Dấu Ấn Văn Hóa Trên Thời Trang

Văn hóa tích tụ, tiềm tàng, và phát huy qua lối sống và nếp sinh hoạt của người dân. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt và một trong những tiêu biểu ư nghĩa và sâu sắc nhất của một nền văn hóa đó chính là thời trang. Ở đây chỉ xin đóng khung trong phạm vi hạn hẹp của dấu ấn văn hóa trên thời trang Việt tộc.

Xin cùng nhau đi vào thế giới muôn mầu sắc, muôn ư t́nh trên những trang phục của đất nước Rồng-Tiên để chiêm ngưỡng nét độc đáo của dân tộc tính đă có trên 4000 năm văn hiến.

 
 

 

ÁO DÀI

Trước hết xin đề cập đến chiếc áo dài, áo dài nam giới và phụ nữ có khác nhau. Áo nam giới thường bằng vải lụa, gấm hoặc the, c̣n áo phụ nữ có thể may bằng nhiều loại vải như lụa, nhiễu, nhung, gấm v.v.

Có khi ta tự hỏi áo dài truyền thống nguồn gốc từ đâu và có từ khi nào?

Qua những tấm tranh tố nữ của loạt tranh Hàng Trống với chiếc áo dài thuần túy Việt Nam, có thể cho rằng kiểu áo dài này đă có ít ra là từ thế kỷ 18; ngoài ra tại ngôi chùa cổ như Chùa Dâu, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, hai tượng Ngọc Nữ đứng hầu cũng mặc y phục rất Việt Nam. Chùa này được xây cất từ lâu và được Mạc Đỉnh Chi trùng tu vào thế kỷ 14. Như vậy nguồn gốc chiếc áo dài có thể c̣n lâu hơn nữa.

Riêng áo dài đàn ông có phần phức tạp hơn v́ vừa hiếm tài liệu lại nhiều kiểu khác nhau như áo kiểu Đề Thám, kiểu cổ điển vùng đồng bằng, áo thụng v.v.

Theo sách “Huế, La Cité Impérial du Vietnam", h́nh vua Gia Long mặc áo thâm cổ cao trông như áo dài ta, như vậy truyền thống mặc áo dài ta của các ông ít ra có từ cuối thế kỷ 18.

 

Áo dài Đề Thám với nét độc đáo cho ta thấy đường nét  mạnh, những nếp nhăn như  tự nó có một giá trị thẩm mỹ, một vẻ đẹp sinh động, phù hợp với phong cách của những người năng động.

 

Riêng chiếc áo dài the mà các “liền anh” mặc trong    dịp hát Quan Họ có thể có liên hệ đến thời điểm xuất phát thể điệu ca hát này.

 

Trong bộ đồng phục của qúy ông ngày trước, ‘khăn đống c̣n gọi là khăn lượt và áo dài’ là một biểu tượng bề ngoài cho sự ngăn nắp, chỉnh tề, nghiêm trang của cá nhân trong xă hội.

Đồng phục này được dùng một cách rộng răi từ thành thị tới nông thôn, từ giới nho sỹ đến chức sắc trong làng, xă và cả người b́nh dân.

 

Từ đó áo dài đă nghiễm nhiên trở thành “Quốc Phục”

 

 

 Chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam hẳn đă trải qua nhiều bước cải tiến. Nói tới công tŕnh này thiết tưởng  không thể không kể đến nhà thiết kế Cát Tường vào đầu thập niên ‘30, ông đă cho ra kiểu “Áo Tân Thời –  Le Mur” mang chút ảnhhưởng thời trang Tây Phương.

 Tới 1934 tạ i Hội Chợ Nữ Công ở Đà Nẵng, họa sỹ Lê Phổ lại ‘tŕnh làng’ kiểu áo cải tiến thêm, cổ kín, áo ôm sát người, khuy cài bên phải. Sau cùng theo Văn Ngọc (Paris) th́ bà Trịnh Thục Oanh, Hiệu trưởng Trường Hàng Cót, vào  cuối thập niên ’30 đă có thêm sáng kiến là chiếc “áo chít eo” để tăng thêm nét duyên dáng của phụ nữ. Sau này và hiện nay có nhiều kiểu mới, tuy nhiên cái đẹp c̣n tùy thuộc vào thị hiếu mỗi người, có điều là cái ǵ qúa trớn chưa hẳn là tốt là đẹp.   Cái duyên dáng, quyến rũ, và nên thơ của chiếc áo dài phụ nữ là kín mà hở, hở mà kín như ngôn ngữ Âu Mỹ đă mô tả “quyến rũ mà không phô trương” (sexy but not exposure)

 
 

 

Đến đây xin trở lại với chiếc áo dài phụ nữ một thời xa xưa. Áo Tứ Thân với hai vạt trước đều nhau được cột chéo, thêm vào đó c̣n là chiếc thắt lưng nút thắt phía trước biểu hiệu tinh thần ‘thắt lưng buộc bụng’ chắt chiu, chịu đựng, và ư hướng nội (nghĩ bằng bụng: có ḷng nghĩ đến nhau, sống để bụng chết mang theo), đồng thời c̣n nhắc nhở phụ nữ với những ràng buộc của gia đ́nh, xă hội.   Người phụ nữ trong xă hội ngày trước với manh áo tứ thân tượng trưng cho “Tứ Đức” – công, dung, ngôn,hạnh, và là y phục quanh năm suốt tháng, bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

 

Áo “Tứ Thân” không bó sát thân ḿnh làm tăng vẻ đẹp như áo dài tân thời sau này, nhưng mang đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền Việt Nam

 

Kịp với đà văn minh tiến hóa của nhân loại, chiếc  Áo Tứ Thân cũng đă được cách tân mỹ thuật hơn nhiều so với thuở ban đầu; tuy nhiên hầu như cũng chỉ để dành cho những buổi tŕnh diễn thời trang ,các cuộc triển lăm, hoặc cho chương tŕnh quảng bá các mẫu thời trang truyền thống được cải tiến, ít thấy ai mặc thường ngày như thời xưa. 

Thoát thai từ “Áo Tứ Thân” chiếc áo dài ngày nay đă cởi bỏ nút buộc phía trước trở thành một vạt dài lênh đênh tung bay trong gió nói lên tinh thần giải phóng phụ nữ và làm nghiêng ngả những tâm hồn nghệ sỹ. Chẳng thế mà Hoàng Dương trong t́nh ca “Hướng Về Hà Nội”  đă viết: “Áo mầu tung gió chơi vơi…” rồi nữa, một Phạm Đ́nh Chương viết trong ca khúc “Mộng Dưới Hoa” “Áo bay mở khép ngh́n tâm sự”, và Nguyễn Bính cũng đă say mê tà áo đến độ:

-          Hồn anh như bông cỏ may

-          một chiều cả gió bám đầy áo em

c̣n Quang Dũng trong ḍng thơ hùng pha mầu lăng mạn cũng đă viết lên trong thi phẩm “Đôi Bờ”

-          Em ơi áo mỏng buông hờn tủi

-          Ḍng lệ thơ ngây có dạt dào

 
   

Và nếu ngày xưa có người đă biến tà áo dài thành trang thơ:

 

-          Người về ta chẳng cho về

-          Ta níu vạt áo ta đề câu thơ

 

th́ ngày nay vẫn có người như Trần Mộng Tú hồn nhiên thổ lộ:

 

-          Tôi gói xuân vào hai vạt áo

 

Và rồi một Nguyên Sa trữ t́nh, bay bướm hơn trong những vần thơ sau:

 

-          Có phải em mang trên áo bay

-          Hai phần gió thổi một phần mây

-          Hay là em gói mây trong áo

-          rồi thở cho làn áo trắng bay

 
   

Nói đến mầu áo phụ nữ, những sắc mầu đă tô điểm cho không gian không những vẻ đẹp t́nh tự mà c̣n là thông điệp t́nh cảm của con người, nhất là các nghệ sỹ. Trong t́nh ca thời chiến “Đồn Vắng Chiều Xuân” của Trần Thiện Thanh mầu hoa đă gợi nhớ cho những người t́nh, không riêng ai:

 

-          Những hôm vừa xong phiên gác chiều ven rừng kín hoa mai vàng/ chợt nhớ tới sắc áo năm nào em đến thăm gác nhỏ…”

 

rồi một Hoàng Trọng trong ca khúc “Ngàn Thu Áo Tím”, với mầu tím, mầu của nhớ nhung, xa cách, của một định mệnh trầm tư, lắng đọng trong ngậm ngùi, vương vất chút xót xa, buồn thương, mất mát, oái oăm thay cũng lại là mầu đượm chút ǵ dễ làm mê hoặc ḷng người trong những chiều hắt hiu gió mùa:

 

-          Ngày xưa xa xôi em rất yêu mầu tím

-          chiều xuống áo tím thường thướt tha

-          bước trên đường thắm hoa

-          ngắm mây trời lướt xa...

-          ………………………………..

-          Ngàn thu mưa rơi trên áo em mầu tím

-          Ngàn thu đau thương vương áo em mầu tím

 

Nếu cái đẹp buồn và lăng mạn của mùa thu th́ trong lănh vực thi ca, t́nh yêu, tà áo, và mùa thu như có gi vương víu, quyện vào nhau, nhất là từ giữa thập niên 1930 đến nay. Áo bay làm ngẩn ngơ hồn thơ Huy Cận:

 

-          Một hôm trận gió t́nh yêu lại

-          đứng ngẩn trông vời áo tiểu thư

 

Áo bay theo gió như chim vỗ cánh, như t́nh yêu vụt biến, Như Thương viết trong “Vàng Thu”:

 

-          Thôi th́ anh cánh chim bay

-          Em tà áo mỏng theo mây ngh́n trùng

 

C̣n Hoàng Anh Tuấn nhớ về miền Đất Thần Kinh cũng cảm hứng viết trong “Về Chân Trời Tím” những câu gợi nhớ đầy t́nh với h́nh ảnh vơi đầy ấn tượng:

 

-          Áo em lụa trắng sông Hương

-          Qua đ̣ Thừa Phủ nhớ thương dạt dào

 

Mỗi người  đều có một hay nhiều mái trường để nhớ về, trong những nhớ ấy khó loại bỏ được bóng dáng những tà áo nữ sinh thướt tha trên thảm cỏ xanh sân trường, trên những hè phố v.v., trên đường lá me bay, trong thơ Trần Huy Sao người ta đọc có khi cũng bồi hồi, ngẩn ngơ theo:

 

-          Đường em về vàng rụng lá me trưa

-          Anh ngơ ngẩn vời theo mầu áo trắng

(Áo Trắng Học Tṛ)

 

Không chỉ ở đô thành mà ngay nơi xa xôi, tỉnh lẻ, ở đâu trên miền Nam nước Việt tự do, có bóng dáng học tṛ là có tà áo trắng bay, là có dấu ấn kỷ niệm trong trí nhớ:

-          Tôi về Ban Mê Thuột chiều mưa

-          Em ơi áo trắng bây giờ ở đâu?

(Ngàn Sau - Nhớ Ban Mê)

 

Hai vạt áo dài, tiền hô hậu ủng, đă mang một triết lư sâu xa, tạo thế âm dương hài ḥa. Đó chẳng phải là dấu ấn tuyệt vời của văn hóa Việt sao? Khi người con gái mặc chiếc áo dài bước đi, vạt trước tung bay về phía tương lai, đôi chân đang đi là hiện tại, và vạt sau thướt tha theo gió để trở thành qúa khứ. Chiếc áo dài qủa đă làm cho người mặc nó vừa là ḿnh vừa là chim bay là là trên mặt đất, vừa là cá bơi trên ḍng nước cạn, vừa là mây bay vừa là gió thoảng.

 
   

 Sau này có một thời áo dài hai vạt được cách tân, kéo lên ngang dưới đầu gối một chút tạo nét buông thả hớ hênh, nửa chừng xuân, lưng lửng gió, lưng lửng mây, một nét đẹp ch́m nổi, tung tăng, bồng bềnh, và trẻ trung. Thế rồi chừng hai thập niên sau đột nhiên lại quay về với thuở ‘Tân thời – Thơ mới’, thời lưu bút ngày xanh của văn thơ mực tím để rồi tà áo lại chùng xuống.

Chiếc áo dài không chỉ mang trên ḿnh một triết lư dân tộc mà c̣n là dấu ấn văn hóa nhân bản, và là y phục mang tính lịch sử ấp ủ trong trái tim con cháu Mẹ Âu Cơ, Áo Dài Yêu Nước mà điển h́nh là Minh Hằng, Phương Bích, Kim Tiến v.v. đang thể hiện.

 

Nói đến áo có lẽ trong một dịp nào đó   cũng nên gợi lại h́nh ảnh chiếc áo tơi

(kết bằng lá),

và giờ đây cũng chỉ xin đôi ḍng về chiếc áo “Bà Ba”, nét đặc trưng của miền Nam nước Việt.

 

Áo “Bà Ba” vốn là áo không cổ, thân sau là một mảnh vải  nguyên, phần trước gồm hai mảnh, cài khuy. Áo Bà Ba là trang phục đơn giản nhất, phù hợp với  quan niệm sống của phụ nữ Việt. Tấm áo đă dệt thành bản ḥa tấu nhẹ nhàng, trầm bổng, nối hai  bờ không gian – qúa khứ và hiện tại, gieo vào ḷng người niềm cảm xúc mung lung gợi t́nh.  Nếu tà áo dài tung bay thướt tha trong  không gian t́nh tứ th́ vạt nhỏ chiếc áo Bà Ba khác ǵ bàn tay vẫy gió đưa hương.

 

 
 

 

VÁY &  QUẦN

 

Váy là ǵ và quần là ǵ? Ở thế kỷ 21 này chẳng c̣n ai thắc mắc như thế, tuy nhiên hầu như vẫn c̣n điều đáng nói.   Trong bài học lịch sử về Nhị Trưng có câu:

-          Hồng quần nhẹ bước chinh yên

-          đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành

(Lê Ngô Cát)

 

Hồng quần là quần đỏ (đàn bà xưa mặc quần đỏ). Theo truyền thuyết th́ thời Hùng Vương, đàn ông Việt đóng khố, đàn bà mặc váy, váy kín (váy chui), váy mở (váy quấn). Ngoài ra Xiêm theo định nghĩa của Đào Duy Anh trong Hán Việt Tự Điển và Tự Điển Truyện Kiều ta có thể hiểu Xiêm là áo mặc ngoài che phần trên thân thể và xiêm dài che toàn thân.

 
   

Ngày trước phụ nữ ta chỉ mặc váy v́ thế chữ quần ở đây hiểu là cái váy để tránh lầm với quần đàn ông. Bức tranh dân gian Oger (1909) đă chứng tỏ điều này và trong văn học đă dùng chữ hồng quần.

Trong bài “Đánh Đu” của nữ sỹ Hồ Xuân Hương ta thấy những câu:

 

-          Bốn mảnh quần hồng bay phất phới

-          Hai hàng chân ngọc duỗi song song

 

Theo Nguyễn Dư th́ bốn mảnh ở đây không thể là quần hai ống, cũng chẳng là cái váy v́ chẳng váy nào xẻ làm bốn, như vậy có thể là ba mảnh của áo tứ thân và một là cái váy, cộng lại thành bốn mảnh.

 

Sử nhà Nguyễn chép:

 

-          Tháng Tám (có chỗ ghi tháng Chín) có chiếu vua ra

-          cấm quần không đáy người ta hăi hùng

-          không đi th́ chợ không đông

-          đi th́ phải mượn quần chồng sao đang.

 

Vua Minh Mạng ra lệnh cấm đàn bà mặc váy, phải mặc quần; dẫu thế “Phép vua vẫn thua lệ làng” , trong khi ở thành thị xốn xang bỏ váy mặc quần th́ phụ nữ thôn quê miền Bắc vẫn giữ cái váy.

 

Nói đến váy hẳn nhiều người vẫn nhớ giai thoại trong câu hát cô gái trêu chọc khách đi đàng:

 

-          Hôm qua em mất cái váy thâm

-          Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen

 

Cô gái dứt lời, chàng trai cũng hóm hỉnh đáp lại:

 

-          Em nói thế là em cũng nhầm

-          Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đ́nh

 
   

Thế rồi măi đến thời kỳ Pháp thuộc, văn hóa Tây Phương tràn vào nước ta, phụ nữ mới dần dần  mặc quần hai ống thay cho váy. Ở thành thị các bà, các cô mặc quần trắng c̣n thôn quê là mầu đen hoặc nâu. Sau này có thời trong lúc phụ nữ miền quê sau bao nhiêu năm mới bỏ chiếc váy th́ ở tỉnh thành các cô lại xôn xao, tung tăng với chiếc váy ngắn, váy dài, váy chẽn mang tính hiện đại và hiện sinh.

 
   

KHỐ

Khố là một trong những trang phục của thời xưa. H́nh thù là một miếng vải dài, bề ngang chừng một gang tay, dùng để quấn qua háng và quanh

thắt lưng thay cho chiếc quần đùi.Thời trước nhiều vùng, đàn ông thường đóng khố, hiện nay hầu như chỉ c̣n thấy ở vùng Cao nguyên, nhưng cũng có phần hạn chế. Ngoài ra một số nơi muốn giữ lệ này như bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là trong những dịp lễ hội. Khố có nhiều loại tùy theo vật liệu tạo thành như ‘khố giây’ c̣n gọi là ‘khố rợ’, rồi ‘khố mo’ (làm bằng mo cau), ‘khố gai’, ‘khố vải’ v.v.

Về kỹ thuật có ‘khố bện’ (đan bằng những sợi), ‘khố dệt’ v.v.

Tại các sắc tộc thiểu số, khố c̣n được trang trí cho đẹp như khố “kteh” của người Gia Rai, khố dệt hoa văn có tên gọi là “kru-êch” của người Êđê.

 
   

Thời trước khố được nhiều người dùng, đồng thời được coi như là một nét văn hóa thời trang nên đă có dấu khắc trên trống đồng và dấu ấn trong những truyện cổ tích, trong truyền thuyết như truyện Chử Đồng Tử.

Đến thời kỳ Pháp thuộc có ‘Lính Khố Xanh’, ‘Lính Khố Đỏ’. Đó chỉ là những tên gọi, thực ra các binh lính này không đóng khố nhưng có thắt lưng mầu buông tḥng tựa như cái khố.

Tại miền Bắc Việt Nam, một số nơi cho tới đầu thế kỷ 20 vẫn có người c̣n dùng khố, nay có lẽ chỉ c̣n ở vùng Tây nguyên là c̣n loại trang phục truyền thống này, tuy nhiên thường thấy ở người lớn tuổi và trong các dịp lễ hội.Tại Bảo Tàng các dân tộc ở Daklac có thể là c̣n lưu giữ được chiếc khố làm bằng vỏ cây.

Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy có lẽ là h́nh thức chung của nhiều dân tộc Đông Nam Á. Người dân phương Nam với khí hậu nóng, không sáng chế ra nhiều kiểu quần áo nên quấn vải là cách thức căn bản.

Theo nhà biên khảo Phan Cẩm Thượng th́ những bức h́nh người Tây phương chụp cho thấy người dân miền Đông Nam Á cho tới cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 c̣n giữ tục quấn khố.  Riêng phụ nữ quấn ba mảnh: một là khăn quấn đầu, hai là miếng vải che ngực, và ba là cái váy.

Về phương diện nghệ thuật, người Chăm hẳn có nguồn gốc từ thực tế đời sống của họ hơn là mô phỏng theo h́nh mẫu tượng thần Ấn Độ.

 
   

Trên những tấm điêu khắc, khố đàn ông người Chăm không giống hẳn cái khố của đàn ông Việt (chỉ đủ che phần trước và sau, để lộ bắp đùi), khố của người Chăm cũng có vạt trước nhưng buông thơng xuống, dài nhất là sát đất, vạt sau được vắt sang một bên hoặc tách ra hai vạt hai bên đùi sau, buông xuống tới gót chân, bên trong được quấn như chiếc quần đùi.   Chiếc khố của người Ba Na có khi dài tới 20 thước.

     

 
 

 

ÁO YẾM

Trong trang phục của người con gái Việt Nam da vàng không thể không nói đến áo yếm, thường gọi là cái yếm. Yếm không chỉ xuất hiện trong thế giới hoàng gia với các công nương, mệnh phụ mà c̣n phổ biến khắp cùng nông thôn, các chị em thường phô trương trong những dịp lễ hội, đ́nh đám v.v.

Yếm xuất hiện từ lâu trong xă hội Việt Nam, song dường như măi tới đời nhà Lư mới định h́nh.

Cũng như các trang phục khác, yếm không ngừng  cách tân để tạo thêm vẻ thẩm mỹ. Những cải tiến đáng kể sẩy ra vào hồi đầu thế kỷ 19 và sang thế  kỷ 20 nhiều kiểu mẫu được phổ biến.

Dân lao động thường mặc yếm nhuộm nâu, người  đứng tuổi, yếm mầu thẫm hơn, các cô con nhà khá  giả mặc yếm nhiều mầu, trang nhă, kín đáo. Có  nhiều loại yếm mang tên thật lăng mạn như: “Ỡm  ờ”, “Thách thức” v.v. Về h́nh dạng, yếm thường là miếng vải h́nh vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm  cổ, có hai sợi giây để cột sau gáy. Cổ tṛn mang tên “Yếm cổ xây”, cổ h́nh chữ V là “Yếm cổ xẻ”, nếu góc nhọn của h́nh chữ V xẻ sâu xuống gọi là “Yếm cổ cánh nhạn”.Loại yếm được các cô dùng như là một lợi khí gọi là “Yếm đeo bùa” bởi bên cạnh yếm có một túi nhỏ đựng xạ hương. Hơn thế nữa yếm c̣n là vật kết nên  những chuyện t́nh độc đáo, người mang yếm thường ém vô đó miếng trầu để mời người yêu nên gọi là “Khẩu trầu dải yếm”.

 
   

Yếm cũng đă đi vào văn học như giấc mơ của các chàng trai, từ đó yếm được coi như là một trong những cái thương:

 

-          Một thương tóc xơa đuôi gà

-          Hai thương ăn nói mặn mà có duyên

-          Ba thương má lúm đồng tiền

-          Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua

-          Năm thương cổ yếm đeo bùa

 

Với chiếc yếm, các nàng cũng t́nh tứ qua những câu ngoài ư trao t́nh c̣n cho người nghe thích thú với những tinh hoa, ẩn t́nh hàm chứa qua ngôn từ:

 

-          Ước ǵ sông hẹp tày gang

-          Bác cầu dải yếm cho chàng sang chơi

 

Yếm  đă nghiễm nhiên trở thành một chủ đề vừa quen thuộc, vừa trữ t́nh, từ gợi ư, trao duyên, đến nhớ nhung, trông chờ:

 

-          Ta về ta cũng nhớ ḿnh

-          nhớ yếm ḿnh mặc nhớ t́nh ḿnh trao

 

Trong những khúc hát trao t́nh không chỉ là:

-          Yêu nhau cởi áo cho nhau

-          về nhà mẹ hỏi – qua cầu gió bay

 

mà c̣n là trao nhau những ǵ gần gũi hơn, t́nh tứ hơn, và hầu như trọn vẹn hơn. T́nh tự này rất đầy đặn qua những câu ca đậm đà dân tộc tính trong môi trường nồng nàn t́nh quê hương:

 

-          Thuyền anh ngược thác lên đây

-          mượn đôi dải yếm làm giây kéo thuyền

-          Ở gần mà chẳng sang chơi

-          để em ngắt ngọn mùng tơi bác cầu

-          mùng tơi chả bác được đâu

                 em cởi dải yếm bác cầu anh sang

 
 

 

Cũng trong t́nh tự ‘mượn dải yếm’, cái lối mượn oái oăm nhưng t́nh ư ấy, cô gái không từ chối một cách dứt khoát, song tuy nhẹ nhàng mà chẳng kém chua cay, hóm hỉnh:

-          Ước ǵ dải yếm em to

-          để em buộc lấy mũi đ̣ kéo lên

-          ước ǵ dải yếm em bền

-          để em buộc lấy kéo lên trên bờ.

 

Tuy nh́n đơn sơ đấy nhưng mấy ai ngờ yếm lại có ma lực hấp dẫn, lôi cuốn đến độ có người ngất trí khi nh́n thấy yếm:

-          Thấy cô yếm đỏ răng đen

-          Nam mô Di Phật lại quên mất chùa.

 
   

 

Theo hai ông Lê văn Đức với Lê Ngọc Trụ (người miền Nam) và ông Trần Ư (miền Trung) th́ yếm ở hai miền này h́nh dạng gần như tam giác, khoét cổ ở đỉnh, con miền Bắc, theo hai ông Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu và Anh Thy th́ yếm có h́nh vuông hoặc h́nh thoi, cổ yếm khoét ở một góc, yếm được may bằng nhiều loại vải khác nhau tùy theo tầng lớp xă hội và gia cảnh của người mặc: 

 

-          Hỡi cô yếm thắm ḷa ḷa

-          yếm nhiễu, yếm vóc hay là trúc bâu?

 

Mặc dù ngày nay có thể nói kể từ khi văn hóa Tây Phương xâm nhập vào xă hội Việt Nam, yếm đă phải nhường ví trí cho “áo nịt ngực” (soutiens-gorge) nhưng trên địa hạt t́nh tự dân tộc và nếp văn hóa cổ truyền, yếm vẫn giữ vai tṛ độc tôn đi vào văn học kể cả văn chương b́nh dân và văn chương bác học, trong thơ cũng như trong văn, trong những câu ḥ, trong các tuồng cũng như phim ảnh và hội họa.

 
    

NÓN & KHĂN

 

Nói đến những trang phục đội trên đầu, nón và khăn, trước hết xin sơ lược đôi nét về khăn.

Thời xa xưa nam giới thường dùng khăn có tên là “Khăn Lượt/ Khăn Đống”. Khăn này là một miếng vải dài, bề rộng bằng bề ngang bàn tay, quấn tṛn theo ṿng của đầu, những ṿng quấn xếp chéo lên nhau, mỗi lớp cách nhau chừng vài ly. những nếp khăn chồng chéo lên nhau ở phía trước tạo thành   chữ “nhân” (   ).

 

Khăn loại này thường là mầu đen ngoại trừ loại khăn dùng để tŕnh diễn có thể bằng nhiều mầu khác nhau.  Ngoài ra c̣n có loại khăn quấn đầu bằng một  miếng vải dài quấn quanh đầu và thắt nút thường ở bên tai hoặc phía trước hơi lệch về bên, loại này ta  thấy ở giới lao động, điển h́nh  như trong truyện

Truyền Thuyết về Măng Tre, nhân vật Mạnh Ṭng thường được minh họa với loại khăn này.

Với phụ nữ, khăn vấn tóc là một tấm vải dài bề ngang chừng một

gang tay, dùng để quấn tóc rồi chit tṛn quanh đầu, có khi chiều dài của khăn ngắn hơn tóc một chút để đuôi tóc chừa ra ngoài tựa đuôi gà cho duyên dáng thêm. Ngoài ra c̣n có khăn vuông gấp lại thành h́nh tam giác, khi đội lên đầu cạnh đáy ở phía trước, hai góc nhọn hai bên cột lại ở dưới cằm, khăn có mỏ nhọn ở phía trước nên gọi là “Khăn Mỏ Qụa”.

Các loại khăn phụ nữ này mặc dù ngày nay ít thấy xuất hiện, ngoại trừ một vài nơi trên quê hương vẫn c̣n tồn tại. Riêng chiếc khăn vuông ngày nay vẫn thường thấy chỉ khác là thay v́ đội đầu th́ các bà các cô lại choàng trên vai với nhiều mầu sắc khác nhau. 

 

NÓN

Có nhiều loại nón: Nón Dấu, Nón Ngựa/ Nón G̣ Găng, Nón Rơm, Nón Gơ, v.v., Ở đây cũng chỉ xin nói qua về hai loại: Nón Quai Thao và Nón Lá.

Nón Thúng Quai Thao, loại nón rộng vành, phẳng (không mang h́nh kim tự tháp) và quai do làng Thao sản xuất. Nón này đă một thuở là thời trang của các nàng dâu Việt, ngày nay vẫn c̣n thấy xuất hiện trong những màn tŕnh diễn thời trang cổ truyền bởi cũng như một số các nón xưa, đă mang đậm nét văn hóa dân tộc, ví như qua những câu ca sau đây:

-          Chưa chồng nón thúng quai thao

-          chồng rồi nón rách quai nào th́ quai.  

 

 

 
 

 

NÓN LÁ

Loại nón không xa lạ ǵ với mọi người Việt chúng ta. Ngày nay ở hải ngoại ít khi thấy các bà, các cô đội nón ra đường. Những chiếc dù mầu đă thay thế;  nón lá có chăng là c̣n thấy xuất hiện trong những màn múa dân ca hoặc trong các kỳ triển lăm thời trang v.v.

Dầu vậy, nón lá vẫn là một trong những trang phục mang đầy t́nh tự dân tộc và đă gợi nhiều h́nh ảnh cho những chuyện t́nh lứa đôi, biểu hiệu cho nền văn hóa quê hương một cách đậm đà, tuyệt vời hơn cả.

Nón lá vẫn trường tồn trên quê hương không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên h́nh dạng và mẫu mực như xưa, có chăng là kỹ thuật tân tiến làm cho có vẻ mỹ thuật hơn thôi.

Nón lá nói chung và Nón Bài Thơ xứ Huế đă đi vào dân ca, vào thơ và nhạc, kể cả hội họa và nhiếp ảnh.

Cùng với chiếc áo dài, nón lá là nét đặc thù của dân tộc làm nổi bật bản sắc văn hóa Việt, nón có khi c̣n được gắn thêm mảnh gương nhỏ trong đỉnh nón để các cô soi mặt một cách kín đáo.

 Nếu mặc áo đầm, hay bộ đồ Tây  mà đội nón lá tất nhiên lạc điệu hết chỗ nói, không tạo được nét đẹp hài ḥa.

 
 

 

Nón lá mang tính b́nh dị, duyên dáng , và thực dụng trong đời sống. Từ thành thị đến nông thôn người phụ nữ Việt thường đi ra ngoài với chiếc nón, có khi đội, có khi che chắn một ánh mắt nào đó hoặc để liếc nh́n một cách thầm lén, cũng có khi chỉ khoác trên tay. Thông thường th́ nón để che nắng che mưa, c̣n dùng để quạt, hứng nước mưa, múc nước suối để uống. Nón cùng với người con gái xuất hiện nơi hội hè, nón c̣n để làm duyên bởi cấu trúc của nón đă hàm chứa t́nh cảm con người ở tuổi trăng tṛn lẻ qua 16 vành nón từ nhỏ đến lớn kết thành.

 

Vật liệu làm nón ngoài nan tre và chỉ hoặc sợi cước, lá lợp nón có tên là Du Quy Diệp hoặc loại lá mỏng và đẹp hơn mang tên Bồ Quy Diệp.

 
 

 

Nón lá đă theo ḍng t́nh cảm đi vào thi ca dân tộc rất ư nhị, gợi t́nh, và truyền cảm không kém ǵ dải yếm. Để nói lên sự dè dặt người con gái đă mượn chiếc nón để tỏ bầy:

-          Nón em nón bạc quai vàng

-          Th́ em mới dám trao chàng cầm tay

-          tiếc rằng v́ nón quai mây

-          nên em chẳng dám trao tay chàng cầm

Chỉ trong mấy chữ cuối câu bốn này cũng cho ta thấy ư ngầm, hư hư, thực thực, như dấu trong đó điều không muốn hoặc không dám nói ra, thật là t́nh tứ.  Chỉ một thoáng hiện người con gái nghiêng che vành nón đủ làm ngất ngây hồn người. Trong kho tàng thi ca dân gian ta đă từng nghe:

-          Em là cô gái Bắc Ninh

-          Em nghiêng vành nón mái đ́nh nghiêng theo.

Như vậy đủ thấy vai tṛ của chiếc nón lá trong việc tạo nên nét duyên dáng tuyệt vời đến chừng nào. Chẳng thế mà ta c̣n thấy nón cũng đă gợi lên bao ư nghĩ vừa như nhắn nhe vừa như ngầm tỏ đă hiểu ḷng nhau như có nhà thơ đă viết:

-          Sao em biết anh nh́n mà nghiêng nón

-          chiều mùa thu mây che có nắng đâu.

H́nh ảnh chiếc nón nghiêng vành qủa là một nét đẹp t́nh và thơ. Miền sông Hương núi Ngự, chiếc nón bài thơ là một ấn tượng khó phai mờ trong kư ức của những ai đă từng chiêm ngưỡng:

-          Ḍng nước sông Hương chẩy lặng lờ

-          Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ

-          Gió cầu vương áo nàng tôn nữ

-          Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ

 
 

 

Dù cùng là nón lá song nón Huế (Nón Bài Thơ) có những đặc điểm riêng. So với nón các vùng khác th́ nón Huế đi vào thi ca nhiều hơn cả:

 

-          Áo trắng hỡi thuở t́m em chẳng thấy

-          nắng mênh mang mấy nhịp Tràng Tiền

-          nón rất Huế nhưng đời không phải thế

-          mặt trời lên từ phía nón em nghiêng

Nếu đă từng vương vấn với lời ca: “Ai lên xứ hoa đào/dừng chân bên hồ nghe chiều rơi...”th́ nh́n vành nón nghiêng che cũng bồi hồi rung cảm để thấy ḷng ḿnh…,  như có người đă từng thổ lộ:

-          Nón xưa nghiêng ngả đ́nh thờ

-          Nón nay nghiêng cả ngẩn ngơ ḷng chiều.

Nón lá c̣n là biểu tượng của lịch sử lâu đời, đă khắc ghi trên Trống Đồng Ngọc Lũ, trên Thạp Đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000 năm về trước. Nón đẹp nổi tiếng như được ghi nhận là xuất phát từ làng Đồng Di, xă Phú Hồ, huyện Phú Vang.

 

GUỐC      

            ( xin click     GUỐC  để tiếp theo)