Khái quát về Võ Việt :                     

                 Nói đến Võ thuật Việt nam thì phải nói đến

                         Võ ta, Võ thuật Bình Định  và    Vovinam

   1-Võ ta

Võ ta  là tên gọi  môn Võ cổ truyền Việt nam, được nói tới từ thời Chúa Nguyễn khai khẩn xứ Đàng Trong để tránh né Chúa Trịnh Đàng Ngoài. Võ Ta đôi khi được hiểu là những môn võ có nguồn gốc phát sinh lâu đời của dân tộc Việt (Kinh) trên đất nước Việt Nam.      Võ ta còn được gọi là võ Kinh. Ngày nay tên gọi "Võ Ta" với ý nghĩa là "Võ Kinh" vẫn còn được thông dụng ở vùng Huế - Quảng Nam. Chẵng hạn Bạch Hổ võ phái chuyên về Võ ta . Võ ta đã được dùng trong trường  huấn luyện quân đội nói chung và trở thành môn thi tuyển quan võ thời nhà Nguyễn nói riêng.  Theo binh thư của triều Nguyễn thì 15 bài huấn luyện các võ quan bao gồm:

1. Mộc thiếu thảo pháp (Ở Bình Định gọi bài thảo Ngọc Trản)

2. Ngũ môn thảo côn pháp

3. Trực chỉ thảo côn pháp

4. Ô du thảo côn pháp (Ở Bình Định gọi là bài Tấn Nhất )

5. Đằng bài thảo pháp

6. Siêu đao thảo pháp

7. Trường kiếm thảo pháp

8. Trường côn đấu thế pháp

9. Song phủ thảo pháp

10. Song chỉ diễn âm thảo pháp

11. Thái âm đấu thái dương thảo pháp

12. Tứ chi quyền bô thảo pháp

13. Độc lập mai hoa quyền Thảo pháp

14. Long đao thảo pháp

15. Song kiếm thảo pháp.

 

Những câu vè về Võ Ta  diễn giải  cái phong phú của võ ta

Môn quyền thuật tinh thâm ảo diệu

Lúc lâm trường phải liệu làm sao?

Tay vung chân đá thế nào? --------------------------->

        Tấn công như thể ào ào cuồng phong        

Ngũ hành, phải tập cho ròng

Ngọn kim, hỏa nằm lòng mới thôi

Nhảy cao, đá lẹ, té ngồi

Bảy công ba thủ tập rồi hay chưa

Mấy bộ trụ thật khó chẳng vừa

Trung Bình Đinh tấn phải thừa công phu

Tập ròng tập rã ba thu

Mới sang tập thảo và tu tập hoài

Tư môn tứ diện chớ sai

Ngân Đài Ngọc Trản nhớ hai chữ này

Đòn ra giống tựa mây bay

Chân đạp tới trông tày lưu tinh

Đánh rộng đánh hẹp tùy mình

Thế lừa thế điểm cho minh mới tài

Làm trai trong lúc xông pha

Phải chiến thắng mới ra anh hào

 
   

      2-Võ thuật Bình Định

Đặc điểm

Tỉnh Bình Định   là nơi môn Võ Ta được nuôi dưỡng và truyền bá. Suốt hai thế kỷ 19 và 20, không nơi nào Võ Ta được phổ biến rộng rãi bằng Bình Định,     Số lượng các thầy dạy võ có gốc từ Bình Định tại các địa phương  bao giờ cũng là nhiều nhất. Vì lý do đó Võ Ta còn được gọi là võ Bình Định. Các võ Sư  ở đây đ ã  biến cải Võ Ta trnên đa dạng nhất và rực rỡ nhất.  

Đa dạng về số những dòng võ ngay trên đất Bình Định: dòng võ  Ngọc Trản  Ngân Đài, dòng  Siêu Bát Quái,  Dòng Roi  Tấn Nhứt, dòng Roi Ngũ Môn.   Đa dạng về sự khác biệt trong kỹ thuật giữa các hệ phái mang tên Bình Định hoặc Tây Sơn.Những hệ phái mang tên Tây Sơn thừa hưởng những kỹ thuật của nhà Tây Sơn  á p dụng kỳ  chiến đấu với quân Mãn Thanh Trung Hoa. Ví dụ: Bài Hùng Kê Quyền vốn được coi là của Nguyễn Lữ, Bài quyền Yến Phi vốn được coi là của Nguyễn Huệ, … Nguyễn Trung Như ghi lại các bài bản võ thuật của thời Tây Sơn. .

Các dòng võ Bình Định

Dòng họ Trương (xã, Mỹ Hiệp Phù Mỹ): Ông tổ dòng họ Trương là Trương Đức Thường từ xứ Thanh Hà, Hải Dương vào khai sơn phá thạch ở vùng đất Tú Dương  vào đầu thế kỷ thứ 17 (khoảng năm 1605). Sau đó dồn đến định cư ở thôn Phú Thiện, xã Mỹ Hòa, Phù Mỹ, Bình Định cho đến ngày nay. Theo gia phả của dòng tộc để lại, dòng họ này có nhiều người học giỏi, thi đỗ cử nhân, cả văn lẫn võ trong thời nhà Nguyễn và hầu như đều theo nghiệp văn chương và nghiệp võ. Trong số đó có ông cử nhân võ Trương Trạch, thầy dạy của võ sư Tr ương Thanh Đăng, người sáng lập ra võ đường Sa Long  Saigon                       

Dòng họ Đinh (thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An, huyện An Nhơn): Ông Thủy tổ của dòng họ Đinh là Đinh Viết Hòe, sinh năm 1710 từ đất Ninh Bình phiêu bạt vào sinh cơ lập nghiệp tại ấp Thời Đôn  Bình Định) vào khoảng năm 1730 sinh ra Ông Đinh Văn Nhưng, Ông Đinh Văn Nhưng chính là thầy dạy võ cho ba anh em Tây Sơn. Hiện nay dòng họ này đã đổi sang họ Đào (sinh Đào tử Đinh) Tất cả các tài liệu, hiện vật đều bị tiêu huỷ sau khi phong trào Tây Sơn thất bại. Tài liệu duy nhất của dòng họ này truyền lại đến nay được biết là một tập tư liệu do võ sư Phan Thọ cấp trong đó có ký tên Đào Thống.

Roi Thuận Truyền (thôn Thuận Truyền, xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) không rõ ông tổ là ai, nhưng sau này thì truyền cho Hồ Ngạnh ( cũng có  tê n là  Hồ Nhu) sinh năm 1891, mất năm 1976. Cha là ông Ðốc Năm, một võ quan của triều Nguyễn. Mẹ cũng là con nhà võ. Ngay từ lúc bé, ông đã được cha mẹ dạy võ gia truyền. Lớn lên, ông học roi của cao sư Ba Ðề, tiếp đến học roi của ông Hồ Khiêm. Ðường roi kết hợp tinh hoa của nhiều thầy, Từ roi thế, roi đấu, roi chiến đến roi trận, ông đều tinh thông và độc đáo. Khoảng năm 1932, tiếng tăm ông đã vang dội khắp bốn tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú. Nghe danh, học trò đến thọ giáo rất đông. Con trai chết sớm, ông truyền nghề cho cháu nội là ông Hồ Sừng. Hồ Ngạnh được gọi là "võ sư huyền thoại".

Quyền An Vinh (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn): "Quyền An Vinh" có từ lâu, nhưng cũng chỉ biết từ đời ông Hương mục Ngạc (cố tổ của ông vốn là thầy dạy võ của bà Bùi Thị Xuân).. Hương mục Ngạc. Ông nổi tiếng nhờ tổng hợp được nhiều nguồn võ khác nhau, tạo nên tay quyền xuất sắc nhất trong làng võ thuật Bình Định đương thời. ông có ba người con: Bảy Lụt, Tám Cảng (nữ) và Chín Giác đều tinh thông võ nghệ. ông dạy nhiều học trò, có người nổi tiếng như Hai Tửu. Bảy Lụt chẳng những xuất sắc về võ thuật mà còn gan dạ và có sức mạnh đáng kể, với tay không có thể vật ngã một con trâu đực đang sung sức. Bảy Lụt truyền nghề cho ông Phan Thọ. Sau này ông Phan Thọ còn học thêm võ trận Tây Sơn với ông Sáu Hà nên đã tiếp thu được cả tinh hoa quyền An vinh từ mạch võ Hương mục Ngạc .

Quyền An Thái (xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn): An Thái vốn có những dòng võ truyền thống nổi tiếng. Người sáng lập ra môn phái này là ông Tàu Sáu, tên thật là Diệp Trường Phát, sinh năm 1896 tại An thái. Tuy là người Tàu nhưng dòng dõi ba đời đều ở An thái, bà nội và mẹ ông đều là người Việt.    Được 13 tuổi, ông được gửi về Tàu học võ từ những cao sư Bắc phái Thiếu lâm. Sau 15 năm ròng rã tầm sư học võ, ông Tàu Sáu lúc bấy giờ đã 28 tuổi, trở lại An thái, mở trường dạy quyền Tàu, sở trường hai môn Hổ quyền và Long quyền. Ông dạy võ gần 50 năm, môn đệ rất đông, không bao lâu phái quyềnTàu Thiếu lâm của ông đã rải khắp miền đất võ

. Sau này con của ông, võ sư Diệp Bảo Sanh viết quyển "Võ thuật Bình Định chân truyền" gọi ông là Tổ sư của Võ thuật Bình Định phái An Thái. Võ Thuật phái An Thái được truyền vào Sài Gòn với tên gọi Bình Thái Đạo. Ngày nay môn phái này có chưởng môn là bà Diệp Lệ Bích (cháu nội của ông Diệp Trường Phát).,

Dòng An Thái Bình Định của võ sư Diệp Trường Phát. nhận danh xưng "Võ Bình Định"

Ngoài ra, ở vùng đất Bình Định cũng đã và đang có sự phổ biến của nhiều môn võ hiện đại trong và ngoài nước khác nhau. Đất Bình Định cũng đã từng rất nổi tiếng trong "làng đấm" quyền Anh

   3- Việt võ đạo Vovinam

Việt võ đạo Vovinam  được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Lộc vào thập niên  1930.Phát xuất từ  ý tưởng ái quốc, giữa lúc nước nhà đang bị người Pháp đô hộ, ông muốn dùng võ thuật như một phương cách khích lệ thanh niên rèn luyện thể xác và tinh thần khoẻ mạnh cường tráng với châm ngôn  " một bàn tay thép với trái tim từ ái".    Vovinam thu  thập các thể võ từ nhiều môn phái khác nhau dựa trên nguyên lý " cương nhu phối triển" phù hợp với thể hình người Việt, nên đòn thế Vovinam rất đa dạng gồm các kỹ thuật tay chân, cùi chỏ, đá vật từ võ thuật  cổ truyền Việt Nam.

  Hãy click  Videothonhac.htm    coi    video   võ thuật việt

 

 
   

                

      How have martial arts developed throughout Vietnamese history?

Since the early days days of Vietnam’s history, the Vietnamese have always had to fight against invasions,especially from the armies of various Chinese dynasties. The bronze weapons exhibited in the National Museum of History help give an insight into the weapons the Vietnamese used  during  the first millennium B.C. These include daggers (dao găm), axes  ( rìu), swords ( kiếm) and spears ( giáo). All  are weapons employed in hand-to- hand fighting. Handling these weapons required courage,endurance ( sức dẻo dai)   dexterity ( sự khéo léo)  and skill ( kỹ thuật thành thaọ which in turn made it necessary to develop forms  of fighting that could facilitate their effectiveness.

    1/-   Common people organized popular martial arts activities to provide entertainment and to perfect  their maritial spirit( tinh thần thượng võ), discipline efficiency and self-defence skills. Popular martial arts performances ( trình diễn võ thuật  bình dân) took place throughout the country, primarily at training centres  (lò võ) and at  annual traditional festivals

   2/The king set up regulations for two-stage martial arts examinations: the regional exam(Hương) and the court exam  (Hội)

The martical arts examinations in  the court   ( in Huế: the capital of  the Nguyễn dynasty). On the  twelfth day of the seventh lunar month, candidates gathered at the  Examination School.   From the  fifteenth to seventeenth days of the same month, they participated in the first part of the examination: carrying two pieces of lead in two hands while covering the farest diatance possible. Those who covered over  18 trượng ( one trượng is 1. 70metres) received the grade of excellent (ưu) 14 trượng: good ( bình) 10 trượng :average ( thứ) and under 8 trượng :weak( liệt)

The second part of the exam took placed from the 19th to 21st days of the seventh  lunar month, during which the candidates showed their skills in bare-handed combat  and in using weapons, such as sticks (côn), scimitars(đao) and shields (khiên). They also used  metal  sticks (thiết côn) weighing about 18 kilos to compete against each other. In ađition, they hurled 3.3 meter-long spears ( thương) at  straw  scarecrows.

During the third part of the exam from the 23rd to 25th days of the seventh lunar month, students tested in gun marksmanship ( kỹ năng bắn sung).

On the  27th day, the court announced the names of  successful candidates. Before enlisting (sung quân) on the second day of the eighth lunar month, applicants endured a re-examination on 7 classics of martial arts (võ kinh thất thư) including Sunzi ( Tôn Tử), Wuzi( Ngô Tử), Six arts of war( ( lục thao), Si Ma’s strategy and Tactics ( Tư Mã pháp), The 3 strategies of Huang Shigong  (Hoang Thach Công tam lược) and Questions and Answers by Yu Liaozi  ( Uất Liêu Tử vấn đáp) and Questions  andf Anwers by LiWeigong( Lý Vệ Công vấn đối).Or they  could choose to demonstrate their skills with one of  18 weapons.