán, cuốn hút mọi người rất hào hứng, say sưa.

 

Dân tộc    H’ M ông nổi tiếng với điệu Múa khèn

Múa khèn là múa dân gian trong các cuộc vui, trong hội hè và phiên chợ xuân, là điệu múa của nam giới, rất độc đáo, có tinh thần thượng vơ, tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt quăng. Động tác múa khèn phong phú, đa dạng. Người ta thống kê được 33 động tác, tổ hợp múa khèn

 

Cây khèn vừa là nhạc cụ độc đáo, gồm nhiều ống trúc nhỏ ghép lại, có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào; khèn vừa là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy... Tiếng khèn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều bè, vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiết tấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với các động tác múa khèn:

Vang vọng núi rừng tiếng khèn gọi bạn

 Điệu múa khèn nghiêng ngả tán ô đen

Có thể nhiều chàng trai Mông cùng nhau múa khèn trên băi cỏ, đất bằng phẳng với những vũ đạo đẹp mắt, những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn vừa lăn ḿnh các vũ điệu trên đất.

Các dân tộc khác ở Tây Bắc cũng có những điệu múa dân gian riêng, như điệu tăng bu (dỗ ống) của dân tộc La Ha với những cô gái nhún nhảy mềm mại uyển chuyển trong tiếng đệm rộn ràng của một dàn ống tre đục rỗng mắt, hay những vũ điệu đầy sức hấp dẫn  của điệu múa chuông nổi tiếng của dân tộc Dao.

 

    (   Quí  độc  giả có thể coi   các điệu múa  cuối bài   viết này)

 
 

 

Đời sống văn hoá tâm linh,

Các dân tộc Tây Bắc, phần lớn theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu.

 

Tuy nhiên vùng Tây Bắc c̣n có  tín đ   Phật Giáo,  Công giáo,  và Tin Lành

  Phật  Giáo đă có từ lâu.  Phần lớn người Kinh theo đạo này.  Không rơ số người theo đạo.

 

Công giáo có lẽ đă có từ đầu thế kỷ 20 v́ từ  năm 1905, các cố đạo Pháp truyền Đạo và xây dựng nhà thờ bằng gỗ ở Sa Pa  thuộc  tỉnh Lào Cai và Trạm Tấu thuộc  tỉnh Yên Bái, nhưng số người theo đạo Công giáo chủ yếu là người Kinh, chỉ có số ít người Mông.

Số giáo dân trong    6   tỉnh  Tây Bắc  là  5700 người  theo sổ sách.  Riêng số giáo dân trong tỉnh Điện Biên hiện nay là 2.200 người  theo sổ sách .   Thực sự  chưa thể biết được con số chính xác là bao nhiêu  v́  t thập niên 60, 70, 90 của thế kỷ trước, người dân từ các tỉnh Nam Định, Ninh B́nh, Thái B́nh, Hà Nam đă rời nơi chôn nhau cắt rốn lên đây lập nghiệp. có  thể  đến hàng ngàn  người. Tại huyện Mường Nhé và Nậm Pồ, nằm sát biên giới Lào -Việt-Hoa, có 1.400 giáo dân gồm 1.333 người H’Mông, và 80 người Kinh.   Số người Kinh này từ Sapa hoặc Giàng La Pán (Yên Bái) đến sinh sống cách đây cũng vài chục năm

Đạo Tin Lành trong    6   tỉnh  Tây Bắc xuất hiện từ năm 1990 thông qua hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng Mông của đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực tiếp truyền đạo. Do h́nh thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lư của đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông. Dân tộc Mông theo đông .Ở tỉnh Điện Biên, 3 hội thánh Tin Lành đang hoạt động đó là: Hội thánh Tin Lành Việt Nam, hoạt động ở 109 bản, 24 xă, 5 huyện với 3.749 hộ/22.022 người; Hội thánh Liên hữu Cơ đốc miền Nam hoạt động ở huyện Điện Biên Đông với 99 hộ/837 người; Hội thánh Liên đoàn truyền giáo Phúc âm Ngũ tuần có 157 hộ/1.179 người ở 10 bản, 2 xă của huyện Mường Chà.

 
   

Chính quyền  địa phương  đối với tôn giáo

Đối với Phật Giáo

Hiện nay  Nhà nước Xă hội Chủ Nghĩa   thừa nhận Phật  Giáo Quốc Doanh,  loại trừ  Phật Giáo Thống Nhất.    Chính sách này được áp dụng  khắp cả toàn quốc .

Hiện nay  các  chính quyền địa phương  trong  6 tỉnh Tây Bắc  thi hành chính sách này.   Không biết rồi ra  các vị  tu hành lănh tụ Phật Giáo Thống Nhất sẽ phản ứng làm sao.

 

 Đối với Công  Giáo

Hiện nay  các  chính quyền địa phương  trong  6 tỉnh Tây Bắc  chưa có  thừa nhận, v́ vậy chưa có  xứ   đạo  và nhà thờ công khai .  V ́ vậy  sự hành đạo rất khó khăn.   Muốn hành đạo chỗ nào th́   phải xin phép chính quyền tỉnh và chính quyền địa phương.   Sự xin phép có thể được chấp thuận, có thể bị từ chối

 

Câu chuyện  về hành đạo tại tỉnh Điện Biên

            (Giám mục Phụ tá  Giáo phận Hưng Hóa  kể lại)

 

Đầu tháng 12, Ṭa Giám Mục Hưng Hóa đă gửi văn thư đến chính quyền tỉnh Điện Biênhai huyện Nậm Pồ, Mường Nhé, đăng kư lịch tŕnh Giáng Sinh tại đây, theo đó tôi sẽ thăm và dâng lễ cho giáo dân tại các bản Huổi Thủng 1, Na Cô Sa, Nậm Chẩn, Nà Bùng, Nậm V́, Mường Nhé.  Họ sống rải rác cách xa nhau từ 3-150 cây số, v́ đường núi ṿng vèo, quanh co. Đặc biệt đây là lần đầu tiên có lễ Giáng Sinh tại các bản H’Mông xa xôi cách trở này.

 
   

Ngày 16.12, huyện Mường Nhé trả lời chỉ chấp thuận cho làm lễ ở Mường Nhé của người Kinh, c̣n Nậm V́ của người H’Mông th́ bị từ chối, v́ nơi đây “c̣n phức tạp về an ninh trật tự” !
Hôm sau, huyện Nậm Pồ trả lời “không đồng ư chấp thuận” cho dâng lễ ở một điểm nào, v́ hai lư do sau : Một, tại huyện Nậm Pồ “chưa có cơ sở tôn giáo được công nhận”, nên “việc tổ chức các nghi lễ tôn giáo là không đúng với qui định của pháp luật” (trích dẫn điều 11,1 Pháp lệnh Tín Ngưỡng tôn giáo); Hai, “Huyện Nậm Pồ là huyện biên giới, t́nh h́nh an ninh trật tự c̣n tiềm ẩn những yếu tố phức tạp như : các loại tội phạm về ma túy, h́nh sự, vượt biên trái phép…”      

Những lư do viện ra để từ chối, theo tôi, không thích đáng và không thuyết phục, v́ ở đâu mà chẳng có những tệ nạn xă hội, và cả nước có hàng ngàn cây số biên giới, tại sao những chỗ khác không cấm ; c̣n lấy lư do “chưa có cơ sở tôn giáo”, th́ ở điều 11,2 Pháp lệnh tín ngưỡng có dự trù trường hợp tổ chức nghi lễ tôn giáo ngoài cơ sở đă được công nhận ”

xă Na Cô Sa, chính quyền lập trạm canh để kiểm soát người ra vào, và cấm người công giáo không được tổ chức lễ Giáng Sinh. Hai nữ tu được gửi tới giúp giáo dân Mường Nhé và Nậm Pồ trong dịp lễ cũng bị trục xuất khỏi địa bàn xă. Dù biết sẽ gặp khó khăn, nhưng chúng tôi quyết định vẫn cứ đến. 

Sáng thứ bảy 20.12, chúng tôi lên đường đi Điện Biên bằng đường bộ. Đoạn đường dài 750 cây số, mất 12 tiếng đồng hồ, lộ tŕnh Sơn Tây - Ḥa B́nh - Sơn La - Điện Biên. Trên đường đi, chúng tôi có cảm tưởng giống như Mẹ Maria ngày xưa nong nả đi thăm gia đ́nh Dacaria, hôm nay chúng tôi cũng đi lên miền núi đem Chúa đến với anh chị em H’Mông.

Chúa nhật 21.12, chúng tôi dâng lễ tại Điện Biên cho giáo dân người Kinh.
Thứ hai 22.12, đi Mường Nhé, cách Điện Biên 200 cây số. Đoàn chúng tôi gồm 8 người : tôi và cha B́nh, hai thầy, hai nữ tu, hai tài xế. Chúng tôi đến chào chính quyền huyện, nhân tiện để biết họ có thay đổi quyết định trước ? Rốt cuộc là không được làm lễ cũng không được đến thăm Nậm V́, do t́nh h́nh ở đây tế nhị ! Sau khi trao đổi khá lâu giờ mà không kết quả, với ước mong lần sau sẽ được, chúng tôi đồng ư không đến Nậm V́ trong chuyến mục vụ này.

Tối hôm đó, chúng tôi đă cử hành lễ Giáng Sinh tại nhà ông trùm Thiệp Mường Nhé, bài đọc th́ lấy lễ Vọng, nhưng kết lễ th́ đă viếng máng cỏ, hát mừng Chúa ra đời rồi, v́ chỉ được dâng lễ ở đây hôm nay thôi ! Vậy là năm nay Chúa ra đời ở Mường Nhé trước mọi nơi trên thế giới, phải “sinh non” mất ba ngày !

Ngày 23.12, chúng tôi không biết làm ǵ, đến Huổi Thủng th́ theo lịch tŕnh là ngày mai. chúng tôi đi  A Pa Chải, thăm dân tộc Hà Nh́ và Mông sinh sống rồi   thăm năm sáu gia đ́nh công giáo từ Hà Nam lên sinh sống,  Tội nghiệp những anh chị em này, để giữ đức tin, họ chỉ có cách hàng năm vào lễ lớn như Giáng Sinh và Phục Sinh trở về quê dự lễ, con cái đến tuổi học giáo lư th́ gởi về đó học, chịu bí tích rồi trở lên.


Ngày 24.12 chúng tôi vào xă Na Cô Sa để  rồi tới  bản Huổi Thủng1 gặp giáo dân H’Mông .Sau màn chào hỏi, anh phó chủ tịch nghiêm nghị nói : “Các bác vào thăm giáo dân, chúng tôi không có ư kiến, nhưng yêu cầu hai điều : Một, sau khi gặp giáo dân, yêu cầu các bác rời xă, không ở lại qua đêm; Hai, không đồng ư cho giáo dân ở nơi khác đến dự lễ, chỉ giáo dân Huổi Thủng mà thôi”. Tôi lên tiếng: “Chúng tôi làm lễ xong cũng 9 giờ tối rồi, lúc đó làm sao mà đi ra, v́ đường đèo nguy hiểm, sương đêm dày đặc, một bên là núi, một bên là vực thẳm, lỡ mất mạng th́ sao. Vả lại, tôi là công dân, có giấy tờ đầy đủ, sao không được ở qua đêm ở đây. C̣n yêu cầu thứ hai cũng vô lư. Chúng tôi đăng kư làm lễ ở các bản để giáo dân khỏi phải đi xa tốn kém, các anh không chấp nhận, giờ lại cấm giáo dân không được đến dự lễ. Vậy th́ các anh không tôn trọng tự do tôn giáo rồi !” Cha B́nh thêm vào: “Nếu không cho chúng tôi ngủ ở nhà dân th́ bố trí cho chúng tôi một pḥng ở cơ quan, chúng tôi trải chiếu ngủ ít tiếng đồng hồ rồi sáng sớm mai trở ra”. Anh phó chủ tịch cho biết không có pḥng. Tôi lại hỏi : “Lệnh này do ai ra, xin cho biết”, anh trả lời : “Do cấp trên”. Tôi muốn cho biết là ai để liên hệ trực tiếp, nhưng anh không nói. Vậy đó, cấp trên th́ đổ là cấp dưới không nghe, cấp dưới lại đổ là cấp trên ra lệnh. Thấy có nói nhiều cũng không lay chuyển được, lại không muốn mất thời giờ quư báu, nên chúng tôi rời ủy ban xă để đi gặp giáo dân.

 
 

 

Tại nhà ông Vàng A Mang, nơi mà bà con giáo dân xum họp đọc kinh các chúa nhật, giáo dân đă chờ sẵn. Chúng tôi bắt tay ngay vào việc : hai d́ tập hát, hai thầy bắt lại điện, các ông chức việc lo phát quà, cha B́nh rửa tội cho 18 dự ṭng lớn bé, hợp thức hôn phối cho 12 cặp vợ chồng, c̣n 89 người thêm sức th́ để dành thánh lễ tối nay, sau đó cha lại đi xức dầu bệnh nhân ; c̣n tôi th́ giải tội mệt nghỉ, giải tội ḷng lành thôi, chứ tôi chưa biết một tiếng H’Mông nào ! Đại đa số xưng tội lần đầu. Vậy là nội trong một ngày, chúng tôi cử hành tới 6 bí tích, chỉ thiếu Truyền Chức Thánh thôi !        
Các em thiếu niên cũng tự chuẩn bị một chương tŕnh ca múa mừng Chúa Giáng Sinh. Đây là lần đầu tiên giáo dân H’Mông ở đây có lễ Giáng Sinh, và là lần thứ tư có thánh lễ, nên dễ đoán được sự háo hức và niềm vui của mọi người, đến nỗi họ bảo nhau hùn tiền mua một con ḅ con, làm cơm ăn mừng cả bản
Không gian Huổi Thủng tối nay như bị chọc thủng bởi tiếng đàn hát cao vút thinh không, bởi điệu múa nhịp nhàng của các em thiếu niên, giữa một đám người đứng ngồi như nêm, lặng thinh và say sưa theo dơi với ánh mắt vui tươi

 
   

Chương tŕnh phong phú, nào các cô bé No-en với vũ điệu Jingle Bell, nào thánh nữ Maria với nét mặt thánh thiện qua bài “Từ lúc Mẹ nói lời Xin Vâng”, nào các màn đồng diễn nhịp nhàng. Lại có những bài hát bằng tiếng H’Mông mà không biết làm sao các em tập được, c̣n tôi th́ nghe như vịt nghe sấm, chỉ biết vỗ tay tán thưởng mà thôi !

http://giaophanhunghoa.org/mfiles/data/2015/01/81E20313/4.jpg    http://giaophanhunghoa.org/mfiles/data/2015/01/81E20313/12.jpg

 
   

19 giờ tối, bắt đầu thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh. Như lần trước, chúng tôi giải tội tập thể để mọi người có thể đón Chúa vào ḷng đêm nay,.. Ánh nến lung linh vừa rọi sáng khung trời Huổi Thủng đang ch́m trong bóng đêm dày đặc, vừa sưởi ấm những tấm thân đang co ro v́ giá lạnh núi rừng Tây Bắc đêm nay. Ôi linh thiêng thay ! Lời ca “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…” được hát lên cách chân thành, hẳn đủ để sưởi ấm Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, mỉm cười vẫy chào đám người đang hăm hở đón Ngài ngự đến nơi biên giới này ; c̣n họ, họ cũng đang được sưởi ấm bằng t́nh yêu nồng nàn của Chúa từ trên cao. Trong bài giảng, tôi quảng diễn lời thiên sứ nói với các mục đồng : “Đừng sợ, này tôi báo cho anh em một tin mừng”. Anh em đừng sợ v́ ḿnh nghèo hèn, khốn khổ ; đừng sợ v́ ḿnh chưa được tự do tôn thờ Chúa như các nơi khác ; đừng sợ những người làm khổ ḿnh. Trái lại, anh em hăy vui mừng v́ Chúa giáng sinh để ở với anh em. Hăy vui v́ ḿnh có Chúa ở đây, lúc này, và măi măi. Có Chúa rồi th́ anh em không buồn nữa, không khổ nữa, không ở trong bóng tối nữa, mà ở trong ánh sáng như ngọn nến trong tay ! Anh em hăy thương những người không biết Chúa, không có Chúa, không đón nhận và tin Chúa. Họ mới là những kẻ u buồn v́ c̣n ở trong bóng tối.

Chúng tôi vui v́ có một số anh em đến từ các bản xa xôi. Có người bị chặn đường đuổi về, nhưng rồi họ lại đi đường ṿng, cố để được đến dự lễ. Tôi thầm nghĩ : Ở những nơi được tự do giữ đạo, nhiều người chẳng c̣n tha thiết dự lễ đêm nay ; c̣n ở đây, nơi không được tự do giữ đạo, th́ người ta lại gắn bó với Chúa đến thế ! Chúa ơi, ở đây Chúa buồn hay vui ?

 
 

 

  Đă mười  giờ đêm, sương  phủ dầy, lạnh cóng người rồi,  đến lúc phải từ giă bà con H’Mông. Thật năo ḷng. Tôi nói với họ : “Tôi muốn ở lại đêm nay với anh chị em cho trọn niềm vui Giáng Sinh, nhưng chính quyền không cho. Tôi đành tạm biệt anh chị em.

Tôi buông vội những bàn tay đang giơ ra để níu tôi, và cũng nhác thấy những cụ già và em bé giơ tay quẹt nước mắt.

Nghĩ về anh em H’Mông, tôi cảm thấy mến thương họ v́ bản chất hiền lành, cam chịu mọi cảnh ngộ của kiếp sống lầm than. Chắc chắn Chúa phải bù đắp cho họ, bằng t́nh yêu thương bao la của Ngài, bằng phúc thiên đàng hứa ban cho những ai nghèo khổ bất hạnh. Phải chăng v́ thế mà tôi thấy họ luôn vui tươi, b́nh an.

Tôi cũng nghĩ về những người đang đại diện nhân dân, với hai chữ “Chính quyền” trên vai. Hôm nay họ đă làm một điều bất công với anh em H’Mông khi ngăn cản không cho mừng lễ Chúa Giáng Sinh .

 

Biên soạn:  PXK

 

Xin mời coi các điệu múa:   

 

Xin  click                 

                   Múa  SẠP                           

                                              

                              Múa KHÈN                  Múa ONG EO