Quá trình phát triển Võ Dân Tộc Việt Bài sưu tầm của Phạm X Khuyến I- Nguồn gốc võ dân tộc Kể từ đầu lịch sử, người Việt luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, nhất là những đạo quân của các triều đại Trung Quốc. Hàng lọat cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đòi lại chủ quyền đất nước từ thời Hai Bà Trưng và Bà Triệu, chống Tống ( năm 981 và 1077) chống Nguyên Mông ( năm 1258, 1285, 1288), chống Minh ( từ 1418-đến 1428) và chống Thanh ( năm 1789). Chính vì những cuộc chiến đấu đó, mà võ Việt và tinh thần thượng võ hình thành. Võ là phương tiện cho người Việt chống các nạn ngoại xâm được mệnh danh là võ ta Võ sư Võ Kiểu (nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung): cho rằng Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt . Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này! II- Quá trình phát triển võ dân tộc Dần dà võ ta mặc lấy cái tên Võ cổ truyền Việt. Võ cổ truyền Việt được dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt , được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt Bộ võ khí bằng đồng hiện được trưng bày trong bảo tàng lịch sử Việt có thể giúp ta hiểu thêm về nhiều loại võ khí thuộc lãnh vực Võ cổ truyền Việt . Những thứ vũ khí này gồm dao găm, rùu gươm và giáo. Đó là những thứ võ khí được sử dụng trong khi đánh giáp lá cà. Sử dụng những thứ võ khí này đòi hỏi phải có sự can đảm, sức dẻo dai, sự khéo léo và kỹ thuật thành thạo.. Chính những yếu tố này đòi hỏi người Việt phát triển các hình thức chiến đấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả sữ dụng vũ khí Võ cổ truyền Việt không những nhằm giỏi võ thuật mà còn nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần , khí, ý và lực. Đặc điểm của Võ thuật cổ truyền:
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ thuật tồn tại ở hai cấp độ: bình dân ( tại các lễ hội) và triều đình ( chương trình chuyên rèn luyện và thi võ) |
||
A-Các hoạt động võ thuật bình dân Các buổi trình diễn võ thuật bình dân được tổ chức rộng rãi trong dân chúng để giải trí và để hoàn thiện tinh thần thượng võ, nâng cao kỷ luật hiệu quả tự vệ. Các buổi trình diễn võ thuật này diễn ra chủ yếu tại các lò võ và tại các lễ hội truyền thống hàng năm trong khắp cả nước. Dưới thời Lý, Phật Giáo trở thành quốc giáo. Các vị nhà sư thường tổ chức lễ hội ở chùa chiền và đ ền miếu, nơi có nhiều hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ nghệ( tay không hoăc có võ klhí) Việc rèn luyện để tham gia vào những cuộc tỉ thí võ nghệ này cho phép người dân bình thường có thể nâng cao được sức khỏe, rèn luyện phản xạ cũng như các giác quan của mình. Trong chuyến đi sứ sang Việt nam năm 1293, sứ thần trung Quốc là Trần Phu đã nhận xét rằng người Việt nam đi chân trần chẳng hề biết sợ chông gai. Họ có thể chạy nhảy rất nhanh, trèo núi như gió, và chèo thuyền vun vút. Tất cả đàn ông đều cạo trọc đầu. Họ có thể lặn dưới nước vài khắc ( đơn vị đo thời gian thời xưă và bơi nhanh như chạy trên cạn. Mỗi lò võ hay lễ hội địa phương đều có bản dắc và đặc trưng riêng. Một trong những hoạt động nổi tiếng với tinh thần thượng võ là Hội vật Liễu Đôi ở tỉnh Nam Định. Các sự kiện đấu vật và đấu võ tổ chức tại đây thu hút không chỉ người dân Liễu đôi mà cả một vùng đó. Người dân Liễu đôi vẫn truyền tụnh câu ca về lễ hội này: Ngàn năm võ vật đua tài Vạn năm sông rộng núi dài tỏ tiên Các lễ hội làng có thể được xem là những cuộc thi võ của quần chúng. Những đô vật tài giỏi tại địa phương được dân làng phong tặng danh hiệu “ Trạng vật”, tương tự như danh hiệu “ Trạng” mà triều đình đã ban cho các Nho sĩ. Nhiều người trong số họ sau này trở thành lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân như Nguyễn hữu Cầu và nguyễn Cừ chống lại triều đình Lê-Trịnh ( cuối thế kỷ 18) và chàng Lía chống lại chúa Nguyễn. Nổi tiếng nhất trong số những hào kiệt này đương nhiên là anh em Tây Sơn ( Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ). Cùng với những đô đốc tài ba của mình ( tất cả đều là các hào kiệt), họ đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân vào cuối thế kỷ 18, lật đổ chế độ cai trị hà khác của các chúa Trịnh, Nguyễn, chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước kéo dài hàng thế kỷ. Những người anh hùng này được đào tạo trong các lò võ do những võ sư danh tiếng truyền thụ, nhiều ngươi trong số đó được tôn làm thần trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra do những hào kiệt treo ấn từ quan để thể hiện sự phản đối của mình với chính sách của chế độ cai trị của Pháp. Thâm chí khi phong trào chống Pháp suy yếu thì các võ sư vẫn bí mật truyền thụ lại võ thuật cho học trò trong sách vở nói về binh pháp và nghệ thuật chiến tranh hoặc dưới những câu tục ngữ. Những cuốn sách và câu tục ngữ này dần dần được đúc kết thành giáo trình luyện võ của quần chúng.
B-Các hoạt động võ thuật triều dình : Các hoạt động võ thuật triều dình nhằm :rèn luyện binh sĩ chiến đấu chống xâm lăng và bảo vệ triều đình. Võ thuật được chia thành ba phần: võ dành cho quân đội, võ để nghiên cứu và võ để thi tuyển a/ Võ dành cho quân đội Trước thế kỷ 16, vua chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trên những cống hiến, công trạng hoặc gia thế của họ, chứ không phải qua thi tuyển. Do đó, đa số các võ tướng cao cấp trong triều đều là người của hoàng gia. Năm 1253, triều Trần cho lập Giảng Võ Đường, một trường rèn luyện võ dành cho hoàng thân quốc thích là các võ tướng. Cũng khoảng thời gian này, Trần Quốc Tuấn, danh tướng của thời Trần đã soạn ra cuốn binh thư đầu tiên theo những tiêu chuẩn của thời đó Nhờ dạy và học võ, thời Trần có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng, trong đó phải kể đến Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão. Các nhà sử học còn nghi nhận những đóng góp của họ đối với những chiến thắng của người Việt trước quân Nguyên Mông. b/ võ để nghiên cứu Năm 1721 dưới thời vua Lê Dụ Tông(1679-1731), trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần chúng , gọi là Võ học sở, được mở tại kinh đô Thăng Long Hà nội. Vua còn bổ nhiệm một vị quan chịu trách nhiệm giảng dạy binh pháp. Chúa Trịnh Cương rất chú trọng đào tạo các tướng lãnh. c/ võ để thi tuyển Rèn luyện và thi tuyển võ được tổ chức như thế nào tại triều dình? Chúa Trịnh Cương cho biên soạn những quy dịnh và thể chế thi tuyển võ học. Các kỳ thi được tổ chức 3 năm một lần. Vào các năm Tý Ngọ Mão Dậu, kỳ thi được tổ chức ở cấp hương thôn, gọi là sở cử. Trong khi đó, kỳ thi Hội ( bác cử) diễn ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất Sửu Mùi. Mỗi kỳ thi gồm 3 phần. Phần thứ nhất là kiểm tra hiểu biết của thí sinh về binh pháp cổ, phần hai về công phu võ học ( cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm, múa côn), còn phần thứ ba là kiến thức về chiến thuật và chiến lược quân sự Năm 1731, chúa Trịnh Tráng tiếp tục soạn thêm những quy định về võ thí sau khi ông nhận ra rằng nhiều võ sinh xuất sắc đã trượt trong phần thi viết luận về chiến lược dung binh. Theo những quy định mới này, công phu võ học được nhấn mạnh hơn là kiến thức về chiến lược quân sự. Triều Lê( 1428-1527) cho mở các trường rèn võ. tổ chức các kỳ thi võ, xây võ miếu vào năm 1740 để thờ những binh gia nổi tiếng của Trung Hoa và Việt nam như Võ thành Vương, Tôn Tử, Quản Tử và Trần Quốc Tuấn Thời vua Lê Chúa Trịnh (1428-1788) 19 cuộc thi võ đã được tổ chức, lấy đỗ 200 võ sinh. Các kỳ thi này ngừng lại khi Nguyễn Huệ (1753-1792) sau này là vua Quang Trung)-một anh hùnh dân tộc đồng thời là nhà chiến lược kiệt suất-đem quân ra miền Bắc để phù Lê, diệt Trịnh. Sau đó, những cuộc thi này lại được tổ chức trở lại. Thường thì những thí sinh vượt qua các kỳ thi võ đều rất trẻ. Tuynhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, Nguyễn Thời Lý và Nguyễn Đình Thạch đã thi đỗ ở tuổi 85 và 78. Một vài dòng họ có nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi võ, chẳng hạn Vũ Tá ở xã Hoàng hà ( Hà Tĩnh) có 13 người đỗ vào thời Lê Trịnh |
||
Các vua Nhà Nguyễn (1802-1945) cố gắng mở rộng bờ cõi xuống phía nam nên rất chú trọng đến việc tuyển chọn và rèn quan võ. Năm 1836, vua Minh mạng ban hành đạo dụ nói rõ: để cai trị đất nước, cần chú ý cả tới văn trị và võ công. Hiện nay có nhiều bậc anh hùng tuấn kiệt rất giỏi binh thư và võ nghệ. Họ cần được tuyển chọn để triều đình bổ dụng. Nhà vua còn đặt ra những chế định cho các kỳ thi võ thi Hương và thi Hội. Theo quy định, thì thi Hương được tổ chức vào các năm Dần, Thân Tỵ, Hợi. Thi Hội được tổ chức vào các năm Tý, Ngọ Mão Dậu. Kỳ thi Hương đầu tiên dưới thời Nguyễn được tổ chúc năm 1837 Các cuộc thi võ ở Huế ( kinh đô của nhà Nguyễn), thường được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, vào ngày 12 tháng 7 các thí sinh tụ về trường thi. Từ nghày 15 đến 17 tháng 7, họ tham dự vòng thi đầu tiên là hai tay xách hai cục chì nặng rồi đi được càng xa càng tốt. Họ được xếp hạng ưu nếu quãng đường dài hơn 18 trượng ( một trượng tương đương 1.7m),14 trượng là thứ, 10 trượng là bình, và dưới 8 trượng là liệt. Phần thi thứ hai diễn ra tứ 19 đên 21 tháng 7, trong đó thí sinh phải chứng tỏ kỹ năng chiến đấu tay không và sử dụng vũ khí như côn, đao và khiên. Họ còn phải dùng thiết côn ( gậy sắt) nặng khoảng 18kg để đấu đối kháng. Thêm vào đó, họ phải dùng thương dài 3,3 m đâm trúng hình nộm bằng rơm Trong vòng thi thứ 3 ( từ 23 đến 25 tháng 7) các thí sinh được kiểm tra kỹ năng bắn súng. Vào ngày 27 tháng 7, triều đình sẽ xướng danh các thí sinh trúng tuyển. Trước khi được sung quân vào ngày 2 tháng 8, họ phải qua một vòng khảo thí về võ kinh thất thư ( bảy bộ sách kinh điển về võ học) là Tôn Tử, Ngô Tử, Lục Thao, Tư Mã Pháp, Hòng Thạch Công tam lược, Uất Liêu Tư vấn đáp và Lý Vệ Công vấn đối. Họ có thể tuỳ ý chọn và chứng tỏ khả năng của mình với một trong 18 món binh khí. Nói chung, thì võ dưới thời Nguyễn tổ chức một cách có hệ thống và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, một số võ sinh vẫn tìm cách gian lận. Chẳng hạn một thí sinh đã tìm cách thi hộ cho thí sinh khác trong một kỳ thi. Vì vậy, vua Tự Đức (1829-1883) phải ban chỉ dụ, quy định rõ ràng những định lệ thưởng phạt trong thi võ. Theo chỉ dụ này, các thí sinh lén mang sách vở hoặc bị bắt quả tang gian lận trong thi cử sẽ lập tức bị giám quan đuổi ra. Những người vào thi với trang phục bẩn thỉu hoặc nhếch nhác cũng bị loại. Nếu một thí sinh bị bắt quả tang dự thi dưới tên người khác thì cả hai người liên can sẽ bị buộc phải tòng quân. Những người đút lót cũng sẽ bị phạt. Từ năm 1802 đến 1884, nhà Nguyễn tổ chức 74 kỳ thi ở các cấp khác nhau. Tổng số có 3893 thí sinh vượt qua các kỳ thi cả văn lẫn võ. Các kỳ thi võ chính thức ở Việt nam chấm dứt vào năm 1880 khi người Pháp tăng cường nền cai trị của họ tại Việt nam. |
III-Tinh thần thượng võ vẫn tồn tại trong dân tộc Việt Trong lĩnh vực quân sự, võ thuật đột nhiên không còn đóng vai trò quyết định nữa, nhưng việc luyện võ vẫn tiếp tục Những võ sư từ các vùng khác nhau liên kết với nhau lập ra nhiều lò võ ở Thăng long Hà nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Định, Sàigon và các tỉnh đồng bằng song Cửu Long Từ cuối thế kỷ 19, võ thuật bản địa. đã tiếp nhận thuật đấu bốc từ Anh Quốc, Judo, Aikido và Karate từ Nhật Bản,Wushu, Thiếu Lâm và Võ Đang từ Trung Quốc, Taekwondo từ Triều Tiên và Pen cat-silat từ Malaysia. chuyển hóa để rồi kết hợp với c ác thế võ này hầu làm phong phú thêm võ thuật Việt . Võ Việt cũng đã đồng hóa nhiều yếu tố của y học cổ truyền Châu Á, và các triết học cũng như các hệ thống đạo đức châu Á. Võ nghệ Việt thể hiện quan điểm về sự tổng hòa đến mức hoàn thiện triết lý âm dương và khái niệm về ngũ hành tạo nên vũ trụ. Nó còn phản ảnh những quan hệ biện chứng giữa thân, thần, tâm khí và lực; giữa động và tĩnh, kiên và hoạt. Võ thuật truyền thống không chỉ là một môn thể thao, mà còn là một phần của văn hóa dân tộc, chứa đựng một di sản được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tinh thần thượng võ và việc rèn luyện võ nghệ tiếp tục phát triển qua c ác môn pháiCác môn phái võ Việt có thể xếp loại thành bốn nhóm chính: Bắc hà ( bắc), Bình Định ( trung) Nam Bộ ( nam) và các môn phái có nguồn gốc Trung Hoa. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều người ở các nước khác luyện tập võ Việt, nên phần này cũng đề cập đến võ Việt ở nước ngoài. |
||
A- Nhóm Bắc hà (Bắc) Các trường phái võ Bắc hà ban đầu được phát triển ở miền bắc Việt, mặc dù ảnh hưởng của nó về sau lan rộng tới các khu vực khác trong cả nước. Các phái này gồm vật truyền thống, Việt Võ đạo, Nhất nam(võ hét) Nam Hồng Sơn và một số biến thể mới của các môn phái truyền thống này (Hoàng quyền,Thăng Long Võ Đạo,Thanh Phong Võ Đạo) a/ Vật truyền thống là hình thức võ rất phổ biến ở miền Bắc. Nhiều làng tổ chức thi đấu vật vào các lễ hội mùa xuân. Vật có truyền thống lâu đời từ thời Hai bà Trưng chống bọn thống trị Trung Quốc vào năm 40 sau Công Nguyên. Nổi danh về Vật truyền thống là làng Liễu đôi Liễu Đôi là một làng ở xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Nam Định. Hàng năm làng tổ chức cuộc thi vật truyền thống vào ngày mồng 5 tháng giêng âm lịch. Theo truyền thuyết , cuộc thi đấu vật có nguồn gốc từ câu chuyện về một chàng trai trẻ họ Đoàn có sức khỏe phi thường. Một ngày nọ, một cơn lũ tràn qua vùng Nương Củi thuộc làng liễu Đôi, khiến dân làng vô cùng hoảng sợ. Khi chàng trai tới nơi để cứu giúp thì chàng nhìn thấy trước mắt mình một thanh gươm sáng quắc nằm trên một vuông nhiễu diều. Nhận ra đó là một thanh gươm thần, chàng quỳ xuống tạ ơn Thần Phật . Chàng cầm gươm và lấy vuông nhiễu điều quấn quanh bụng rồi chàng vung gươm thi triển võ nghệ để cứu dân làng. Sau đó giặc ngoại xâm tràn tới, chàng trai trẻ tình nguyện tòng quân giết giặc. Trongh đơn vị của chàng có một nữ binh họ Bùi. Hai người họ Đoàn và Bùi yêu nhau và nguyện sẽ nên duyên cầm sắt sau ngày chiến thắng. Thật không may chàng trai trẻ họ Đoàn hy sinh tại chiến trường, xác chàng được đưa về an táng tại quê hương. Sau khi quân thù đại bại, Bùi đi thăm mộ chàng ở quê. Nhưng đến gần mộ chàng, nàng cảm thấy quá đau lòng mà chết. Dân làng rất cảm động và họ đã lập một ngôi miếu thờ chàng trai họ Đoàn mà họ gọi là Thánh ông và một ngôi miếu khác thờ cô gái họ Bùi mà họ gọi là Tiên Bà. Hàng năm họ còn tổ chức một cuộc thi đấu vật để tưởng nhớ ngày mất của 2 người. Ban đầu, cuộc thi đấu được gọi là Lễ hội Thánh Tiên nhưng về sau được đổi thành Hội vật Liễu Đôi. Hội có nghi lễ rước Thánh Ông tới Bãi vật, tiếp sau là một cuộc thi vật. Lễ hội mở đầu với phần dân làng rước kiệu Thánh ông từ miếu ông tới Bãi vật. Một bô lão cầm gươm dẫn đầu đoàn rước và đi giật lùi từ đền đến Bãi vật. Khi kiệu Thánh ông tới, dân làng tổ chức một nghi lễ trong đó có lễ dâng chuối, oản và trà lên Thánh ông. Tiếp sau lễ rước, người ta đốt lửa trên Bãi vật. Đống lửa tượng trưng cho ánh sang rực rỡ của thanh gươm tìm thấy tại Nương Củi. Người ta tin rằng một đống lửa sáng rực với ngọn lửa bốc cao sẽ đem lại may mắn trong năm tới. Tiếp theo là nghi lễ diễn lại khoảnh khắc thiêng liêng khi chàng trai họ Đoàn phát hiện ra thanh gươm sáng rực và vuông nhiễu điều. Một bô lão đạo cao đức trọng trong làng đánh một chiếc trống lớn đặt trước kiệu rồi trao gươm và vuông liễu điều cho một đô vật của làng. Đô vật này cầm thanh gươm trên tay trong lúc vẫn quấn vuông nhiễu điều quanh bụng. Sau lễ trao gươm là múa cờ : hai hoặc 4 người mỗi người cầm một lá cờ đỏ hình vuông, tiến lai phía kiệu và rước kiệu tới sới vật trong tiếng trống giục. Họ biểu diễn nghi lễ múa cờ. Cuối tiết mục múa cờ, một người đánh chiếc trống lễ chính. Sau đó chiêng trống trong cả đền v à chùa của làng đều nổi hiệu, còn đám đông thì hò reo hưởng ứng. Nghi lễ này tượng trưng cho không khí lúc đoàn quân lên đường ra trận Sau những nghi lễ truyền thống này, cuộc thi đấu vật theo đúng những quy định và hình thức riêng của làng Liễu Đôi bắt đầu với 5 keo đấu vật. Theo quy định truyền thống, hai bé trai sinh ra trong ngày cuối cùng của năm âm lịch trước đó phải trình diễn 5 keo đấu vật để tôn vinh Thánh ông. Vì những đô vật nhí này vẫn còn nằm trong nôi và dĩ nhiên là không thể đấu vật được nên bố của chúng phải đấu thay. Vòng đấu vật này chỉ là hình thức và không ai được đánh ngã đối thủ. Bất cứ hình thức vi phạm nào đối với quy dịnh này cũng bị phạt vì người ta cho rằng hai đứa nhỏ sẽ là các đô vật trong tương lai và do đó chúng sẽ không gặp may nếu bị thua ngay từ trận đấu đầu tiên. Nếu các ông bố không thể tham dự được thì ông nội sẽ vào đấu vật và nếu họ cũng không thể đấu được thì những người họ h àng cao tuổi là nam giới khác phải thay thế.. Sau 5 vòng đấu đầu tiên, cuộc thi đấu vật thực sự bắt đầu. Đô vật làng Liễu Đôi, với tư cách chủ nhà phải khai mào cuộc đấu để khích lệ những người tham gia đến từ các làng khác. Theo quy định, các đô vật chỉ đóng một chiếc khố nhỏ. Các miếng hiểm hóc để đánh ngã đối phương bị cấm ngặt. Có 3 hạng giải thưởng. Giải đặc biệt được trao cho đô vật đứng đầu, sau đó là 3 Giải nhất nhì ba. Tiếp đó là giải của lễ hội trao cho tất cả những người tham gia, bất kể thắng cuộc hay thua cuộc . Giải cuối cùng có lẽ là giải quan trọng nhất vì mục đích của lễ hội là khuyến khích mọi người tham gi ĐẤU VẬT. b/ Việt Võ đạo (võ cổ truyền) Hànội và các vùng phụ cận được xem là cái nôi của võ cổ truyền. Trước đây, nhiều võ sinh từ khu vực này đã vượt qua các kỳ thi võ đầy khó khăn. Thậm chí sau năm 1880 khi mà thi võ bị bãi bỏ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí mật truyền thụ các kỹ năng lại cho con cháu Võ sư Nguyễn Lộc quê tại Sơn Tây khai sáng Năm 1938 một phái võ Việt mới, pha trộn những tinh tuý của truyền thống võ học gia đình, võ Việt nam và các truờng phái võ của các nước khác. Nguyễn Lộc muốn xây dựng một phái võ để quảng bá cho đông đảo quần chúng. Phái võ này đi dễ đến khó, từ đơn giản tới phức tạp, phù hợp với thể trạng người Việt, và dựa trên kỹ thuật phản công ngang. Nhờ đó võ sinh có thể lật người ngã xuống một cách an toàn. Phái võ Việt đó mang tên Vovinam Video Vovinam quốc võ Video Vovinam Bắc 1 Video Vovinam 2
c/- Phái Nhất Nam có lịch sử lâu đời nhất trong số các phái võ cổ truyền Việt khởi nguồn từ Thanh Hóa, Nghệ An. Có người cho rằng cái gốc ban đầu của Nhất Nam là võ Hét, , của vùng châu Hoan, châu Ái xa xưa mà sau này là xứ Thanh, xứ Nghệ (hay Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay). Võ sư Ngô Xuân Bính xuất thân trong gia đình có truyền thống về võ, đã đặt tên cho môn võ là phái võ Nhất Nam mà ông là chưởng môn phái. Theo sách Nhất Nam căn bản tập 1 và 2, Phái Nhất Nam dựa trên những nguyên lý đơn giản mà hợp lý, dựa trên những đặc điểm tâm sinh lý và cơ chế vận động của cơ bắp con người để tạo dựng lên những phương pháp luyện tập, những hệ thống bài tập chứa những thủ thuật tinh tế và khoa học, những đòn thế đơn giản mà khéo léo, có khả năng lợi dụng được sức mạnh của đối phương... Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những đòn đánh của đối phương đều không đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư võ Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người Bên cạnh những bài quyền chiến đấu, Nhất Nam còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà và tay trảo. Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam. Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt đòn chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống các huyệt trên cơ thể người Bên cạnh những bài quyền chiến đấu, Nhất Nam còn có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm tu dưỡng nhân cánh con người. Trong quyền, Nhất Nam tập đá nhiều, nhưng những đòn yểm trợ bằng tay vẫn được chủ yếu sử dụng và đạt hiệu quả cao, trong đó nổi bật lên 2 thế: tay xà và tay trảo. Tay xà là một thế mô phỏng động tác quăng, quật, luồn, cuộn của các loài trăn vốn rất phổ biến ở vùng Thanh-Nghệ, nó có độ nẩy, độ xiết, độ mở và độ uốn lượn rất linh hoạt. Tay trảo là thế đánh của tay chĩa ngang ngón cái như cựa gà chọi, còn các ngón kia khép lại chĩa thẳng thành mũi xỉa vào các huyệt của đối phương, thể hiện lối võ lấy yếu thắng mạnh, lấy nhẹ đánh nặng. Đặc biệt các bài Ma quyền, Ảo quyền, Hoa quyền đã kết tinh những kỳ bí của võ Nhất Nam. Hiện nay, về vũ khí có 9 bài côn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1 bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa được gọi là Nhung thuật. Binh khí của Nhất Nam cũng rất đặc sắc. Côn có tới 4 cỡ với độ dài bằng cánh tay, cao ngang mày, cao 1 đầu 1 gang tay và cao một đầu một với tay. Mộc bằng gỗ ken mây, bọc nhiều lớp da sống. Hai bên thân mộc còn lắp thêm 2 cái để khi đánh có thể xòe ra thành một lớn hoặc có thể gấp lại để che hai phía của thân mộc. Cây chạc ba như cây chạc ba đâm cá, có thể vừa đâm vừa ngoặc. Câu câu liêm là biến tướng của cây rựa đi rừng. Kiếm có sống và lưỡi, cong từ đoạn 2/3 ra mũi. Song nguyệt như cái liềm lưỡi sắt, hai đầu nhọn hoắt, một cặp nguyệt như bốn con dao vừa đâm vừa chém. Bài nhung thuật đánh bằng dải lụa dài 1-3 mét, đầu buộc vật nặng, cứng dùng để điểm, trói đối phương và quấn, giật vũ khí đối phương, có thể dấu kín nên dễ đánh bất ngờ. Trang phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần, đóng khố. |
||
d/ Phái Nam Hồng Sơn do võ sư Nguyễn văn Tộ sáng lập -Võ sư Nguyễn văn Tộ sanh năm 1895 tại huyện Thường Tín, tỉnh Hà tây. Khi còn trẻ ông được rèn luyện võ cổ truyền của triều Nguyễn. Về sau ông nghiên cứu thêm và vay mượn kỹ thuật của võ Trung Hoa để hoàn thiện trường phái của mình. Phái võ Nam Hồng sơn là sự kết hợp nhuần nhuyễn và uyển chuyển các truyền thống võ học Việt nam và trung Quốc Ba năm đầu, môn sinh luyện tập võ thuật Trung Hoa, bao gồm tấn pháp, đòn thế và các bài quyền như: Long hổ quyền, Tứ lộ đoản quyền, Thảo mã quyền, Phượng vũ quyền, Liên hoa quyền, Cơ Bản Công,,Khởi đầu quyền, ,Ngũ hành quyền, ,La Hán Quyền,Nam Hồng quyềnQuý Châu quyền,Mai Hoa QuyềnTứ Xuyên Quyền,Mai Hoa Hồ NamHồng côn, Tề mi côn, Quý Châu kiếm, Liên hoa độc kiếm, Liên hoa song kiếm. Những năm tiếp theo, các võ sinh học bao gồm các bài như Lão mai quyền, Ngọc trản ngân đài, Siêu xung thiên v.võ thuật cổ truyền Việt Namv. kết hợp với tập khí công và nội công |
B-Nhóm Bình Định ở miền trung Bình Định nổi tiếng là cái nôi võ thuật gắn liền với triều Tây Sơn ( 1778-1802). Bình Định từng là một vùng thuộc vương quốc Champa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời như có thể thấy trong nhiều tác phẩm điêu khắc Chàm xưa. Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt và Trung Quốc chuyển tới định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Trong số đó có Trương văn Hiến từ vùng Thanh Nghệ, Trần Kim Hùng có tổ tiên sáng lập ra thôn Trường Đình ( Tây Sơn). Diệp Kim Tòng từ Phúc kiến ( Trung Quốc) và Đinh văn Nhưng người Ninh Bình. Chính những võ sư này đã rèn luyện võ nghệ cho anh em Tây Sơn. Hầu như tất cả tướng sĩ của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1778) đều là người Bình Định. Cuốt thế kỷ 18, các võ sư đã sáng lập tại Bình Định một phái võ Tây sơn độc đáo và uy dũng. Nó là sự kết hợp các hình thức và kỹ thuật của nhiều phái võ Bình Định khác nhau, tổng hợp thành một môn võ ghê gớm. Nguyên tắc của phái võ này là Nhất mạnh, nhì nhanh thứ ba giỏi, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sức mạnh, sự khéo léo và kỹ thuật. video : Võ Bình Định |
||
Võ thuật thời Tây Sơn: có 4 môn: Côn, Quyền, Kiếm, Cổ. 1. Côn: Về. Thường dùng để đánh với đám đông người. - Đoản côn có tên gọi là thước, dài tới vai ngư côn thì ở nơi nào cũng có, gồm có hai thứ: Trường côn tục gọi là roi, đoản côn tục gọi là thước. - Trường côn cũng có hai loại: roi trường (roi đấu) và roi chiến. Roi trường cao hơn đầu người, thường gọi là trường tiên dùng trong chiến trận. Có khi dùng trên ngựa thì sống như ngọn thương. Roi chiến hay gọi là trung bình tiên thường cao hơn đầu người một chút hoặc ngang bằng đầu ngườiời sử dụng là một vũ khí cá nhân gọn gàng trong việc sử dụng và di chuyển. Tại Bình Định có nhiều võ sĩ dùng đoản côn dài hơn kích thước thường hoặc ngắn chỉ bằng 1 sải tay có thể dắt gọn vào lưng. Côn làm bằng gỗ dẻo và chắc như gỗ kiền kiền. Sớ của gỗ phải là sớ dọc. Nếu gỗ có sớ ngang thì sẽ dễ gãy. Đôi khi côn cũng làm bằng thép. 2. Quyền: Đặc điểm của quyền Bình Định là môn quyền hòa hợp giữa ngạnh quyền và miên quyền. Ngạnh quyền là quyền dùng sức mạnh bên ngoài mà cốt ở sự uyển chuyển hòa hợp. Lấy nội công làm chính. Ở Bình Định, các võ sư thường dạy cho các môn đệ cả hai thứ. Người giỏi bên ngạnh quyền, nội công vẫn có. Người chuyên về nội công, ngạnh quyền không đến nỗi tầm thường.Quyền thuật gồm các môn luyện tập tay không, chỉ dùng tay chân, kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm đòn công và đòn thủ, biến, phá lợi hại. thể hiện những động tác mềm mại, hoà hợp cương-nhu quyền né tránh linh hoạt, uyển chuyển, biến phá từ thủ, tấn công nhanh thật lợi hại. Gồm đủ về thể dục, tự vệ, thi đấu, chiến đấu, tỉ thí (võ đài). Các bài tiêu biểu: Tan Phap, Lien Ba, That Bo, Ngu Hanh, Bat Chan, Chi Phap Thao; • Ngoc Tran • Than Dong • Thien su • Long Thao • Phuong Hoang • Tu Hai • Thu Phap Thao • Ngoc Tran Quyen • Hoa Cong • En Bay Thao Phap • Lao Mai • Roi Thai Son 3. Kiếm: . Kiếm gồm hai loại kiếm và đao. Kiếm thì có trường kiếm và song kiếm. Thường trường kiếm thì đàn ông dùng, song kiếm thì đàn bà dùng. Trường kiếm phát huy sức mạnh. Song kiếm thích hợp uyển chuyển, lẹ làng. Đao thì có đại đao, tục gọi là siêu và đoản đao gọi tắt là đao. Bình Định thường sử dụng loại đao ngắn gọi là mã tấu thường để đánh giáp lá cà với địch. Rựa và dao bảy cũng được liệt vào loại đao. 4. Cổ: Là môn võ trống. Đây là một bộ môn võ thuật đặc biệt của thời Tây Sơn. Cho nên còn gọi là trống võ Tây Sơn. Trống võ dùng để luyện tập võ và điều binh khiển trận. Bộ võ trống gồm 16 cái lớn nhỏ được bố trí thành một giàn trống như sau: Đứng ngay chính giữa là võ công. Hai giàn trống nằm ở vị trí trước và sau võ công. - Phía sau gồm 4 trống lớn, đường kính hơn một thước tây, được treo trên một kệ gỗ gồm từng đôi một. Hai cái gần sát đất, hai cái ngang đầu người. Bốn trống này được võ công đánh bằng gót chân, cùi chỏ và đầu. Tùy theo tầm vóc của võ nhân mà khoảng cách treo trống cũng tăng giảm theo. Tuy nhiên, khi luyện võ đã khá thuần thục thì khoảng cách càng chênh lệch càng phân biệt được tài nghệ cao thấp. Ban đầu thì khoảng cách thuận vị trí của gót chân, cùi chỏ, sau này trống treo ở bất cứ nơi nào võ nhân cũng dùng gót và cùi chỏ chân đánh trúng. Khán giả chỉ nhìn theo gót chân, cùi chỏ người có võ thuật hay chỉ nghe tiếng trống vang lên dòn dã, âm điệu nhịp nhàng và âm sắc như nhau thì biết được sự điêu luyện của võ nhân. Còn khi nghe tiếng trống khi to khi nhỏ, khi kêu khi tắc, thì biết ngay tay học trò võ mới vào nghề. - Phía trước võ nhân là một giàn trống gồm 12 cái, nơi trung tâm là hai trống lớn bằng một nửa trống phía sau. Hai trống này làm chủ cả giàn trống trầm hùng luôn luôn rền vang liên tục, âm dương hòa lẫn cùng nhau. Khi người sử dụng có nội công thâm hậu thì tiếng trống vang xa gây thành tiếng sấm rền vang. Khi tiếng trống âm dương thay đổi nhịp điệu, người nghe biết rằng thế trận đang đổi thay, khi hùng hồn dòn giã là khí thế tấn công. Khi trầm trầm chậm rãi là lúc đoàn quân di chuyển… Phía trước hai trống âm dương có 4 trống chiến, mặt trống lớn bằng hai phần ba trống âm dương. 2 cái nằm trước trống âm, 2 cái nằm trước trống dương, được phối khí theo trống mẹ: 2 âm, 2 dương. Âm nằm bên trái, dương nằm bên phải. Tiếng trống âm nghe trong và cao. Tiếng trống dương nghe trầm và đục. Bốn trống của hai loại này dùng để điều khiển binh sĩ, hợp với trống mẹ. Khi tiếng trống âm vang rền thánh thót thì trận thế cần thủ nhiều hơn công. Khí tiếng trống dương rền vang là lúc xung phong kết thúc trận tiền. Phối hợp nhịp nhàng, bốn trống đại phía sau vẫn điểm nhịp khi khoan thai, khi dồn dập. Sau hai trống âm dương một dãy gồm 6 trống nhỏ chỉ bằng nửa hai trống âm dương. Đây là một dãy trống dùng trong việc điều hành, phối hợp. Nó chỉ dùng trong việc luyện tập, hiệu lệnh, từ trái sang phải 6 trống này có độ căng của mặt trống khác nhau nên khi đánh lên có 6 âm độ khác nhau. Khi được đánh lên, âm thanh của 6 trống sẽ tạo nên những nhịp điệu khoan thai, dồn dập …điều khiển ba quân làm theo tiếng trống: hội quân, xuất quân, hành quân … Trong các cuộc thao diễn, 6 trống này hòa nhịp với 2 trống âm dương làm thành một giàn nhạc võ.Hai trống âm dương đánh nhịp thùng, thùng, 6 trống hòa reo làm nhịp nhàng thế võ. Giàn trống thay thế cho giàn trống kèn của các nước Tây phương. Tuy nhiên có nhiều cái khác biệt là giàn trống chỉ một người đánh, phải là một vị tướng vừa đánh vừa chỉ huy hoặc điều khiển hành quân, tác chiến bằng âm thanh trống.
Phái võ Bình Định gồm các môn phái sau: 1/ - Roi Thuận Truyền-Tây Sơn video Roi Thuận Truyền 2/- Quyền An Vinh Những bài tiêu biểu là Ngọc Trản, Thần đồng, Thiền sư, Tứ hải, Lão mai… Mỗi bài quyền An Vinh gồm lời thiệu và động tác. Các phách quyền cơ bản là Lưỡng diện, Tứ môn, Rút, Găm, Tự, Song cước, Định cước, Nghịch lân. Quyền An Vinh thiên về đánh hiểm, đánh móc. Đặc điểm của quyền An Vinh là đánh không hết tay, phản đòn nhanh, liên tục. “Roi tiên, quyền tiếp”, đi trước là chỗ mạnh của roi, liên tục là chỗ mạnh của quyền. Khi đánh, phải áp sát đối phương thì mới có lợi thế. 3/-Thanh long võ đạo Võ sư Lê Kim Hòa đã thành lập võ phái Thanh Long Võ Đạo thuộc dòng võ Tây Sơn –võ sư Lê Kim Hòa người Phú Yên sáng lập vào năm 1970. Hiện ông vẫn là chưởng môn môn pháiVideo Quyền Thanh Long võ đạo 4/-Võ trận Bình Định video: Võ cổ truyền Bình Định (1) video : võ cổ truyền Bình Đinh 2 5/- Võ Thiếu LâmTây Sơn. Cố võ sư Bùi Văn Hoá (1894-1958) sáng lập môn võ Thiếu Lâm Tây Sơn Nhạn. Bùi Văn Hóa, quê gốc Bình Định, từng sang Trung Quốc học võ Thiếu Lâm với võ sư Tây Sơn Nhạn. Mới 10 tuổi, ông đã nổi tiếng “thần đồng võ thuật”. Tương truyền võ phái này hình thành từ sự dung hợp hai dòng võ Thiếu Lâm và Võ Đang. Phối triển tính cương mãnh của võ công Phật gia, sự âm nhu của Đạo gia, Thiếu Lâm nội quyền khi công hãm mạnh mẽ quyết liệt , lúc phòng thủ kín kẽ, biến hóa khôn lường. video : Thiếu Lâm 1 video Thiếu Lâm 2 6/- Bích Quang mônVõ cổ truyền Nha Trang Khánh Hòa luyện tu thân rèn chí và phát dương võ thuật, Chuyên đào tạo: quyền thuật, binh khí, tự vệ, đối kháng và công phuvideo: Võ Bích Quang |
||
C-Nhóm Nam Bộ ở miền nam Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình định cư của nhóm người Việt ở miền nam trong thế kỷ 18-19. Sau khi đứng chân ở nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía nam và di dân từ Quảng nam, Đà nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Triều Nguyễn con lưu đầy nhiều tội phạm vào nam. Vì thế, nhiều người Việt ở miền nam xuất thân từ các vùng có truyền thống võ nghệ, và bản thân họ cũng rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu. Cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước quân khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà nguyễn bỏ chạy xuống phía nam, rồi quy tụ về vùng Đồng nai. Tại đây, họ tuyển mộ các võ sư để rèn luyện binh sĩ phục thù. Sau khi nhà nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này vượt qua được các kỳ thi võ của triều đình và theo đuổi binh nghiệp. Võ nam Bộ có nguồn gốc khác nhau: Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và trung Quốc. Đó là sự pha trộn của nhiều môn phái với những kỹ thuật được biến cải cho phù hợp với điều kiện cụ thể ờ miền nam, trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới. Các phái võ Nam Bộ thường gọi là võ miền rừng hay võ vườn, bao gồm các môn phái sau đây: Phái võ này duy trì được gần như tất cả những miếng võ cơ bản của phái Tây Sơn:trong đó cò những bài quyền như Ngọc Trản, lão mai, Thần Đồng, các bài tập như Tấn Nhứt, Tứ Môn. Tuy nhiên, các võ sư đã điều chỉnh các kỹ thuật và đòn thế để phù hợp hơn nữa với vùng đất mới. Các kỹ thuật được cải tiến cho nhanh và hiệu quả hơn. Những lời chỉ dẫn có vần điệu nguyên gốc dùng để dạy võ sinh được trau chuốt và cũng có cả những câu mới được bổ sung. Phái võ Bà Trà đã đóng góp nhiều kỹ thuật mới như Đổng Nhi và Thái Sơn vào kho tàng võ thọc truyền thống của dân tộc. 1/- Tần Khánh-Bà Trà Sau khi vua Gia Long, được quân Pháp hậu thuẫn đánh bại nhà Tây Sơn ( 1778-1802), nhiều người dân đất Tây Sơn bị buộc phải di cư vào nam để trốn tránh sự thảm sát của vương triều mới. Họ lập ra làng Tân Khánh ( nay là thị trấn Tân-Phước –Khánh, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương) Họ mang theo trong mình truyền thống võ thuật của quê hương Tây Sơn Bình Định tới vùng đất mơí và tiếp tục phát triển nó. Đến giữa thế kỷ 19, dưới triều vua Tự Đức (1848-1883) một sự kiện diễn ra, phản ảnh rõ tinh thần bất khuất của dân làng Tân Khánh: một cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại đám quan lại thối nát địa phương. Một người phụ nữ tên Trà, vốn giỏi võ Tây Sơn, lãnh đạo cuọc khởi nghĩa suốt 10 năm trời, từ 1850 đến khi người Pháp xâm lược 3 tỉnh miền đông Nam Bộ. Vì vậy, khu vực này được gọi là đất Bà Trà.) Sau sự kiện lịch sử này, người dân gọi phái võ truyền thống phát triển ở Tân-Khánh là phái võ Bà Trà-Tân Khánh. Thời đó, rất ít phái võ truyền thống Việt có tiếng ở miền nam. Từ phái võ này đã sản sinh ra nhiều võ sư tiếng tăm của miền nam. Trong số đó có hai anh em Hai Ất và Ba Giá, nổi tiếng dám đánh cọp. Những võ sư nổi tiếng khác là Sáu Trực, Năm Nhị, Bảy Phiên và Năm Quy. Mỗi người đều có phong cách riêng với rất nhiều thành tích. Sáu Trực, một học trò của Hai Ất, tiếp nối truyền thống rực rỡ của thầy đã truyền thụ được cho rất đông môn sinh. Trong số này có hai nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và Phan văn Hùm. Năm Nhị làm cho phái võ Bà Trà nổi tiếng khắp Nam Kỳ. Trong khi đó, Bảy Phiên và Năm Quy đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của phái võ Bà Trà bằng cách đào tạo những võ sinh cho các cuộc đấu võ do người Pháp tổ chức vào năm 1930-1940 và còn cho cả các phong trào chống Pháp trong vùng. Nhưng năm 1950, phái võ Bà Trà bước sang giai đoạn mới. Thời kỳ này, võ sư Hồ văn Lành ( biệt danh Từ Thiện) mọt môn đệ xuất sắc của Bảy Phiên rời làng lên Sàigòn để tham gia Tổng Liên Đoàn Võ Việt. Tại đây, ông đã giúp hòa nhập và phổ biến các kỹ thuật của phái võ Bà trà-TânKhánh vào cộng đồng võ thuật miền nam. Thời thanh niên, ông đã giành chiến thắng tại 7 cuộc thi đấu võ thuật. Năm 1984, võ sư Hồ văn Lành đã đào tạo được 400 võ sĩ chuyên nghiệp –trong đó có 100 là phụ nữ- và hàng vạn môn sinh khác. Một số người như Từ Thanh Ngữ, Từ trung Tín, Từ Y Vân đã từng thi đấu với các võ sĩ vô danh địch của Thái Lan, Indonêxia, Camphuchia và Trung Quốc. Nhiều người khác đã tham dự các giải đấu võ quốc gia, giành được nhiều giải thưởng. Trong số đó phải kể đến những người gianh huy chương vàng như Từ Thanh Nghĩa, và Hồ ngọc Thọ, huy chương bạc Từ Thanh Tùng, Từ duy Tuấn và Hồ Thanh Phương, huy chương đồng Từ Hoàng Út. Phái võ Bà Tra- Tân Khánh tiếp tục khẳng định mình trong nền võ học Việt nhờ những cống hiến của các vị võ sư và số lượng môn sinh ngày càng đông trong và ngoài nước. Sự phát triển của phái võ này giúp làm sống mãi ký ức và truyền thống của một thời kỳ oai hùng trong lịch sử Việt-triều Tây Sơn. Phái võ Bà Tra- Tân Khánh tiếp tục khẳng định mình trong nền võ học Việt nhờ những cống hiến của các vị võ sư và số lượng môn sinh ngày càng đông trong và ngoài nước. Sự phát triển của phái võ này giúp làm sống mãi ký ức và truyền thống của một thời kỳ oai hùng trong lịch sử Việt-triều Tây Sơn. |
2/ Thất Sơn quyền Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, sáng lập Trần Ngọc Lộ là đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo., lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang. ông mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. võ sư Hoàng Bá lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện là huấn luyện viên võ cổ truyền. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế... Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang video Thất Sơn Quyền 1 video: Thất sơn quyển 2
3/- Môn phái Kim kê Chưởng môn phái Đặng Văn Anh sinh năm 1921 tinh thông quyền cước và thập bát ban binh khí. Năm 1955, ông sáng lập Kim Kê môn (võ đường số 25E, Khổng Tử, quận 5) đến năm 1994 chính thức trở thành Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn cho đến nay. Môn sinh Kim Kê lừng lẫy giới võ lâm qua các trận đấu đài khắp Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đến các tỉnh miền Trung Vậy “Kim Kê” là gì? “Kim Kê” nghĩa là “gà trống vàng”, lấy cảm hứng từ bài Mai hoa quyền của Thiếu Lâm Tây Sơn nhạn, trong đó có thế Kim Kê độc lập, tổ sư Đặng Văn Anh mê thế võ hiểm này bèn lấy chữ “Kim Kê” đặt tên môn phái với ước muốn đào tạo những võ sĩ hùng dũng, nhanh nhẹn, gan lì, dám đối đòn. Kim Kê độc lập với tư thế đứng trụ chân trái, co cao chân phải, hai tay thủ theo bộ song chủy (gập ngón cái, áp út và út). Khi thủ, che kín những yếu huyệt, lúc bị tấn công phản đòn bằng cách: chân đá vào hạ đẳng (hạ bộ), tay phải đánh vào vùng thượng đẳng (mặt, mắt, mũi), tay trái tung cú đấm thôi sơn vào vùng trung đẳng (ngực, hông) đối thủ. Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn lấy Yêu tự xà hành làm thân pháp; Thôi sơn làm thủ pháp; Bình sa lạc nhạn làm cước pháp; Mai hoa quyền và Kim Kê quyền làm quyền pháp; thuật cường thân làm nội lực; lừng lẫy với bài Tứ linh đao và Kim Kê đao. Năm 1969, chưởng môn Đặng Văn Anh cùng 13 võ sư là Mai Văn Phát, Lê Văn Kiển, Từ Thiện, Trần Xil, Nguyễn Văn Mách, Xuân Bình, Quách Phước, Minh Sang... thành lập Tổng hội Võ học Việt Nam .Nguồn gốc “Kim Kê” còn có nguyên nhân khác. Theo võ sư Đặng Kim Anh: “Hồi nhỏ ở quê, ba tôi rất mê đá gà, ông thường ôm gà đi đá đầu làng cuối xóm. Nhà ông nội tôi nuôi hàng chục con gà đòn và gà cựa đều do ba tôi chăm sóc. Ba tôi rất tâm đắc những đặc tính của gà: Biểu tượng cho sự thịnh vượng, nghiêm túc và vinh hoa, gà trống còn có đức tính mà đấng nam nhi, đấng trượng phu cần có”. Hàn Thi ngoại truyện nêu đặc tính gà trống: cái mào đỏ tựa mũ cánh chuồn là văn. Chân có cựa sắt như kiếm là võ. Dũng cảm đương đầu với kẻ thù là dũng. Gọi nhau cùng chia mồi là nhân. Gáy đúng giờ gọi mọi người dậy là tín. Lẫy lừng tuyệt kỹ Kim Kê Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn đào tạo nhiều võ sĩ từng “làm mưa làm gió” võ đài Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn 1965 - 1974, nam võ sĩ lấy họ “Kê”, nữ họ “Kim” như Kê Hồng Đăng Võ sư Đặng Kim Anh (Chưởng môn phái Thiếu Lâm nội quyền Kim Kê - Tây Sơn nhạn - trái) và lão võ sư Kê Hoàng Hổ (tức Huỳnh Thượng Hải) video : Kim Kê quyền |
||
4/- Môn phái Nam Huỳnh Đạo Nam Huỳnh Đạo là môn phái mới thành lập vừa tròn ba năm và đã tạo nên một “hiện tượng” trong làng võ cổ truyền TP.HCM. Nam Huỳnh Đạo đã thu hút cả ngàn người theo tập ở mọi lứa tuổi và nhiều tầng lớp xã hội.
Người sáng lập Nam Huỳnh Đạo là võ sư Huỳnh Tuấn Kiệt, năm
nay 36 tuổi. video : Võ Phái Nam Huỳnh Đạo
D-Các phái võ Việt tại hải ngoại. Các võ sư đã quảng bá võ Việt ra nhiều nước . Tại Pháp và các nước Châu khác, có 22 môn phái, thu hút khoảng 13000 võ sinh. Dưới đây là một số môn phái võ Việt hiện đang lưu truyền tại hải ngoại Phái Cửu long Võ sư Trần Hoài Ngọc thành lập môn phái này năm 1954 tại Việt nam Sau đó ông di cư sang Pháp và phát triển môn phái tại Loire- Atlantiques và Côte-d’Azur. Các kỹ thuật của phái này gồm bộ quyền, các bài tập với binh khí và khí công, các bài tập hít thở để chữa bệnh và châm cứu video: Quyền Cửu long Phái Nam Hồ Quyền: Phái này do võ sư Philippe Đặng văn Sung làm trưởng môn. Đây là một chi phái của Võ Bình Định, luyện tập các kỹ thuật điển hình của võ Việt: kéo, ném quét, hít thở, kiếm thương và đao Phái Trung Hòa: Võ sư Nguyễn Trung Hòa là một trong những người sáng lập Liên đoàn Võ thuật Việt tại Pháp. Sau khi ông mất, đệ tử của ông là võ sư Jean Quý thành lập môn phái Trung Hòa. Ngoài những kỹ thuật tự vệ và chiến đấu, môn phái này còn cố gắng trang bị cho các võ sinh những kỹ năng nhằm đạt đến sự tự hoàn thiện và tự phát triển năng lực bản thân. Trường phái Thanh Long: Do võ sư Francis Fournier thành lập. Bài tập gồm có các phương pháp nội ngoại gia, sử dụng các loại vũ khí truyền thống và các phương pháp tự vệ Trường phái Sơn Lâm Hắc Hổ: Do cố võ sư Vũ ngọc Vinh thành lập. Đây là một trường phái võ cổ truyền thống Việt. Hiện nay Frederic Vũ con trai của võ sư Vinh làm trưởng môn |
||
Trường phái Cây Lau: Cố võ sư Nguyễn Trung Hòa bắt dầu dậy trường phái võ này tại Pháp năm 1948. Sau khi ông qua đời năm 1975, cháu họ pong là võ sư Bernard Võ Đình Quang phát triển môn phái tại Paris., Strasbourg và Montpellier Phái Lam Sơn: nhiều thế hệ võ sư kế tiếp nhau của môn phái này rất chú ý tới việc phát triển 2 phẩm chất cơ bản cho võ sinh, đó là long can đảm vs2 đức hy sinh. Đại võ sư của môn phái này là Jacques Trần văn Ba video: môn phái Lâm Sơn Đông Trường phái Song Long Khiên: Do võ sư Francoise Brassecasse sáng lập. Nó có 2 lĩnh vực đào tạo chính: Đào tạo con ngoại gia phát triển các kỹ thuật chiến đấu sử dụng vũ khí truyền thống và tăng cường thế lực. Nội gia chú trọng cới các phương pháp dưỡng sinh và thiền định Võ truyền thống: môn phái này được đại Võ sư Nguyễn Đức Mộc giới thiệu vào Pháp năm 1950 và đã phát triển tại đó cho đến nay. Các bài tập của môn phái gồm các kỹ thuật chiến đấu có vũ khí hoặc thay không> hai môn sinh đầu tiên của đại võ sưMộc là Philippe Bertec và Thiery Dijoux. Hiện nay họ chịu trách nhiệm phát triển môn phái tại Pháp và các nước châu Âu khác. Phái Tây Sơn: Trước đây là một môn phái chiến đấu trong đó gươm là vũ khí hữu dụng nhất. Do ảnh hưởng của chiến yranh, triết ly của nó râ`t đơn giản: càng giết được nhiều địch càng tốt. Tuy nhiên, hiện nay đại võ sư Phan Toàn Châu đã thay đổi định hướng sang dạy cho các vo sinh cả triết lý võ học lẫn kỹ thuật chiến đấu. video: Võ Tây Sơn nơi xứ người Phái Nam Hải: Võ sư Nghiêm An Thạch từng luyện tập một vài môn phái tại Việt nam như Lam Sơn, Bạch Hạc, Thiếu Lâm và Hồng Gia trước khi tới sống tại Pháp năm 1983. Tại đây, ông lập ra phái võ Nam Hải. Trong quá trình đào tạo môn sinh, võ sư Thạch rất chú trọng đến tinh thần nhân hậu và tôn trọng nền võ học cổ truyền của Việt Nam Phái Kỳ lân Chí Minh: Được xây dựng trên nền tảng văn hóa Việt và Pháp, nên phái Kỳ Lân Chí Minyh không chỉ cố gắng phát triển các kỹ năng võ thuật mà còn cả những đức tính như trung thự, dũng cảm, khiêm tốn,. hòa thuận. Hiện nay môn phái này do võ sư trần Bá Đức, đệ tử của võ sư Nguyễn Trung Hòa là trưởng môn Phái Long hải: Do vo sư Trần Giác sang lập. Môn phái này dạy các bài tập kh1c nhau dựa trên các kỹ thuật khinh công và võ thuật truyền thống Việt Phái Hòa long: Do đại võ sư Vĩnh Long sang lập. Phái Hòa Long tuân thử bản chất tinh tuý của võ thuật của các võ sư Nguyễn Trung Hòa, kết hợp giữa phong ca`ch cương và nhu Tham khảo:1-Hữu Ng ọc –Lady Borton 2-Internet |